Tiết: 1 Ngày soạn: 18 / 9 / 2010 Ngày soạn: 22 / 9 / 2010 GIỜ TRÊN TRÁI ĐẤT. CÁCH TÍNH GÓC NHẬP XẠ CÁC NGÀY ĐẶC BIỆT I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ về cách phân chia giờ trên Trái Đất. - Hiểu rõ về góc nhập xạ 2. Kĩ năng: - Dựa vào bản đồ múi giờ xác định múi giờ ở một số thủ đô của một số nước. - Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời tới Trái Đất vào các ngày đặc biệt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình 5.3 trong SGK III.PHƯƠNG PHÁP DẠY - Đàm thoại gợi mở, thuyết trình, phương pháp trực quan IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Bài mới: * Giờ trên Trái Đất: - Trái Đất hình khối cầu và tự quay quanh trục nên ở mỗi địa điểm quan sát trong một ngày đêm chỉ thấy Mặt Trời lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 12h trưa. Như vậy ở cùng một thời điểm mỗi địa phương có một giờ riêng. Đó là giờ địa phương. Giờ địa phương thông nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến. Giờ địa phương được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời nên còn gọi là giờ Mặt Trời. - Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất. Đó là giờ khu vực. Bề mặt Trái Đất quy ước chia ra làm 24 khu vực bổ dọc theo kinh tuyến, gọi là 24 múi giờ. Giờ chính thức của toàn khu vực là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực. Các múi giờ được đánh số từ 0 – 24. Khu vực đánh số 0 được gọi là khu vực giờ gốc. Đó là khu vực có đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn Greenuych - Như vậy tại cùng một thời điểm đồng hồ của các nước trên toàn cầu chỉ đủ 24h khác nhau. - Nhưng tại cùng một thời điểm lịch của các nước trên TG ko cùng một ngày: VD: Nước ta múi giờ số 7 đang là 0h của ngày 10-10, thì cùng lúc đó múi giờ liền kề phía Đông nước ta (số 8) đang là 1h của ngày 10-10, còn múi giờ liền kề phía Tây (số 6) đang là 23 giờ ngày 9-10. Nghĩa là cùng một thời điểm trên Trái Đất có h ai ngày lịch khác nhau. Để tránh nhầm lẫn về ngày trong giao lưu quốc tế người ta quy ước lấy kinh tuyến 180 o (là kinh tuyến đi qua đúng múi giờ số 11) là kinh tuyến đổi ngày Các nước ở phía Tây đường đổi ngày có ngày lịch nhiều hơn ngày lịch ở các nước phía Đông Nếu đi theo hướng từ Tây sang Đông thì khi qua kinh tuyến đổi ngày phải lùi 1 ngày. Nếu đi từ Đông sang Tây khi qua kinh tuyến đổi ngày phải cộng thêm 1 ngày. - Cách tính ngày và giờ ở 1 nơi nào đó khi biết ngày, giờ ở múi giờ gốc (G.M.T) ta dùng công thức: T m = T o + m Trong đó: T o : giờ GMT m: số thứ tự của múi T m : giờ ở múi m AD làm bài tập trong SGK * Cách tính góc nhập xạ các ngày đặc biệt: - góc tới của tia sáng Mặt Trời (còn gọi là góc nhập xạ hay góc chiếu sáng)là góc hợp bỏi tia sáng Mặt trời với tiếp tuyến của Trái Đất. - Công thức tổng quát tính góc tới tại các địa điểm có vĩ độ khác nhau h 0 = 90 o – β ± α h o : Góc nhập xạ β : Vĩ độ của điểm cần tính α : góc nghiêng của tia sáng Mặt trời với Mặt phẳng xích đạo. VD: Tính góc chiếu sáng (góc nhập xạ ) của tia sáng mặt trời lúc 12 giờ trưa tại: Xđ, các chí tuyến, các vòng cực trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12. Giải: ADCT ta có: + Vào ngày 21/3 và 23/9 tất cả các địa điểm trên Trái Đất đều có góc nhập xạ tính bằng CT h o = 90 o - β + Tương tự tính góc nhập xạ của các ngày còn lại. 3. Kiểm tra - đánh giá 4. Củng cố - dặn dò Về nhà làm các bài tập trong SGK . 7 đang là 0h của ngày 10- 10, thì cùng lúc đó múi giờ li n kề phía Đông nước ta (số 8) đang là 1h của ngày 10- 10, còn múi giờ li n kề phía Tây (số 6) đang là 23 giờ ngày 9 -10. Nghĩa là cùng một. nhầm lẫn về ngày trong giao lưu quốc tế người ta quy ước lấy kinh tuyến 180 o (là kinh tuyến đi qua đúng múi giờ số 11) là kinh tuyến đổi ngày Các nước ở phía Tây đường đổi ngày có ngày lịch nhiều. Tiết: 1 Ngày soạn: 18 / 9 / 2 010 Ngày soạn: 22 / 9 / 2 010 GIỜ TRÊN TRÁI ĐẤT. CÁCH TÍNH GÓC NHẬP XẠ CÁC NGÀY ĐẶC BIỆT I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.