Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cá chép V1 Cyprinus carpio (Linnaeus, 1785)

27 643 0
Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cá chép V1 Cyprinus carpio (Linnaeus, 1785)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, cùng các thầy cô giáo trong Bộ môn Nuôi Trồng Thủy Sản, Khoa Chăn Nuôi-NTTS đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thành tốt đợt thực tập giáo trình này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ -Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong trung tâm, các anh chị sinh viên trường Đại Học Hải Phòng đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại trung tâm. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Bùi Đoàn Dũng-Giáo viên phụ trách thực tập đã quan tâm, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới tập thể lớp K54-NTTS đã luôn bên cạnh quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Thời gian thực tập có giới hạn nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng các bạn để em có được sự vững vàng hơn trong thực tiễn đồng thời bổ sung thêm vốn kiến thức còn thiếu ở bản thân. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Lưu Thị Mây 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn 1 MỤC LỤC 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU 4 PHẦN II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 I.Giới thiệu chung về cá chép V1 (Cprinus carpio Linnaeus, 1785) 5 3. Đặc điểm hình thái 6 3.1. Cá chép trắng Việt Nam 6 3.2 Cá chép Hungari 6 3.3 Cá chép vàng Indonesia 7 3.4 Cá chép V1 7 4. Môi trường sống 7 5. Đặc điểm sinh sản 8 5.1. Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục 8 5.2. Sức sinh sản 8 5.3. Thời vụ đẻ trứng và tập tính đẻ trứng 9 PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP 10 SỐ LIỆU 10 I. Thời gian, địa diểm thực tập và đối tượng nghiên cứu 10 1. Thời gian thực tập 10 2. Địa điểm thực tập 10 2.1. Vài nét giới thiệu về xơ sở vật chất 10 2.1.1 Trụ sở làm việc 10 2.1.2 Trạm nghiên cứu thực nghiệm 11 2.1.3 Sơ đồ bộ máy của trung tâm 12 3.Tổ chức quản lý 13 3.1 Đội ngũ cán bộ 13 3.2.Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm 13 3. Đối tượng nghiên cứu 14 II. Phương pháp thu thập số liệu 14 1. Phương pháp trực tiếp 14 2. Phương pháp gián tiếp 14 PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 15 I. Tuyển chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ 15 1. Tuyển chọn cá bố mẹ 15 2. Nuôi vỗ 15 II. Cho cá đẻ 16 1. Dụng cụ 16 2. Chọn cá bố mẹ cho đẻ 16 3.1. Liều lượng kích dục tố: 18 3.2. Cách tiêm 18 3.3 Thu trúng và sẹ 20 III. Thụ tinh và khử dính cho trứng 22 1. Thụ tinh 22 2. Khử dính cho trứng 22 2 IV. Ấp trứng 23 1. Dụng cụ ấp tứng 23 2- Ưu diểm của bình vây: 25 3. Kỹ thuật ấp trứng 25 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 26 I. Kết luận 26 II. Đề xuất ý kiến 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU Nuôi trồng thủy sản của nước ta đã và đang phát triển nhanh chóng cả về số lượng, chất lượng con giống, cũng như quy mô nuôi. Ngoài việc cung cấp thực phẩm, nhiều loài thủy sản còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, do đó Nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Trước đây, khi khoa học công nghệ chưa phát triển thì các đối tượng thuỷ sản được nuôi còn rất hạn chế về cả số lương và chủng loại, nguồn con giống chủ yếu dựa vào khai thác từ tự nhiên nên không đủ để cung cấp cho nuôi trồng và chất lượng con giống không được đảm bảo. Hiện nay, nhờ có những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại mà hàng loạt những đề tài nghên cứu sản xuất ra các đối tượng nuôi mới không những có phẩm chất tốt, có giá trị thương phẩm cao, mà còn sinh trưởng phát triển tốt , ít dich bệnh. Tiêu biểu đó là sự thành công của đề tài nghiên cứu , sản xuất thành công giống cá chép V1. Cá chép V1 là kết quả của chương trình chọn giống cá chép và lưu giữ nguồn gen thuỷ sản, do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Mai Thiên nguyên Viện trưởng chủ trì và tập thể cán bộ công chức Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I thực hiện. Cá chép V1 được lai tạo từ 3 dòng cá chép: Cá chép trắng Việt Nam, cá chép vảy Hungari và cá chép vàng Indonesia. Cá thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên của nước ta. Con cá chép lai kép này kết hợp được nhiều tính trạng quý báu từ các con cá bố mẹ, do đó bước đầu công trình nghiên cứu đã được đánh giá cao và cho kết quả tốt. Con giống lai kép đã triển khai nuôi ở nhiều địa phương trong cả nước, đáp ứng nhu cầu về chất lượng thịt, năng suất cao, hình dáng đẹp, góp phần thúc đấy mạnh mẽ phong trào nuôi trồng thủy sản, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế mà Nhà nước đưa ra. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật ương nuôi cá chép lai kép, đáp ứng nhu cầu con giống cho nhân dân nhiều hơn nữa, em xin trình bày chuyên đề : “ Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cá chép V1 Cyprinus carpio (Linnaeus, 1785) ” 4 PHẦN II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU I.Giới thiệu chung về cá chép V1 (Cprinus carpio Linnaeus, 1785) Cá chép V1 được lai tạo từ 3 dòng cá chép: Cá chép trắng Việt Nam, cá chép vảy Hungari và cá chép vàng Indonesia. 1. Nguồn gốc, phân bố Trên thế giới: Cá chép phân bố rộng khắp các vùng trên toàn thế giới trừ Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca và châu Úc. Ở Việt Nam: Cá phân bố rộng trong sông ngòi, ao hồ, ruộng ở hầu hết các tính phía Bắc Việt Nam. Cá có nhiều dạng hình như: Cá chép trắng, chép cẩm, chép hồng, chép đỏ, chép lưng gù, chép thân cao, chép Bắc Kạn v.v là loài cá có giá trị kinh tế cao. Năm 1984 cá được thu từ tự nhiên và đưa về lưu giữ tại Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1. Cá chép Việt Nam được dùng làm cá bố mẹ cho lai với cá chép Hungari vẩy và cá chép vàng Indonesia tạo ra các dòng cá chép có chất lượng di truyền cao. Cá được sử dụng trong phép lai chọn giống tạo cá V1 các năm: 1984, 1986, 1998, 1989, 1991, 1993, 1995. Tái tạo quần đàn năm: 1984, 1986, 1988, 1989, 1991, 1993, 1995, 1998, 2001, 2003. Cá chép V1 được lai tạo theo sơ đồ sau: 5 Cá chép V1 có tốc độ lớn nhanh hơn so với giống cá gốc trước đây do nó mang những đặc điểm quý của: Cá bố Hungari: Lớn nhanh, ngoại hình đẹp, sử dụng tốt thức ăn tinh, dễ đánh bắt… Cá mẹ Việt Nam chịu được điều kiện nuôi khó khăn mức nước nông, kháng bệnh tốt 2.Phân loại Bộ: Cypriniformes Họ: Cprinidae Giống: Cprinus Loài: Cprinus carpio (Linnaeus, 1785) 3. Đặc điểm hình thái 3.1. Cá chép trắng Việt Nam Thân dẹp, đầu thuôn, cân đối, có hai râu, miệng hướng về phía trước, khá rộng, thân có màu sáng trắng. 3.2 Cá chép Hungari Cá chép Hungari vảy: Đầu nhỏ, gáy cao,chiều cao thân lớn. 6 Cá chép Hungari trần: Có đặc điểm tương tự như cá chép Hungari vảy nhưng cá chép Hungari trần:toàn thân chúng không có vảy bao phủ nếu có chỉ thấy một hàng vảy theo dọc vây lưng. 3.3 Cá chép vàng Indonesia Đặc điểm hình thái dễ nhận biết nhất là thân có màu vàng. 3.4 Cá chép V1 Cá chép V1 dòng Việt có ngoại hình thiên về dạng hình cá chép trắng Việt Nam do trong hệ gen của chúng có 50% cơ cấu di truyền của cá chép trắng Việt nam. Cá chép V1 dòng Vàng (Indo) có ngoại hình thiên về cá chép Hung thuần vì kiểu gen của chúng mang 50% cơ cấu di truyền của cá chép Indonesia. Cá chép V1 dòng Hung có ngoại hình thiên về cá chép Hung thuần vì chúng mang 50% cơ cấu của cá chép dòng Hungary. Cá chép V1 đã tập hợp được những đặc điểm di truyền quý của 3 loại cá thuần chủng: Chất lượng thịt thơm ngon, sức sống cao, khả năng chống chịu bệnh tốt của cá chép Việt Nam. Thân ngắn và cao, đầu nhỏ, ngoại hình đẹp cùng tốc độ tăng trọng nhanh của cá chép Hungari. Đẻ sớm và trứng ít dính của cá chép Indonesia. Nói chung, cá chép V1 có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đặc điểm nuôi trồng tại Việt nam. 4. Môi trường sống Là loài sống đáy, có tính thích nghi rộng, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường không thuận lợi. Cá sống ở tầng đáy nên có ngưỡng oxy tương đối thấp, có thể sống được ở môi trương cố hàm lượng oxy hòa tan từ 0,2 – 0,3mg/lít. Khoảng nhiệt độ rộng từ 0 - 37ºC, thích hợp nhất: 20 - 27ºC. Độ pH từ 5 – 9, có thể sống được độ mặn dưới 10‰. 7 5. Đặc điểm sinh sản 5.1. Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục Tuổi thành thục và cỡ các thành thục nói chung phụ thuộc vào vĩ độ và nhiệt độ môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. cá chép Hungari và cá chép Indonesia nuôi ở Việt Nam thành thục sau một năm tuổi, cá chép Việt cũng thành thục sau một năm tuổi. Về khối lượng: Cá chép Việt thường trên 200gram/con đã phát dục lần đầu. Cá chép nuôi ở miền núi thành thục ở khối lượng nhỏ hơn. 5.2. Sức sinh sản Sức sinh sản của cá chép phụ thuộc vào tuổi cá và cỡ cá, chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng gây biến động rất lớn, với cá chép Việt lượng trứng tăng nhanh từ tuổi thứ 3 đến tuổi thứ 5, sau đó tăng nhanh không đáng kể. Trung bình 1kg cá đẻ được 10 vạn trứng. Bảng 1: Sức sinh sản của cá chép Trọng lượng cá (kg) Số lượng trứng 0,3 30.000 – 40.000 0,5 60.000 – 80.000 0,7 80.000 – 90.000 1,0 120.000 – 140.000 2,5 320.000 – 600.000 (Theo Nguyễn Duy Hoan, 2006) Cá chép có lượng trứng cao khi vùng nước có nguồn thức ăn phong phú (dinh dưỡng tốt) và ngược lại khi dinh dưỡng không tốt, không những ít trứng mà thậm chí cá bố ẹ không thành thục. 8 5.3. Thời vụ đẻ trứng và tập tính đẻ trứng Ở miền Bắc cá đẻ nhiều lần trong năm nhưng tập trung vào hai vụ chính là vụ xuân vào tháng 3 – 4, khi nhiệt độ nước từ 18ºC trở lên; vụ thu đẻ vào tháng 9 – 10. Các tỉnh phía Nam: Cá chép đẻ quanh năm nhưng tập trung vào mùa mưa. Cá chép là loài đẻ trứng dính, trứng sau khi ra khỏi cơ thể mẹ rơi vào nước, chất dính hoạt động làm cho trứng bám vào các thực vật thúy sinh ở tầng mặt, nơi giàu oxy để phôi phát triển thuận lợi. Trong tự nhiên, cá chép thường đẻ vào sang sớm và có thể kéo dài đến 8 – 9 giờ sáng. Điều kiện thích hợp nhất cho cá chép đẻ trứng là nhiệt độ nước từ 18ºC trở lên, có nước mới kích thích hoặc thời tiết từ lạnh chuyển sang ấm, có mưa và có vật bám cho trứng. 9 PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU I. Thời gian, địa diểm thực tập và đối tượng nghiên cứu 1. Thời gian thực tập Từ ngày 12/03 đến ngày 30/03/2012. 2. Địa điểm thực tập Địa điểm: Trung tâm Tư vấn Thiết kế và Chuyển giao Công nghệ Thủy sản thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I – Xã Đình Bảng – Huyện Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh. 2.1. Vài nét giới thiệu về xơ sở vật chất Trung tâm tư vấn Thiết kế và Chuyển giao Công nghệ Thủy sản là một bộ phận của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản. Nằm cạnh đường quốc lộ 1A cách trung tâm thủ đô Hà Nội 15 km về phía Bắc. - Điều kiện tự nhiên: nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt(xuân, hạ, thu, đông). Nguồn nước cấp: Nguồn nước cấp sử dụng cho các ao lấy từ trạm bơm Bắc Đuống thông qua kênh mương Trịnh Xá, kênh mương Chùa Dận cấp vào ao chứa, ao lắng. 2.1.1 Trụ sở làm việc Văn phòng Trung tâm nằm trong khuôn viên của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I. Văn phòng có đủ trang thiết bị làm việc cho cán bộ bao gồm: + Máy tính 12 chiếc + Máy in 5 chiếc + Máy photocopy 2 chiếc + Máy chiếu đa năng 2 chiếc 10 [...]... LUẬN - Các khâu trong quá trình sản xuất giống cá chép V1: Tuyển chọn cá bố mẹ và nuôi vỗ Cho cá đẻ Thụ tinh và khử dính cho trứng Ấp trứng Ương cá bột lên hương I Tuyển chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ 1 Tuyển chọn cá bố mẹ Chọn cá bố mẹ có ngoại hình đẹp, khoẻ mạnh , không dị hình, không có biểu hiện mắc bệnh Cá đực từ 0,8 kg /cá thể trở lên, cá cái từ 1,0 kg /cá thể trở lên 2 Nuôi vỗ Cá đực và cá cái được... nghiên cứu Mở rộng quy mô sản xuất giống cá chép V1 nhằm đáp ứng nhu cầu cuả người nuôi 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nguyễn Tường Anh Sản xuất giống một số loài cá nuôi NXB Nông Nghiệp, 2006 2 Phạm Tân Tiến – Hà Đức Thắng Sản xuất giống vật nuôi Thủy sản NXB Giáo Dục Việt Nam, 2009 3 Đặc điểm sinh học và biện pháp gây nuôi cá nước ngọt - NXB Nông thôn 4/1976 4 Nguyễn Công Thắng Cho cá chép đẻ nhân tạo (... giống cá chép V1 theo chương trình khuyến ngư Chủ trì dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá Rô phi đơn tính đực theo chương trình khuyến ngư Chủ trì dự án sản xuất giống và nuôi thương phẩm Cá Chày mắt đỏ Chủ trì dự án sản xuất giống Tôm hùm nước ngọt Chủ trì dự án sản xuất Tôm hùm nước ngọt thương phẩm 3 Đối tượng nghiên cứu Quy trình sản xuất giống cá chép V1. .. nghiên cứu Quy trình sản xuất giống cá chép V1 (Cprinus carpio Linneaus, 1785) II Phương pháp thu thập số liệu 1 Phương pháp trực tiếp Trực tiếp tham gia vào một số khâu trong quy trình sản xuất giống cá chép V1 2 Phương pháp gián tiếp Quan sát, phỏng vấn các cán bộ công nhân viên trong trung tâm Thu thập số liệu qua thực tế sản xuất tại cơ sở Tham khảo các tài liệu có liên quan Từ những kiển thức được trang... có thể rút ngắn được thời gian phát dục của tuyến sinh dục, làm cho cá đẻ trước hoặc sau thời vụ tùy theo nhu cầu của người nuôi Với điều kiện cơ sở vật chất của trung tâm, quy trình sản xuất giống cá chép V1 Cyprinus carpio đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đồng thời do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên quy trình đạt được kết quả cao II Đề xuất ý kiến Trung tâm tạo điều kiện tập huấn nâng cao kỹ thuật cho công... ăn 1 lần(1 lòng đỏ trứng gà/30-40 vạn cá bột/lần) Cá bột nuôi trong giai 2-3 ngày,chuyển ra ao ương 25 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN I Kết luận Việc sinh sản nhân tạo cá chép cho tỷ lệ đẻ, thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng cao hơn sovowis cho cá chép đẻ tự nhiên Cho cá chép đẻ như vậy dễ kiểm soát được số lượng trứng, do vậy naangg cao được hiệu quả sản xuất giống Nhờ phương pháp này nên có thể rút... của thuốc không cao Hình 3: Tiêm kích dục tố cho cá Bảng 1 : Liều lượng kích dục tố cho cá chép sinh sản( 15 cá cái, 20 cá đực) Tổng khối lượng cá LRH-A Nhiệt độ cho đẻ (kg) nước lúc cá đẻ ♀ ♂ ♀ ♂ 21oC 70.3 50.8 Lần1: 4 4 Lần2: 12 19 DOM ♀ ♂ Lần1: 28 20 Lần2: 60 Thời gian hiệu ứng (giờ) 6 Sau khi tiêm lần 2 khoảng 5 giờ, phải luôn quan sát bể cá cái, thấy cá quẫy nhiều hơn, có khi thấy 1 số trứng bám... thấp 17-190C, khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 8-9giờ, nhiệt độ cao hơn: 200C, khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 5 -6 giờ Cá đực chỉ tiêm 1 lần trước lần tiêm thứ 2 của cá cái , từ giữa vụ đến cuối vụ , cá cái chỉ có thể tiêm 1 lần Nếu nhiệt độ nước trung bình là 220C thì sau khi tiêm lần 2 từ 6-8 tiếng cá cái sẽ rụng trứng Tùy thời gian được chọn thu sản phẩm sinh dục vào lúc nào mà quy t định thời gian... ấn nhẹ phía trên vây bụng cá thấy dòng trứng chảy đều, đặc, sánh thì tiến hành vuốt trứng 3.3 Thu trúng và sẹ Khi cá có hiện tương rụng trứng thì ta tiến hành vuốt trứng Cách vuốt trứng: Sau khi bắt cá ra khỏi bể ta dùng băng ca bọc lấy thân cá, đầu cá hướng về phía người bắt cá, một bàn tay đỡ đầu, tay kia đỡ khấu đuôi cá và lấy ngón tay cái bịt lỗ niệu sinh dục để tránh cá quẫy làm trứng phun ra... cần đánh dấu từng con để tránh nhầm lẫn trong quá trình tiêm bằng cách cắt vây đuôi, vây ngực, vây bụng Cá đực và cá cái được thả riêng trong các bể có dung tích nước 0.5-1m3, độ sâu của bể từ 70-80cm để dễ dàng thao tác bắt cá và bể phải được che bằng lưới để cá khỏi nhảy ra ngoài khi có nước chảy nhẹ 3 Tiêm kích dục tố Kích dục tố dùng để tiêm cho cá chép đẻ là Luteotropin Releasing Hormoned Analog . em xin trình bày chuyên đề : “ Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cá chép V1 Cyprinus carpio (Linnaeus, 1785) ” 4 PHẦN II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU I.Giới thiệu chung về cá chép V1 (Cprinus carpio. Linnaeus, 1785) Cá chép V1 được lai tạo từ 3 dòng cá chép: Cá chép trắng Việt Nam, cá chép vảy Hungari và cá chép vàng Indonesia. 1. Nguồn gốc, phân bố Trên thế giới: Cá chép phân bố rộng khắp các. cứu Quy trình sản xuất giống cá chép V1 (Cprinus carpio Linneaus, 1785). II. Phương pháp thu thập số liệu 1. Phương pháp trực tiếp Trực tiếp tham gia vào một số khâu trong quy trình sản xuất giống

Ngày đăng: 22/04/2015, 11:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan