Thị trường bảo hiểm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 25)

TP. Hồ Chí Minh là thị trường bảo hiểm có tiềm năng rất lớn trên nhiều phương diện:

(1) Có cơ sở hạ tầng về giao thông, kỹ thuật, thông tin khá tốt cùng với kết cấu tài sản hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đa dạng, phong phú. Đây là điều kiện vật chất đảm bảo cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo hiểm thương mại.

(2) Các tầng lớp dân cư, người lao động có trình độ cao là nguồn lực lao động quan trọng cung ứng cho doanh nghiệp bảo hiểm và chính lực lượng này sẽ tạo ra nhu cầu vế bảo hiểm.

(3) TP.Hồ Chí Minh là thị trường phát triển năng động, hiệu quả gắn liền với cơ chế thị trường nên người dân có thói quen đầu tư, tiết kiệm và quen với nhu cầu cần được bảo hiểm để đề phòng rủi ro.

Thị trường bảo hiểm thật sự khởi động từ khi Chính phủ ban hành NĐ số 100/CP ngày 18/12/1993, cho phép các thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đến năm 2000, để đưa thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển cao hơn, Quốc hội đã ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực ngày 01/04/2001. Tiếp theo đó làNghị định số 42/2001 và 43/2001 do Chính phủ ban hành vào tháng 08/2001 và hai thông tư số 71/2001 và 72/2001 của Bộ tài chính nhằm chi tiết hóa và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm. Với khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh đã giúp các doanh nghiệp bảo hiểm mạnh dạn đầu tư phát triển kinh doanh góp phần vào việc ổn định và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Hiện nay, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 44 công ty, đại lý, chi nhánh và văn phòng bảo hiểm nước ngoài và trong nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là thị trường ra đời rất sớm nhưng có sức phát triển

chậm và chỉ thực sự sôi động vào đầu thập niên 90 khi nền kinh tế có sự đổi mới đầu tư trong nước, ngoài nước tăng nhanh, cơ sở hạ tầng về kinh tế kỹ thuật xã hội và hạ tầng cho sản xuất tăng mạnh, các chính sách bao cấp của Nhà nước cho kinh tế, xã hội giảm dần tiến đến xóa bỏ làm tăng nhu cầu bảo hiểm về tài sản, con người, trách nhiệm dân sự phát sinh mạnh mẽ. Các sản phẩm phát triển đa dạng, phong phútheo hướng ngày càng hoàn thiện và hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu của các tổ chức kinh tế-xã hội và các tầng lớp dân cư. Đến nay, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đã có tr6en 600 dịch vụ bảo hiểm khác nhau.

Hiện nay doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam chiếm khoảng 90% doanh số của toàn thị trường, nguyên nhân do số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phi nhân thọ nước ngoài trên thị trường ít; các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bị hạn chế phạm vi kinh doanh ví dụ như một số lĩnh vực bảo hiểm có vốn đầu tư của Nhà nước, bảo hiểm các công trình trọng điểm và một số loại hình bảo hiểm kĩ thật… nhưng khi gia nhập WTO thì các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phải đứng trước áp lục cạnh tranh rất lớn. Bên cạnh đó, ngày 01/10/2007 hiệp định song phương giữa Việt Nam và Mỹ thì Việt

26

Nam phải mở cửa thị trường bảo hiểm để các công ty Mỹ cạnh tranh bình đẳng trong một sân chơi.

Thị trường bảo hiểm nhân thọ là một thị trường còn non trẻ so với bảo hiểm phi nhân thọ.

Bảo Việt lần đầu tiên đưa ra hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vào tháng 8/1996 đã gây ra sự tò mò thậm chí nghi ngờ của tầng lớp dân cư nhưng chỉ trong một thời gian ngắn bảo hểm nhân thọ đã được đông đảo tầng lớp dân cư đón nhận và tham gia tích cực nhất là tại các đô thị, thành phố lớn có mức thu nhập cao nó phù hợp với văn hóa tiết kiệm, tích lũy từ lâu đời của nhân dân. Đến nay thị trường bảo hiểm nhân thọ liên tục tăng trưởng nhanh, có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tham gia trong đó có nhiều tập đoàn bảo hiểm quốc tế như AIA, ACE, Prudential, Dai-ichi Life… khẳng định được vị trí của mình trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Thị trường bảo hiểm nhân thọ có tuổi đời còn khá trẻ nhưng đã thể hiện sự cạnh tranh quyết liệt, chất lượng tương đối đồng đều và hiệu quả cao. Đây là dấu hiệu tích cực cho quá trình hội nhập thị trường bảo hiểm trong tương lai, cho phép bảo hiểm nhân thọ trong nước tìm kiếm cơ hội từ thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)