1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Tìm hiểu quy trình sản xuất giống ba ba hoa (Trionyx sinensis) theo công nghệ Thái Lan tại Hà Tĩnh

47 599 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 5,91 MB

Nội dung

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀNuôi trồng thủy sản nước ngọt thời gian vừa qua đã đóng góp một vaitrò quan trọng trong việc nâng cao mức và bữa ăn hàng ngày của người dân.Hiện nay nhiều loài thủy đặc

Trang 1

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Nuôi trồng thủy sản nước ngọt thời gian vừa qua đã đóng góp một vaitrò quan trọng trong việc nâng cao mức và bữa ăn hàng ngày của người dân.Hiện nay nhiều loài thủy đặc sản khác nhau đang được nuôi khắp các thủyvực, với tiến bộ kỹ thuật mới trong nước và trên thế giới được áp dụng để sảnxuất cho chất lượng con giống tốt hơn, đáp ứng nhu cầu cho người nuôi vềcác loại thủy đặc sản

Trước nhu cầu thị trường đối với các loài thủy đặc sản có chất lượng thịtthơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao nên người sản xuất ở nhiều vùng khác nhau

đã mạnh dạn đầu tư sản xuất giống một số loài thủy đặc sản như cá lóc bông,

cá bống, ba ba, ếch

Ba ba là loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩuđược người tiêu dùng ưa chuộng nhất, đặc biệt là ở các nước Trung Quốc,Nhật, Malaysia Ở trong nước giá ba ba từ 200 - 300 ngàn/kg Đây là đốitượng được quan tâm trên thị trường thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau:thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp Thịt ba ba không những thơm ngon màcòn là loại dược phẩm quý, thịt hoặc xương ba ba khi kết hợp với một số loạithảo dược còn có tác dụng chữa trị một số bệnh của người như chữa đau lưng,hen suyễn, suy nhược cơ thể (Nguyễn Hữu Đảng, 2004)

Trước đây, giống ba ba khá đắt và không đủ cung cấp cho người nuôi.Sau năm 1997, giá ba ba giống giảm hơn các năm trước, một phần do giá ba

ba thương phẩm giảm, một phần do nhiều cơ sở tham gia sản xuất, đồng thờimột phần cũng bị ảnh hưởng bởi giá ba ba giống nhập ngoại thấp [4]

Hiện nay quy trình sản xuất giống ba ba truyền thống vẫn còn nhiều hạnchế, thời gian ấp nở của trứng kéo dài, hiệu quả sản xuất chưa cao Vấn đề đặt

ra là muốn phát triển sản xuất ba ba giống có lãi nhiều cần phải có các biệnpháp kỹ thuật phù hợp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, từ đó hạgiá thành sản xuất ba ba giống

Trước mối quan tâm đó, được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn tôi

mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu quy trình sản xuất giống ba ba hoa

(Trionyx sinensis) theo công nghệ Thái Lan tại Hà Tĩnh”.

Trang 2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

+ Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cho học tập

và công tác sau này

+ Nắm được đặc tính sinh học sinh sản của ba ba

+ Nắm được các phương pháp chọn ba ba bố mẹ, cho ba ba đẻ, ấp và nởtrứng của ba ba

+ Đưa ra quy trình sản xuất giống ba ba hoàn chỉnh theo công nghệThái Lan

Trang 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình nuôi ba ba ở Việt Nam

Ở Viêt Nam, trước những năm 1990 ngành nuôi trồng thuỷ sản chưaquan tâm đến đối tượng này Từ 1991 - 1992, giá ba ba trên thị trường tăngcao, một số gia đình ở các tỉnh Hải Hưng, Hà Tây, Hà Bắc đã ra thu gom

ba ba tự nhiên để nuôi [4] Nhưng chỉ nuôi ở hình thức hộ gia đình với quy

mô nhỏ, chưa có sự đầu tư về thức ăn, chăm sóc nên năng suất thường thấpchưa mang lại hiệu quả cho người nuôi Trong 10 năm trở lại đây, nghềnuôi ba ba có bước chuyển biến đáng kể, nổi bật là hoàn thành quy trìnhsản xuất giống ba ba Bên cạnh đó nghề nuôi ba ba thương phẩm ngày càngđược hoàn thiện và diện tích nuôi ba ba được mở rộng Gần đây nghề nuôi

ba ba công nghiệp đã dược đưa vào nuôi thử nghiệm và đã đạt kết quả bướcđầu Nhờ việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà nghề nuôi ba ba ở ViệtNam đạt được trong những năm qua là kết quả tổng hợp của sự đáp ứngngày càng tốt hơn nguồn ba ba giống, sản xuất nhân tạo và cải tiến kỹ thuậtnuôi ba ba thương phẩm [4]

2.1.1 Tình hình sản xuất ba ba giống nhân tạo ở Việt Nam

Ba ba là một động vật hoang dã, sinh sản ngoài tự nhiên mỗi lần để trứngvới số lượng rất ít Khi phát động phong trào nuôi ba ba chủ động, yêu cầu vềcon giống đạt ra rất lớn Khuyến ngư đã tổng kết kinh nghiệm ở các gia đìnhcho ba ba đẻ thành công nên đã động viên, khuyến khích các hộ nuôi vỗ ba ba

bố mẹ và cho đẻ, tự sản xuất lấy nguồn giống nuôi Chỉ sau hai năm một sốgia đình đã cho ba ba đẻ thành công [2] Song việc sản xuất ba ba giống nhântạo ở nước ta chỉ mới bắt đầu từ những năm gần đây

Quy trình sản xuất ba ba giống nhân tạo ở Việt Nam là sự kết hợp côngnghệ nước ngoài có bổ sung cải tiến thêm cho phù hợp với điều kiện ViệtNam Năm 1994 cả nước đã có 500 cơ sở sản xuất ba ba giống nhân tạo theo

Trang 4

hình thức trang trại nhỏ (chủ yếu hộ gia đình) đã sản xuất được 30 vạn congiống/năm [4] Đến năm 1997 cả nước xuất được trên hai triệu con giống gấp

6 lần so với năm 1994, cung cấp đủ nguồn giống cho người nuôi [4] Hiệnnay, nước ta đã có trên chục trại sản xuất nhân tạo ba ba giống với quy mô lớn

áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, với mức đầu tư lớn.Trong kế hoạch dự tính đến năm 2010 số ba ba giống cần tới 40 triệu con/năm

và có khoảng trên 1,600 trại (lớn, nhỏ) sản xuất ba ba giống

2.1.2 Tình hình nuôi ba ba thương phẩm ở Việt Nam

Từ khi thành công trong công nghệ sinh sản nhân tạo ba ba giống, nghềnuôi ba ba có những chuyển biến đang kể Năm 1992 tổng số hộ nuôi trong cảnước là 200 hộ, chủ yếu theo hình thức thu gom nhưng năm 1993 cả nước(chủ yếu kà các tỉnh phía Bắc) có trên 1.000 hộ trong đó riêng Hải Hưng có

700 hộ nuôi [3,4] Đến năm 1997, nhờ có chính sách khuyến ngư của nhànước đã phát triển lên 6.000 hộ [4]

Trước đây nghề nuôi ba ba chủ yếu phát triển ở các tỉnh phía Bắc, sau 5năm phong trào được mở rộng và phát triển ở các tỉnh miền Trung như: BìnhĐịnh, Khánh Hòa và một số tỉnh miền Nam [4] Các đối tượng nuôi chính ở

Việt Nam là ba ba Trơn (Trionyx sinensis), ba ba Nam bộ (Trionyx cartilagines), ba ba gai (Trionyx steinechderi), ba ba suối (lẹp suối) Trong đó

ba ba trơn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng ba ba nuôi

Nhìn chung phong trào nuôi ba ba ở nước ta từ năm 1991 đến năm 1993xuất hiện chưa phổ biến ở tất cả các tỉnh mà chỉ xuất hiện tập trung ở một sốtỉnh ở phía Bắc là chủ yếu Năm 1994 một số vùng miền núi tổ chức thamquan mô hình nuôi ở Hải Hưng, nên đến năm 1997 đã phát tiển khá nhanh lênđên 110 hộ nuôi Kêt quả sau quá trình nuôi đều mang lại hiệu quả kinh tếcao, nhiều gia đình thu được sản lượng 100 - 300 kg ba ba nuôi Ngày nayphong trào nuôi ba ba phát triển khá mạnh, nhiều xã đã lập các hội, cácn tổchức nuôi ba ba như Vân Trung (Việt Yên) có 111 hộ nuôi, Trung Xá, QuảngPhú (Gia Lương) có 40 hộ nuôi… và sản lượng ba ba thu hoạch sau mỗi vụcủa các xã từ 1.000 - 3.000 kg [4] Bên cạnh đó, phong trào nuôi ba ba ở các

Trang 5

tỉnh đồng bằng phát triển khá mạnh Từ chỗ những năm trước chưa có cơ sởnào nuôi nhưng từ năm 1994 trở lại đây nghề nuôi ba ba phát triển- Điển hình

là một số tỉnh như: Hải Hưng, Hà Bắc, Hà Tây, Hải Phòng, Nghệ An, HàTĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, TiềnGiang, Cần Thơ …[4]

Trên toàn quốc năm 1992 chỉ mới trên 200 hộ gia đình ở Hải Hưng, HàBắc, sau 5 năm khuyến khích hướng dẫn nhân dân đã phát triển lên trên 6.000

hộ Trước đây chỉ phát triển ở một số tỉnh miền bắc, sau 5 năm đã phát triển

ra 3 miền Bắc, Trung, Nam

- Các tỉnh miền núi, trung du: trước năm 1992 chưa có cơ sở nào nuôi,năm 1994 Yên Bái đã tổ chức tham quan Hải Hưng xây dựng mô hình, năm

1997 đã có trên 300 hộ gia đình nuôi, phát triển ra 34 huyện, hình thành 6 chihội nuôi ba ba Các gia đình đều có thu nhập và có lãi, có gia đình thu nhập

20 - 30 triệu đồng Các tỉnh miền núi khác cũng lần lượt phát triển như huyệnViệt Yên ( Hà Bắc ), cả huyện có tới 700 hộ nuôi, có cả một làng nuôi ba banhư thôn Vân Trung Ở tỉnh Lâm Đồng từ một mô hình trình diễn nay đã pháttriển ra trên 100 hộ gia đình; các tỉnh Đắc Lắc, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằngđều có cơ sở nuôi có hiệu quả, ít bệnh tật, đã và đang có sản phẩm hàng hoá

- Các tỉnh đồng bằng: ngoài Hải Hưng, sau những năm khuyến ngư độngviên các cơ sở mở rộng nuôi khá nhanh ở miền Bắc như Hà Bắc, Hà Tây, HảiPhòng Miền Trung phát triển ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận,Phú Yên, Khánh Hoà

Từ những tỉnh trước đây không có cơ sở nào, sau 3 - 4 năm đã mở rộng,tỉnh ít nhất là 30 - 40 hộ gia đình, tỉnh nhiều 700 - 1200 hộ gia đình TỉnhBình Định từ một mô hình trình diễn thành công đã tổng kết và dành 350 triệuđồng tiền vốn đầu tư mở rộng ra 11 huyện trong tỉnh Đặc biệt các tỉnh miềnNam chưa có tập quán nuôi giống ba ba hoa, kinh nghiệm chưa có, sau khi đitham quan các tỉnh miền Bắc và nghe khuyến ngư viên phổ biến, nhân dâncác tỉnh tiếp thu rất nhanh và đầu tư lớn phát triển nuôi từ Tiền Giang, CầnThơ, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Thành Phố Hồ Chí Minh có trên

Trang 6

1.000 hộ, có hộ đầu tư trên 500 triệu đồng xây dựng cơ sở và trên 1 tỷ đồngmua giống, cho đẻ sản xuất gần 2 vạn con giống, cung cấp đủ cho các tỉnhmiền Nam thu về 200 - 300 triệu đồng 1 năm.

- Các tỉnh ven biển: Vùng nước lợ và nước ngọt giao lưu nhau cũng pháttriển cơ sở nuôi như Xuân Thuỷ, Nghĩa Hưng (Nam Định), Kim Sơn (NinhBình), Hải Phòng và vùng cuối sông Kinh Thầy (Hải Hưng ), các tỉnh KiênGiang, Bến Tre, Trà Vinh

2.2 Đặc điểm sinh học của ba ba hoa (Trionyx sinensis)

2.2.1 Hệ thống phân loại

Ba ba là một loài động vật dưỡng mô, có hệ

thống phân loại như sau:

 Phân bố: nước ta có các loài ba ba hoa, ba ba gai, lẹp suối và cu đinh

- Ba ba hoa (ba ba trơn) phân bố chủ yếu ở nước ngọt đồng bằng sông Hồng

- Ba ba gai phân bố chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc

- Lẹp suối (ba ba suối) phân bố ở suối nhỏ miền núi phía Bắc, cỡ nhỏhơn hai loài ba ba trên

- Cu đinh, phân bố ở Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ, còn gọi là ba

ba Nam bộ để phân biệt với các loài ba ba ở phía Bắc

 Cách phân biệt các loài ba ba:

Cách phân biệt nhanh nhất là dựa vào màu da bụng và hoa vân trên bụng:

- Da bụng ba ba hoa lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, cỡ 2 kgtrở lên gần như màu trắng Trên nền da bụng có khoảng trên dưới 10 chấm

Trang 7

đen to và đậm, chấm đen có vị trí cố định, các chấm đen loang to và nhạt dầnkhi ba ba lớn, cỡ trên 2 kg phải quan sát kỹ mới thấy rõ.

- Da bụng ba ba gai: có rất nhiều chấm đen nhỏ, lúc nhỏ da bụng có màuxám đen và chuyển sang xám trắng lúc lớn

- Ba ba suối da bụng màu vàng bóng, không có chấm đen

- Ba ba Nam bộ da bụng màu trắng, không có chấm đen

Ngoài da bụng, có thể căn cứ vào các nốt sần trên lưng, trên diềm cổ vàtrên cổ của ba ba để phân biệt chúng

2.2.3 Hình thái

Toàn thân ba ba dẹt, hình tròn, lưng và bụng được che bởi xương và maicứng Đầu, 4 chân và đuôi có thể co rút (co vào hộp mai cứng khi gặp nguyhiểm) Cơ thể của ba ba chia thành các phần: đầu, cổ, thân, 4 chân và đuôi

- Đầu ba ba: phần trước nhọn bóng như một khối hình nón

Ba ba có hai lỗ mũi, khi thở ba ba chỉ cần nhô 2 lỗ mũi lên mặt thoáng củanước hay thò ra khỏi hộp mai khi ở trên cạn Ba ba có hai mắt nhỏ, có màngmắt bảo vệ Miệng ba ba có thể há rộng, hàm ba ba khỏe nhưng không có răng,trên hàm là các phiến sừng cứng hình tam giác có thể cắn vỡ nát vỏ ốc hếncứng Trong hàm là khoang khá rộng có cơ đầu lưỡi không thụt thò được màchỉ hạ xuống đưa lên khi ba ba nuốt thức ăn Ba ba không có lỗ tai ngoài

- Cổ ba ba: dài tạo ra bởi những nhóm cơ trơn, chuyển động rất linh hoạt,

có thể vươn lên cao hoặc thụt thò tùy ý Khi cổ vươn dài về phía lưng, miệng

có thể mở rộng để ngoạm con mồi nằm ở 8/10 chiều dài mai Nhưng khi vươnxuống dưới, cổ chỉ tới được vị trí của hai chân trước, do đặc điểm cấu tạo maihạn chế Lợi dụng đặc điểm này, người bắt ba ba dùng tay nắm chân sau ba

ba, lật ngữa ba ba, dùng tay đè lên đuôi và mai rồi dúng sức nhấc bổng lên

- Thân của ba ba: ngắn, dẹt, lưng là mai có hình tròn hoặc hình trứng.Toàn thân gồm hai mai xương tạo thành hộp bảo vệ lưng và bụng

- Bốn chân ba ba: thô, ngắn, hơi dẹt như mái chèo để bơi và di chuyểnkhi bò, được bố trí tương đối cân xứng ở hai bên thân để nâng đỡ toàn thân ba

ba Hai chân sau ba ba phát triển to hơn hai chân trước Mỗi chân ba ba đều

có 5 móng chân, trong đó có 3 móng đầu cong, sắc, uốn thành hình lưỡi liềm

Trang 8

nhỏ, lòi hẳn ra ngoài thích nghi với hình thức bò, leo trong hang hay trongmặt bùn, có lợi cho hoạt động kiếm ăn và dịch chuyển.

- Đuôi ba ba: ngắn, như hình mũi dùi dẹt, dùng làm bánh lái khi bơi Hậumôn ba ba ở phía dưới cuống đuôi, như một khe nứt Đuôi ba ba dài hay ngắn

là một chỉ tiêu để phân biệt ba ba đực, cái [14]

Nhiệt độ thích hợp cho ba ba sinh trưởng từ 25 - 32oC, khi nhiệt độxuống thấp 12oC ba ba ngừng ăn, ít hoạt động và tìm nơi trú rét Ba bathường sống ở nơi nước sạch, pH khoảng 7 - 7,5 Ở nước ta, ba ba sinh sốnglâu năm trong đầm hồ tự nhiên, trọng lượng có thể lên đến vài chục kilogam(tháng 4 năm 1993 ở đầm Quỳnh Lâm, thị xã Hòa Bình đã bắt được một con

 Tính hung dữ và nhút nhát:

Ba ba có tính hung dữ như nhiều loài động vật ăn thịt khác khi bị kẻ thùtấn công, ba ba phản ứng quyết liệt, chúng há rộng mồm cắn thật chặt vàkhông chịu nhả ra Khi đói ba ba ăn thịt cả đồng loại Vì thế, khi nuôi phảichú ý đến đặc điểm này để chọn đàn giống cùng kích cỡ Tuy nhiên, ba ba lại

có tính nhút nhát thường chạy trốn (chìm xuống nước, đầu và 4 chân co vàohộp mai) khi nghe có tiếng động hay bóng người và súc vật qua lại

Trang 9

 Hô hấp:

Ba ba hô hấp bằng phổi, định kỳ chúng ngoi lên mặt nước hít thở khôngkhí thường 3 - 5 phút/một lần Khi nhiệt độ tăng cao, số lần nổi lên mặt nướccàng nhiều hơn Do mũi kéo dài về phía trước, khi thở ba ba chỉ cần thò mũilên mặt nước là đủ, không cần nổi hẳn toàn thân lên mặt nước Đây cũng làmột lợi thế để tránh kẻ địch

Ngoài ra, họng của ba ba có nhiều mạch máu là cơ quan hỗ trợ hô hấpnhờ vậy chỉ cần vươn duỗi cổ, co vào ra theo vận động cổ chúng vẫn hít thởđược trong nước

Xung quanh thân ba ba còn có nhiều mao huyết quản nhỏ có khả nănghấp thụ oxy vào mai giúp cho hô hấp có thể thực hiện được cả trên mặt da,tăng cường dưỡng khí cho máu ngay khi nằm ngủ đông dưới đáy nước mộtthời gian dài

 Ngủ đông:

Trong môi trường tự nhiên, ba ba có thói quen ngủ vào mùa đông Khinhiệt độ nước lạnh xuống dưới 15oC ba ba đi vào giấc ngủ đông cho tới khinhiệt độ tăng lên trên 15oC mới tỉnh dậy và hoạt động lại Chúng thường ngủqua mùa đông ở dưới độ sâu 2 - 3 m nơi đất cát có thể vùi mình trong đó hoặcchui vào hang, bốn chân và đầu thu vào mai Trong thời gian ngủ đông, chúngngừng hoạt động, tiêu thụ thức ăn dự trữ trong cơ thể Lúc này, thể trọng củachúng giảm tới 10%, thể chất yếu Trước khi vào mùa đông, nếu ba ba khôngđược cho ăn dự trữ và bảo vệ đúng cách, chúng có thể chết hàng loạt

 Phơi nắng:

Ba ba có thói quen thích phơi nắng, ở nhiệt độ môi trường 15 - 25oC, mỗingày chúng cần được phơi nắng 2 - 3 giờ Ba ba tự nhiên có thể bò lên bờphơi cho tới khi da khô, nhiệt độ cơ thể tăng lên mới trở về nước Trời nắngvào tháng 4 - 5, mặt nước ấm, chúng thích nổi lên phơi lưng, hưởng nóng ấm,tăng tuần hoàn huyết dịch và tiêu hóa, diệt khuẩn và kí sinh trùng trên da, làm

da sạch, dẻo dai hơn

 Đào hang làm ổ:

Trang 10

Hàng năm, từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch là mùa ba ba đẻ Trời vàođêm, ba ba cái lên bờ, chọn nơi đất cát mềm, tháo nước tốt để đào ổ.

Khi đào, ba ba dùng hai chân trước cố định thân, hai chân sau đào bớimột cái hố có đường kính 5 - 12 cm, sâu 10 - 15 cm hơi dốc Ổ có hình thang,cửa ổ nhỏ hơn 1/3 đáy ổ Ổ to hay nhỏ, sâu hay cạn tùy theo lượng trứngnhiều hay ít Đào ổ xong, ba ba co đầu và chân lại thở nhịp nhàng, đẻ mỗi lầnmột trứng, dùng đuôi gạt trứng đã đẻ xuống xếp thứ tự trong ổ theo hình nón.Khi đẻ hết trứng, ba ba dùng chân sau bới đất phủ lên che toàn ổ rồi đècho bằng phẳng như mặt đất xung quanh, nhẹ nhàng rời chổ đẻ, bơi vào nước.Người ta thường tìm nơi ba ba đẻ để dự báo mực nước năm sau

2.2.5 Đặc điểm sinh trưởng

Ba ba là động vật biến nhiệt, nhiệt độ ảnh hưởng lớn tới đời sống của ba ba

- Mùa đông, hầu như không tăng trọng, ngược lại mùa hè tăng trọngnhanh (có thể tới 28 g/tháng)

- Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào:

+ Giai đoạn phát triển: ba ba càng nhỏ tốc độ tăng trưởng càng nhanh.+ Mật độ nuôi: mật độ càng dày tốc độ tăng trưởng càng chậm và ngược lại.+ Loài, kỹ thuật nuôi và điều kiện môi trường

- Ba ba hoa mới nở, nặng 3 - 6 g/con; Ba ba gai và ba ba Nam bộ có cỡlớn hơn

- Ba ba hoa: cỡ giống 100 - 200 g/con, sau 6 - 8 tháng nuôi đạt 0,5 - 0,8kg/con ở miền Bắc và 0,8 - 1,0 kg/con ở miền Nam

2.2.6 Đặc điểm dinh dưỡng

- Ba ba ăn động vật là chủ yếu, nhưng có thể sử dụng thực vật làm thức ăn

- Sau khi nở một vài giờ, ba ba đã biết tìm mồi ăn

- Ba ba mới nở ăn động vật phù du, giun nước (trùn chỉ) và giun đất; khilớn ăn cá, tép, tôm, cua, ốc, giun đất, trai, hến và thịt của động vật

- Trong ao nuôi có thể huấn luyện cho ba ba ăn thức ăn chế biến từ khicòn nhỏ

Trang 11

- Ba ba chỉ bắt mồi trong nước, không kiếm mồi trên cạn.

- Nhiệt độ dưới 12 và trên 35oC ba ba bỏ ăn, nhiệt độ thích hợp nhất là

Vào mùa sinh sản, trong những đêm trăng sáng từ tháng 2 - 10, ba bathường bắt đầu động hớn và đẻ vào những ngày mưa to, sấm chớp Khi sinhsản có thể nhiều con đực đuổi theo một con cái Thông thường ba ba 2 nămtuổi với kích cỡ nhỏ nhất 400 - 500g sẽ tham gia sinh sản

Sau khi giao phối 5 - 10 ngày ở nhiệt độ không khí 20oC, con cái bắt đầu

đẻ trứng Khi đẻ trứng, con cái bò lên bờ tìm nơi đất xốp để đào hố đẻ trứng,

hố có độ sâu 5 - 10cm Sau khi đẻ trứng xong chúng dùng chân lấp đất lại đểbảo vệ trứng (lớp đất dày 2 - 3cm)

Trứng mới đẻ ra vỏ còn mềm, đàn hồi sau đó cứng dần Mỗi trứng đẻcách nhau khoảng 5 - 10 phút Kích cỡ trứng phụ thuộc vào kích cỡ của ba bacái Trứng cỡ nhỏ đường kính khoảng 10 - 12mm, nặng 2 - 3g; cỡ lớn khoảng

18 - 20mm, nặng 6g

Tùy vào kích cỡ con cái mà số lượng trứng mỗi lần đẻ khác nhau Ba bamới đẻ lần đầu (0,4 - 0,5 kg) có thể đẻ 4 - 6 trứng Cỡ 2kg đẻ 10 - 15 trứng.Con lớn hơn 4 - 5kg có thể đẻ 20 - 30 trứng, một năm ba ba có thể đẻ 4 - 5lứa Sau khi đẻ 5 - 7 ngày chúng lại tiếp tục giao phối để chuẩn bị cho lần đẻtiếp theo

Trong tự nhiên với nhiệt độ khoảng 30oC, trứng sẽ nở sau khoảng 45 - 60ngày Ba ba con mới nở có kích cỡ dài khoảng 3cm (tính theo chiều dài từ đầutới cuối của mai), nặng 3 - 4g và đã có bản năng tìm xuống nước để sinh sống

và phát triển

Trang 12

Bảng 1 Quan hệ giữa nhiệt độ với thời gian nở của ba ba [8]

Nhiệt độ ( o C) Thời gian nở (ngày)

Có thể dựa vào các đặc điểm sau đây để phân biệt đực cái:

Bảng 2 Một số đặc điểm phân biệt ba ba đực - cái [14]

Kích cỡ nhỏ, mình mỏng hơn Kích cỡ lớn hơn con đực

Cổ, đuôi dài, nhỏ và nhô ra khỏi mai Cổ và đuôi ngắn, mập không lồi ra

Vuốt chân ngắn hơn Vuốt chân dài

Khoảng cách giữa hai chân sau nhỏ Khoảng cách giữa hai chân sau lớn

2.3 Những nghiên cứu về môi trường sống của ba ba

2.3.1 Nhiệt độ

Ba ba là loài động vật biến nhiệt nên sự thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng rất

lớn đến hoạt động sống và phát triển của ba ba Ba ba có khả năng thích ứngđược trong điều kiện nhiệt độ nước thay đôi khá lớn, có thể sống trong khoảngnhiệt độ thay dổi từ 10 - 37oC, nhiệt độ thích hợp cho ba ba sinh trưởng pháttriển là 25 - 30oC, khi nhiệt độ hạ xuống 12oC ba ba bỏ ăn và ngừng sinhtrưởng Đặc tính của ba ba là khi nhiệt độ quá cao hay quá thấp thì chúngngừng ăn và ẩn mình xuống dưới bùn trú đông dù là ban ngày hay ban đêm.Nhiệt độ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thành thục của ba ba Ở

xứ lạnh ba ba 5 tuổi mới bắt đầu sinh sản, còn ở nước ta, ba ba 1 tuổi đã thamgia sinh sản lần đầu [4]

Trang 13

2.3.2 pH

Trong các thông số về môi trường, pH là một yếu tố chỉ thị tốt nhất Bất

cứ sự thay đổi nào dù rất nhỏ trong nước cũng làm thay đổi độ pH của môitrường, có thể là sự ô nhiễm do thức ăn dư thừa hay tảo nở hoa…

Ba ba có thể sống trong môi trường nước có độ pH từ 6 - 9, độ pH thíchhợp cho ba ba sinh sản, sinh trưởng và phát triển là từ 7 - 8 Nếu pH của môitrường tăng lển đến 9 hoặc giảm đến 6 lúc này các tế bào máu mất khả năngvận chuyển oxi làm cho quá trình trao đổi chất của các mô tế bào bị đình trệ.Mặt khác khi pH cao, NH3 dạng khí nhiều và H2S dạng khí thấp Ngược lại,khi pH thấp thì H2S dạng khí nhiều và NH3 dạng khí thấp, các chất này đều cóhại đối với ba ba [8]

2.3.3 Hàm lượng oxi hòa tan (DO)

Hàm lượng oxi hòa tan trong nước là một trong những yếu tố quan trọngảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ba ba Khi DO trong nước thấp sẽkìm hãm tốc độ tăng trưởng của ba ba, chúng hoạt động yếu, sử dụng thức ăn

ít Đồng thời khi đó, ba ba thường phải nhô đầu lên khỏi mặt nước để hít thởkhông khí Mặt khác, khi hàm lượng DO thấp sẽ thúc đẩy sự xuất hiện của cáckhí độc như: NH3, H2S, NO2… là những tác nhân gây độc cho đối tượng nuôi

Ba ba sống trong môi trường có DO từ 3 - 15 mg/l, tốt nhất từ 4 – 10 mg/

l Vì vậy, trong những ao nuôi có mật độ dày có đầu tư thức ăn phải có dụng

cụ thông khí cho bể nuôi như máy sục khí, máy bơm nước để chủ động thaynước thường xuyên Nên nuôi vỗ với mật độ vừa phải và tạo nguồn nướcchuyển động để tăng lượng oxi hòa tan [11]

2.3.4 Các chất khí độc trong ao nuôi

Sự phân hủy các chất thải của ba ba, thức ăn dư thừa, chất hữu cơ, sự tànlụi của tảo sẽ tạo ra nhiều dưỡng chất cho môi trường nuôi Đồng thời cũngtạo ra nhiều khí độc khác nhau có ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và pháttriển của ba ba mà chủ yếu là ở tầng đáy như: NH3, H2S, NO2…

H2S: là chất khí độc được tạo thành trong điều kiện yếm khí, H2S tồn tạitrong nước ở hai dạng: khí H2S và ion HS-

H2S  H+ + HS

Trang 14

-Khi pH thấp thì phản ứng nghiêng về sự tạo thành H2S, vì vậy pH thấp sẽlàm tăng tính độc của chúng Khí H2S tồn tại nhiều ở đáy ao, bể, tuy nhiênđây là dạng khí dễ bay hơi vì vậy để loại chúng ra khỏi ao, bể người ta tăngcường thay nước, sục khí và sử dụng vi sinh vật để phân hủy Hàm lượng H2S

an toàn cho ba ba nuôi trong ao là không quá 0,02 mg/l

NH3: là sản phẩm của quá trình bài tiết của động vật và sự phân hủy củacác chất hữu cơ dưới tác dụng của vi khuẩn Các chất hữu cơ có trong ao làthức ăn dư thừa, phân ba ba, xác sinh vật phù du… Hàm lượng NH3 trong aokhông quá 0,1 mg/l [5]

2.4 Những nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của ba ba

Thức ăn cho ba ba phải đủ độ dinh dưỡng cần thiết cho tùng loại ba ba.Cũng như các sinh vật nuôi dưỡng khác, ba ba cần được cung cấp 5 loại chấtdinh dưỡng là: Protein và abumin, chất beo, vitamin, tinh bột và chất khoáng

2.4.1 Nhu cầu về protein và abumin

Protein ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng, phát dục, sức đề khángcho ba ba do đó, hàm lượng protein luôn là yếu tố quan trọng trong chấtlượng thức ăn của ba ba Nhu cầu về thành phần đạm của ba ba thay đổi tùytheo loài nhưng nhìn chung thích hợp từ 40 - 60% [4] Trong đó nguồn đạmđộng vật là thức ăn chủ yếu Các giai đoạn khác nhau nhu cầu protein khácnhau, ba ba mới nở nhu cầu protein cao hơn ba ba trưởng thành và bằng 70%

Để thõa mãn nhu cầu protein của ba ba có thể dùng nhiều thực phẩm đạmđộng vật như cá, mực, tôm tép, ốc hến, giun, phế phẩm lò mổ

Abumin là thành phần chủ yếu cấu thành tế bào sống của sinh vật Có thểcoi abumin là thành phần cơ bản của sự sống cũng là chất dinh dưỡng quantrọng giúp ba ba phát dục, sinh trưởng và phát triển [8]

Hàm lượng abumin chiếm 50% là thích hợp, tỷ lệ này ứng với 6,145%trọng lượng ba ba

Cứ 100g ba ba cần 3,07g abumin trong thức ăn, hệ số chuyển đổi thức ăn

là 1,41 [8]

Thức ăn có hàm lượng abumin từ 43,32 - 45,05% là thích hợp cho ba ba

Cứ 100 g ba ba, thức ăn cần chứa abumin là 1,733 - 1,802 g/ngày Nếu hàmlượng abumin trong thức ăn cao hơn hay thấp hơn thì làm tốc độ trăng trưởngcủa ba ba chậm dần

Trang 15

2.4.2 Nhu cầu về chất béo

Chất béo giúp cho ba ba tích lũy mỡ tốt, tạo thành nguồn dự trữ cho ba

ba giúp nó có khả năng chống rét, chống đói tăng năng lượng vận động vớilượng chất béo phù hợp sẽ giúp ba ba hấp thụ các chất dinh dưỡng, vitamintrong thức ăn tốt hơn

Trong khẩu phần ăn, ba ba cần nhiều acid béo, nếu thiếu acid béo ảnhhưởng đến khả năng tăng trưởng của ba ba Hàm lượng acid béo trong thức ăncủa ba ba cần 10% [8]

2.4.3 Nhu cầu về vitamin

Vitamin là hợp chất hữu cơ cơ bản Mặc dù chúng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏtrong thức ăn nhưng vai trò của nó đối với cơ thể là rất lớn Vitamin cần thiếtcho các quá chuyển hóa và sử dụng chất dinh dưỡng cũng như quá trình xâydựng tế bào và tổ chức cơ thể

Đối với ba ba, vitamin nhóm B cần thiết được cho vào thức ăn cũng nhưvitamin C, E Qua thực nghiệm cho thấy, nếu thiếu vitamin B1, B6, B12, ba basinh trưởng kém Chính vì vậy, khi chế biến thức ăn, để chống hiện tượng thiếuvitamin cần cho thêm trong thành phần thức ăn một ít vitamin cần thiết [8]

2.4.4 Nhu cầu về tinh bột

Tinh bột có thể chia thành abumin sợi và đạm (trong bột và đường) là haichất cơ bản quan trọng trong hoạt động sống của ba ba, liên quan mật thiếtđến sinh lý của chúng

Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể là quá trình chuyển hóacác hợp chất kiềm hóa có chứa trong thức ăn thành đường glucose ở trongđường tiêu hóa nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể sống

2.4.5 Nhu cầu về chất khoáng

Chất khoáng là các vi chất giúp cho ba ba phát dục bình thường đặc biệt

là chất khoáng giúp quá trình tạo xương và huyết dịch, điều hòa áp suất thẩmthấu và giúp cơ thể điều tiết thần kinh

Thức ăn thiếu hàm lượng chất khoáng dẫn tới bệnh tật và tử vong.Những chất khoáng cần cho ba ba là canxi, photpho, lân, kali và các vi sinhvật khác

Trang 16

Ngoài việc tạo xương, huyết dịch, chất khoáng có trong thức ăn giúp cácenzym chuyển hóa của cơ thể hoạt động tốt, tăng sức chịu đựng các yếu tố bấtlợi của môi trường và khả năng đề kháng bệnh tật [8].

2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ba ba

2.5.1 Thức ăn

Thức ăn nuôi ba ba bố mẹ là vật chất dinh dưỡng căn bản, ba ba mẹtrưởng thành sớm, một năm đẻ nhiều lần, mỗi lần đẻ nhiều trứng chất lượngcao do điều kiện dinh dưỡng thức ăn quyết định

Thức ăn thực vật dạng bột với tỷ lệ quá nhiều (giống như chất độn) làm

ba ba phát dục chậm, đẻ muộn và ít Thức ăn nhiều đạm động vật và albumingiúp cho ba ba tăng trưởng phát dục nhanh, đẻ nhiều số lượng và chất lượngtrứng tốt [9]

Khi ba ba nuôi theo công nghiệp, thức ăn do con người chế biến có chấtlượng cao và cho ăn nhiều Tuy nhiên, do là thức ăn bắt buộc, không đượcchúng chọn lọc tự nhiên theo đời sống hoang dã nên chúng dễ nhàm chán.Nếu không quan tâm đến yếu tố đó mà ham rẻ và tiết kiệm quá mức để tận thunhiều nguyên liệu loại thải như rau củ, tinh bột, cá ươn thối, các loại vitamin

và khoáng chất quá thời hạn sử dụng đưa vào hỗn hợp chế biến cho ba ba thì

vô tình đã gây mầm bệnh cho chúng Vì thế mà tuyệt đối phải chọn nguyênliệu còn tốt và có giá trị dinh dưỡng cao thì ba ba mới mau lớn và ngăn ngừađược các bệnh xâm nhập

Đối với các loại thức ăn ba ba đã quen sử dụng nếu chúng ta thay đổi độtngột sang dạng thức ăn khác có thể làm chúng ăn ít, thậm chí không ăn, sau

đó mấy ngày rồi mới nhấm nháp tập ăn dần cho quen lại Sự thay đổi đó làmlàm xáo trộn sinh hoạt bình thường sẽ ảnh hưởng đến các giai đoạn tăngtrưởng và phát dục của ba ba Ba ba giống sẽ ngưng đẻ, hoặc đẻ không đều và

vỏ trứng mỏng mềm, tỷ lệ nở thấp [6]

2.5.2 Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong nuôi ba ba Ba ba rất nhạy cảmvới nhiệt độ bên ngoài, khi nhiệt độ thay đổi, hoạt động của chúng cũng bị chiphối nhiều Nhiệt độ môi trường cao, ba ba thường không muốn đi kiếm ăn

Trang 17

Trong thiên nhiên, ba ba phát triển tốt ở môi sinh có nhiệt độ 15o - 35oC,trong nước ở 25o - 30oC, lúc đó ba ba kiếm ăn khỏe, phát triển mạnh phát dụcnhanh Dưới 15oC ba ba ngừng kiếm ăn, ở 12oC sẽ ngủ qua đông [8].

Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến thời kỳ đẻ trứng của ba ba: ở nhiệt đới ba ba

có thể đẻ trứng quanh năm Khí hậu môi trường ở nhiệt độ 25 - 32oC, nhiệt độnước 28 - 30oC là thời kỳ đẻ trứng tốt nhất Khi nhiệt độ nước lên tới 30oC trởlên, ba ba đẻ trứng ít đi, khi nhiệt độ lên trên 35oC, ba ba ngừng đẻ [8]

Chỉ số của các yếu trong môi trường nước phù hợp cho ba ba sống: pH từ

7 - 8,5, oxi hòa tan 3 - 6 mg/l, độ Cl- là 100 - 300ppm, acid và nitơ 0,02 - 0,1ppm, độ kiềm 3 mg/l, hàm lượng sắt < 10ppm, canxi 100 - 600ppm [8]

Theo Phan Quốc Bảo, Hà Kim Sinh (2005), đối với nước nuôi ba ba thìyêu cầu nhiệt độ từ 30 - 31oC, màu nước trong xanh, độ trong suốt 25 - 35cm,

độ pH 7,2 - 8 Nồng độ muối không quá 0,05%, hàm lượng oxi hòa tan từ4mg/l trở lên Tổng độ kiềm và độ cứng đều trong khoảng 1 - 3 mg/l, nguyên

sẽ không ăn hết thức ăn, không đẻ trứng Sự tăng trưởng của ba ba bị trở ngạidẫn đến thiệt hại nhiều mặt cho trang trại, đói lâu ngày sinh ra bệnh, chậmlớn, sức sinh sản giảm, trứng mềm vỏ, chúng cắn nhau gây thương tích [8]

Trang 18

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống phân loại

Lớp bò sát: Reptilia

Bộ rùa: Testudiata

Họ ba ba: Trionychidae

Loài: Trionyx sinensis (Wiegmann, 1835)

Tên tiếng Anh: Soft-shell turtle

Tên tiếng Việt: Ba ba trơn, ba ba sông, ba ba hoa.

3.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu

3.2.1 Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 05/01/2009 đến ngày 15/05/2009

3.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Cơ sở sản xuất giống thủy sản Công ty cổ phần thuơng mại Lý Thanh Sắc, xã Thạch Phú - Thành phố Hà Tĩnh

-3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Khái quát về điều kiên tự nhiên, khí hậu tại địa bàn thực tập

- Điều kiên tự nhiên

- Công trình và cơ sở vật chất của trại

- Những thuận lợi và khó khăn của trại

3.3.2 Quy trình sinh sản nhân tạo giống Ba Ba

- Kỹ thuật ương nuôi Ba Ba giống

3.3.3 Cách phòng và chữa một số bệnh thường gặp cho ba ba

Trang 19

3.4 Phương pháp nghiên cứu

- Bố trí thí nghiệm cho trứng nở trong hai điều kiện khác nhau:

+ Lô 1 cho trứng nở trong nước: sử dụng 1000 quả trong ô ấp

+ Lô 2 cho trứng nở trong cát ngay tại ô ấp: sử dụng số trứng còn lạitrong ô ấp

So sánh thời gian nở và tỷ lệ nở của trứng ba ba

- Bố trí bể ương ba ba mới nở:

+ Tổng số ba ba con nở ra được bố trí ương trong bể, gồm hai dãy bểsong song, số lượng bể trong mỗi dãy là 10 Ba ba ương trong từng đợt đượcđánh số tương ứng là bể 1, bể 2, bể 3

+ Dãy bể A: ương số lượng ba ba được nở trong nước, số lượng bể sửdụng là 6

+ Dãy bể B: ương số lượng ba ba được nở trực tiếp trong cát, số lượng bể

sử dụng là 7

+ Mật độ ương: 40 - 50 con/m2

3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: kế thừa có chọn lọc, các tài liệu tham khảo, báo cáokhoa học, website có liên quan đến bài báo cáo

- Số liệu sơ cấp: Thu thập từ việc trực tiếp tham gia sản xuất, phỏng vấncán bộ kỹ thuật của trại

Trang 20

3.4.4 Phương pháp phân loại trứng ba ba

Phân loại trứng được thụ tinh với trứng không được thụ tinh bằng cáchquan sát hình thái bên ngoài quả trứng:

+ Trứng được thụ tinh: trên đỉnh trứng thấy xuất hiện một chấm tròntrắng, chấm sẽ to đần theo quá trình phát triển phôi Trứng đã thụ tinh có màusắc tươi sáng, thường có màu phớt hồng hoặc trắng sữa

+ Trứng không được thụ tinh: những quả trứng không có chấm trắng trênđỉnh, màu sắc trứng cơ bản là như nhau, vỏ trứng sáng mờ, không thấy vếttrắng loang to

3.4.5 Xác định các thông số

 Xác định các thông số môi trường

+ Đo nhiệt độ nước: sử dụng nhiệt kế để đo nước ngày hai lần vào lúc

6h00’ sáng và 14h00’chiều

+ Đo pH: dùng test kit của Thái Lan

+ Đo DO dùng test kit của Thái Lan

+ Đo NH3 dùng test kit của Thái Lan

 Xác định trọng lượng ba ba bằng cân điện tử sai số 0,1gam

 Phương pháp xác định các chỉ tiêu trong sinh sản nhân tạo

Trang 21

1

Trong đó:

X : Giá trị trung bình

Xi : Giá trị mẫu đo thứ i

n : Tổng số mẫu cần đo

+ Độ lệch chuẩn: x = 

n

X Xi

n i

Trang 22

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khái quát về điều kiên tự nhiên, khí hậu tại địa bàn thực tập

4.1.1 Điều kiên tự nhiên

Vị trí địa lý:

Cở sở sản xuất giống thủy sản của công ty Lý - Thanh - Sắc thuộc địabàn xã Thạch Phú - TP Hà Tĩnh

Phía Bắc giáp Xã Thạch Đài

Phía Nam Giáp xã Thạch Hòa

Phía Đông giáp Thành Phố Hà Tĩnh

Phía Tâp giáp xã Thạch Tân

Công ty có nhiều thuận lợi về nguồn nước, giao thông đi lại cũng như thịtrường tiêu thụ sản phẩm

Điều kiện đất đai: Cơ sở giống thủy sản của công ty nằm trên vùng đấtchiêm trũng, đất đai tương đối màu mỡ, chất đáy là bùn và bùn cát thích hợp

để nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt trong đó có ba ba

Đặc điểm thời tiết khí hậu:

Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưngcủa khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốctràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnhmiền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt một mùa lạnh và một mùa nóng Nhiệt độ bình quân ở đây thường cao Nhiệt độ không khí vào mùa đôngchênh lệch thấp hơn mùa hè Nhiệt độ bình quân mùa đông thường từ 18 -

22oC, ở mùa hè bình quân nhiệt độ từ 25,5 - 33oC Lượng mưa bình quân hàngnăm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm

Trang 23

- Công ty có đầy đủ trang thiết bị phục vụ sản xuất:

+ Nhà máy bơm

+ Bể chứa lọc ương ba ba và ếch sử dụng theo phương pháp lọc xuôi.+ 1 máy bơm

+ Hệ thống lò nâng nhiệt có thể nâng được 4 - 7oC

+ Có 12 ao nuôi vỗ và nuôi thương phẩm ba ba, diện tich mỗi ao từ 270đến 500m2

+ Có 1 nhà ấp trứng ba ba S = 55 m2

+ Có 1 khu ương ba ba giống, S = 3000 m2

+ Có 3 khu bể nuôi ếch giống

+ Có 4 ao nuôi ếch thương phẩm và các lồng nuôi ếch trong ao

+ Hệ thống đường cấp nước bằng ống nhựa

Ngày đăng: 09/04/2015, 17:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bộ Thủy sản - Vụ quản lý nghề cá, Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản, Tập 1, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản
[2]. Bộ Thủy sản -Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, Kỹ thuật nuôi ba ba, 1994, Nhà xuất bản Nông Nghiêp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi ba ba
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiêp Hà Nội
[3]. Bộ Thủy sản - Vụ quản lý nghề cá, Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản, Tập 1, 1996, Tài liệu khuyến ngư, Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế thủy sản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản
[4]. Bộ Thủy sản - Vụ quản lý nghề cá, Tổng kết kỹ thuật nuôi ba ba ở Việt Nam, 1998, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết kỹ thuật nuôi ba ba ở Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội
[5]. Phan Quốc Bảo, Hà Kim Sinh, 140 câu hỏi về phòng và trị bệnh cho ba ba - Ếch - Tôm - Cá - Lươn - Cua, 2005, Nhà xuất bản Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: 140 câu hỏi về phòng và trị bệnh cho ba ba - Ếch - Tôm - Cá - Lươn - Cua
Nhà XB: Nhà xuất bản Hải Phòng
[6]. Tạ Thành Cấu, Cẩm nang nuôi ba ba giống và ba ba thương phẩm , 2004. Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nuôi ba ba giống và ba ba thương phẩm
Nhà XB: Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh
[8]. Đức Hiệp, Kỹ thuật nuôi Lươn vàng, cá chạch, ba ba, 1999. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi Lươn vàng, cá chạch, ba ba
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
[9]. Võ Thị Cúc Hoa, Chế biến thức ăn tổng hợp cho cá và các thủy đặc sản khác, 1997, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế biến thức ăn tổng hợp cho cá và các thủy đặc sản khác
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
[10]. Nguyễn Duy Khoát, Kỹ thuật nuôi ếch đồng, ba ba, cá trê lai, 2004. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi ếch đồng, ba ba, cá trê lai
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội
[11]. Ngô Trọng Lưu, Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt, 2004, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
[12]. Dương Tấn Lộc, Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt, 2001, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt
Nhà XB: Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh
[13]. Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy, Động vật rừng, 1998, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động vật rừng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội
[14]. Võ Đức Nghĩa, Bài giảng kỹ thuật nuôi thủy đặc sản, 2006, Đại học Nông Lâm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kỹ thuật nuôi thủy đặc sản, 2006
[15]. Phạm Văn Trang, Phạm Báu, Kỹ thuật gây nuôi một số loài đặc sản, 2004, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật gây nuôi một số loài đặc sản
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
[7]. Việt Chương, Kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm cáng, ba ba, 2000. Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w