Thực hiện quy trình sản xuất cá rô phi đơn tính đực 21 ngày tuổi bằng phương pháp cho ăn thức ăn trộn hoormone 17- methyltestosterone

68 1.5K 0
Thực hiện quy trình sản xuất cá rô phi đơn tính đực 21 ngày tuổi bằng phương pháp cho ăn thức ăn trộn hoormone 17- methyltestosterone

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra tình hình cơ bản 1.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Tuyên Quang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 150km về phía Nam, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 190km về phía Đông, cách cảng Hải Phòng hơn 300km về phía Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng, phía Đông Nam giáp với tỉnh Thỏi Nguyờn, Phía Tây giáp tỉnh Yờn Bỏi và phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ. Nằm ở toạ độ địa lý từ 21 độ 30 phút đến 21 độ 40 phút vĩ độ Bắc; từ 104 độ 53 phút đến 105 độ kinh Đông Đến nay tỉnh Tuyên Quang có 6 huyện và 1 thành phố. Trong đó có 2 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Chiờm Húa); 229 xã, phường, thị trấn. * Đặc điểm địa hình, đất đai Tuyên Quang gồm 2 tiểu vùng, miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Sơn Dương, Yên Sơn và Thành phố Tuyên Quang. Vùng miền núi bao gồm 3 huyện: Hàm Yên, Na Hang, Chiờm Húa. Trong đó 1 phần các huyện Hàm Yên, Na Hang, Chiờm Húa là vùng núi cao. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc biệt ở khu vực còn rừng tự nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như, cam, vải thiều, chanh, na, hồng, đậu tương, chố,… chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tuỳ theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác. 1 Hệ thống sông suối : Tỉnh Tuyên Quang có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trờn cỏc huyện thị. Trên địa bàn tỉnh có 3 con sông lớn chảy qua. + Sụng Lô là sông lớn nhất chảy qua tỉnh và là nhánh lớn thứ 2 của hệ thống Sông Hồng, tổng chiều dài của sông là 270km, đoạn chảy qua tỉnh dài 145km + Sụng Gâm là phụ lưu lớn của Sụng Lụ, chiều dài chảy qua nội tỉnh Tuyên Quang khoảng 130km. Tại lưu vực Sông Lụ, Sụng Gõm đang lưu giữ các loài cá quý hiếm như cá Chiên, cá Lăng, Rầm Xanh, Anh Vũ và loài cá Bỗng. + Sụng Phú Đỏy bắt nguồn từ núi Tam Đảo tỉnh Bắc Cạn chảy vào Tuyên Quang qua các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, chiều dài đoạn chảy qua tỉnh Tuyên Quang là 80km, trong đó nhiều đoạn sông có thể nuôi cá lồng, bè và khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh là 3124 ha trong đó diện tích ao hồ nhỏ chiếm 1100 ha, ao hồ lớn 1900 ha, diện tích chưa sử dụng la 124 ha. * Thời tiết khí hậu Tuyên Quang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, mùa thu khí hậu ôn hoà. Nhiệt độ trung bình 22 -23 o C, có độ ẩm dao động lớn từ 73 - 87%. Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới. Các năm gần đây Tuyên Quang ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thời tiết ổn định có nhiệt độ trung bình năm không cao (22 - 25 o C) số ngày mưa trung bình 90 ngày. 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội * Cơ cấu tổ chức quản lý, cơ sở vật chất, nhân lực của trung tâm thuỷ sản Tuyên Quang. ♦ Cơ sở vật chất Trung tâm thuỷ sản Tuyên Quang (trung tâm vùng) là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn - tỉnh Tuyên Quang; 2 được thành lập và xây dựng từ 1969 đến năm 1971 tại Quyết định số 116/QĐ- UBND ngày 14/9/1969 của UBND tỉnh Tuyên Quang V/v thành lập Trung tâm giống thuỷ sản Tuyên Quang trên cơ sở giữ nguyên cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực của Xí nghiệp giống dịch vụ thuỷ sản Tuyên Quang (An Tường, Yên Sơn, Tuyên Quang)Trung tâm có chức năng nhiệm vụ là đơn vị lưu giữ nguồn gen đặc hữu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống thuỷ sản. Năm 2004-2005 được sự quan tâm của Bộ thuỷ sản và UBND tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm được đầu tư nâng cấp mở rộng sản xuất. Trung tâm hiện có 01 cơ sở sản xuất chính và 02 cơ sở nhỏ trực thuộc. Cơ sở 1: Đúng trên địa bàn xã An Tường, huyện Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang là cơ sở chớnh cú diện tích tự nhiên hơn 21,102 ha trong đó diện tích mặt nước sử dụng vào sản xuất cá giống hơn 15 ha và một hồ chứa nước 3,4 ha còn lại là các công trình phụ trợ. Hàng năm cơ sở sản xuất được 250 triệu con cá bột, 18 - 20 triệu con cá hương và hơn 15 triệu con cá giống các loại trong đó chủ yếu là cá giống có giá trị kinh tế cao được nhân dân ưa chuộng. Dịch vụ tại chỗ hàng năm đạt 80 - 100 tấn cá giống phục vụ nhân dân. Ngoài ra Trung tâm còn thực hiện các đề tài giống mới, triển khai các mô hình nuôi trồng thuỷ sản tại tỉnh Tuyên Quang. Cơ sở 2: Cơ sở Sơn Dương là cơ sở trực thuộc Trung tõm, đúng tại địa bàn Thôn Măng Ngọt, thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương cách Trung tâm 50 km về phía bắc. Cơ sở Sơn Dương có diện tích tự nhiên 7 ha trong đó có gần 4,0 ha diện tích mặt nước phục vụ sản xuất chủ yếu là ương nuôi cá giống. Cơ sở 3: Là cơ sở mới được sát nhập vào trung tâm tháng 8 năm 2010 theo sự đồng ý của sở nông nghiệp. Đúng trờn địa bàn huyện Hàm Yên, Thành phố Tuyên Quang. Là cơ sở nhỏ với hơn 5, 5 ha diện tích tự nhiên trong đó có 2,8 ha diện tích mặt nước phục vụ sản xuất. Do đơn vị mới được tiếp quản nên hiệu quả sản xuất chưa cao. * Tổ chức bộ máy, nhân lực Trung tâm hiện có 17 CBCNVC - LĐ. Trong đó có 01 trại trưởng quản lý trực tiếp, 03 cán bộ Đại học, 04 cán bộ trung cấp còn lại là 09 công nhân phổ thông có tay nghề vững và kinh nghiệm nhiều năm sản xuất giống thuỷ sản. 3 Về tổ chức bộ máy: Ban lãnh đạo có 01 Giám đốc phụ trách chung, và 1 Phó giám đốc phụ trách 2 cơ sở còn lại. Cỏc phòng, ban: Có phòng kỹ thuật, phòng tài vụ, phòng tổ chức cán bộ, phòng hành chính tổng hợp. Các tổ, bộ phận: ♦ Tổ sinh sản nhân tạo: Chuyên sinh sản nhân tạo các loài cỏ nuụi. Hiện tổ đang quản lý và sử dụng hơn 6,000 kg cá bố mẹ các loại chủ yếu là Chép lai, Trắm cỏ, Rô hu, Mrigal, Mè và Chim trắng. Tổ có nhiệm vụ quản lý, nuôi vỗ và sinh sản nhân tạo cho ương san cá giống. ♦ Tổ ương san: có nhiệm vụ ương cá giống từ cá bột thành cá hương và cá giống phục vụ cho nhu cầu nuôi thả cá của nhân dân trong vùng. ♦ Bộ phận kỹ thuật thực nghiệm: chuyên tiếp nhận và thử nghiệm các đề tài giống. Hiện nay bộ phận này đang lưu giữ hơn 12000 kg cá bố mẹ các loài giống mới như cá Rô phi, cá Lăng chấm, Lúc bụng, Trờ lai, Diêu hồng, Trắm đen … bộ phận này có nhiệm vụ quản lý, nuôi vỗ và sinh sản, xử lý các loài giống thủy sản mới đặc biệt là đã sản xuất thành công giống cá Rô phi đơn tính tại cơ sở. * Chức năng, nhiệm vụ Trung tâm thuỷ sản Tuyên Quang thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn - tỉnh Tuyên Quang. Từ lâu đã giữ vai trò khá quan trọng chính vì vậy mà ban lãnh đạo trung tâm không ngừng tìm ra các biện pháp thúc đẩy nhanh sản xuất, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, xây dựng mô hình cho sinh viên rèn nghề phục vụ công tác nghiên cứu. Bên cạnh đú cũn chú ý xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư pháp triển sản xuất, thực hiện chế độ khoán cho từng hộ gia đình công nhân nhằm sử dụng nguồn kinh tế nhà nước và phát huy nguồn lực của từng tổ sản xuất, từng hộ gia đình công nhân trong đơn vị trung tâm giống thuỷ sản Tuyên Quang Chức năng - Nghiên cứu, thực nghiệm và ứng dụng các công nghệ về giống thuỷ sản. 4 - Lưu giữ giống thuỷ sản đặc hữu ở địa phương, nhõn cỏc loại giống thuần cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống. - Tham gia đào tạo kỹ thuật và chuyển giao công nghệ về giống thuỷ sản. - Sản xuất, dịch vụ con giống thuỷ sản có chất lượng cao. Nhiệm vụ - Tiếp nhận và nuôi dưỡng giống thuỷ sản ông bà, giống mới từ Trung tâm giống thuỷ sản Quốc gia để sản xuất giống thuỷ sản cung cấp cho nhu cầu ở địa phương. - Phát triển, chọn lọc giống thuỷ sản cá bố mẹ và hậu bị thuần chủng, sạch bệnh từ giống ông bà cung cấp cho các trại giống thuỷ sản trong khu vực sản xuất ra con giống chất lượng tốt để nuôi thương phẩm. - Tiếp nhận, ứng dụng công nghệ mới về sản xuất giống thuỷ sản; xây dựng trình diễn về giống; tập huấn, chuyển giao công nghệ sản xuất giống thuỷ sản. - Kết hợp với các trường chuyên nghiệp, trung tâm khuyến nông, khuyến ngư đào tạo công nhân kỹ thuật ngành nuôi trồng thuỷ sản theo yêu cầu của địa phương. - Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện chương trình nghiên cứu, thực nghiệm về giống thuỷ sản ở địa phương. - Sản xuất, dịch vụ giống thuỷ sản có giá trị kinh tế mà các cơ sở sản xuất giống khác ở địa phương chưa đủ cho nhu cầu sản xuất. * Quy mô sản xuất của trung tâm Đối tượng sản xuất giống chủ yếu tại trung tâm giống thuỷ sản Tuyên Quang là cỏ nuụi truyền thống như Trắm cỏ, Chép lai 3 mỏu, Rụhu, Mrigan……và cá Rô phi đơn tính đực ♦ Diện tích sử dụng tại cơ sở Trung tâm giống thuỷ sản Tuyên Quang hiện đang sử dụng 33,602 ha diện tích đất, phân bố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 5 Cơ sở 1 đặt tại địa bàn xã An Tường, huyện Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang. Cơ sở 2 đặt tại thôn Măng Ngọt thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cơ sở 3 thuộc huyện Hàm Yên thành phố Tuyên Quang. Trong đó cơ sở 1 sử dụng diện tích nhiều nhất và đây là cơ sở duy nhất sinh sản thành công cỏ Rụphi đơn tính đực(21,102ha), cơ sở 2 sử dụng 7ha, cơ sở 3 sử dụng 5,5ha. Diện tích đất và mặt nước sử dụng của các cơ sở được thể hiện qua bảng 1.1 Bảng 1.1. Diện tích sử dụng tại trung tâm giống thuỷ sản Tuyên Quang Diện tích sử dụng Cở sở Diện tích đất (ha) Diện tích mặt nước (ha) I 21,102 15 II 7,0 4 III 5,5 3 ♦ Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh Do trung tâm giống thuỷ sản Tuyên Quang mới được thành lập nên chưa kiện toàn về tổ chức bộ máy và còn gặp nhiều khó khăn trong tình hình kinh tế bất ổn định nên doanh thu hàng năm của Trung tâm giống thuỷ sản Tuyên Quang cũn khỏ thấp so với tiềm năng mặt nước Bảng 1.2: Chi phí và doanh thu trung bình của trung tâm giống thuỷ sản Tuyên Quang từ năm 2006 đến năm 2008 Doanh thu Cơ sở Chi phí (tỷ VND) Doanh thu (tỷ VND) Lói dòng (tỷ VND) I 2,3 2,5 0,2 II 0,8 0,9 0,1 III 1,25 1,4 0,15 6 1.1.3. Đánh giá chung Qua quá trình thực tập điều tra tình hình sản xuất thực tế của trung tâm giống thuỷ sản Tuyên Quang tụi cú nhận xét: 1.1.3.1. Thuận lợi Ban lãnh đạo luôn quan tâm chú ý, đầu tư sản xuất, đáp ứng công tác đào tạo ngày càng tốt hơn, đồng thời nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của trung tâm. Trung tâm giống thuỷ sản Tuyên Quang được sự quan tâm đầu tư của Bộ Thuỷ Sản, uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang để xây dựng và phát triển thành một mô hình sản xuất hiện đại, phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. Trung tâm có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân với chuyên môn giỏi, năng động, linh hoạt trong sản xuất, nhiệt tình với công việc, có diện tích đất rộng. Ngoài ra trung tâm cách thành phố khoảng 10 về phía bắc nờn đú cũng là điều kiện rất thuận lợi về giao thông trong vấn đề vận chuyển cũng như cung cấp nguồn giống và nguồn thực phẩm cho bà con nông dân ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, mặt khác trung tâm có nguồn cấp nước thuận lợi đảm bảo tiêu chuẩn cho hoạt động sản xuất của trung tâm 1.1.3.2. Khó khăn Mặc dù có sự quan tâm của Bộ Thuỷ Sản, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang nhưng do kinh tế còn hạn chế nên cơ sở vật chất chưa được đầu tư hiện đại. Các điều kiện phục vụ sinh hoạt như: điện, nước… còn khó khăn và thiếu thốn. 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất ♦ Cải tạo ao ♦ Tham gia cho cá trắm đẻ ♦ Tham gia cho cá Trôi đẻ ♦ Tạt vôi định kỳ ao nuôi ♦ Phòng và trị bệnh cho cá bố mẹ ♦ Cho cá Rô đầu vuông đẻ 7 1.2.2. Phương pháp tiến hành - Trực tiếp tham gia vào quá trình phục vụ sản xuất. 1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất Bảng 1.3: Công tác phục vụ sản xuất Nội dung Thời gian Đợt Số lượng cá tham gia sinh sản Trọng lượng cá cái (kg) Số lượng cá bột thu được Cho cá Chép đẻ 28/02 1 10 cặp 21 1,6 triệu 11/03 2 12 cặp 23 1,1 triệu 05/04 3 15 cặp 24.6 1,1 triệu Cho cá Trắm đen 18/05 1 6 con 21 58 vạn 26/05 2 8 con 41 2,5 triệu Cho cá Rô đầu vuông đẻ 31/05 1 45 cặp 14 2,5 triệu 09/06 2 40 cặp 11,5 3,0 triệu 18/06 3 32 cặp 8 2 triệu Cho cá trôi đẻ 10/06 1 15 cặp 17 2 triệu 21/06 2 20 cặp 20 2,5 triệu Công tác khác Cải tạo ao 5600 m 2 Tẩy vôi định kì 7200 m 2 Phòng và trị bệnh cho cá bố mẹ 6 ao 8 1.3. Kết luận và đề nghị 1.3.1. Kết luận Trong quá trình thực tập tại trung tâm, nhờ xác định rõ mục đích đề ra, phương hướng công tác đứng đắn, mạnh dạn áp dụng những kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn sản xuất. Cùng với sự quan tâm giúp đỡ cuả ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong trung tâm, thầy giáo hướng dẫn, tụi đó đạt được một số kết quả sau: - Nắm được kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi đơn tính, chép lai 3 máu, cá trắm cỏ, trụi, mố… - Biết được cỏch phũng và điều trị một số bệnh cho đàn cá bố mẹ, cho cá giống, trong quá trình ấp trứng, đặc biệt là các bệnh thường sảy ra khi sử lý cá rô đơn tính ở 21 ngày tuổi. - Gắn kết được lý thuyết đã học với thực tiễn sản xuất. - Tiếp cận được với khoa học kỹ thuật mới… - Học hỏi được cách quan hệ, ngoại giao trong cụng tỏc…. - Hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp của mình. 1.3.2. Đề nghị - Công tác phục vụ sản xuất cần được tiến hành nhanh gọn và đảm bảo hiệu quả. - Cần cú thêm nhân công trong quá trình sản xuất - Cần bổ sung thêm một số dụng cụ phục vụ trong quá trình sản xuất. 9 PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tên đề tài: “Thực hiện quy trình chuyển đổi giới tính cá Rô phi bằng hormone 17 α Metyltestosterol tại Trung tâm giống thuỷ sản Tuyên Quang” 2.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây lợi nhuận kinh tế đem lại cho người dân từ việc nuôi cá là khá cao so với nuôi trồng các loại cây, con khỏc, nờn diện tích mặt nước dành cho nuôi trồng thuỷ sản ngày một lớn, nhu cầu về cá giống tăng nhanh, nhất là loại cá Rô phi đơn tính. Hiện nay cá Rô phi được nuôi rộng rãi trong cả nước và là một trong những đối tượng đã và đang được chú ý phát triển mạnh trong nuôi trồng thuỷ sản. Do cá Rô phi là một loại cá ăn tạp, dễ nuụi, chỳng có thể phát triển trong các loại hình mặt nước như ao, hồ, sông, suối, ruộng, lồng bè và có thể sống trong môi trường nước ngọt, nước lợ, nước biển có độ mặn tới 32‰. Cỏ ớt dịch bệnh, có thể nuôi với mật độ dầy. Thịt cá Rô phi được đánh giá là có chất lượng cao, thơm ngon, ít xương, trọng lượng cá thể vừa phải thích hợp cho việc chế biến xuất khẩu và thuận tiện cho việc sử dụng trong gia đình . Trong quá trình nuôi cá Rô phi ta thấy rằng phần lớn cá đực có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn cá cái. Vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về chọn giống, lai tạo, xử lý bằng hormone… để tạo ra thế hệ con nhiều đực đưa vào nuôi cá thương phẩm. Hiện nay phương pháp chuyển giới tính bằng hormone là phương pháp được áp dụng nhiều nhất vỡ nú đơn giản, hiệu quả và có thể áp dụng rộng rãi trong các cơ sở sản xuất. Nhằm khẳng định lại kết quả chuyển giới tính bằng hormone 17α Metyltestosterol, chủ động sản xuất và cung cấp con giống trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang, đáp ứng nhu cầu thị trường và được sự giúp đỡ của Trung tâm giống thuỷ sản Tuyên Quang, sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - thú y và giáo viên hướng dẫn, tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện 10 [...]... [2] Để hiểu biết thêm về phương pháp này và áp dụng trong sản xuất, tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: Thực hiện quy trình sản xuất cá rô phi đơn tính đực 21 ngày tuổi bằng phương pháp cho ăn thức ăn trộn hoormone 17 α - methyltestosterone 2.3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ♦ Đối tượng Đối tượng nghiên cứu loài cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus)... [17] đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi ở Israel trong những năm 1970 Tuy nhiên, hiện nay rất ít cơ sở sản xuất giống sử dụng phương pháp này để sản xuất cá rô phi đơn tính Sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng cho ăn hormone được áp dụng rộng rãi trên thế giới trong vòng 20 năm gần đây, cá rô phi bột sau khi tiêu hết noãn hoàng được cho ăn thức ăn có trộn hormone (thường dùng 17 Methyltestosterone, ... trứng cá rô phi - Giai nuôi cá bố mẹ - Giai xử lý cá bột bằng hormone - Một sào tre thẳng, dài khoảng 5m dùng dồn cá bố mẹ trong giai khi thu trứng - Hormone 17 α - methyltestosterone - Vitamin C - Bột cá nghiền nhỏ - Sổ ghi chép 2.3.3.3 Quy trình sản xuất cá rô phi đơn tính Tuyển chọn Nuôi vỗ cá Chăm sóc cá cá Xử lý cá bột Thu trứng cá Ấp trứng Hình 2.3 Sơ đồ quy trình sản xuất cá Rô phi đơn tính đực 21. .. trong sản xuất ♦ Phương pháp cho ăn trộn hoormone 17 α - methyltestosterone Phương pháp này sử dụng hormone 17 α - methyltestosterone trộn trực tiếp vào thức ăn với liều lượng 40 - 60mg hormone/kg thức ăn Cá sau khi hết 22 noãn hoàng được đưa ra giai xử lý ngoài ao với mật độ 10 - 15con/l Cho cá ăn liên tục trong 21 ngày bằng thức ăn trộn húc mụn, mỗi ngày cho ăn 4 lần Khẩu phần ăn: 5 ngày đầu lượng thức. .. giống hiện tại và tương lai ( Tayamen và cs, 1988) [19] * Tình hình sản xuất và công nghệ sản xuất giống rô phi trờn trờn thế giới Việc sản xuất cá rô phi giống được thực hiện theo 2 phương pháp chính: Sản xuất giống cá rô phi trong ao và sản xuất giống trong giai Theo Pillay (1990) [17] mô tả kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi trong ao đất Cá bố mẹ đã thành thục được thả chung trong một ao và cho ăn hằng... dùng 17 Methyltestosterone, liều lượng 60mg/kg thức ăn) Công nghệ tương đối đơn giản, dễ áp dụng và đầu tư thấp hơn so với phương pháp lai xa và chọn cá đực bằng tay Cá rô phi đơn tính giống được sản xuất bằng phương pháp này có tỷ lệ đực khá cao (92-100 %) và ổn định Hiện công nghệ này được áp dụng phổ biến trong sản xuất cá rô phi đơn tính đực ở Thái Lan, Phillippines, Braxil, Israel, Trung quốc Tuy... lượng thức ăn bằng 25% trọng lượng quần đàn, 5 ngày tiếp theo lượng thức ăn bằng 20% trọng lượng quần đàn, 5 ngày kế tiếp lượng thức ăn bằng 15% trọng lượng quần đàn, 6 ngày cuối cùng lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng Đây là phương pháp tương đối ổn định với tỷ lệ đực hoá 95 - 100%, đơn giản và dễ áp dụng Hiện nay phần lớn cá rô phi đơn tính trên thế giới và ở Việt Nam được sản xuất bằng phương pháp này... 31 ♦ Phương pháp xử lý cá bột 21 ngày tuổi bằng hoormone 17 α - methyltestosterones Sử dụng thức ăn có trộn hocmone 17 α - methyltestosterones cho cá ăn ♦ Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản - Mức độ thành thục của cá Kiểm tra định kỳ sự phát triển của tuyến sinh dục cá 1 lần/thỏng bằng phương pháp mổ khám Số cá thành thục(con) - Tỷ lệ thành thục = x 100 Số cá đưa vào nuôi vỗ(con) Số cá đẻ... 100 Tổng số cá đưa vào xử lý (con) ♦ Phương pháp định lượng cá bột Sử dụng một cốc thủy tinh 40ml tương đương 4 vạn cá bột để định lượng ♦ Phương pháp cho cá ăn và xử lý thức ăn 32 5 ngày đầu lượng thức ăn bằng 25% trọng lượng quần đàn 5 ngày kế tiếp theo lượng thức ăn bằng 20% trọng lượng quần đàn 5 ngày kế tiếp lượng thức ăn bằng 15% trọng lượng quần đàn 6 ngày cuối cùng lượng thức ăn bằng 10% trọng... sản I đã nhập nội một số giống cá rô phi: Cá rô phi vằn dòng Thái Lan, cá rô phi vằn dòng GIFT chọn giống thế hệ thứ 5, cá rô phi vằn dòng Swansea và cá rô phi xanh O aureus từ Philippin, cá rô phi hồng O reochromis sp từ Đài Loan và Thái Lan Các 13 giống cá rô phi nhập nội thử nghiệm cho thấy: Cá rô phi vằn dòng GIFT, dòng Thái Lan, cá rô phi hồng đã thể hiện ưu thế về sinh trưởng, thích ứng với điều . trong những năm 1970. Tuy nhiên, hiện nay rất ít cơ sở sản xuất giống sử dụng phương pháp này để sản xuất cá rô phi đơn tính Sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng cho ăn hormone được áp dụng rộng. Tình hình sản xuất và công nghệ sản xuất giống rô phi trờn trờn thế giới Việc sản xuất cá rô phi giống được thực hiện theo 2 phương pháp chính: Sản xuất giống cá rô phi trong ao và sản xuất giống. 5, cá rô phi vằn dòng Swansea và cá rô phi xanh O. aureus từ Philippin, cá rô phi hồng O reochromis sp từ Đài Loan và Thái Lan. Các 12 giống cá rô phi nhập nội thử nghiệm cho thấy: Cá rô phi

Ngày đăng: 21/04/2015, 18:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1

  • CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

  • 1.1. Điều tra tình hình cơ bản

    • 1.1.1. Điều kiện tự nhiên

    • 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

      • Bảng 1.1. Diện tích sử dụng tại trung tâm giống thuỷ sản Tuyên Quang

      • Bảng 1.2: Chi phí và doanh thu trung bình của trung tâm giống thuỷ sản Tuyên Quang từ năm 2006 đến năm 2008

      • 1.1.3. Đánh giá chung

        • 1.1.3.2. Khó khăn

        • 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất

          • 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất

          • 1.2.2. Phương pháp tiến hành

          • 1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất

          • 1.3. Kết luận và đề nghị

            • 1.3.1. Kết luận

            • 1.3.2. Đề nghị

              • PHẦN 2

              • CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU

              • 2.1. Đặt vấn đề

              • 2.2. Tổng quan tài liệu

                • 2.2.1. Cơ sở khoa học.

                  • 2.2.1.1. Đặc điểm sinh học của cá rô phi

                    • Bảng 2.1. Phân biệt cá đực, cá cái qua các đặc điểm hình thái

                    • 2.2.1.2. Một số hiểu biết về hormone 17α Metyltestosterol.

                    • 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

                      • 2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

                      • * Nhu cầu về giống và sản xuất giống cá rô phi trên thế giới

                      • * Tình hình sản xuất và công nghệ sản xuất giống rô phi trờn trờn thế giới

                        • 2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

                        • * Tiềm năng phát triển nuôi cá rô phi ở Viờt Nam

                        • 2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

                          • 2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan