Qua chuyên đề, giáo viên nói chung và giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nói riêng được hiểu rõ các kiến thức và có các kỹ năng sau: Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của công tác chủ nhiệm và giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông.Những khó khăn, hạn chế của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp hiện nay.Mục tiêu cần đạt đối với mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông.Những nội dung cơ bản và biện pháp khả thi cần thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông.
THCS CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở NHÀ TRƯỜNG THCS Người triển khai: I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua chuyên đề, giáo viên nói chung và giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nói riêng được hiểu rõ các kiến thức và có các kỹ năng sau: - Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của công tác chủ nhiệm và giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông. - Những khó khăn, hạn chế của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp hiện nay. - Mục tiêu cần đạt đối với mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. - Những nội dung cơ bản và biện pháp khả thi cần thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. II. CƠ SỞ TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ: - Căn cứ vào Kế hoạch số 302/KH-BGD&ĐT ngày 10 tháng 6 năm 2010 của Bộ GD&ĐT về công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường phổ thông; - Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ( Tài liệu tham khảo do Bộ GD&ĐT và tổ chức cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển phối hợp); - Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010; - Chủ đề: Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục; III. PHƯONG PHÁP TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ: Sử dụng phương pháp Trình chiếu kết hợp Thảo luận nhóm. IV. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: 1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường phổ thông: a/ Vị trí: GVCN lớp là nhà quản lý. Trong nhà trường, GVCN lớp thay mặt Hiệu trưởng quản lý và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện để đạt được mục tiêu đào tạo. b/ Vai trò: GVCN vừa đóng vai trò quản lý hành chính nhà nước vừa đóng vai trò người thầy giáo, đồng thời còn đóng vai trò là người đại diện cho quyền lợi hợp pháp của tập thể lớp. 1 GVCN là cầu nối giữa lớp với BGH, các tổ chức như Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên…trong nhà trường, giúp Hiệu trưởng bao quát lớp học, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra sự tu dưỡng, rèn luyện của học sinh, phản hồi kịp thời tình hình học sinh của lớp mình chủ nhiệm. c/ Nhiệm vụ: Dựa vào tình hình thực tế, lập Kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình học tập, rèn luyện cho tập thể lớp, cùng với cán bộ lớp theo dõi, đánh giá tình hình, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, báo cáo thường xuyên với BGH. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Nhận xét, đánh giá học sinh hàng tháng, HK và cả năm học. d/ Quyền hạn: Được mời dự họp hoặc làm thành viên Hội đồng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến lớp mình phụ trách. Được phối hợp với GV bộ môn để nắm tình hình và giáo dục học sinh, được liên hệ với lãnh đạo nhà trường để phản ánh tình hình giảng dạy của của giáo viên bộ môn thông qua phản ảnh của lớp, tình hình học tập và rèn luyện của học sinh. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh lớp mình phụ trách. Được quyền cho học sinh nghỉ học < 3 ngày, được gọi HS cá biệt đến nơi làm việc để giáo dục, được mời phụ huynh học sinh đến trường để phối hợp giáo dục học sinh khi cần thiết. 2. Những khó khăn, hạn chế của giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp hiện nay trong nhà trường phổ thông: Ngay trong trường sư phạm, sinh viên tiếp thu về công tác giáo dục và công tác chủ nhiệm lớp quá ít cả về lý thuyết lẫn thực tập. Các kiến thức được trang bị chưa sát với yêu cầu thực tiễn cuộc sống. Sinh viên chưa được trang bị các kiến thức, kỹ năng liên quan đến quản lý và thu hút HS tham gia vào các hoạt động, chưa nắm bắt được tâm lý HS, chưa biết cách giao tiếp hiệu quả với HS, dẫn đến không hiểu các em. Tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn có liên quan rất ít. Nhiều GV rất ngại làm công tác CN, đa số nhận nhiệm vụ nhưng tinh thần trách nhiệm chưa cao. Chưa thật sự chú trọng đến việc tìm hiểu HS, sự linh hoạt, sáng tạo trong công tác CN chưa có. Nội dung, hình thức sinh hoạt lớp ( Bao gồm sinh hoạt 15 phút đầu gời và sinh hoạt cuối tuần) đơn điệu, nặng nề, nhàm chán. Thông thường chỉ là hướng dẫn HS tổng kết , nhận xét hoạt động của các tổ, của lớp trong tuần qua. Phê bình, nhắc nhở HS có những biểu hiện chưa tốt làm ảnh hưởng đến thành tícha của lớp…làm cho Hs cảm thấy như một giờ “ Xử án”, khiến HS- nhất là Hs bị khuyết điểm không hứng thú hay nói đúng hơn là sợ gời sinh hoạt cuối tuần. Sự phối hợp giữa phụ huynh học sinh với GVCN, giữa các giáo viên bộ môn với GVCN chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ. 3. Mục tiêu cần đạt đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông: GVCN trước hết phải là nhà giáo dục, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm đối tượng HS, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. 2 GVCN bằng chính nhân cách của mình là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất, nhân cách của HS. GVCN lớp là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của HS, bảo vệ HS về moị mặt một cách hợp lý, hợp pháp. Phản ảnh mọi nhu cầu về tâm tư, nguyện vọng của HS với lãnh đạo trường, với các giáo viên bộ môn, với gia đình HS, với các đoàn thể trong nhà trường. GVCN phải nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học, mục tiêu và các nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, có kỹ năng phân tích nội dung của phong trào thi đua với nội dung của công tác chủ nhiệm lớp. GVCN phải giàu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, nhiệt tình, biết tôn trọng nhân cách HS. Có uy và có sức cảm hoá thuyết phục, có bản lĩnh để xử lý kịp thời các tình huống sư phạm đa dạng. Phải biết đối xử khéo léo, công bằng và nghiêm minh trong nhận xét, đánh giá đối với HS. Chủ động tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng để lập kế hoạch sát hợp với tình hình thực tế của lớp mình, tạo được sự đoàn kết, thống nhất trong lớp, tạo điều kiện để các em phát huy ý thức tự quản, thái độ tự tin trong giao tiếp ứng xử, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực để điều hành có hiệu quả các phong trào của lớp. Lời khuyên Mỗi ngày , chúng ta hãy dành một chút thời gian nhất định để tĩnh tâm suy nghĩ về HS của mình, về cách mình giáo dục, đối xử với HS, về cách xử lý những HS còn mắc lỗi…Làm thế nào để giải quyết được vấn đề sao cho vừa xây dựng được lòng tin, sự tôn trọng và ý thức kỷ luật của HS một cách thân thiện. Không có công thức chung nhất cho công tác chủ nhiệm, nhưng trước tiên cần phải có cái tâm. Không có lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lý sẽ không mang lại thành công. Hãy làm hết khả năng để trong tâm trí của những học trò thân yêu ghi lại một hình ảnh đẹp đẽ về người thầy, cô chủ nhiệm của mình. 4. Những nội dung và biện pháp để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp. GVCN cần phải đặt kế hoạch tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt. Mẫu mực trong giao tiếp ứng xử với mọi người, đặc biệt phải có lòng tin yêu đối với HS, đây là động lực lớn giúp các em học tập tích cực, thích đến lớp vì “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Phải xây dựng những qui tắc rõ ràng và nhất quán. Việc xây dựng qui tắc cần đảm bảo hướng tới những điều ttốt đẹp mà GVCN mong đợi ở HS của mình. Ví dụ: GVCN phân tích, bàn bạc với HS trong lớp và đi đến thồng nhất qui tắc sau: Nếu HS nào vi phạm Nội qui nhà trường như: Đi học trễ, đến lớp không thuộc bài, làm mất đoàn kết, mất vệ sinh, có hành vi vô lễ với thầy, cô…thì phải đọc lên những nội dung có liênquan đến hành vi vi phạm của mình trong Nội qui nhà trường, Nội 3 dung trường học thân thiện, học sinh tích cực hoặc 5 điều Bác Hồ dạy…sau đó GVCN động viên, nhắc nhở để học sinh tiến bộ. Nếu HS vi phạm mức độ nặng, GVCN phải tìm hiểu nguyên nhân từ phía HS, gia đình, ban bè để có thông tin chính xác ban đầu, từ đó phối hợp với các đoàn thể, với lãnh đạo trường giải quyết phù hợp. Lưu ý: Các biện pháp phạt phải nhằm vào mục đích phải làm cho HS biết rằng, thái độ, hành vi của em như vậy là sai, sự lựa chọn cách ứng xử như vậy là không đúng. ĐỪNG BAO GIỜ sử dụng những hình phạt khiến HS cảm thấy rằng mình là kẻ bỏ đi, vô dụng. Tuyệt đối KHÔNG SỬ DỤNG những hình thức phạt mang tính bạo lực. TRÁNH GÂY CĂNG THẲNG, ĐỐI ĐẦU với HS khi xử lý các sai phạm. Nếu HS có hành vi tốt (giúp đỡ bạn vượt khó, nhặt được của rơi trả lại cho người mất, tích cực trong phát biểu thảo luận xây dựng bài học, đạt điểm cao trong học tập…) thì khen ngợi kịp thời. Việc khen thưởng được tiến hành trong khi sinh hoạt 15 phút đầu giờ hoặc sinh hoạt cuối tuần. Hình thức khen có thể là tặng danh hiệu Học sinh tiêu biểu trong ngày, trong tuần về các mặt học tập, rèn luyện…hoặc hình thức nào đó mà GVCN và tập thể lớp nghĩ ra. Lưu ý: Các qui tắc khen cần đề cập đến những chuẩn mực đạo dức và các giá trị cơ bản như: Sự an toàn, sự tôn trọng lẫn nhau, lòng nhân ái và sự trung thực. Các qui tắc đề ra cần có sự cân bằng, hợp lý giữa lợi ích tập thể và lợi ích các nhân. Lời khuyên Có nhiều cách khuyến khích, động viên, khích lệ HS. Hãy thử nghiệm những ý tưởng của riêng mình. Nhớ và ghi lại những việc mà mình đã làm, những biện pháp có tác dụng và những cách không có hiệu quả. Hãy nhớ thu hút HS tham gia vào quá trình khen thưởng, các em sẽ có những ý tưởng tuyệt vời. Tình huống 1: Trong giờ sinh hoạt lớp, có một HS không chú ý nghe GVCN nhận xét kết quả học tập, rèn luyện của lớp trong tuần qua cũng như kế hoạch của tuần tới mà cứ quay bên này, bên nọ nói chuyện, chọc ghẹo các bạn. GVCN đã nhắc nhở nhưng HS đó vẫn giả vờ ngơ ngác và nhăn nhở cười. Sẵn cuốn sổ chủ nhiệm trên tay, GV đập vào tai em. Có lẽ hơi mạnh và bất ngờ, HS đó tái xanh mặt… Tình huống 2: Trong giờ học môn GDCD, có một HS đã dùng bút vẽ bẩn vào áo của bạn ngồi trước. GV bảo HS đó đưa tay ra rồi dùng thước đánh vào tay HS. Vì sợ đau nên HS đó giật tay lại, vì vậy GV đã đánh trúng vào phần đầu ngón tay của em. HS đó không khóc nhưng mặt em đỏ bừng có lẽ vì đau và xấu hổ. 4 Cần quan tâm hơn đến những khó khăn của HS. Thường thì những vấn đề về thái độ và cách cư xử HS phần lớn bắt nguồn từ những vấn đề thực tế mà các em phải đối mặt trong cuộc sống ( Học yếu, gia đình khó khăn, gia đạo bất hoà, bị hiểu lầm, bị đối xử tệ, bị xúc phạm…). Nhiều khi nôn nóng muốn chấn chỉnh ngay thái độ và cách cư xử đó của HS mà GVCN bỏ qua việc tìm hiểu cốt lõi của vấn đề. Một số dấu hiệu khác thường của HS Sự can thiệp, giúp đở của GVCN + Dấu hiệu khó khăn về thị giác: + GVCN liên hệ với gia đình HS để đưa các em đi khám chuyên khoa Đầu HS ở tư thế không bình thường . đi khám chuyên khoa hoặc cúi sát sách vở. Khi viết, đọc + Bố trí, sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp, tạo điều thường nheo mắt, mắt thường sưng đỏ, kiện cho HS được nhìn bảng rõ nhất. chảy nước mắt, hay dịu mắt… + Dấu hiệu khó khăn về tâm lý: + Thông báo cho gia đình HS biết. Cần gần gũi HS buồn rầu, có cảm xúc tiêu cực, không yêu thương, đùm bọc, che chở các em để tìm biết kiềm chế bản thân và cảm thấy bất hạnh. hiểu nguyên nhân. Động viên, khen ngợi HS có biểu hiện tốt dù nhỏ. Lãnh đạm, không chan hoà, không muốn Tôn trọng và lắng nghe tâm tư của các em. chơi đùa, hay khóc hoặc hay cáu kỉnh Tạo điều kiẹn cho các em tham gia vào , gây gổ với bạn bè, xúc phạm người khác. các hoạt động tập thể của lớp. +Dấu hiệu bị hành hạ, ngược đãi: Có các + GVCN cần gặp riêng để tâm tình với các em. dấu vết bất thường trên cơ thể mà HS không Khuyến khích HS nói lên điều mà các em lo lắng. giải thích rõ nguyên nhân. Thay đổi thái độ Phân công nhóm bạn thân thường xuyên bất thường, bộc lộ sự lơ đãng, lo âu, gần gũi với HS để tìm hiểu rõ , căng thẳng, không hoà nhập với nguyên nhân, từ đó có biện pháp bạn bè, hay gây gổ với bạn. phối hợp giúp đở. Tình huống: Trong giờ Toán, GV gọi một HS lên bảng để làm bài tập. Không phải là bài tập khó, vậy mà HS này làm không được. GV lớn tiếng với em và HS đó phản ứng bằng cách viết cẩu thả trên bảng như để tỏ thái độ chống trả GV. Thế là GV đã 5 bạt tai em. Nhưng HS đó vẫn đứng trơ ra, thái độ lì lợm. Không kiềm chế được, GV đánh thêm một bạt tai nữa và HS đó tỏ thái độ như muốn chống cự. GV ngừng dạy và đuổi HS đó ra khỏi lớp. Lời khuyên: Cố gắng kiềm chế, không thể hiện thái độ quá nóng nảy, căng thẳng trước mặt HS vì điều đó khiến cho HS trở nên tức giận hơn, thậm chí có thể nảy sinh ý nghĩ tiêu cực,dẫn đến hậu quả khó lường. Nên lắng nghe và thật sự chú ý xem xét vấn đề từ phía HS. Lắng nghe tất cả những gì các em nói, biểu lộ sự thông cảm qua nét mặt, ánh mắt, cử chỉ. Bằng cách đó, chúng ta sẽ thể hiện được một cách chân thành điều mà mình mong muốn. Cần tránh thái độ “ Quan liêu”, “hồ đồ” do hấp tấp, vội vàng chưa tìm hiểu nguyên nhân đã nhanh chóng đưa ra những lời chỉ trích. Chúng ta hãy giúp HS làm rõ vấn đề và cùng với các em tìm ra giải pháp thích hợp. Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thân thiện: Tập thể lớp tốt là môi trường lý tưởng để trẻ học tập và phát triển nhân cách. Tập thể lớp tốt là tập thể hướng tới và hoạt động dựa trên các giá trị như: Tôn trọng, yêu thương, giúp đở lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết giải quyết các mâu thuẫn không bằng bạo lực…Trong tập thể tốt, HS có cơ hội được chia sẻ, bàn bạc, được thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc của mình về các nguyên tắc đạo đức với sự khuyến khích, cảm thông, tôn trọng của thầy cô và bạn bè. Tình huống: Trong lớp có An là HS cá biệt. Hầu như ngày nào GVCN cũng nhận được những lời phàn nàn, phản ánh về những hành vi vô kỷ luật của An: Không học bài, ngủ gật trong lớp, đánh bạn, noí chuyện riêng, gây rối, bỏ học không lý do, hay đi học muộn và lấy cắp tiền của bạn…Sau nhiều lần phê bình gay gắt trước tập thể lớp và nhiều bản tự kiểm, nhưng chứng nào tật ấy. Không kiềm chế được, trong buổi sinh hoạt lớp hôm đó, GVCN đã tát vào mặt em trước tất cả HS trong lớp. An bật khóc nức nở, còn cả lớp bỗng im lặng, không khí thật nặng nề. Lời khuyên: Trẻ em luôn mong muốn người lớn lăng nghe, tìm hiểu trẻ cần gì, có nhu cầu gì, nguyên nhân nào dẫn đến sự việc đó để hiểu lý do tại sao trẻ lại phạm lỗi. Trẻ em mong muốn được yêu thương, chăm sóc cũng như sự cảm thông, chia sẻ và tha thứ từ phía người lớn khi các em phạm lỗi. Những mong muốn của trẻ nhắc nhở người lớn cần xem lại cách dạy dỗ, giáo dục mà mình đã từng làm. Hãy giáo dục trẻ bằng tình yêu thương và sự cảm thông bạn sẽ thấy được những điều kỳ diệu. Trong các buổi sinh hoạt lớp phải thật sự cởi mở và thể hiện sự quan tâm tận tình để các em có điều kiện đề đạt ý kiến, nguyện vọng về công tác giảng dạy của GV, qua đó GVCN chọn lọc và chuyển tiếp nguyện vọng của HS đến với GV bộ môn để tập thể sư phạm có tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong việc giáo dục HS. Hãy khen ngợi, động viên, khích lệ HS nhiều hơn. Thật thận trọng, nhẹ nhàng, khéo léo khi chê bai, trách phạt. Lời khuyên: Việc khen ngợi, khích lệ có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Một nụ cười, một lời biểu dương trước lớp, một lá thư, một cuộc gọi điện thoại 6 đến nàh HS…đặc biệt quan trọng đối với những trẻ sống trong gia đình không hoà thuận hay những trẻ không nhận được sự giúp đở từ những người thân trong gia đình. Việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với HD cá biệt hay HS thường có hành vi vô kỷ luật trong lớp. Đừng bỏ qua bất kỳ một cử chỉ đáng khen nào. Lúc đầu khó có thể tìm ra cơ hội để khen ngợi nhưng dần dần sẽ dễ dàng hơn bởi khi những hành vi tốt được công nhận, chúng sẽ phấn đấu nhiều hơn. KẾT LUẬN -GVCN trong nhà trương phổ thông là linh hồn của lớp học. Ngày nay với sự nhận thức đúng đắn về giáo dục, có thể coi GVCN như một nhà quản lývới các vai trò: Người làm công tác tổ chức lớp học; người điều khiển lớp học; người làm công tác phát triển lớp học; người giúp Hiệu trưởng bao quát lớp học; người giúp Hiệu trưởng kiểm tra sự tu dưỡng, rèn luyện của HS; người có trách nhiệm phản hồi tình hình của lớp - Trên thực tế, bức tranh toàn cảnh về công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông cũng còn hạn chế: + Nhận thức của CBQL và GV về vai trò của công tác chủ nhiệm có lúc chưa toàn diện. + Công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý cong hạn chế. + Một số GV được phân công còn hạn chế về năng lực tổ chức, điều hành công tác chủ nhiệm. + Chế độ chính sách với GV làm công tác chủ nhiệm chưa tương xứng với vai trò và nhiệm vụ được giao. GVCN giỏi chưa được quan tâm đúng mức, chưa có danh hiệu cho GVCN giỏi. + Sự phối hợp giữa các lực lượng GV trong nhà trường và các đoàn thể xã hội lỏng lẽo, chưa thật sự có tác dụng hỗ trợ tích cực cho công tác chủ nhiệm… Ngày nay, trước sự phát triển nhanh chóng của xã hội, của KH-KT đòi hỏi GV, trước hết là GVCN, cần tăng cường hơn nữa việc tu dưỡng đạo đức, nâng cao nhận thức nghề nghiệp, không ngừng học tập, rèn luyện để tự hoàn thiện mình, từng bước đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của sự nghiệp “trồng người” mà Đảng và nhân dân trao cho mình. _________ H ẾT_____________ 7 . thông: a/ Vị trí: GVCN lớp là nhà quản lý. Trong nhà trường, GVCN lớp thay mặt Hiệu trưởng quản lý và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện để đạt được mục tiêu đào tạo. b/ Vai trò: GVCN vừa đóng vai. sinh với GVCN, giữa các giáo viên bộ môn với GVCN chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ. 3. Mục tiêu cần đạt đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông: GVCN trước hết. cư xử đó của HS mà GVCN bỏ qua việc tìm hiểu cốt lõi của vấn đề. Một số dấu hiệu khác thường của HS Sự can thiệp, giúp đở của GVCN + Dấu hiệu khó khăn về thị giác: + GVCN liên hệ với gia đình