Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, viên chức theo chuẩn nghề nghiệp và yêu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN ĐỀ ÁN XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA CÁN BỘ PHÒNG, BAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 77)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6.Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, viên chức theo chuẩn nghề nghiệp và yêu

và yêu cầu của đề án xác định VTVL

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp:

Mục đích lớn nhất của đề án xác định VTVL là để trường đại học Hùng Vương bố trí lại bộ máy hành chính đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, trong đó chú trọng đổi mới công tác đánh giá cán bộ viên chức hiện nay.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Đánh giá cán bộ hiện nay nói chung còn nặng về cảm tính, chưa có công cụ đo lường chuẩn xác, nấc thang đánh giá bao gồm: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ, Không hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, một số vị trí cần nhiều thời gian để đánh giá hết năng lực làm việc của một con người, như những người làm công tác nghiên cứu khoa học thì phải dùng sản phẩm đầu ra của quá trình nghiên cứu để đánh giá và phải cần vài năm để đánh giá được.

Phân tích công việc cho từng vị trí việc làm sẽ tạo điều kiện để xác định cơ cấu viên chức, các tiêu chí cụ thể cho từng VTVL, đó là cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, đánh giá, kỷ luật. Tức là nhằm thực hiện các chế độ đối với viên chức một cách khách quan và công bằng.

Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, viên chức theo chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu của đề án xác định VTVL cần xây dựng được hệ thống đánh giá đảm bảo các yêu cầu sau:

- Xây dựng hệ thống đánh giá khoa học, hợp lý. - Tiêu chí đánh giá phải gắn với công việc cụ thể.

- Công cụ đo lường kết quả thực hiện phải đảm bảo chính xác.

Qua luận văn này, tôi xin có đề xuất thang điểm đánh giá cho viên chức như sau:

Bảng 3.1: Thang điểm đánh giá dành cho viên chức

STT Tiêu chí Cho

điểm Đánh giá chung

1 Về phẩm chất chính trị, chấp hành pháp luật chủ trương của Đảng

10 điểm 2 Phẩm chất đạo đức lối sống, tác phong lề lối làm việc 10 điểm 3 Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân 10 điểm

4 Ý thức tổ chức kỷ luật 10 điểm

II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao

Đối với viên chức giữ chức vụ quản lý

1 Có năng lực lãnh đạo, quản lý, năng lực tập hợp đoàn kết viên chức trong đơn vị thể hiện ở khối lượng công việc, chất lượng, tiến độ thực hiện công việc

15 điểm

2 Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao qua kết quả hoạt động của

đơn vị 15 điểm

3 Tinh thần trách nhiệm trong công tác chỉ đạo tham mưu ban hành các văn bản trong lĩnh vực công tác. Cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng công việc. Có sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong thực tế

15 điểm

4 Có tinh thần tự nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên

môn đáp ứng yêu cầu của VTVL 15 điểm Viên chức không giữ chức vụ quản lý

1 Khối lượng công việc hoàn thành (chất lượng, tiến độ thực hiện công

việc, hiệu quả công việc) ở từng vị trí từng thời gian khác nhau 30 điểm 2 Có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Cải tiến phương pháp

làm việc, nâng cao chất lượng công việc (thể hiện qua sáng kiến kinh nghiệm)

20 điểm

3 Có tinh thần tự nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của VTVL (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc hoàn thiện đề án xác định VTVL

3.2.7.1. Mục đích của biện pháp:

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý. Nâng cao kiến thức về kiểm tra đánh giá từ đó cải tiến kiểm tra, đánh giá theo hướng quản lý đề án xác định VTVL theo chuẩn nghề nghiệp.

3.2.7.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ theo quý, theo năm.

+ Kiểm tra, đánh giá trước: thông tin phản hồi từ kết quả thực hiện đề án VTVL cho biết mỗi cán bộ viên chức khối phòng ban đang đứng ở đâu, VTVL của mỗi viên chức là gì, mỗi viên chức đã đáp ứng được khung năng lực của VTVL đó chưa?

+ Kiểm tra, đánh giá hình thành: Sau khi đề án xác định VTVL được đưa vào triển khai xây dựng, mỗi cán bộ viên chức có tinh thần học tập, trau dồi chuyên môn nhằm hoàn thành công việc được giao, tương xứng với VTVL của bản thân, Mỗi viên chức sau một năm phải có bản tự kiểm điểm hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao, đánh giá xếp loại viên chức theo đúng chuẩn chức danh nghề nghiệp

+ Kiểm tra, đánh giá cuối cùng: tăng cường công tác kiểm tra đánh giá sản phẩm của hoạt động nghề nghiệp, mỗi VTVL sau một năm cần được đánh giá thông qua sản phẩm đạt được trong năm đó. Đây là kênh đánh giá hữu hiệu về hiệu quả làm việc của viên chức. Đồng thời đây cũng là cơ sở để tiếp tục điều chỉnh hoàn thiện đề án xác định VTVL trong thời gian tới của nhà trường

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp tổ chức hoàn thiện đề án xác định VTVL có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện nhằm nâng cao chất lượng của đề án VTVL trong quá trình xây dựng và triển khai trong nhà trường.

Biện pháp Nâng cao nhận thức về vai trò và sự cần thiết của việc hoàn thiện Đề án xác định VTVL của CBVC các phòng ban trường Đại học Hùng Vương là cơ sở để thực hiện những biện pháp tiếp theo.

Xây dựng kế hoạch hoàn thiện Đề án xác định VTVL của cán bộ viên chức phòng, ban: Xây dựng kế hoạch chi tiết hoàn thiện đề án VTVL, kiện toàn lại Ban chỉ đạo, ban tổ chức thực hiện đề án, quy định chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị cụ thể. Đây là các hoạt động trọng tâm trong quá hoàn thiện đề án xác định VTVL. Vì thế, từ thực hiện tốt biện pháp này sẽ kéo theo các biện pháp 3,4,5,6,7 về: Xây dựng quy trình hoàn thiện Đề án xác định VTVL; Bồi dưỡng năng lực quản lý việc hoàn thiện Đề án xác định VTVL của CBVC phòng, ban cho cán bộ tổ chức nhân sự; Xác định danh mục VTVL, hệ thống tiêu chuẩn của cán bộ, viên chức phòng, ban của trường; Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, viên chức theo chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu của đề án xác định VTVL; Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc hoàn thiện đề án xác định VTVL

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp

Để đánh giá được tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành thẩm định bằng phương pháp trưng cầu ý kiến của giáo viên, giảng viên trong trường. Yêu cầu đánh giá theo 3 mức độ:

- Tính cần thiết của các BP: Rất cần thiết, cần thiết, chưa cần thiết - Tính khả thi của các BP: Rất khả thi, khả thi, không khả thi. + Rất cần thiết hoặc rất khả thi: hệ số 3

+ Cần thiết hoặc khả thi: hệ số 2

+ Chưa cần thiết, không khả thi: hệ số 1

Bảng 3.2: Đánh giá về tính cần thiết của biện pháp TT Biện pháp Chưa tốt Bình thường Tốt TổngTrung bình Bậc SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức về vai trò và sự cần thiết của việc hoàn thiện Đề án xác định VTVL của CBVC các phòng ban trường Đại học Hùng Vương

0 0% 10 17% 50 83

% 170 2.83 3

2

Xây dựng kế hoạch hoàn thiện Đề án xác định VTVL của cán bộ viên chức phòng, ban.

0 0% 8 13

% 52 87% 172 2.87 2 3 Xây dựng quy trình hoàn

thiện Đề án xác định VTVL 0 0% 5 8% 55 92% 175 2.92 1 4

Bồi dưỡng năng lực quản lý việc hoàn thiện Đề án xác định VTVL của CBVC phòng, ban cho cán bộ tổ chức nhân sự 3 5% 13 22% 44 73% 161 2.68 5 5 Xác định danh mục VTVL, hệ thống tiêu chuẩn của cán bộ, viên chức phòng, ban của trường

3 5% 17 28% 40 67% 157 2.62 6

6

Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, viên chức theo chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu của đề án VTVL (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 8% 14 23% 41 68% 156 2.60 7

7 Tăng cường kiểm tra, đánh giáviệc hoàn thiện đề án xác định VTVL

5 8% 8 13% 47 78% 162 2.70 4

Trung bình chung 2.75

Nhận xét:

Bảng 3.1 cho thấy: Tất cả các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là "rất cần thiết"

- Biện pháp Xây dựng quy trình hoàn thiện Đề án xác định VTVL được đánh giá rất cần thiết với điểm TB cao gần như tuyệt đối (2,92).

- Biện pháp Xây dựng kế hoạch hoàn thiện Đề án xác định VTVL của cán bộ viên chức phòng, banđược đánh giá là rất cần thiết với điểm TB là 2,87.

Hầu hết các ý kiến đều cho rằng: qua 2 năm triển khai, thực hiện đề án VTVL cho cán bộ phòng ban tại trường Đại học Hùng Vương đề án được xây dựng đã phần nào đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, ý nghĩa của đề án xác định VTVL, tuy nhiên để tăng tính hiệu quả, nâng cao chất lượng của đề án xác định VTVL trong thời gian tới đòi hỏi phải có sự đổi mới phương thức quản lý hoàn thiện đề án xác định VTVL.

Ngoài các phiếu điều tra các giáo viên, giảng viên và CBQL được phỏng vấn, điều tra thì khi tổng hợp các câu hỏi mở trong 120 phiếu điều tra dành cho CBQL CBPB, có 32 phiếu trả lời ngoài việc đồng tình với các biện pháp chúng tôi đưa ra, còn đề xuất thêm một số giải pháp khác:

- Xác định lại chức năng nhiệm vụ của nhà trường, của các đơn vị trên cơ sở tình hình mới, trong khi văn bản cũ đã quá lâu, không còn phù hợp với tình hình và sự phát triển của nhà trường.

- Phát huy hơn nữa vai trò của người thủ trưởng đơn vị, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc trong xác định danh mục VTVL của đơn vị cũng như cấp trường.

- Đề cao vai trò xây dựng bản mô tả công việc và phân tích công việc trong xác định đề án VTVL.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đề án VTVL đã được phê duyệt nhằm đảm bảo phù hợp tình hình mới.

- Phòng TCCB cần xây dựng đội ngũ chuyên trách, am hiểu về VTVL để hỗ trợ các đơn vị trong quá trình xây dựng đề án VTVL….

Các ý kiến này là cơ sở để tác giả đề ra biện pháp hoàn thiện đề án xác định VTVL cho cán bộ phòng ban trường Đại học Hùng Vương.

Xây dựng quy trình hoàn thiện đề án xác định VTVL là rất cần thiết trong tình hình mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển về quy mô của nhà.

Nâng cao nhận thức về vai trò và sự cần thiết của việc hoàn thiện Đề án xác định VTVL của CBVC các phòng ban trường Đại học Hùng Vương và

Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc hoàn thiện đề án xác định được cho là đứng thứ 3, 4 với điểm TB lần lượt là: 2.83 và 2.70.

Bồi dưỡng năng lực quản lý việc hoàn thiện Đề án xác định VTVL của CBVC phòng, ban cho cán bộ tổ chức nhân sự được đánh giá cần thiết đứng thứ 5 với điểm TB là 2.68 và ngay sau đó là biện pháp Xác định danh mục VTVL, hệ thống tiêu chuẩn của cán bộ, viên chức phòng, ban của trường đứng thứ 6 với điểm TB là 2.62 và cuối cùng là biện pháp Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, viên chức theo chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu của đề án xác định VTVL đứng thứ 7/7 với điểm trung bình là 2.60

Tóm lại, các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là "rất cần thiết" triển khai trong nhà trường nhằm hoàn thiện đề án xác định VTVL đối với cán bộ phòng ban tại trường Đại học Hùng Vương.

3.4.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.3: Đánh giá về tính khả thi của biện pháp

TT ND

Chưa

tốt thườngBình Tốt TổngTrung bình Bậc

SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức về vai trò và sự cần thiết của việc hoàn thiện Đề án xác định VTVL của CBVC các phòng ban trường Đại học Hùng Vương

0 0% 12 20% 48 80% 168 2.80 2

2 Xây dựng kế hoạch hoàn thiệnĐề án xác định VTVL của cán bộ viên chức phòng, ban. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 0% 18 30% 42 70% 162 2.70 3 3 Xây dựng quy trình hoàn thiệnĐề án xác định VTVL 0 0% 9 15% 51 85% 171 2.85 1 4

Bồi dưỡng năng lực quản lý việc hoàn thiện Đề án xác định VTVL của CBVC phòng, ban cho cán bộ tổ chức nhân sự

4 7% 15 25% 41 68% 157 2.62 4

5

Xác định danh mục VTVL, hệ thống tiêu chuẩn của cán bộ, viên chức phòng, ban của trường

5 8% 16 27% 39 65% 154 2.57 5

6

Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, viên chức theo chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu của đề án VTVL

4 7% 18 30% 38 63% 154 2.57 5 7 Tăng cường kiểm tra, đánh giá việchoàn thiện đề án xác định VTVL 4 7% 22 37% 34 57% 150 2.50 7

Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng 3.2 cho thấy:

Tính khả thi của BP3 và BP1 được đánh giá cao nhất với điểm TB là 2.85 và 2.80. Thể hiện mức độ đồng thuận rất cao của các CBQL được hỏi ý kiến.

Các biện pháp còn lại: 2, 4, 5, 6, 7 cũng được đánh giá là rất khả thi nhưng với điểm TB thấp hơn (từ 2.70 đến 2.50).

3.4.3 Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.4: Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi

TT Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi D D2 Trung bình Bậc Trung bình Bậc 1

Nâng cao nhận thức về vai trò và sự cần thiết của việc hoàn thiện Đề án xác định VTVL của CBVC các phòng ban trường Đại học Hùng Vương

2.83 3 2.80 2 1 1

2 Xây dựng kế hoạch hoàn thiện Đề ánxác định VTVL của cán bộ viên chức phòng, ban.

2.87 2 2.70 3 -1 1

3 Xây dựng quy trình hoàn thiện Đềán xác định VTVL 2.92 1 2.85 1 0 0 4

Bồi dưỡng năng lực quản lý việc hoàn thiện Đề án xác định VTVL của CBVC phòng, ban cho cán bộ tổ chức nhân sự

2.68 5 2.62 4 1 1

5

Xác định danh mục VTVL, hệ thống tiêu chuẩn của cán bộ, viên chức phòng, ban của trường

2.62 6 2.57 5 1 1

6

Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, viên chức theo chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu của đề án VTVL

2.60 7 2.57 5 2 4

7 Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc hoàn

Biểu đồ 3.1: Mối tương quan về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả vi của các biện pháp đề xuất được tính theo công thức tương quan thứ bậc của Sperman:

2 2 7 1 0, 75 ( 1) D R n n = − = − ∑

Hệ số tương quan thứ bậc R = 0,75 cho phép rút ra kết luận: Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất là tương quan thuận và chặt chẽ. Nghĩa là: mức độ nhận thức về tầm quan trọng của các biện pháp hoàn thiện đề án VTVL cho cán bộ phòng ban tại trường Đại học Hùng Vương được đề xuất và mức độ khả thi của các biện pháp đó tương đương với nhau.

Như vậy, trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn cho thấy việc tiến hành đồng bộ các biện pháp này một cách khoa học có ý nghĩa lớn đối với việc hoàn thiện hơn đề án VTVL cho cán bộ phòng ban tại trường Đại học Hùng Vương, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc cải cách bộ máy hành chính của nhà trường trong xu thế cải cách hành chính chung của cả nước cũng như của

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN ĐỀ ÁN XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA CÁN BỘ PHÒNG, BAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ (Trang 77)