ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ YẾN
HOÀN THIỆN ĐỀ ÁN XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM
CỦA CÁN BỘ PHÒNG, BAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNGTỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ YẾN
HOÀN THIỆN ĐỀ ÁN XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM
CỦA CÁN BỘ PHÒNG, BAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNGTỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DUCMÃ SỐ: 60.14.01.14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Sơn
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục với đề tài: “Hoàn
thiện đề án xác định vị trí việc làm của cán bộ phòng, ban ở Trường Đạihọc Hùng Vương” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực
hiện trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Sơn.
Các kết quả trong Luận văn tốt nghiệp là trung thực, không sao chép củabất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 4 năm 2015
Học viên
Trần Thị Yến
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi xin chânthành cảm ơn đến quí thầy cô trong Khoa Tâm lý giáo dục, trường Đại học Sưphạm- Đại học Thái Nguyên đã tận tình dạy bảo tôi trong thời gian học tập,nghiên cứu
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Văn Sơn người thầy
đã rất tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luậnvăn Nhờ sự quan tâm chỉ bảo và những ý kiến đóng góp quý báu của thầy, tôimới có thể hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu và các đồng nghiệp trường Đại họcHùng Vương đã tạo điều kiện về thời gian để tôi có thể học tập, nghiên cứu vàhoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân đã hết lònggiúp đỡ, hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần giúp tôi yên tâm học tập, nghiên cứuvà hoàn thành luận văn.
Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên chắc chắn luậnvăn vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý quý báu của quýthầy cô và các bạn.
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 4 năm 2015
Học viên
Trần Thị Yến
Trang 52 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoàn thiện đề án xác định vị trí việc làm của cán bộ phòngban ở trường đại học công lập 6
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản 7
1.2.1 Xác định, xác định đề án 7
1.2.2 Việc làm, VTVL và VTVL trong đơn vị sự nghiệp công lập 7
1.2.3 Xác định VTVL cho cán bộ phòng ban trường đại học công lập 10
1.3 Đặc điểm, vai trò của đề án xác định VTVL trong trường đại học công lập 10
1.3.1 Đặc điểm của đề án xác định VTVL của cán bộ phòng, ban 10
1.3.2 Vai trò của đề án xác định VTVL của cán bộ phòng, ban 11
1.4 Xây dựng đề án xác định VTVL của cán bộ phòng ban trường đại học 11
1.4.1 Lập kế hoạch xây dựng 11
1.4.2 Tiến độ thực hiện đề án xác định VTVL 12
1.4.3 Kết quả và tồn tại của Đề án xác định vị trí việc làm 12
1.5 Nội dung hoàn thiện đề án xác định VTVL của cán bộ phòng ban 14
1.5.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án xác định VTVL cho cán bộ phòng ban 14
1.5.2 Lựa chọn các nội dung của đề án xác định VTVL cần hoàn thiện 14
1.5.3 Chuẩn bị đội ngũ thực hiện hoàn thiện đề án xác định VTVL 15
1.5.4 Xây dựng quy trình hoàn thiện đề án xác định VTVL 15
1.5.5 Khai thác và sử dụng các nguồn lực để hoàn thiện đề án xác định VTVL củacán bộ các phòng ban 18
1.5.6 Kiểm tra đánh giá việc hoàn thiện đề án xác định VTVL 18
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện đề án xác định VTVL 19
1.6.1 Yếu tố từ chủ thể quản lý 19
1.6.2 Yếu tố từ khách thể quản lý 19
1.6.3 Các yếu tố khác 19
Trang 61.7 Kinh nghiệm về xây dựng đề án xác định VTVL của cán bộ phòng ban trường đại học
của các trường đại học trong nước và trên thế giới 19
Kết luận chương 1 21
Chương 2: Thực trạng về hoàn thiện đề án xác định vị trí việc làm của cán bộ phòngban trường đại học hùng vương 22
2.1 Khái quát về tỉnh Phú Thọ và Trường Đại học Hùng Vương 22
2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ 22
2.1.2 Tình hình cơ cấu tổ chức, bộ máy của trường Đại học Hùng Vương 22
2.1.3 Tình hình hoạt động đào tạo của trường Đại học Hùng Vương 27
2.2 Tổ chức khảo sát 28
2.2.1 Mục đích khảo sát 28
2.2.2 Nội dung khảo sát 29
2.2.3 Đối tượng và phương pháp khảo sát 29
2.3.2 Thực trạng về công tác tuyên truyền cho cán bộ phòng ban về đề án VTVL 31
2.3.3 Thực trạng kế hoạch xây dựng đề án VTVL cho cán bộ phòng ban 37
2.3.4 Thực trạng tổ chức thực hiện đề án VTVL 38
2.3.5 Kết quả đạt được và tồn tại 40
2.4 Thực trạng về hoàn thiện Đề án xác định VTVL của cán bộ 42
2.4.1 Quản lý kế hoạch hoàn thiện đề án VTVL 42
2.4.2 Tổ chức hoàn thiện đề án VTVL 44
2.4.3 Quy trình tổ chức thực hiện đề án 45
2.4.4 Khai thác sử dụng các nguồn lực đảm bảo cho hoàn thiện đề án 47
2.4.5 Phối hợp với các sở ban ngành liên quan tổ chức hoàn thiện đề án 49
2.4.6 Kiểm tra đánh giá kết quả hoàn thiện đề án VTVL 49
2.5 Đánh giá chung về hoàn thiện đề án xác định VTVL 50
2.5.1 Thuận lợi 50
2.5.2 Khó khăn 51
2.5.3 Nguyên nhân của thành công và hạn chế 51
2.5.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện đề án VTVL 52
Chương 3: Các biện pháp tổ chức hoàn thiện đề án xác định vị trí việc làm của cán bộcác phòng ban trường đại học hùng vương đến năm 2020 54
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 54
Trang 73.2 Đề xuất các biện pháp hoàn thiện Đề án xác định vị trí việc làm 55
3.2.1 Nâng cao nhận thức về vai trò và sự cần thiết của việc hoàn thiện Đề án 55
3.2.2 Xây dựng kế hoạch hoàn thiện Đề án xác định VTVL của cán bộ 58
3.2.3 Xây dựng quy trình hoàn thiện Đề án xác định VTVL 59
3.2.4 Bồi dưỡng năng lực quản lý việc hoàn thiện Đề án xác định VTVL 62
3.2.5 Xác định danh mục VTVL, hệ thống tiêu chuẩn của cán bộ, viên chức 63
3.2.6 Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, viên chức theo chuẩn nghề nghiệp 65
3.2.7 Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc hoàn thiện đề án xác định VTVL 67
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 67
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 68
3.4.1 Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp 68
3.4.2 Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp 71
3.4.3 Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 72
Kết luận và kiến nghị 75
1 Kết luận 75
2 Kiến nghị 76
Tài liệu tham khảo 76 8
Phụ lục 76 0
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂUDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VTVL: Vị trí việc làmBP: Biện phápCB: Cán bộVC: Viên chứcCBQL: Cán bộ quản lýCBVC: Cán bộ viên chức
ĐVSNCL: Đơn vị sự nghiệp công lậpTCCB: Tổ chức cán bộ
UBND: Ủy ban nhân dânTB: Trung bìnhBCĐ: Ban chỉ đạoBTC: Ban tổ chứcBTK: Ban thư ký
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ
2.1: Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức của trường Đại học Hùng Vương 25
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện công táctuyên truyền về đề án VTVL 34
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ mức độ nhận thức của CBQL và CBPB về đề án VTVL 37
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thực trạng kế hoạch triển khai đề án VTVL 38
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thực trạng tổ chức thực hiện đề án VTVL 40
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thực trạng quản lý kế hoạch hoàn thiện đề án VTVL cho cán bộphòng ban 44
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thực trạng hoàn thiện đề án VTVL cho cán bộ phòng bantrường đại học Hùng Vương 45
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ mức độ quy trình tổ chức thực hiện hoàn thiện đề án VTVL 47
Biểu đồ 2.8: Biểu đồ mức độ thực hiện khai thác sử dụng nguồn lực đảm bảo chohoàn thiện đề án VTVL của cán bộ phòng ban 48
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ mối tương quan về tính cần thiết và tính khả thi của các biệnpháp đề xuất 73
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ, giới tính cán bộ quản lý 26
Bảng 2.2: Cơ cấu, trình độ đội ngũ các đơn vị trực thuộc trường 26
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả đào tạo từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015 28
Bảng 2.4: Nhận thức của cán bộ, viên chức về tầm quan trọng của VTVL 30
Bảng 2.5: Mức độ cần thiết thực hiện công tác tuyên truyền về đề án 32
Bảng 2.6: Mức độ thực hiện công tác tuyên truyền về VTVL 33
Bảng 2.7: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền cho CBQL, CBVC 35
Bảng 2.8: Thực trạng xây dựng kế hoạch xây dựng đề án VTVL 37
Bảng 2.9: Thực trạng tổ chức thực hiện đề án VTVL 39
Bảng 2.10: Thực trạng quản lý kế hoạch hoàn thiện đề án VTVL 42
Bảng 2.11: Thực trạng hoàn thiện đề án VTVL cho cán bộ phòng ban 44
Bảng 2.12: Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện đề án VTVL cho cán bộ phòng ban 45
Bảng 2.13: Mức độ thực hiện khai thác sử dụng nguồn lực 47
Bảng 2.14: Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoàn thiện đề án 49
Bảng 3.1: Thang điểm đánh giá dành cho viên chức 66
Bảng 3.2: Đánh giá về tính cần thiết của biện pháp 69
Bảng 3.3: Đánh giá về tính khả thi của biện pháp 71
Bảng 3.4: Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi 72
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Theo Luật Viên chức thì vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắnvới chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác địnhsố lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, bố trí,sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy VTVL có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động củamột đơn vị sự nghiệp công lập VTVL là căn cứ đầu tiên để xác định biên chếcông chức, viên chức, xác định số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp.VTVL giúp cho đơn vị sự nghiệp trong công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng,xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và quản lý công chức, viên chức theo vịtrí việc làm.
VTVL trong một cơ quan, tổ chức bao gồm các vị trí lãnh đạo, quản lý;các vị trí thừa hành, thực thi Mỗi VTVL nhất định bao giờ cũng có bản mô tảcông việc với các yêu cầu về phẩm chất, trình độ, năng lực và hiểu biết tươngứng với một ngạch công chức, viên chức cụ thể Trong đó, một số VTVL giữcác cương vị lãnh đạo, quản lý; còn lại là các VTVL mang tính thực thi, thừahành Số lượng các vị trí thực thi, thừa hành bao giờ cũng phải nhiều hơn các vịtrí lãnh đạo, quản lý Có loại vị trí là "lãnh đạo, quản lý cấp phòng" nhưng vìgắn với yếu tố "chức vụ" nên có thể có vị trí là "trưởng phòng", có thể có vị trílà "phó phòng" Cùng một vị trí nhưng do gắn với yếu tố "công việc" nên sẽ cónhiều VTVL khác nhau như: Trưởng phòng Kế toán, phó phòng kế toán;trưởng phòng hành chính, phó phòng hành chính… Đồng thời, tổ chức Nhànước mang tính cấp bậc giữa các cơ quan từ trung ương tới địa phương nên vịtrí ở đây cũng chính là vị trí theo cấp bậc giữa các cơ quan Do đó, có thể cócùng một vị trí lãnh đạo, quản lý; cùng một loại công việc nào đó nhưng ở cáccấp khác nhau cũng sẽ khác nhau về vị trí việc làm Ví dụ như một người đứngđầu, phụ trách về công tác hành chính của một cơ quan cấp huyện sẽ có VTVL
Trang 12khác với một người đứng đầu, phụ trách về công tác hành chính của cơ quancấp tỉnh.
Như vậy, bản chất của việc xác định VTVL là xem xét trong cơ quan,đơn vị có bao nhiêu VTVL và cần bao nhiêu người để hoàn thành chức năng,nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đó Điều này sẽ giúp tuyển đúng người sắp xếpđúng công việc, giúp cho công chức, viên chức có khả năng phát huy tối đanăng lực của bản thân.
Trường Đại học Hùng Vương được thành lập theo Quyết định số TTg ngày 28/4/2003 của Thủ tưởng Chính phủ trên cơ sở Trường Cao đẳng Sưphạm Phú Thọ Với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường luôn là cơsở đào tạo có uy tín, chất lượng cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh Phú Thọ vàcác tỉnh lân cận Hiện nay, trường Đại học Hùng Vương có tổng số cán bộ, viênchức là 467 người Trong đó, số cán bộ tham gia giảng dạy là 293 người, cánbộ làm công tác ở các phòng, ban, trung tâm phục vụ gián tiếp cho hoạt độngđào tạo của trường là 120 người Trong đó bao gồm nhiều vị trí công việc khácnhau, như: công tác tổ chức cán bộ, công tác hành chính, công tác văn thư,công tác quản lý sinh viên, công tác chính trị Trong đó, có rất nhiều các vị trícông việc được mô tả rõ ràng nhưng cũng có những VTVL chưa được mô tả rõràng, rành mạch Sự phát triển của nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố,trong đó gián tiếp có sự tác động của hiệu quả làm việc của các cán bộ khốiphòng, ban trong công tác quản lý đào tạo, quản lý nhân sự, quản lý sinhviên và nhiều đầu mối công việc khác, đòi hỏi phải có bảng mô tả công việcchi tiết cho từng mảng công việc cụ thể, theo từng cấp độ, từng phòng, từngkhoa trong toàn trường.
81/QĐ-Xác định VTVL tại Trường Đại học Hùng Vương là một việc làm mới,đòi hỏi phải có quyết tâm cao từ Đảng ủy trường, Ban giám hiệu cũng như cácphòng ban chức năng khác trong Trường Xác định VTVL sẽ là cơ sở và căn cứđể thay đổi cơ chế quản lý đội ngũ công chức, viên chức Tuy nhiên vấn đề này
Trang 13còn gặp nhiều khó khăn vì nhiều người vẫn tư duy theo lối cũ, không muốn đổimới, đặc biệt là những đối tượng thực hiện cung cấp thông tin Xây dựng đề ánVTVL là cơ hội giúp Trường Đại học Hùng Vương tiến hành rà soát lại tổ chứcbộ máy, đội ngũ công chức, viên chức và xác định từng vị trí trong tổ chức gắnvới việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị Công việc này còn giúpđơn vị tránh tình trạng định sẵn nhân sự rồi mới tạo ra công việc và tránh sựchồng chéo khi phân công, giao việc nhờ đó khắc phục tình trạng vừa thừa, vừathiếu nhân lực Mặt khác, xác định VTVL giúp cho công chức, viên chức thấyđược vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong tổ chức, không thể đùn đẩy,
thoái thác công việc Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện đề án xác định
VTVL đối với cán bộ phòng, ban ở trường Đại học Hùng Vương tỉnh PhúThọ” để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và điều tra làm rõ thực trạng vị trí việclàm, từ đó đề xuất các biện pháp, cách thức xây dựng và hoàn thiện đề án xácđịnh VTVL đối với cán bộ khối phòng, ban Trường Đại học Hùng Vương.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác hoàn thiện đề án Xác định VTVLcủa cán bộ phòng, ban ở Trường Đại học Hùng Vương.
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp hoàn thiện đề án Xác định VTVLcủa cán bộ phòng, ban ở Trường Đại học Hùng Vương.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Xác định cơ sở lý luận về xây dựng đề án Xác định VTVL trong cácđơn vị sự nghiệp công lập.
4.2 Điều tra, khảo sát làm rõ thực trạng đề án xác định VTVL của cán bộkhối phòng, ban ở Trường Đại học Hùng Vương.
4.3 Đề xuất các biện pháp hoàn thiện Đề án xác định VTVL của cán bộphòng, ban ở Trường Đại học Hùng Vương.
Trang 145 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý cán bộ phòng ban theo vị trí việc làm ở trường Đại họcHùng Vương đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên vẫn còn gặp khókhăn, bất cập và hiệu quả quản lý chưa cao do các nguyên nhân khác nhau,trong đó có nguyên nhân chưa có đề án xác định VTVL nên công tác tổ chức,bố trí và quản lý nhân sự chưa hiệu quả Nếu đề xuất các biện pháp cho hoànthiện đề án xác định VTVL thì chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộphòng, ban của trường sẽ được nâng cao.
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết (các văn bản chỉ đạo củanhà nước và pháp luật): Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quáthóa, hệ thống hóa để xây dựng khung lí thuyết và cơ sở lí luận cho đề tài.
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều trabằng bảng hỏi, khái quát thực tiễn, xin ý kiến chuyên gia, phương pháp quansát, xin ý kiến các nhà quản lý thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm, điều tra thôngqua phát phiếu thăm dò, thống kê bằng toán học xử lí số liệu, phương phápphỏng vấn, phương pháp nghiên cứu hiệu suất làm việc của từng vị trí hiện tạicủa cán bộ phòng ban.
6.3 Nhóm phương pháp bổ trợ: phương pháp toán thống kê để xử lý,phân tích các số liệu của đề tài
7 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
- Phạm vi đối tượng và thời gian: Do điều kiện thời gian có hạn nên tácgiả luận văn chỉ khảo sát vị trí công việc đối với các cán bộ, viên chức là giảngviên đang làm việc tại các phòng ban là đơn vị trực thuộc trường Đại học HùngVương đến năm 2015.
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu các biện pháp hoàn thiện đề án VTVLcủa cán bộ phòng, ban Trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ
Trang 158 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục.Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về hoàn thiện đề án xác định VTVL của cán bộphòng, ban trường đại học công lập.
Chương 2: Thực trạng về hoàn thiện đề án xác định VTVL của cán bộphòng, ban Trường Đại học Hùng Vương.
Chương 3: Đề xuất các biện pháp hoàn thiện Đề án xác định VTVL củacán bộ phòng, ban Trường Đại học Hùng Vương
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN ĐỀ ÁN XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA CÁN BỘ PHÒNG BAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
VTVL là một mô hình quản lý, sử dụng nguồn nhân lực đã được áp dụngtừ lâu ở các nước tiên tiến Tuy nhiên, đối với nước ta, quản lý công chức, viênchức theo mô hình VTVL chỉ mới được triển khai trong những năm trở gầnđây Khái niệm VTVL lần đầu tiên được đề cập đến trong Luật cán bộ, côngchức năm 2008, sau đó là Luật Viên chức năm 2010 Mặc dù được nhắc đếnnhiều trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020(Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011), nhưng phải đến năm 2012,VTVL mới thực sự được đưa vào triển khai qua các văn bản: Nghị định số41/2012, Nghị định số 36/2012/NĐ-CP, Thông tư số 14/2012/TT-BNV
Trong quản lý công chức, viên chức, đề án xác định VTVL đóng vai tròthen chốt hướng đến nền công vụ ngày càng hoàn thiện và phát triển Vì vậyxác định VTVL là một vấn đề quan trọng đối với hệ thống công vụ của toàn xãhội Hiện nay, chưa có nhiều tài liệu, đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề này,đến nay chỉ ghi nhận các đề tài nghiên cứu về chế độ công vụ công chức, viênchức Đề tài này mới nhắc đến việc xác định VTVL là biện pháp hoàn thiện chếđộ công vụ, công chức Có thể kể đến một số bài báo tiêu biểu đăng trênwedsite caicachcongvu.gov.vn, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Tạp chí Tổchức nhà nước, Tạp chí Nhà nước và pháp luật Ngoài ra, có thể kể đến một số
công trình nghiên cứu liên quan đến VTVL là: Đề tài độc lập cấp nhà nước
“Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam” do tác giảNguyễn Trọng Điều làm chủ nhiệm, thực hiện xong năm 2006 và Luận án tiếnsĩ kinh tế “Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện
phát triển và hội nhập quốc tế” của tác giả Trần Anh Tuấn bảo vệ năm 2007
Trang 17Nhìn chung các tác giả đã đề cao vai trò của VTVL trong quá trình cảicách công vụ, công chức, khẳng định sự cần thiết phải chuyển dần từ nền côngvụ chức nghiệp sang nền công vụ việc làm ở các cơ quan quản lý nhà nước, cácđơn vị sự nghiệp Trên cơ sở VTVL được xác định, cơ quan đơn vị sẽ sắp xếplại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phát hiện những chồng chéo về chứcnăng, nhiệm vụ của các vị trí việc làm, các cơ quan, tổ chức; phục vụ hiệu quảcho hoạt động tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng công chức, đánhgiá quy hoạch cán bộ và cải cách tiền lương công chức, viên chức hiệu quả.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Xác định, xác định đề án
Trên thế giới hiện nay có hai mô hình cơ bản về tổ chức công vụ là môhình chức nghiệp hay còn gọi là mô hình ngạch, bậc và mô hình việc làm haycòn gọi là vị trí công việc Ngày nay trong xu thế cải cách công vụ, đang có sựdịch chuyển từ nền công vụ chức nghiệp sang nền công vụ việc làm với cácmức độ khác nhau
Ở Việt Nam, các văn bản luật mới ban hành về công chức, viên chứccũng tạo điều kiện cho việc quản lý công chức, viên chức theo VTVL và chứcdanh nghề nghiệp Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìmhiểu một số khái niệm cơ bản
Cụm từ “xác định” theo từ điển Wikytionary thì “xác định” được hiểu làsự ấn định một cách chắc chắn Xác định thể hiện sự chắc chắn sẽ thực hiệntrong việc làm của một cá nhân
“Xác định đề án” được hiểu là: Xác định rằng đề án sẽ được thực hiệnmột cách chắc chắn Như vậy, xác định đề án là sự ấn định một cách chắc chắnvề một đề án sẽ được đưa vào thực thi trong hiện tại và tiếp tục được triển khaitrong tương lai.
1.2.2 Việc làm, VTVL và VTVL trong đơn vị sự nghiệp công lậpKhái niệm việc làm
Trang 18Dưới mỗi góc độ khác nhau, có những cách hiểu khác nhau về việc làm.Nếu xem xét dưới góc độ kinh tế - xã hội và góc độ pháp lí thì ta có thể tóm tắtkhái niệm việc làm như sau:
Dưới góc độ kinh tế - xã hội: Việc làm là các hoạt động tạo ra, đem lạilợi ích, thu nhập cho người lao động được xã hội thừa nhận.
Dưới góc độ pháp lý: Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồnthu nhập không bị pháp luật cấm.
Nếu như trước đây, trong các văn bản pháp luật vấn đề việc làm chủ yếuđược đề cập ở góc độ cơ chế, chính sách bảo đảm việc làm cho người lao độngthì đây là lần đầu tiên khái niệm việc làm được ghi nhận trong văn bản phápluật quan trọng của Nhà nước Theo đó, tại Bộ luật Lao động năm 2012, tạiĐiều 9 định nghĩa việc làm được hiểu như sau: Việc làm là hoạt động lao độngtạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.
Khái niệm vị trí việc làm
Cũng giống như các khái niệm khác VTVL được tiếp cận nghiên cứu từnhiều khía cạnh khác nhau, với các cấp độ khác nhau theo đó có những nhậnthức tương ứng:
VTVL là một chế độ công vụ (chế độ công vụ việc làm - Job System).Trên thế giới cho đến nay đã có các chế độ công vụ khác nhau như: nha lại,chức nghiệp, cán bộ, việc làm, phối hợp Theo đó chế độ công vụ việc làmkhông thuần túy chỉ là các quy định mà là một chỉnh thể với nhiều nội dung từquy định đến thực tế quản lý, sử dụng, đào tạo, đánh giá, đãi ngộ… Sự khácbiệt cơ bản giữa chế độ công vụ việc làm với các chế độ công vụ khác thể hiệnở chỗ đòi hỏi người làm việc phải có các năng lực thực tế để đảm nhận đượcVTVL mà họ đảm nhiệm theo khung năng lực chung của VTVL đó; không bắtbuộc người làm việc phải gắn với công việc mà họ đảm nhiệm như một chứcnghiệp - cả đời làm công chức và cũng vì điều này mà chế độ VTVL còn đượcgọi là chế độ công vụ mở để phân biệt với chế độ chức nghiệp, cán bộ Tính mở
Trang 19của chế độ công vụ này còn thể hiện ở việc người làm việc có thể thi tuyểnngay vào vị trí lãnh đạo, quản lý với điều kiện họ đạt được yêu cầu về trình độ,năng lực, kỹ năng và thể chất để đảm nhiệm VTVL và cơ quan, tổ chức có nhucầu tuyển dụng đối với vị trí đó.
VTVL là một trong số các nguyên tắc của pháp luật công chức, côngvụ Với ý nghĩa như vậy VTVL thể hiện trong các quy định chung của phápluật công chức, công vụ với nội hàm và ý nghĩa là cơ sở để quản lý, sử dụngcông chức.
VTVL là một quy phạm pháp luật Điều này được thể hiện trong khoản 3Điều 7 Luật Cán bộ, công chức và Điều 7 Luật Viên chức Theo đó VTVL làcông việc gắn với chức vụ, chức danh để thực hiện quản lý, sử dụng công chức,viên chức
Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đưa vào quy định và định nghĩavề vị trí việc làm: “Là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạchcông chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơnvị từ việc tuyển dụng, bố trí sử dụng, nâng ngạch, đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch,đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá ”.
Tại luật Viên chức năm 2010 thì VTVL được hiểu là: “Công việc hoặcnhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng;là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiệntuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập”.
Trong phạm vi của luận văn này, nghiên cứu xác định đề án VTVL đốivới cán bộ phòng ban Trường Đại học Hùng Vương tôi xin được đi theo hướngkhái niệm VTVL trong luật Viên chức: VTVL là công việc hoặc nhiệm vụ gắnvới chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác địnhsố lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện tuyển dụng, bố trí sửdụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Trang 201.2.3 Xác định VTVL của cán bộ phòng ban trường đại học công lập
VTVL ở các trường đại học công lập là công việc hoặc nhiệm vụ gắn vớichức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định sốlượng người, cơ cấu trong hệ thống các phòng ban để thực hiện việc tuyểndụng, sử dụng và quản lý các viên chức làm việc tại phòng ban trong cáctrường đại học công lập.
Nhận thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của xác định VTVL trong nền côngvụ, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề này đối với các cơ quan hànhchính nhà nước cung như các đơn vị sự nghiệp, đây cũng là nhiệm vụ trọng tâmchủ yếu trong công cuộc đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, viên chức củachương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020
Xác định VTVL có ý nghĩa rất to lớn đối với các trường đại học, đây làcơ sở xác định được số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực đảm bảo cho việcthực hiện các nhiệm vụ của một trường đại học Đội ngũ cán bộ phòng ban tuykhông trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tạo ra các sản phẩm giáo dục, nhưng đây làđội ngũ phục vụ cho hoạt động đào tạo trong các trường đại học giúp cho hoạtđộng này được diễn ra suôn sẻ, theo chương trình kế hoạch đào tạo đã đề ra.Trên cơ sở đó, đơn vị có cơ hội sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, viên chức phòngban; phát hiện những chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các vị trí việclàm, nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy hành chính.
1.3 Đặc điểm, vai trò của đề án xác định VTVL của cán bộ phòng, bantrường đại học công lập
1.3.1 Đặc điểm của đề án xác định VTVL của cán bộ phòng, ban trường đại học
Đề án xác định VTVL của cán bộ phòng ban trường đại học công lập cócác đặc điểm sau:
- Đề án xác định VTVL xem xét xem trong hệ thống khối phòng, ban cóbao nhiêu VTVL và cần bao nhiêu người để hoàn thành chức năng, nhiệm vụcủa khối phòng, ban đó
- Là cơ sở xây dựng kế hoạch phân bổ, điều chỉnh, bổ sung nguồn nhânlực, bố trí biên chế phù hợp với từng đối tượng gắn với vị trí việc làm, chức
Trang 21danh nghề nghiệp viên chức cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chứccủa một nhà trường đại học công lập.
- Là cơ sở đổi mới khâu tuyển dụng viên chức, chỉ tuyển dụng đúngVTVL còn thiếu và đảm bảo người được tuyển dụng phải đáp ứng được nănglực của VTVL đó.
- Là cơ sở quan trọng trong công tác quản lý đánh giá viên chức trêntừng lĩnh vực cụ thể, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, công khai, minh bạch,phát huy năng lực, khả năng công tác của các cán bộ, viên chức ở từng đơnvị trong trường.
1.3.2 Vai trò của đề án xác định VTVL của cán bộ phòng, ban trường đại học
- Xác định VTVL đóng vai trò quan trọng trong công tác rà soát lại toànbộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phòng ban hiện có của một trường đạihọc công lập để từ đó có kế hoạch phân bổ, điều chỉnh, bổ sung nguồn nhânlực, bố trí biên chế phù hợp
- Là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thựchiện tuyển dụng, bố trí sử dụng và quản lý công chức, viên chức trong đơn vịsự nghiệp công lập
- Có vai trò trong công tác đổi mới đánh giá cán bộ, công chức, viênchức trên từng lĩnh vực cụ thể, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, công khai,minh bạch, phát huy năng lực, khả năng làm việc của các cán bộ, công chức,viên chức ở từng đơn vị trường đại học.
- Kết quả xác định VTVL sẽ đặt nhiệm vụ đối với công chức, viênchức phải nỗ lực vươn lên ngang tầm nhiệm vụ, phải tự đổi mới, gương mẫuđi đầu trong việc đổi mới tư duy, phong cách, lề lối làm việc, tăng cường họctập chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức thực tiễn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụđược giao
1.4 Xây dựng đề án xác định VTVL của cán bộ phòng,ban trường đại học
1.4.1 Lập kế hoạch xây dựng
Trang 22Mặc dù được triển khai trong Luật Viên chức năm 2010, nhưng phải đếnnăm 2012 mới có các văn bản hướng dẫn cụ thể về vị trí việc làm đối với đơnvị sự nghiệp công lập bao gồm các văn bản: Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày08/5/2012 của Chính phủ về VTVL trong ĐVSNCL, Thông tư số 14/2012/TT-BNV về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định 41/2012/NĐ-CP Tại cácvăn bản này đã đưa ra định nghĩa về VTVL, cách phân loại, nguyên tắc xácđịnh, căn cứ xác định, phương pháp, quy trình xác định VTVL Đã có nhiềuhội nghị, hội thảo tập huấn được mở ra cho các trường đại học về xác địnhVTVL, tuy nhiên đây vẫn là một nội dung mới và khó trong công tác cải cáchcông vụ công chức Một số trường đại học đã bám sát hướng dẫn, tích cực, chủđộng ban hành kế hoạch, thành lập tổ giúp việc, tổ chức xây dựng đề án vàthẩm định đề án của từng đơn vị trực thuộc theo quy định của các văn bản luật.
1.4.2 Tiến độ thực hiện đề án xác định VTVL
Mặc dù đã đưa vào triển khai từ những năm 2014 nhưng đề án VTVLchưa thực sự đi sâu và trở thành công tác trọng tâm của các cơ quan, ĐVSNCL.Tiến độ thực hiện đề án còn chậm, chưa thực sự đi vào chiều sâu, mang tínhhình thức, chưa thấy rõ được từng VTVL trong đơn vị.
1.4.3 Kết quả và hạn chế của Đề án xác định vị trí việc làm- Kết quả
Kết quả xác định vị trí việc làm tại các trường đại học đã cơ bản đáp ứngđược yêu cầu, mục tiêu đề ra, đó là chỉ rõ số lượng vị trí việc làm, biên chế, sốngười làm việc cần thiết của từng trường
Đề án VTVL được triển khai xây dựng bước đầu đã đáp ứng được tiêuchí, tiêu chuẩn của đề án.
Đề án giúp cho các trường đại học nhận biết được cơ cấu đội ngũ từ đócó phương án sắp xếp lại bộ máy nhân sự, là cơ sở để nhà trường rà soát, đánhgiá lại tình hình sử dụng, sắp xếp nhân sự trong đơn vị, có cái nhìn toàn diện vềsố lượng vị trí việc làm dự kiến và số lượng vị trí việc làm hiện tại cũng như
Trang 23xây dựng kế hoạch sử dụng cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm hiệu quả,tiết kiệm.
Đề án được xây dựng trong khi số lượng biên chế không được giao thêm,khiến cho các vị trí công việc chưa được chính xác, còn có sự ôm đồm khi kêkhai, mô tả
Theo quy định thì đề án được phê duyệt ổn định từ 01 - 03 năm, tuy vậyviệc xác định, phân bổ biên chế hành chính hàng năm tại các trường đại họcmang tính định tính, do vậy vẫn còn tồn tại tình trạng thừa người làm mà vẫnthiếu việc làm
Đối với các vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ là vị trí việc làm do nhiềungười đảm nhiệm, vì vậy, để xác định bao nhiêu người làm việc để phù hợp vớivị trí việc làm là bài toán khó.
Trang 24Bản thân thủ trưởng cơ quan chưa thực sự coi trọng tầm quan trọng củađề án, vẫn coi đề án chỉ là lý thuyết, chung chung trên giấy tờ.
Mô hình công vụ chức nghiệp đã tồn tại từ lâu, việc bố trí, sử dụng viênchức dựa trên thâm niên, kinh nghiệm công tác, tình trạng công chức, viên chứclàm trái ngành, trái nghề so với chuyên môn được đào tạo là phổ biến Vì vậy,khi xác định VTVL sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp lại đội ngũ công chức,viên chức, do đó, cần phải có lộ trình thực hiện hợp lý trong quá trình sắp xếpcông chức, viên chức tránh sự xáo trộn lớn ảnh hưởng đến kết quả thực hiệnnhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
1.5 Nội dung hoàn thiện đề án xác định VTVL của cán bộ phòng bantrường đại học
1.5.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án xác định VTVL của cán bộ phòng ban trường đại học
Trước mắt để có thể thực hiện được đề án VTVL bất cứ một trường Đạihọc nào cũng cần xây dựng được kế hoạch xác định VTVL của nhà trường.Trong kế hoạch cần nêu rõ được ý nghĩa, vai trò của công tác xác định VTVLtrong trường đại học; thành lập ban chỉ đạo, bộ phận giúp việc cho công tác xácđịnh VTVL; sau đó kế hoạch cần đề ra được lộ trình thực hiện đề án VTVL,thời gian phải hoàn thành, đơn vị chủ trì thực hiện, nhiệm vụ các đơn vị có liênquan phải phối hợp, kế hoạch tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến đề án.Đặc biệt trong đề án cũng cần đưa ra được các bước tiến hành hoàn thiện xácđịnh đề án VTVL, thời gian hoàn thành từng bước của đề án.
1.5.2 Lựa chọn các nội dung của đề án xác định VTVL cần hoàn thiện
VTVL được xây dựng dựa trên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và côngviệc thực tế của các phòng, ban chức năng trực thuộc trường đại học Do vậy,chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc phải được cập nhật thườngxuyên, liên tục đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn đề ra
Trang 25Các nội dung của đề án cần được hoàn thiện bao gồm: Xác định danhmục VTVL của nhà trường, từ đó xây dựng bản mô tả công việc của từngVTVL tương ứng với khung năng lực của từng vị trí đó.
Đề cao vai trò của Thủ trưởng đơn vị trong việc xây dựng Đề án vị tríviệc làm và cơ cấu công chức, số lượng người làm việc trong cơ quan, đơn vịlà rất quan trọng Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc phải đánh giá chính xáckhối lượng công việc hiện tại, khả năng đáp ứng khối lượng công việc củacông chức, viên chức trong đơn vị và dự kiến công việc mới phát sinh trongtương lai (01 - 03 năm) để làm căn cứ đề xuất số lượng biên chế hoặc sốlượng người làm việc cần thiết bảo đảm khách quan, tiết kiệm, hiệu quả
1.5.3 Chuẩn bị đội ngũ thực hiện hoàn thiện đề án xác định VTVL
Đội ngũ thực hiện đề án là những người làm công tác tổ chức nhân sự, cóthâm niên công tác trong ngành nội vụ lâu năm, có thời gian nghiên cứu xemxét các văn bản quy định của nhà nước về VTVL để có thể đưa ra các biệnpháp xây dựng hoàn thiện đề án VTVL
1.5.4 Xây dựng quy trình hoàn thiện đề án xác định VTVL
Quy trình gồm 8 bước, cụ thể như sau:
Bước 1: Thống kê công việc
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình xác định vị trí việc làm.Trưởng các đơn vị có trách nhiệm tổ chức triển khai kế hoạch xác định đề ánVTVL; đồng thời, nêu rõ chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình để các cán bộ -viên chức trong đơn vị hiểu rõ và thực hiện việc tự thống kê công việc đượcgiao đúng với yêu cầu đề ra.
Quy trình thực hiện như sau:
1 Cá nhân tự thống kê công việc được giao đảm nhận
- Lãnh đạo các đơn vị hướng dẫn cán bộ - viên chức trong đơn vị tựthống kê công việc được giao.
Trang 26- Bản tự thống kê công việc của từng cá nhân phải thể hiện đầy đủ cácnội dung theo quy định:
+ Liệt kê các công việc thường xuyên được giao.
+ Liệt kê các công việc không thường xuyên, đột xuất được giao.
2 Trưởng đơn vị thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ củađơn vị, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến từng công việc, đánh giá thựctrạng đội ngũ viên chức tại đơn vị, xây dựng bản mô tả cho từng loại côngviệc trong đơn vị, xây dựng khung năng lực cho từng công việc
- Thống kê công việc theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị:
+ Trước khi thực hiện bản thống kê cho đơn vị, trưởng đơn vị có tráchnhiệm kiểm tra, góp ý để các bản tự thống kê của từng cá nhân trong đơn vịmình đạt được các nội dung theo yêu cầu Các bản tự thống kê không đạt yêucầu phải làm lại.
+ Trên cơ sở các bản tự thống kê công việc của cá nhân, trưởng đơn vịlập bảng thống kê những công việc có tính chất thường xuyên, liên tục, ổnđịnh, lâu dài.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công việc tại đơn vị mỗi công việclàm 01 bản riêng.
- Đánh giá thực trạng về số lượng và chất lượng đội ngũ viên chức tạiđơn vị.
- Thực hiện xây dựng bản mô tả cho từng công việc.
- Xây dựng khung năng lực cho từng công việc tại đơn vị.
Sau khi các đơn vị thực hiện xong thì gửi về một đơn vị đầu mối để tậphợp (có thể là Bộ phận TCCB )
Bước 2: Phân nhóm công việc
Trên cơ sở bản thống kê công việc của đơn vị, Bộ phận TCCB thuộctrường tham mưu việc tổng hợp và phân nhóm công việc theo các nhóm sau:
- Nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành.- Nhóm công việc hoạt động nghề nghiệp.
Trang 27- Nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ.
Bước 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng
Trên cơ sở bản xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công việc của các đơnvị, Bộ phận TCCB phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp và tham mưuviệc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến từng vị trí việc làm
Bước 4: Thống kê đánh giá đội ngũ viên chức
Trên cơ sở thống kê và đánh giá thực trạng đội ngũ viên chức của cácđơn vị, Bộ phận TCCB phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp và thammưu việc thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ viên chức toàn trường
Bước 5: Xác định danh mục vị trí việc làm
Bộ phận TCCB phối hợp với các đơn vị liên quan và tham mưu xây dựngdanh mục VTVL và dự kiến số lượng người làm việc cần thiết cho từng VTVLtoàn trường.
Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc
Trên cơ sở bản mô tả công việc của các đơn vị, Bộ phận TCCB phối hợpvới các đơn vị liên quan tổng hợp và tham mưu xây dựng bản mô tả công việccủa VTVL trong đơn vị.
Bước 7: Xây dựng khung năng lực của vị trí việc làm
Trên cơ sở khung năng lực của từng công việc tại các đơn vị, Bộ phậnTCCB phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp và tham mưu xây dựngkhung năng lực của VTVL.
Bước 8: Hoàn thiện đề án đề án
Sau khi hoàn thành bước 5, 6 và 7; nhà trường tổ chức cuộc họp để thốngnhất các nội dung liên quan đến đề án VTVL và Bộ phận TCCB tiến hành viếtđề án, hoàn thiện đề án đưa vào thực hiện
1.5.5 Khai thác và sử dụng các nguồn lực để hoàn thiện đề án xác địnhVTVL của cán bộ các phòng, ban
Sử dụng các nguồn lực trong quá trình triển khai một đề án là một yếu tốquan trọng đảm bảo cho sự thành công của đề án Các nguồn lực để hoàn thiệnđề án gồm: Nhà quản lý, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất của đơn vị, cơ chế tài
Trang 28chính, đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức nhân sự, bản thân cán bộ viên chứcvà sự hài lòng của cán bộ viên chức với công việc được giao.
1.5.6 Kiểm tra đánh giá việc hoàn thiện đề án xác định VTVL của cán bộcác phòng, ban
Kiểm tra đánh giá đề án sau khi đã hoàn thiện là một nội dung quantrọng đảm bảo đề án được đưa vào thực thi có hiệu quả Đề án VTVL củatrường đại học đã thực sự đúng với VTVL thực tế, danh mục VTVL đã đầy đủchưa hay vẫn có sự chồng chéo, bảng mô tả công việc đã thực sự chi tiết, mô tảđúng công việc, VTVL của một công việc cụ thể chưa thực sự sâu sát với thựctế, do vậy khâu kiểm tra, đánh giá đề án là rất quan trọng, giúp khắc phục cácthiếu sót của đề án Kiểm tra đánh giá có thể dựa vào các căn cứ sau:
Căn cứ vào mức độ phức tạp, quy mô công việc đó là công việc đòi hỏitrình độ, kỹ năng nào; phạm vi, đối tượng phục vụ của công việc đó là phục vụcho các giảng viên hay sinh viên, cho nhà trường hay xã hội, mang tính chấtchủ quan hay khách quan…; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ củacông việc đỏi hỏi phải tuân thủ những quy tắc nào, quy định nào
Căn cứ vào mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làmviệc của trường đại học và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công việcnhằm đảm bảo cho viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Căn cứ vào thực trạng bố trí, sử dụng viên chức của đơn vị tại thời điểmxác định đề án.
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện đề án xác định VTVL
1.6.1 Yếu tố từ chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý đóng vai trò quan trọng và tiên quyết đối với sự thành
công của xác định VTVL của một trường đại học, Để quá trình chuẩn bị, tổ
chức triển khai thực hiện đề án xây dựng VTVL được thành công, lãnh đạo cơquan, đơn vị phải có quyết tâm chính trị, có thái độ kiên quyết làm và làm vớitinh thần trách nhiệm cao Cần quán triệt về mặt nhận thức ý nghĩa, vai trò của
Trang 29việc xác định VTVL và đảm bảo sự đồng thuận, quyết tâm thực hiện xác địnhVTVL trong toàn thể nội bộ cơ quan, đơn vị.
1.6.2 Yếu tố từ khách thể quản lý
Khách thể quản lý bao gồm các đối tượng: CB,VC quản lý, VC làm việc
tại các phòng ban mỗi viên chức khác nhau về năng lực công tác, thâm niên
nghề nghiệp, nguyện vọng, nhu cầu, sự hài lòng với công việc đang đảm nhận,Do vậy khi xây dựng đề án VTVL nhà quản lý phải cân nhắc tính toán đến cácvấn đề này để có các biện pháp quản trị phù hợp nhất.
1.6.3 Các yếu tố khác
Các yếu tố khác tác động đến quá trình xác định đề án VTVL bao gồm:văn bản chỉ đạo của cấp trên trực tiếp quản lý, cơ chế độ tài chính, yêu cầucông tác, sứ mạng của nhà trường, kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất …
1.7 Kinh nghiệm về xây dựng đề án xác định VTVL của cán bộ phòng, bantrường đại học của các trường đại học trong nước và trên thế giới
Chế độ công vụ việc làm không phải là mới với các nước trên thế giới.Tuy nhiên, không phải quốc gia tiên tiến nào trên thế giới cũng áp dụng môhình việc làm, mà họ có sự kết hợp giữa mô hình chức nghiệp và mô hình việclàm Việt Nam hiện đang theo đuổi mô hình công vụ việc làm và đang cónhững bước chuyển mình từ nền công vụ chức nghiệp sang nền công vụ việclàm, tuy nhiên vẫn cần có sự duy trì kết hợp của cả 2 mô hình để đảm bảo tậndụng ưu thế của mô hình chức nghiệp và mô hình việc làm.
Nền công vụ Cộng hòa Pháp chuyển đổi từ nền công vụ chức nghiệpsang nền công vụ việc làm từ những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, chođến nay, Chính phủ Pháp đã xây dựng và ban hành ba cuốn niên giám thống kê:Niên giám thống kê VTVL liên bộ, Niên gián thống kê VTVL của các bộ vàNiên giám thống kê VTVL trong nền công vụ địa phương Cả 3 cuốn niên giámhiện nay vẫn đang được xây dựng, cập nhật và bổ sung thường xuyên.
Trang 30Nền công vụ của Anh và Hoa Kỳ đều áp dụng chế độ vị trí việc làmtrong quản lý, sử dụng công chức, viên chức Cơ sở quan trọng nhất để áp dụngvị trí việc làm là chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và ngân sách phụcvụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó Thông qua phân tích côngviệc, mỗi cơ quan, tổ chức sẽ xây dựng “chân dung công việc”, theo đó xácđịnh đúng, đủ số lượng, chất lượng người cần tuyển để thực hiện tuyển dụng
Xác định vị trí việc làm là sự khẳng định địa vị pháp lý của công chức,viên chức theo hệ thống việc làm trong bộ máy hành chính Có nhiều yếu tố tácđộng, ảnh hưởng đến việc xác định vị trí việc làm (sự thay đổi nhiệm vụ, mứcđộ ổn định của ngân sách.v.v ) Cơ quan xác định vị trí việc làm là các cơquan, tổ chức quản lý, sử dụng và trả lương cho công chức, viên chức Phươngpháp xác định vị trí việc làm là phân tích tổ chức và phân tích công việc Cácbước tiến hành bao gồm: liệt kê các hoạt động cần thiết để thực hiện nhiệm vụ,xác định các yêu cầu về chất lượng chuyên môn của các hoạt động (độ phứctạp, các kỹ năng thao tác), xác định yêu cầu về năng lực của người thực hiện,xác định số lượng người đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ, mức chi trảcho hoạt động thực hiện
Trang 31Kết luận chương 1
Xây dựng đề án VTVL có vai trò quan trọng trong công tác cải cách nềnhành chính nói chung cũng như việc nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chínhcác trường đại học nói riêng Xác định VTVL là nhiệm vụ quan trọng của mỗicơ quan, đơn vị trong công cuộc cải cách nền hành chính chung Có nhiều yếutố ảnh hưởng đến quá trình xác định và hoàn thiện đề án VTVL của một trườngđại học công lập Trong đó có yếu tố từ khách thể quản lý, chủ thể quản lý Quamột số kinh nghiệm xây dựng đề án xác định vị trí việc làm của nước ta và cácnước trên thế giới giúp cho tác giả có định hướng điều tra thực trạng để việchoàn thiện Đề án xác định VTVL cho cán bộ phòng ban ở trường Đại học HùngVương tỉnh Phú Thọ.
Trang 322.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trongkhu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc PhúThọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đườngsông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác.Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồngbằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính;274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đócó 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.
Năm 2014, Kinh tế tỉnh Phú Thọ giữ ổn định và tiếp tục phát triển; sảnxuất công nghiệp có xu hướng tăng dần trong các tháng cuối năm; các ngànhdịch vụ phát triển ổn định; kim ngạch xuất khẩu tăng khá, chỉ số giá tiêu dùngđược kiềm chế ở mức thấp Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn vượt dự toánđược giao; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện Tổng sản phẩm trongtỉnh (GRDP) theo giá hiện hành ước đạt 36.665 tỷ đồng; GRDP bình quân đầungười ước đạt 26,9 triệu đồng Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề ướcđạt 52% Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp, thủy sản 26,79%; công nghiệp-xâydựng 36,01%; dịch vụ 37,19% (kế hoạch: NLN 26,6%; CN-XD 41,1%; DV32,3%); Tổng số cán bộ công chức, viên chức toàn tỉnh: 28.784 biên chế.
2.1.2 Tình hình cơ cấu tổ chức, bộ máy của trường Đại học Hùng Vương
2.1.2.1 Khái quát tình hình hoạt động của Trường Đại học Hùng Vương
Trang 33Trường Đại học Hùng Vương thành lập theo Quyết định số81/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơsở của Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ, là trường đại học công lập, đa cấp,đa ngành trên quê hương đất Tổ Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhânlực có trình độ cao cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận, một trung tâm nghiêncứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực.
Hiện tại, Trường Đại học Hùng Vương có 02 cơ sở (cơ sở thành phốViệt Trì, cơ sở thị xã Phú Thọ) với 08 khoa, 2 bộ môn trực thuộc, 8 phòng, 04trung tâm và 02 ban với 467 cán bộ, giảng viên, công nhân viên và trên 8.200sinh viên các hệ đào tạo
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Tổ chức bộ máy quản lý của trường được thực hiện theo Quyết địnhsố 472/QĐ-UBND ngày 24 tháng 2 năm 2010 của chủ tịch UBND tỉnh PhúThọ về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại họcHùng Vương.
Lãnh đạo trường và các Hội đồng
- Lãnh đạo trường gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng giúp việccho Hiệu trưởng các lĩnh vực công tác do Hiệu trưởng phân công Lãnh đạotrường gồm 4 người: Hiệu trưởng và 3 Phó hiệu trưởng
- Hội đồng trường gồm: Chủ tịch hội đồng và các thành viên hộiđồng trường.
Các Hội đồng tư vấn cho Hiệu trưởng gồm: Hội đồng Khoa học và Đàotạo, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng thi và xétcông nhận tốt nghiệp, Hội đồng tuyển dụng viên chức và các Hội đồng khácđược thành lập theo qui chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học HùngVương và Điều lệ trường đại học.
Các phòng ban
Trang 34Hiện tại có 8 đơn vị, đó là: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Đào tạo, Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ quốc tế, PhòngQuản trị đời sống, Phòng Công tác chính trị và Học sinh sinh viên, PhòngThanh tra, Khảo thí & Đảm bảo chất lượng, Phòng Kế hoạch- Tài chính.
-Các Khoa, bộ môn trực thuộc
Hiện tại có 10 đơn vị, đó là: Khoa Khoa học Tự nhiên, Khoa Toán Công nghệ, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Giáodục Tiểu học và Mầm non, Khoa Nhạc - Họa, Khoa Kinh tế và Quản trị kinhdoanh, Khoa Nông - Lâm-Ngư, Bộ môn Lý luận Chính trị, Bộ môn Tâm lýGiáo dục.
-Các đơn vị sự nghiệp
Hiện tại có 7 đơn vị, đó là: Trung tâm Thông tin - Tư liệu - Thư viện,Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trung tâm Hợp tác - Đào tạo, Trung tâmNghiên cứu ứng dụng khoa học và Chuyển giao công nghệ, Ban Quản lý dự ánđầu tư xây dựng trường, Ban Quản lý Ký túc xá, Trạm Y tế.
Trang 35Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức của trường Đại học Hùng Vương
ĐẢNG ỦY
CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN TNCS HCM
HỘI CỰU CHIẾN BINH
HỘI SINH VIÊNHỘI ĐỒNG
KHOA HỌC - ĐÀO TẠO
HỘI ĐỒNGTHI ĐUA - KHEN THƯỞNG
CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
PHÒNG ĐÀO TẠO
PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ
PHÒNG THANH TRA,KHẢO THÍ & ĐBCL
PHÒNG QLKH&QHQT
PHÒNG HÀNH CHÍNH - TỔNG HỢP
CÁC KHOA, BỘ MÔN TRỰC THUỘC
KHOA KHTN
KHOA TOÁN CÔNG NGHỆ
KHOA KHXH & NV
KHOA NGOẠI NGỮ
KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ
KHOA KINH TẾ & QTKD
KHOA GDTH & MẦM NON
KHOA NHẠC - HỌA
BỘ MÔN TÂM LÝ GIÁO DỤC
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
PHÒNGKẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH
PHÒNG QUẢN TRỊ - ĐỜI SỐNG
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC
TRUNG TÂM THÔNG TINTƯ LIỆU - THƯ VIỆN
HỘI ĐỒNGTRƯỜNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TRUNG TÂMHỢP TÁC ĐÀO TẠO
TRUNG TÂM NCUDKH&CGCN
BANGIÁM HIỆU
TRẠM Y TẾ
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
BẢN QUẢN LÝ KTX
Trang 36Tổng số cán bộ quản lý thuộc các phòng ban trung tâm của trường là 36,số viên chức phòng ban là 85 người Thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ, giới tính cán bộ quản lý
TSThSĐHkhácTĐ Dưới30Từ
30đến dưới40
Từ40đến dưới50
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Trường Đại học Hùng Vương)
Bảng 2.2: Cơ cấu, trình độ đội ngũ
các đơn vị phòng, ban, trung tâm trực thuộc trường
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Trường Đại học Hùng Vương)
2.1.3 Tình hình hoạt động đào tạo của trường Đại học Hùng Vương
Trang 37Trường Đại học Hùng Vương phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lýđồng thời với nâng cao chất lượng đào tạo, gắn với nhu cầu xã hội phù hợp vớiquy hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2012 – 2020, định hướng đến năm2030, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của tỉnh Phú Thọ và của các tỉnhtrong khu vực Trong 5 năm qua, quy mô đào tạo của nhà trường tăng trungbình từ 5% đến 8% phù hợp với Quy hoạch phát triển nhà trường và các quyđịnh chung về xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Nhà trường đã và đang thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằmđáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnhtrong khu vực Hiện nay, nhà trường đang tổ chức nhiều hệ, bậc đào tạo như:cao đẳng, đại học, liên thông, vừa làm vừa học theo hình thức tập trung vàkhông tập trung Các chương trình đào tạo cao đẳng được thiết kế liên thôngvới các chương trình đào tạo đại học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của ngườihọc, theo đúng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Nhà trường đượcphép đào tạo 34 ngành đào tạo trình độ đại học, 19 ngành đào tạo trình độ caođẳng hệ chính quy và các ngành đào tạo đại học liên thông Từ năm 2010 đếnnăm 2014 Trường Đại học Hùng Vương đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chophép đào tạo 12 ngành trình độ đại học Các ngành đào tạo này đáp ứng đầy đủcác yêu cầu tại Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 của BộGiáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo.Việc xây dựng và mở ngành đào tạo mới nhà trường dựa trên khảo sát nhu cầuthực tế và nhằm đáp ứng chiến lược phát triển trường cũng như nhu cầu vềnguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và các tỉnhtrong khu vực.
Trang 38Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả đào tạotừ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015
hình thức đào tạo
TổngsốHSSVdự thiTN
Liên thông chính quy 12871191961191
(Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Đại học Hùng Vương)
2.2 Tổ chức khảo sát
2.2.1 Mục đích khảo sát
Thiết kế công cụ khảo sát thực trạng Đề án VTVL và việc quản lý thựchiện đề án của Trường đại học Hùng Vương đối với cán bộ phòng ban, các yếutố ảnh hưởng đến công tác quản lý viên chức phòng ban theo VTVL Đánh giáthành công – hạn chế, thuận lợi và khó khăn khi áp dụng đề án VTVL trongcông tác quản lý và sử dụng viên chức phòng ban.
2.2.2 Nội dung khảo sát
Trang 39Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và các viên chức phòng ban vềđề án VTVL, tầm quan trọng của đề án VTVL đối với công tác quản lý, sửdụng viên chức.
Thực trạng mức độ thực hiện đề án VTVL tại Trường đại học HùngVương trong khối cán bộ phòng ban.
2.2.3 Đối tượng và phương pháp khảo sát
Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý và cán bộ công chức, viên chức
thuộc các phòng ban trường đại học Hùng Vương Gồm 120 người, trong đó có36 cán bộ quản lý là lãnh đạo trường, trưởng, phó các phòng ban, trung tâm.
Phương pháp khảo sát: Khảo sát thực trạng Đề án VTVL được thực thi
trong khối phòng ban, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL, viên chức phòng ban làm
sáng tỏ đề án VTVL đã thực sự phù hợp chưa, đề án đã thiết thực, sát vớiVTVL của từng cán bộ viên chức chưa, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởngđến đề án VTVL.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động: Nghiên cứu các tài
liệu, văn bản, bài báo về VTVL, báo cáo tổng kết công tác quản lý chỉ đạo thựchiện đề án VTVL của nhà trường, của phòng TCCB.
Phương pháp điều tra viết: Đây là phương pháp chủ yếu để nghiên cứu
thực trạng hoàn thiện đề án VTVL và công tác hoàn thiện đề án VTVL cho cánbộ phòng ban trong trường đại học Việc xây dựng phiếu điều tra gồm 2 bước:
+ Bước 1: Khảo sát thử trên một nhóm gồm 3 phòng ban (20 cán bộphòng, ban) với mục đích hoàn thiện mẫu phiếu điều tra Xin ý kiến chuyên giavề mẫu phiếu điều tra.
+ Bước 2: Xây dựng 2 mẫu phiếu điều tra, khảo sát thực trạng đề ánVTVL và công tác triển khai đề án VTVL của Trường đại học Hùng Vương.
Mẫu 1: Dành cho đối tượng là cán bộ quản lý, cán bộ phòng ban trườngĐại học Hùng Vương Đề xuất các biện pháp hoàn thiện đề án VTVL
Trang 40Mẫu 2: Dành cho giáo viên, giảng viên các đơn vị về tính cần thiết vàkhả thi của các biện pháp đề xuất.
Bảng 2.4: Nhận thức của cán bộ, viên chức phòng banvề tầm quan trọng của VTVL
Đối tượngMức độ