Thị trường phái sinh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 26)

Xuất phát từ thực trạng thị trường tài chính Việt Nam còn ở trình độ thấp nên thị trương phái sinh chỉ mới bắt đầu xuất hiện trong vòng 5 năm trở lại đây. Trên thị trường ngoại hối, từ năm 1998 theo quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/01/1998 Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng triển khai thử nghiệm các hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn. Một số giao dịch phái sinh tiêu biểu được Ngân hàng nhà nước cho phép:

- Năm 2002 Ngân hàng TMCP xuất – nhập khẩu Eximbank dã tiến hành thí điểm giao dịch quyền lựa chọn

- Ngân hàng Citibank thực hiện thí điểm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền

- NGân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện bán chéo giữa hai đồng tiền chéo

- BIDV thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất đối với các khoản cho vay hoặc đi vay trung hạn bằng đồng USD hoặc Euro

- Vietcombank thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn với các đối tác là các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức hoạt động ở nước ngoài.

- Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng TMCP Á Châu, Tecombnk, Ngân hàng TMCP Quân đội…thực hiện quyền chọn ngoại tệ.

- Ngân hàng Calyon, Citibank, ABN-AMRO thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trong tương lai.

Nhìn chung, với sự hình thành thị trường phái sinh bằng việc đưa ra các công cụ phái sinh hoán đổi (swap), kì hạn (forward), quyền chọn (options), tương lai (future) và giao dịch trên thị trường, bước đầu ngân hàng đã tạo được nhận thức cho khách hàng trong việc vận dụng chúng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá và lãi suất. Trên cơ sở những kết quả đạt được trên thị trường ngoại hối, hoạt động giao dịch phái sinh được triển khai sang lĩnh vực thị trường hàng hóa, quyền lựa chọn mua vàng. Việc triển khai

27

sản phẩm phái sinh cho các loại thị trường khác nhau không những cho thấy tính cần thiết của sản phẩm này mà còn thể hiện sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong các hoạt động kinh tế để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và bảo hiểm rủi ro ngày cáng có hiệu quả hơn.

Phát triển các giao dịch phái sinh bước đầu cung ứng thêm các công cụ tài chính, đa dạng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trên thị trường ngoại hối. Các ngân hàng hiện nay không chỉ tập trung vao những sản phẩm kinh doanh ngân hàng truyền thống mà còn hướng tới nghiên cứu triển khai các phái sinh hiện đại. Điều này giúp các ngân hàng nâng cao vị thế trên thị trườngtrong nước, từng bước tham gia vào hội nhập quốc tế một cách chủ động hơn. Mặc khác, các công cụ phái sinh góp phần tạo rào cản bảo vệ và nâng cao năng lực cạnh tranh, hạn chế thiệt hại cho các hoạt động trong nước như xuất nhập khẩu, kinh doanh ngân hàng chuẩn bị tốt cho quá trình mở của hội nhập kinh tế sau này.

28

CHƯƠNG III:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH

Theo kinh nghiệm của Singapore, để phát triển trung tâm tài chính, chính phủ cần phải thay đổi tư duy chiến lược về xây dựng cơ cấu kinh tế. Ngay từ những năm 60, chính phủ Singapore đã vạch ra lộ trình chiến lược phát triển lĩnh vực tài chính của nước này, coi khu vực tài chính không chỉ là cánh tay hỗ trợ mà là một ngành then chốt của quốc gia, đóng góp đáng kể đến sự phát triển nền kinh tế và có đời sống riêng của nó. Xuyên suốt quá trình phát triển, chính phủ Singapore đều đặt trọng tâm đẩy mạnh chính sách quốc tế hóa thị trường tài chính, tự do hóa các dòng chảy tư bản, thu hút các định chế tài chính nước ngoài, đầu tư cơ sở hạ tầng, chú trọng phát triển hệ thống thanh toán để kết nối với các trung tâm tài chính quốc tế. Sự nổi lên của trung tâm tài chính Singapore trong những năm 80 đã minh chứng được điều này.

Từ thực tiễn sinh động của Singapore và bối cảnh hội nhập của nền kinh tế, chúng tôi cho rằng, bước đi chiến lược phát triển trung tâm tài chính TP. Hồ Chí Minh là ngay từ bây giờ Chính phủ và UBND TP. Hồ Chí Minh cần tập trung mọi nguồn lực nhằm kiện toàn và phát triển đồng bộ thị trường tài chính, xét trên các khía cạnh:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)