Phát triển thị trường bảo hiểm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 37)

3.8.1. Về công nghệ bảo hiểm rủi ro

Trước hết đẩy mạnh chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước, cụ thể là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam.

Thứ hai, có chính sách tạo điều kiện và khuyến khích các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thành lập công ty bảo hiểm trực thuộc, một mặt để hỗ trợ cho sự phát triển của tổng công ty, tập đoàn kinh tế theo hướng đa lĩnh vực.

Thứ ba, các công ty bảo hiểm can nâng cao năng lực quản trị, xây dựng thị trường mục tiêu phù hợp với nguồn lực tài chính của mình, chú trọng khai thác tối đa tiềm năng thị trường bảo hiểm trong nước, chủ động liên kết với các nhà môi giới bảo hiểm quốc tế để thâm nhập vào các lĩnh vực thị trường tiềm năng nước ngoài.

Thứ tư, đẩy nhanh quá trình hợp tác quốc tế và hội nhập về dịch vụ bảo hiểm với khu vực và thế giới.

Thứ năm, can tăng cường vai trò của hiệp hội bảo hiểm Việt Nam trong việc phát triển thị trường bảo hiểm.

3.8.2. Về công nghệ bảo hiểm xã hội

Cần mở rộng thị trường bảo hiểm xã hội, cho phép khu vực tư tham gia vào đầu tư lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Trước heat nên thí điểm quỹ hưu trí của khu vực tư. Lâu dài phát triển tổng công ty bảo hiểm xã hội thành công ty quản lý tài sản chuyên nghiệp trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động và thực hiện chính sách cổ phần hóa.

3.9.Phát triển thị trướng phái sinh

Cần hình thành khuôn khổ pháp lý đồng bộ về thị trường phái sinh. Cấu trúc thị trường phái sinh: có thể tổ chức độc lập hay là moat bộ phận của thị trường chứng khoán. Theo kinh nghiệm các nước, ban đầu quy mô còn nhỏ bé có thể tổ chức thị trường phái sinh như là bộ phận trực thuộc của trung tâm giao dịch chứng khoán. Về sau quy mô giao dịch ngày càng mở rộng có thể hình thành trung tâm giao dịch phái sinh độc lập với thị trường chứng khoán.

38

Cần chú trọng phát triển các nhà kiến tạo thị trường. Về cơ bản, các nhà kiến tạo thị trường gồm hai chủ thể: Người phòng chống rủi ro (Hedgers) và các nhà đầu cơ (Speculators).

+ Những người phòng chống rủi ro: là những cá nhân và công ty mà có hoạt động kih doanh gắn liền với các công cụ tài chính tham gia giao dịch trên thị trường.

+ Những nhà đầu cơ hay kinh doanh phái sinh: là những chủ thể cung cấp tính thanh khoản cho thị trường. Họ thực hiện mua bán các phái sinh tài chính để hưởng chênh lệch giá.

3.10. Phát triển thị trường hải ngoại ( offshore)

Phát triển thị trường hải ngoại là cần thiết và phù hợp vớii xu hướng phát triển trung tâm tài chính TP Hồ Chí Minh như là trung tâm tài chính quốc tế. Thành lập thị trường hải ngoại không chỉ là thực hiện chính sách quốc tế thị trường tài chính mà còn quốc tế hóa đồng Việt Nam.

Các bước phát triển thị trường offshore của trung tâm tài chính TP Hồ Chí Minh:

+ Thành lập Vietnam International Banking Facilities (VIBF), như Thái Lan thành lập Bangkok International Banking Facilities, với chức năng cơ bản thu hút tiền gửi và cung cấp các dịch vụ tài chính cho những người không cư trú.

+ Tiếp đến, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát hành và giao dịch các công cụ của thị trường tiền tệ bằng đồng nội tệ nhằm để kích hoạt và nâng cao tính lỏng của thị trường.

+ Phát triển thị trường phái sinh offshore để đáp ứng nhu cầu người phát hành và đầu tư nước ngoài trong việc phòng chống rủi ro.

Trên thị trường offshore, các giao dịch tài chính được miễn trừ thuế, không phụ thuộc vào các quy định về lãi suất, bảo hiểm tiền gửi, dự trữ bắt buộc.

KẾT LUẬN

Có một trung tâm tài chính quốc tế, nhân tố tích cực cho một hệ thống tài chính mạnh, góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển kinh tế là điều mong mỏi của tất cả mọi người. Xét về các điều kiện như: vị trí địa lý, tự nhiên thì điều này có vẻ khả thi vì TP. Hồ Chí Minh có một lợi thế về mặt địa lý nhất định. Nhưng xét về các yếu tố kinh tế, các yếu tố thể chế thì khả năng cạnh tranh với các trung tâm tài chính khác trong khu vực của TP. Hồ Chí Minh là rất thấp. Trong các yếu tố này, thì yếu tố quy mô nền kinh tế không thể cải thiện một sớm một chiều, nhưng có những yếu tố về mặt thể chế có thể cải thiện được ngay. Do đó, để có thể đạt được mục tiêu của mình, TP. Hồ Chí Minh nói riêng, Việt Nam nói chung cần quan tâm cải thiện những yếu tố thuộc khả năng chủ quan của mình. Có như vậy mới có thể nhanh chóng đưa trung tâm tài chính TP. Hồ Chí Minh đuổi kịp và có thể cạnh tranh với các trung tâm tài chính trong khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/PGS_TS Sử Đình Thành, Phát triển trung tâm tài chính TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, NXB ĐH Quốc Gia TPHCM, 2007.

39

2/TS Bùi Kim Yến, Các giải pháp thúc đẩy huy động vốn đầu tư thông qua các định chế tài

chính trung gian của Việt Nam trên địa bàn TPHCM, đề tài cấp thành phố, nghiệm thu 1/2006.

40

MỤC LỤC:

Đề Tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH ...1

LỜI MỞ ĐẦU ...1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUNG TÂM TÀI CHÍNH ...2

1. 1. Một số vấn đề cơ bản ...2

1.1.1. Khái niệm và sự hình thành trung tâm tài chính: ...2

1.1.2. Đặc điểm của trung tâm tài chính ...3

1.1.3. Tiêu chí của trung tâm tài chính ...3

1.1.4. Các hoạt động chủ yếu tại trung tâm tài chính ...5

1.2. Vai trò của trung tâm tài chính đối với địa phương, quốc gia và thế giới ...5

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH ...8

2.1 Ngân hàng Thương Mại ...8

2.1.1. Huy động vốn ...8 2.1.2. Cung cấp dịch vụ tài chính ...9 2.1.2.1. Các dịch vụ truyền thống ...9 2.1.2.2. Dịch vụ thanh toán : ... 10 2.1.2.3. Dịch vụ ngoại hối: ... 10 2.1.2.4. Các dịch vụ hiện đại ... 10

2.1.3. Hoạt động Ngân hàng và thị trường tiền tệ ... 11

2.1.3.1. Thị trường nội tệ ... 11

2.1.3.2. Thị trường ngoại tệ ... 12

2.2. Các định chế phi Ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ... 12

2.2.1. Quỹ đầu tư phát triển đô thị TP. Hồ Chí Minh ... 12

2.2.1.1. Huy động vốn ... 12

2.2.1.2. Phân phối và sử dụng vốn ... 13

2.2.2. Quỹ đầu tư khác ... 14

2.2.2.1. Giai đoạn từ năm 2000 trở về trước ... 14

2.2.2.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay ... 15

2.2.3. Các công ty tài chính và cho thuê tài chính... 23

2.3. Thị trường vốn ... 24

2.4. Thị trường bảo hiểm ... 25

2.5. Thị trường phái sinh ... 26

41

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH ... 28

3.1. Phát triển hệ thống ngân hàng thương mại ... 28

3.2. Đa dạng hóa các định chế phi ngân hàng ... 28

3.3. Phát triển thị trường tiền tệ ... 29

3.4. Thị trường ngoại hối ... 30

3.4.1. Phát triển các chủ thể kiến tạo thị trường ... 30

3.4.2. Đa dạng hóa các đồng tiền giao dịch và các công cụ của thị trường ... 31

3.4.3. Tăng cường tính minh bạch trong các giao dịch ngoai hối ... 31

3.5. Phát triển thị trường vàng ... 31

3.6. Phát triển thị trường trái phiếu ... 32

3.6.1. Chính sách đa dạng hóa các chủ thể phát hành trái phiếu ... 32

3.6.2. Đa dạng hóa phát hành trái phiếu chính quyền địa phương ... 33

3.6.3. Thu hút và phát triển các “nhà kiến tạo thị trường”... 34

3.7. Về thị trường chứng khoán ... 34

3.7.1. Phát triển hàng hóa cho thị trường ... 34

3.7.2. Phát triển các nhà đầu tư ... 35

3.7.3. Hoàn thiện hoạt động của Trung tâm giao dịch chứ ng khoán TP. Hồ Chí Minh ... 35

3.7.4. Khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán... 35

3.7.5. Từng bước tự do hóa thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ... 36

3.8. Phát triển thị trường bảo hiểm... 37

3.8.1. Về công nghệ bảo hiểm rủi ro ... 37

3.8.2. Về công nghệ bảo hiểm xã hội ... 37

3.9. Phát triển thị trướng phái sinh ... 37

3.10. Phát triển thị trường hải ngoại ( offshore) ... 38

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)