Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
655,7 KB
Nội dung
GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết Nhóm 5 lớp TCDN _ Đêm 4 1 Đề Tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động tài chính ngày càng có vị trí quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2007, một mặt đã tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thử thách cho các trung gian tài chính, các doanh nghiệp và chính quyền các cấp trong việc mở rộng các giao dịch tài chính. Khi các giao dịch tài chính ngày càng nhiều, được tập trung ở mức độ cao, các trung tâm tài chính hình thành và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Thông qua các trung tâm tài chính, các giao dịch tài chính được xúc tiến, các chủ thể tham gia thị trường được tăng cường quan hệ, chi phí giao dịch giảm. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hoá, chính trị và trung tâm kinh tế quan trọng, nơi tập trung nhiều dự án lớn, nhiều công trình trọng điểm mang tầm quốc gia. Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ là “thủ đô” kinh tế của Việt Nam. Đóng góp kinh tế của thành phố cho đất nước là rất lớn: khoảng 25% tổng sản phẩm nội địa, một phần ba giá trị sản lượng công nghiệp, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và 30% tổng thu ngân sách. Với vị trí như vậy thành phố không thể không là trung tâm tài chính của đất nước. Thành phố Hồ Chí Minh rất cần một hệ thống tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán… hoạt động đủ mạnh, kịp thời, để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng lớn hơn của thành phố nhộn nhịp này. GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết Nhóm 5 lớp TCDN _ Đêm 4 2 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUNG TÂM TÀI CHÍNH 1. 1. Một số vấn đề cơ bản 1.1.1. Khái niệm và sự hình thành trung tâm tài chính: Trung tâm tài chính là một bộ phận của đô thị nơi có các định chế tài chính tập trung. Thông thường, sự hình thành và phát triển của một trung tâm tài chính là một quá trình phát triển dần dần trong đó các hoạt động tài chính được mở rộng do sự tăng trưởng của lĩnh vực kinh doanh và ngược lại. Lấy trường hợp New York làm ví dụ, ban đầu nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tài chính bán buôn thuộc khu vực hải cảng của thành phố, vì thế các định chế tài chính tại New York, các công ty quốc gia đã di chuyển các hội sở chính để tìm kiếm các nguồn lợi thu được thông qua ứng dụng tiến bộ công nghệ thông tin và thông qua các dịch vụ tài chính chất lượng hơn… Việc tập trung các hoạt động tài chính đã giúp giảm chi phí tài trợ do giảm lãi vay, vì thế, việc kinh doanh được mở rộng. Các trung tâm tài chính quốc tế phát triển là kết quả của việc mở rộng các trung tâm tài chính quốc gia. Các trung tâm tài chính quốc gia này chính là các trung tâm có ưu thế hơn trong cung cấp các dịch vụ tài chính có chất lượng cao, có vị trí địa lý thuận lợi, dịch vụ viễn thông quốc tế có nhiều tiện ích nhất. Ở mức độ khác nhau, thông thường, các quốc gia đều có một trung tâm tài chính để gia tăng hiệu quả trong hoạt động thương mại với các quốc gia khác cũng như mong muốn trở thành các khu vực tài chính lớn trên thế giới. Tại các trung tâm tài chính quốc gia, chỉ có giao dịch một chiều là những người cho vay cung cấp vốn (thông qua các trung gian tài chính trong nước hoặc trực tiếp thông qua các thị trường chứng khoán) tới người đi vay. Trong khi đó, trong một trung tâm tài chính quốc tế ngoài giao dịch một chiều trên, có thêm ba dạng giao dịch nữa là: Giữa người cho vay nước ngoài và người đi vay trong nước Giữa người cho vay trong nước và người đi vay nước ngoài Giữa người cho vay nước ngoài và người đi vay nước ngoài Dạng giao dịch cuối cùng được gọi là giao dịch offshore. Trong trường hợp này, trung tâm tài chính chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc cho vay và đi vay nước ngoài. Tại trung tâm tài chính, các định chế tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán cung cấp các dịch vụ cho cả người cư trú trong nước và người nước ngoài được gọi là các trung tâm tài chính entrepôt. Đặc trưng lớn nhất của thị trường này là cho phép và khuyến khích người đi vay và người cho vay nước ngoài tham gia vào các thị trường tài chính trong nước. Những nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới các trung tâm tài chính dạng entrepôt -nơi có các thị trường tài chính cởi mở và phát triển và các dịch vụ đa dạng. Một trung tâm tài chính có thể tập trung vào một hay một vài dạng hoạt động tài chính. Nhưng thông thường, một trung tâm tài chính mang tầm cỡ thế giới cung cấp ba dạng hoạt động sau: cho vay vốn ra nước ngoài dạng truyền thống, dịch vụ tài chính entrepôt và ngân hàng phục vụ dịch vụ offshore. GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết Nhóm 5 lớp TCDN _ Đêm 4 3 Trong những năm cuối của thập niên 1950, các trung tâm tài chính tại châu Âu chỉ đơn giản là cung cấp vốn cho những người vay vốn từ nước ngoài. Yếu tố tiên quyết là dư thừa lượng vốn trong nước, vì thế chỉ có những nền kinh tế lớn và phát triển của thế giới mới có khả năng cung cấp vốn theo cách truyền thống này như: NewYork hoặc một vài thành phố ở các nước xuất khẩu dầu mỏ. Tại các trung tâm này có lượng vốn dư thừa để cho người nước ngoài vay, có thể tại các trung tâm này có các giao dịch vay vốn của người trong nước với người nước ngoài thì về tổng thể, giá trị của người trong nước cho người nước ngoài vay phải lớn hơn giá trị người trong nước đi vay người nước ngoài. Đến cuối những năm 1960, các giao dịch offshore tăng lên và dần chiếm ưu thế, dạng trung tâm tài chính truyền thống bị thay thế nhanh chóng. Với việc quốc tế hoá một cách triệt để các giao dịch tín dụng, các trung tâm tài chính chỉ cung cấp các nguồn vốn dư thừa cho nhu cầu trong nước không còn nữa. Cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ và các trung tâm tài chính mới xuất hiện thay thế dần các trung tâm tài chính truyền thống. Các khu vực nhỏ và trước đây chưa được biết tới dần trở thành các trung tâm ngân hàng quan trọng như Nassau (của Bahamas) Singapore, Luxemburg, Hồng Công. Thậm chí, một vài thành phố ở Trung Đông như Kuwait và Bahrein đã nổi tiếng với tham vọng trở thành các trung tâm tài chính quốc tế. Sức hút của một trung tâm ngân hàng cung cấp dịch vụ offshore (về phía ngân hàng và người tham gia) là sự đơn giản các thủ tục và giảm chi phí do lược bỏ các quy định mang tính hành chính, bao gồm chính sách thuế và kiểm soát các quyết định đầu tư của các ngân hàng. Thông thường thị trường tài chính trong nước- nếu tồn tại- thường được tách biệt khỏi các hoạt động ngân hàng offshore bằng các quy định kiểm soát hối đoái và vốn. Với cách làm này, mục đích của chính phủ các nước là bảo vệ thị trường trong nước nhưng việc tách ngân hàng trong nước khỏi hoạt động ngân hàng offshore không đảm bảo cho việc phát triển một trung tâm tài chính kiểu entrepôt đa dạng do các yêu cầu, điều kiện đối với một trung tâm ngân hàng cung cấp các dịch vụ offshore ít hơn so với một trung tâm tài chính kiểu entrepôt đa dạng. 1.1.2. Đặc điểm của trung tâm tài chính Là nơi tập trung một số lượng lớn các định chế tài chính, có các định chế tài chính phát triển trong đó có các ngân hàng mạnh về vốn, uy tín cao. Là nơi tập trung các chuyên gia tài chính giỏi, có trình độ để phát triển được những kỹ năng nghiệp vụ. Là nơi có các thị trường tài chính chính thức như thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu Có khối lượng giao dịch tài chính chiếm tỷ trọng chi phối trong toàn hệ thống tài chính - ngân hàng. Các điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi, mức độ phát triển về kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ hơn hẳn so với các khu vực khác. 1.1.3. Tiêu chí của trung tâm tài chính Trung tâm tài chính yêu cầu có một lượng vốn dư thừa (cung) nhằm đáp ứng cho nhu cầu tài chính (cầu) và các trung gian tài chính và các hoạt động dịch vụ (để có thể giúp cung và cầu có thể gặp nhau). Đối với bất kỳ trung tâm tài chính, thị trường hay định chế tài chính nào, yếu tố GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết Nhóm 5 lớp TCDN _ Đêm 4 4 cần thiết đầu tiên là có sự dư thừa vốn. Nếu không có sự dư thừa vốn sẽ không có các hoạt động trung gian để giúp cho cung và cầu gặp nhau, hay nói cách khác, sẽ không có trung tâm tài chính truyền thống hình thành. Các hoạt động môi giới tài chính là rất cần thiết để đáp ứng cầu. Các dạng hoạt động môi giới, tính hiệu quả và phạm vi hoạt động của chúng chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: các quy định, chính trị, văn hoá, ngôn ngữ, công nghệ, độ mở của chính sách và phụ thuộc vào chính đặc điểm của quá trình hình thành các nguồn vốn hoặc dạng của cầu trong các nơi thiếu và thừa vốn. Một trung tâm tài chính cũng đòi hỏi sự hợp tác giữa các ngân hàng trong việc đồng tài trợ cấp vốn và các giao dịch tín dụng khác. Số tiền giao dịch tại các trung tâm tài chính thông thường là khổng lồ và không ngân hàng nào có thể đảm đương một mình. Sự liên kết ngân hàng quốc tế cần sự hợp tác chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng giữa các ngân hàng. Việc điều hành các trung tâm tài chính cũng đòi hỏi phải có những chuyên gia có kinh nghiệm (người tham gia và người môi giới) và các lãnh đạo ngân hàng được tin cậy. Sự phát triển của một vài trung tâm tiềm năng bị hạn chế trong thời gian gần vì thiếu nguồn chuyên gia tương ứng. Các hoạt động tài chính chủ yếu dựa vào phương tiện công nghệ thông tin để đạt được các kết quả của giao dịch. Có lẽ đây là lĩnh vực phụ thuộc nhiều nhất vào công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin tốt là điều kiện tối cần thiết cho một ngành mà sự biến đổi theo từng phút và hoạt động phụ thuộc vào sự trao đổi thông tin và sự tin cậy lẫn nhau. Môi trường pháp lý là quan trọng nhất nhằm bảo vệ người gửi tiền và nhà đầu tư nhưng đồng thời các sự kiểm soát đó không được cản trở việc chuyển vốn của các chủ thể không cư trú. Một trung tâm tài chính yêu cầu các chuyên gia tài chính có trình độ và thông tin thị trường được cập nhật liên tục. Các thông tin như vậy cần có môi trường trao đổi là trung tâm tài chính. Trung tâm tài chính cũng cần có các cải tiến và trao đổi ý tưởng giữa các ngân hàng và chuyên gia tài chính. Những trung tâm tài chính hoàn chỉnh và phù hợp chỉ có thể hình thành trên cơ sở các thành viên tích cực của thị trường. Thị trường tài chính ngày càng hội nhập do tác động của khoa học kỹ thuật, do đòi hỏi của các nhà đầu tư và sự tiếp diễn của các quá trình kinh tế vĩ mô và sự cắt giảm các hạn chế thị trường. Đặc trưng của một trung tâm tài chính sẽ dần dần ít chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý mà ngày càng phụ thuộc vào vị trí của trung tâm tài chính trong mạng lưới công nghệ thông tin phức tạp toàn cầu. Các trung tâm kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục tồn tại với vai trò tập trung và dẫn vốn từ các nguồn trước khi phân phối vào mạng lưới đầu tư hoạt động suốt ngày đêm thông qua các trung tâm tài chính thuộc các múi giờ khác nhau. Trung tâm tài chính quốc tế cũng cần phải mở, hội nhập về khía cạnh văn hoá và cạnh tranh. Khía cạnh không có sự giới hạn và chống cạnh tranh được nhấn mạnh bởi vì hệ thống tài chính sẽ có sự tham gia của các định chế kinh doanh cơ sở hạ tầng. Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh. Chính quyền cần có kinh nghiệm, giao tiếp và các quy định và biện pháp kiểm soát linh hoạt, nhanh nhạy. Bên cạnh đó, yêu cầu về sự ổn định kinh tế chính trị trong nước là điều kiện cơ GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết Nhóm 5 lớp TCDN _ Đêm 4 5 bản cần thiết. Điều đó còn đảm bảo rằng các nhà chức trách sẽ không hạn chế việc di chuyển vốn của người không cư trú. Khi kinh tế chính trị trở nên bất ổn thì hoạt động của một trung tâm tài chính sẽ bị ảnh hưởng. Ở mức độ phức tạp, có bốn điều kiện cần thiết để phát triển một trung tâm tài chính quốc tế dạng entrepôt: - Sự ổn định kinh tế và chính trị - Thị trường tài chính hiệu qủa và các chủ thể tham gia giàu kinh nghiệm - Hạ tầng thông tin liên lạc tốt và các dịch vụ thân thiện -Một trường pháp lý chính thống hỗ trợ ngành dịch vụ trên phương diện bảo vệ nhà đầu tư mà không phải bằng cách hạn chế hoạt động các định chế tài chính. 1.1.4. Các hoạt động chủ yếu tại trung tâm tài chính - Hoạt động trên thị trường tiền tệ: Hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn có kỳ hạn dưới 1 năm, là nơi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của nền kinh tế. Thị trường này bao gồm: thị trường liên ngân hàng (thị trường vay vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng dưới sự quản lý của ngân hàng trung ương); thị trường các công cụ nợ ngắn hạn (tín phiếu kho bạc, thương phiếu, kỳ hạn ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi… trong đó, nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ của quốc gia), thị trường hối đoái (thị trường giao dịch các loại ngoại hối: ngoại tệ, vàng, các giấy tờ có giá được phát hành bằng ngoại tệ…) - Hoạt động trên thị trường vốn: Hoạt động giao dịch các công cụ tài chính có kỳ hạn trên 1 năm, là thị trường cung ứng vốn dài hạn cho nền kinh tế. Thị trường này bao gồm: thị trường tín dụng thuê mua, thị trường vay thế chấp, thị trường chứng khoán (thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh). Ngoài ra, tại trung tâm tài chính còn có: Hoạt động trên thị trường mua bán và sáp nhập giúp thúc đẩy hoạt động mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp, là điểm khởi đầu cho quá trình tái cơ cấu, tập hợp các nguồn lực để tạo sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, đồng thời cũng là điểm cuối cùng chấm dứt hoạt động cho các doanh nghiệp yếu kém, hàng hoá trên thị trường là các công ty, doanh nghiệp, cơ hội đầu tư, dự án bất động sản, nhượng quyền thương hiệu, thông tin tài chính; Hoạt động trên thị trường bảo hiểm bao gồm hoạt động bảo hiểm hàng hoá và phi hàng hoá, tái bảo hiểm. 1.2. Vai trò của trung tâm tài chính đối với địa phương, quốc gia và thế giới Khái niệm về Trung tâm tài chính quốc tế được hình thành từ những thập niên 1980 trong ngành ngân hàng với việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho các hoạt động xuyên lục địa. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là không ai có thể phủ nhận vai trò của nó, khi trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, các sản phẩm mới xuất hiện và công nghệ càng hiện đại, khiến cho trung tâm tài chính ngày càng mang tính hội nhập và quốc tế hơn. Việc hình thành và phát triển trung tâm tài chính là kết quả tất yếu khi hệ thống ngân hàng ngày càng đóng góp vào nền kinh tế thông qua sự phát GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết Nhóm 5 lớp TCDN _ Đêm 4 6 triển quy mô hoạt động của chúng. Các trung tâm tài chính quốc tế hiện đại đòi hỏi cơ sở hạ tầng tốn kém và phức tạp, bao gồm thông tin liên lạc, vận tải hàng không và các dịch vụ kiểm toán và luật. Nếu mỗi quốc gia đều hình thành một trung tâm tài chính chỉ để phục vụ cho thị trường trong nước thì rất lãng phí. Bằng việc hình thành các trung tâm tài chính ngân hàng tại một vị trí thuận lợi, các ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ tới các khách hàng tại các quốc gia khác nhau. Với một số lượng nhất định các ngân hàng và các định chế tài chính tại một trung tâm tài chính có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư quốc tế một cách hiệu quả. Một trung tâm tài chính quốc tế tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động giao dịch thường xuyên giữa các ngân hàng và các chuyên gia tài chính khác. Ngoài lý mục tiêu đồng tài trợ vốn và chia sẻ rủi ro, sự tập trung các ngân hàng tại một địa điểm sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư và cấp vốn. Sự tồn tại của một thị trường tiền tệ hoạt động tốt sẽ giúp phân bổ các nguồn tài chính hiệu quả. Các ngân hàng bán vốn dư thừa tại thị trường liên ngân hàng, còn các ngân hàng thiếu vốn có thể mua vốn để tài trợ các hoạt động của mình. Thị trường này chỉ có thể hình thành trên cơ sở có sự tham gia rộng rãi của các ngân hàng tại một địa điểm. Một trung tâm tài chính hiệu quả không chỉ là nơi các định chế tài chính phục vụ khách hàng từ nhiều quốc gia của họ mà còn là nơi các khoản tiết kiệm và đầu tư quốc tế tìm kiếm lợi nhuận và không có sự hạn chế về tiền tệ và hối đoái. Các thị trường liên ngân hàng hiệu quả cung cấp cơ hội đầu tư cho các quỹ trên một cách dễ dàng với rủi ro thấp nhất…. Ngày nay, các định chế tài chính quốc tế được hình thành và thực hiện các chiến lược trong đó chủ yếu là hoạt động đầu tư tại nhiều khu vực trên thế giới và đầu tư ứng dụng công nghệ để giảm những khó khăn do khoảng cách địa lý khi đầu tư tại những địa điểm đó. Các trung tâm tài chính lớn ảnh hưởng và tác động tới các lĩnh vực chính trị, công nghiệp, tiền tệ và thương mại trên thế giới. Khi thế giới chuyển từ sản xuất hàng hoá sang cung cấp các dịch vụ thì ngành dịch vụ tài chính trở nên quan trọng. Các dịch vụ tài chính trở thành trung tâm tại các thành phố chính và việc thu hút, duy trì và mở rộng các hoạt động tài chính được coi là một trong những nội dung để phát triển các thành phố này. Các trung tâm tài chính thường là nơi mà các giao dịch tài chính chủ yếu diễn ra. Lấy trường hợp London làm ví dụ. Chỉ tính riêng trong năm 2005, các hoạt động kinh doanh và tài chính chuyên nghiệp đã đem lại một khoản lợi nhuận kếch xù lên tới 22 tỷ bảng cho Vương quốc Anh, trong đó phần lớn số thu này được tạo ra từ “Square Mile”. Tính chung, City of London đóng góp hơn 2% GDP của cả Vương quốc Anh và 12% GDP của thành phố London. Không chỉ đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế Anh, trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu thế giới- City of London còn là nơi mà trên 75% trong tổng số 500 tập đoàn lớn nhất thế giới và hơn 240 ngân hàng lớn hàng đầu thế giới tìm tới để đặt văn phòng và kinh doanh. Có tới 90% các vụ buôn bán kim loại, 50% các vụ môi giới tầu biển và 32% các giao dịch ngoại tệ tính trên phạm vi toàn cầu được diễn ra ở khu "Một dặm vuông" này. Doanh thu về trao đổi ngoại tệ trung bình một ngày ở trung tâm tài chính London lên tới 1.109 tỷ USD, chiếm 32% toàn cầu. Giao dịch tại đây chiếm 40% thị trường bất động sản của toàn cầu, 70% trái phiếu Euro được giao dịch tại London và 3.000 tỷ đô la hàng năm dành cho các giao dịch về kim loại Đây cũng là thị GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết Nhóm 5 lớp TCDN _ Đêm 4 7 trường hàng đầu thế giới về lĩnh vực bảo hiểm quốc tế với lợi nhuận về phí bảo hiểm đạt đến 167 tỷ Bảng Anh trong năm 2005 . Bên cạnh đó, còn có rất nhiều trung tâm tài chính khác như: Tokyo là thị trường chứng khoán và trái phiếu lớn nhất khu vực Châu Á, Singapore là trung tâm chính trong giao dịch dầu khí và các sản phẩm năng lượng khác và là một trung tâm quan trọng của trao đổi tiền tệ của thế giới GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết Nhóm 5 lớp TCDN _ Đêm 4 8 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH 2.1 Ngân hàng Thương Mại Quy mô hoạt động của hệ thống Ngân hàng Thương Mại trên địa bàn luôn dẫn đầu về cả nước về tốc độ huy động và dư nợ vay cũng như thị phần huy động và dư nợ chiếm 25%-30% thị phần huy động và cho vay của toàn hệ thống 2.1.1. Huy động vốn Nhằm đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng của một trung tâm kinh tế như TP Hồ Chí Minh, hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng đã không ngừng tăng lên cả về quy mô, tỷ trọng và sự cải tiến các sản phẩm huy động vốn. Theo số liệu từ NHNN, huy động vốn của toàn hệ thốngngân hàng năm 2012 tăng khoảng 16%. Tại các ngân hàng lớn, ngoại trừ sụt giảm của ngân hàng do khủng hoảng, tình hình huy động vốn tăng khá mạnh. Agribank dẫn đầu hệ thống ngân hàng với mức huy động đạt 540.000 tỷ đồng, gấp gần 1,5 lần ngân hàng ở vị trí thứ hai là BIDV. Tuy nhiên, ngân hàng đứng đầu về tốc độ huy động lại là SHB với 123%, mặc dù mức độ huy động chỉ đạt 77.598 tỷ đồng. Bảng1: Tình hình huy động vốn tại các NHTM 2012 Tình hình huy động vốn tại các NHTM 2012 Ngân hàng Mức huy động (tỷ đồng) Mức tăng trưởng (%) Agribank 540.000 21,50 BIDV 360.167 26,00 Vietcombank 288.271 25,30 Vietinbank 284.514 12,10 Sacombank 107.746 43,50 Techcombank 111.462 25,70 Eximbank 70.458 30,00 MB 117.747 31,50 SHB 77.598 123,00 ACB 125.233 -11,90 Tổng huy động vốn của các TCTD trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đến 31/3/2013 ước đạt 1.017.900 tỷ đồng, tăng 0,64% so với cuối tháng 2/2013, tăng 2,5% so với cuối năm 2012 và tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, tiền gửi VND đạt 842.796 tỷ đồng, tăng 3,28% GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết Nhóm 5 lớp TCDN _ Đêm 4 9 so với cuối năm 2012 và chiếm 82,8% tổng nguồn vốn huy động; tiền gửi ngoại tệ quy VND đạt 175.104 tỷ đồng, giảm 1,1% so với cuối năm 2012 và chiếm 17,2% tổng nguồn vốn huy động. Thị phần huy động vốn Nếu xét về thị phần huy động vốn có thể thấy ưu thế luôn thuộc về các NHTM Nhà Nước ( chiếm tỷ trọng khoảng 70% trổng vốn huy động). Thời gian qua các NHTM trên địa bàn đã áp dụng nhiều hình thức huy động với những kỳ hạn linh hoạt, mở rộng mạng lưới kể cả liên kết với các tổ chức phi ngân hàng…Đặc biệt từ năm 2003 đến nay các NHTM rất chú trọng phát triển các dịch vụ thanh toán Ngân hàng hiện đại tạo điều kiện tăng nguốn vốn tiền gởi. Có thể nói hệ thống NHTM trên đại bàn TP.Hồ Chí Minh đã ngày càng chứng tỏ năng lực kinh doanh tiền tệ. Điều này cho thấy sự cải cách khá sâu rộng của ngành Ngân hàng nói chung. Phân theo cơ cấu đồng tiền Nếu phân theo hình thức giá trị, nguồn vốn huy động nội tệ và huy động bằng ngoại tệ. Theo Thông tư 03 của NHNN, việc vay vốn ngoại tệ đối với nhiều đối tượng doanh nghiệp sẽ chỉ được thực hiện đến ngày 31-12-2012. Đây là một trong những bước đi để tiến đến lộ trình trong tương lai chấm dứt hẳn việc gửi tiết kiệm và cho vay ngoại tệ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn cho rằng không nên quyết liệt ngoại tệ như với vàng, vì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Phân theo tính chất tiền gởi Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế ( chủ yếu nguồn vốn thanh toán) chiếm tỉ trọng bình quân 50%-55% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ dâ cư chiếm 40%-45% tổng nguồn vốn huy động, còn lại chưa đến 10% là huy động qua phát hành chứng từ có giá. Điều này cho thấy hình thức huy động truyền thống cua NHTM trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh vẩn được chú trọng và phát huy. Phân theo kỳ hạn Nguồn vốn trung và dài hạn của các NHTM trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh bắt đầu được nâng cao từ năm 2008, đến nay chiếm xấp xỉ 19%-20% trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này bắt nguồn từ lãi suất huy động trung và dài hạn cao hơn lãi suất huy động ngắn hạn. Song độ chênh lệch không quá cao để tăng hấp lực đối với nguồn vốn nhàn rỗi. Mặt khác trên thị trường đang có nhiều hoạt động đầu tư có khả năng sinh lời cao hơn như đầu tư bất động sản, chứng khoán. Do đó, nguồn huy động ngắn hạn với tính thanh khoản cao, ít rủi ro luôn có xu hướng tăng cao về quy mô và tỉ trọng là điều khách quan trong hoạt động của NHTM hiện nay. Hiện nay khả năng huy động vốn trung và dài hạn của Ngân hàng còn hạn chế nên Ngân hàng Nhà Nước vẫn có chủ trương cho phép các NHTM được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. 2.1.2. Cung cấp dịch vụ tài chính 2.1.2.1. Các dịch vụ truyền thống Dịch vụ cung cấp tín dụng: Trong môi trường cạnh tranh với hệ thogn61 NHTM nước ngoài và kênh tài trợ vốn qua TTCK, các NHTM trong nước đã không ngừng đổi mới nghiệp vụ tín dụng theo phương pháp áp dụng quy trình tin dụng chuẩn để nạng cao chất lượng tín dụng, đồng thời GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết Nhóm 5 lớp TCDN _ Đêm 4 10 đưa ra các hình thức đầu tư đa dạng ( góp vốn, đầu tư các loại giấy tờ có giá)…Điều này góp phần nâng cao mức tăng trưởng tín dụng. Đồng thời, dư nợ tín dụng đang có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Hai tháng đầu năm 2013, tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giảm 0,54%. Trong đó, tháng 1 giảm 0,01%; tháng 2 giảm 0,53%. Tuy nhiên, trong tháng 3, tín dụng đã có tín hiệu phục hồi. Dự ước đến 31/3/2013, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt 857.700 tỷ đồng, tăng 0,81% so với cuối tháng 2/2011 và tăng 0,26% so với cuối năm 2012. Trong tháng 3/2013, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ước đạt 857.700 tỷ đồng, tăng 0,81% so với cuối tháng 2/2011 và tăng 0,26% so với cuối năm 2012. Vốn tín dụng tiếp tục tập trung vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh. Theo đó, đến nay dư nợ cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên (số liệu đến ngày 21/3/2013) đạt 96.163 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cuối năm 2012 và tăng 92,1% so với thời điểm thực hiện (ngày 19/7/2012). Trong đó, dư nợ cho vay DN nhỏ và vừa đạt 54.772 tỷ đồng; cho vay xuất khẩu đạt 16.556 tỷ đồng; cho vay nông nghiệp và nông thôn đạt 17.901 tỷ đồng; cho vay công nghiệp hỗ trợ: 6.759 tỷ đồng… Đặc biệt, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trên địa bàn khá dồi dào. Hệ số sử dụng vốn (tỷ lệ dư nợ so với tổng huy động vốn) trên địa bàn là 84,1% (tỷ lệ này cuối năm 2012 là: 86,1%). Tuy nhiên, nợ xấu vẫn ở mức cao. Đến cuối tháng 2/2013, nợ xấu trên địa bàn là: 50.915 tỷ đồng, chiếm 5,98% trong tổng dư nợ. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm 62,8% trong tổng nợ xấu. Tín dụng bất động sản trên địa bàn TP. HCM hiện đạt khoảng 88.480 tỷ đồng (tổng hợp số liệu từ 149 đơn vị TCTD báo cáo trong kỳ), chiếm 10,4% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn. Trong đó, dư nợ cho vay để đầu tư kinh doanh bất động sản là 79.469 tỷ đồng; cho vay xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở, cho thuê, xây nhà ở cho người thu nhập thấp; nhà ở khu chế xuất - khu công nghiệp là 9.020 tỷ đồng. Nợ xấu cho vay bất động sản chiếm khoảng 6,13% tổng dư nợ cho vay bất động sản; 2.1.2.2. Dịch vụ thanh toán : Bên cạnh các hình thức thanh toán truyền thống, dịch vụ thanh toán điện tử đng phát triển mạnh mẽ với các tiện ích như nhanh chóng, chính xác, bảo mật, an toàn. Nhìn chung gắn liền với quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán đa tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực thanh toán Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của khách hàng trong các giao dịch thương mại trong và ngoài nước. 2.1.2.3. Dịch vụ ngoại hối: Trong bối cảnh hội nhập, là một trung tâm kinh tế và thương mại lớn của cả nước, nên hoạt động ngoại hối trên đại bàn TP. Hồ Chí Minh phát triển rất sôi động. Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết tính đến hết tháng 6.2013, nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam thông qua các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn thành phố đạt mức 1,9 tỉ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Kế hoạch dự kiến cho năm nay, doanh số kiều hối chuyển về Việt Nam qua các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM đạt khoảng 4,5 – 4,8 tỉ USD so với mức của năm trước là 4,1 tỉ USD. 2.1.2.4. Các dịch vụ hiện đại [...]... từ đó thị trường tài chính và các công cụ tài chính đã hình thành và phát triển TP Hồ Chí Minh là nơi để Nhà nước thực hiện triển khai các chính sách và phát triển hệ thống thị trường tài chính Sự hình thành và phát triển trung tâm giao dịch chứng khoán TP .Hồ Chí Minh phản ánh sự vượt trội của trung tâm tài chính, nó tác động đến sự phát triển hoạt động của các định chế tài chính trung gian Để tổ chức... Nhóm 5 lớp TCDN _ Đêm 4 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP HỒ CHÍ MINH Theo kinh nghiệm của Singapore, để phát triển trung tâm tài chính, chính phủ cần phải thay đổi tư duy chiến lược về xây dựng cơ cấu kinh tế Ngay từ những năm 60, chính phủ Singapore đã vạch ra lộ trình chiến lược phát triển lĩnh vực tài chính của nước này, coi khu vực tài chính không chỉ là cánh tay hỗ trợ mà... đến sự phát triển nền kinh tế và có đời sống riêng của nó Xuyên suốt quá trình phát triển, chính phủ Singapore đều đặt trọng tâm đẩy mạnh chính sách quốc tế hóa thị trường tài chính, tự do hóa các dòng chảy tư bản, thu hút các định chế tài chính nước ngoài, đầu tư cơ sở hạ tầng, chú trọng phát triển hệ thống thanh toán để kết nối với các trung tâm tài chính quốc tế Sự nổi lên của trung tâm tài chính. .. chức của Ngân hàng nhà nước như hiện tại không thích hợp để cải thiện hoạt động thị trường tài chính cũng như cung cấp dịch vụ tài chính trên địa bàn TP Hồ Chí Minh theo hướng phát triển thà nh trung tâm tài chính Sự hội tụ nhiều giao dịch tài chính của trung tâm tài chính dẫn đến lệ thuộc nhiều vào điều hành chính sách tiền tệ và sự chuyển đổi giữa thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối Vì vậy,... vực và nâng cấp Ngân hàng nhà nước Chi nhánh TP Hồ Chí Minh thành Ngân hàng nhà nước khu vực phía Nam sẽ tạo điều kiện đổi mới tài chính và phát triển thị trường tài chính cũng như nâng cao sự ảnh hưởng của TP Hồ Chí Minh như là trung tâm tài chính đối với khu vực tài chính trong nước và trong khu vực Xây dựng sàn giao dịch thị trường tiền tệ TP Hồ Chí Minh Trên cơ sở thành lập Ngân hàng nhà nước khu... định chế phi Ngân hàng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh 2.2.1 Quỹ đầu tư phát triển đô thị TP Hồ Chí Minh Quỹ đầu tư phát triển đô thị TP Hồ Chí Minh ( HIFU) là một tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định 644/TTg ngày 10/09/1996 của Thủ tướng Chính phủ, chính thức hoạt động từ tháng 5/1997 HIFU có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, tự bù đắp... trong những năm 80 đã minh chứng được điều này Từ thực tiễn sinh động của Singapore và bối cảnh hội nhập của nền kinh tế, chúng tôi cho rằng, bước đi chiến lược phát triển trung tâm tài chính TP Hồ Chí Minh là ngay từ bây giờ Chính phủ và UBND TP Hồ Chí Minh cần tập trung mọi nguồn lực nhằm kiện toàn và phát triển đồng bộ thị trường tài chính, xét trên các khía cạnh: 3.1 Phát triển hệ thống ngân hàng... trường trong nước Phát triển hệ thống người môi giới vàng để kích hoạt thị trường vàng, qua đó kết nối thị trường vàng trong nước với thị trường vàng trong khu vực và quốc tế 3.6 .Phát triển thị trường trái phiếu Mức độ phát triển trung tâm tài chính TP Hồ Chí Minh trong tương lai phụ thuộc nhiều vào sự phát triển thị trường vốn và mức độ mở cửa của nó Trung tâm tài chính TP Hồ Chí Minh cần xây một thị... nước giải khát và Tài chính Ngân hàng 2.2.3 Các công ty tài chính và cho thuê tài chính Công ty cho thuê tài chính đầu tiên được thành lập tại Việt nam vào năm 1996 và hoạt động cho thuê tài chính cũng đã manh nha ở các ngân hàng trước đó nhưng phải cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 thì hoạt động cho thuê tài chính ở Việt nam mới thực sự hình thành và ngày càng phát. .. Trung tâm tài chính TP Hồ Chí Minh phải đi đầu cả nước về phát triển thị trường vàng Phát triển thị trường vàng là công cụ hữu ích để Ngân hàng nhà nước ổn định lưu thông tiền tệ và tỷ giá hối đoái Phát triển thị trường vàng cần chú trọng: Trước mắt TP Hồ Chí Minh thành lập trung tâm bán đấu giá vàng trên cơ sở phát triển sàn giao dịch của Công tykinh doanh vàng bạc, đá quý TP Hồ Chí Minh Từng bước . bàn TP. Hồ Chí Minh 2.2.1. Quỹ đầu tư phát triển đô thị TP. Hồ Chí Minh Quỹ đầu tư phát triển đô thị TP. Hồ Chí Minh ( HIFU) là một tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân TP. Hồ. VỀ TRUNG TÂM TÀI CHÍNH 1. 1. Một số vấn đề cơ bản 1.1.1. Khái niệm và sự hình thành trung tâm tài chính: Trung tâm tài chính là một bộ phận của đô thị nơi có các định chế tài chính tập trung. . TCDN _ Đêm 4 1 Đề Tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động tài chính ngày càng có vị trí quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước