Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn là gì? Vì sao nó chứa đựng khả năng sản xuất " thừa " trong Chủ nghĩa tư bản
Trang 1Kể từ năm 1987 Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt nam có hiệu lực, khởi đầucho dòng chảy các luồng vốn từ bên ngoài vào nước ta Lúc đầu, các nhà đầu tưnước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bất động sản, nhàhàng, khách sạn, văn phòng cho thuê, khu vui chơi giải trí, Những năm về sau,thì họ chuyển sang lĩnh vực sản xuất, gia công chế biến hàng công nghiệp chotiêu dùng và xuất khẩu Từ đó, đã hình thành những khu vực sản xuất côngnghiệp tập trung trải dài trên nhiều địa phương và các vùng trên cả nước Cùngvới dòng chảy của các luồng vốn đầu tư, là dòng chảy của lực lượng lao động đổvề các khu sản xuất công nghiệp tập trung: khu công nghiệp, khu chế xuất, khucông nghệ cao, đặc khu kinh tế, cụm công nghiệp
Riêng đối với tỉnh Bình Dương, việc tăng nhanh thu hút vốn đầu tư và nguồnnhân lực vào các khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, thời gianqua đóng góp một phần lớn trong phát triển kinh tế, duy trì nhịp độ tăng trưởngkinh tế cao, thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của địa phương, tăng thu ngânsách, giải quyết hơn 135.000 việc làm, nhất là làm cho đời sống của người laođộng ngày càng phát triển.Vai trò của NLĐ ngày càng được khẳng định, đờisống vật chất và tinh thần được quan tâm hơn, nhưng những bức xúc giữa họ vàchủ DN cũng xuất hiện Bộ Luật Lao động 1994 và sửa đổi, bổ sung các năm
2002, 2006 đã thúc đẩy và tạo nền tảng cơ bản về quyền và nghĩa vụ của cácbên khi tham gia vào QHLĐ cũng như từng bước hướng các quan hệ này vào quỹđạo chế tài từ luật định Bên cạnh những thành tựu đạt được, phát sinh nhữngvấn đề phức tạp về QHLĐ, đây là vấn đề nhạy cảm trong hệ thống quản lý
Trang 2Trong thực tiễn đã bộc lộ nhiều tiêu cực phát sinh, đã làm ảnh hưởng đếnphát triển kinh tế xã hội Một trong những tiêu cực thấy rõ trong thời gian gầnđây là hiện tượng vi phạm pháp luật, các thắc mắc, khiếu nại, tranh chấp laođộng và liên tiếp xảy ra các cuộc đình lãn công tập thể kéo theo hàng trăm,thậm chí hàng ngàn lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàitại các khu công nghiệp của tỉnh, không những đã làm thiệt hại đáng kể đến sảnxuất, đến lợi ích doanh nghiệp và người lao động, mà còn ảnh hưởng đến môitrường đầu tư Ở đây, nguyên nhân sâu xa là, giữa người lao động và người sửdụng lao động chưa thống nhất với nhau về lợi ích kinh tế, thu nhập, các điềukiện phúc lợi thụ hưởng, đời sống văn hóa tinh thần, mà cụ thể là thu nhập củangười lao động trong khu vực này chưa tương xứng với năng lực cống hiến,cường độ lao động và thời gian làm việc của họ, điều này làm cho mối ràngbuộc trong quan hệ lao động không bền vững Trong sự cố đáng tiếc đó, có mộtphần của người lao động, của người sử dụng lao động và có cả sự thiếu sót chưahoàn thiện của hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước
Vậy, làm sao bảo vệ được quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người laođộng mà không làm ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, không làm giảm tính cạnhtranh của mỗi doanh nghiệp, nhằm ngăn ngừa các cuộc đình công đòi tănglương, để khắc phục tình hình trên, vấn đề là chúng ta nhận thức như thế nào vềmối quan hệ hài hòa, hợp lý trong lợi ích kinh tế, đời sống vật chất, văn hóa tinhthần giữa người NLĐ và người NSDLĐ? Giữa lợi ích của nhà nước, của xã hộiđối với các nhà đầu tư nước ngoài; và vận dụng với những bước đi ở từng thờiđiểm ra sao phù hợp bối cảnh cạnh tranh gay gắt của quá trình hội nhập vào
nền thương mại tự do của thế giới? Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Quan hệ
lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh
Trang 3Bình Dương” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế
chính trị
2 Tình hình nghiên cứu đề tài:
Qua các bài viết về quan hệ lao động của các nhà khoa học trước đây như:
"Cải cách chế độ tiền lương" của Trần Bạch Đằng, đăng trên báo Kinh tế Sài
Gòn, số 50 và 51; “Lý luận chung về phân phối xã hội chủ nghĩa" của Lý Bân;
(2001), "Tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường" của Th.s Nguyễn Lan
Hương đăng trên báo Lao động và Xã hội, số 11; "Lao động tiền lương và sự phát triển kinh tế” của Nguyễn Ái Đoàn, đăng trên tờ Nghiên cứu kinh tế, số
261; “Vài ý kiến về vấn đề cải cách tiền lương Việt Nam hiện nay” của PGS.TSTrần Văn Thiện, đăng trên thời báo Kinh Tế Việt Nam, số 24/2005; “ Tiếp tụccải cách chế độ tiền lương” của TS.Lê Hồng Tiến đăng trên thời báo Kinh TếViệt Nam số 86/2006 và qua thực tế tình hình của tỉnh Bình Dương chúng taphân tích và đánh giá mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sửdụng lao động, trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệptỉnh Bình Dương
3 Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là QHLĐ trong khu vực kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài trong các KCN Bình Dương Một số thông tin, số liệu sử dụngtrong luận án được điều tra và tham khảo tại các Sở, Ban ngành liên quan tỉnhBình Dương, từ đó đi đến phân tích và đưa ra định hướng về QHLĐ
3.1 Phân tích các yếu tố tác động đến các lợi ích của NLĐ, chủ doanhnghiệp và nhà nước ở Tỉnh Bình Dương và mối quan hệ giữa chúng
Trang 43.2 Đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp để xây dựng các mối quanhệ lao động về các lợi ích và phân phối thu nhập một cách hợp lý, hài hòa ở khuvực có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương.
4 Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung của đề tài có liên quan đến một số ngành, một số lĩnh vực, do đónhững phương pháp sau đây sẽ được vận dụng:
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
Phương pháp thống kê
Phương pháp mô tả, đều tra phân tích các số liệu thống kê
Phương pháp phân tích và so sánh
Phương pháp tổng hợp
Thông tin và số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, tạp chí chuyênngành, mạng Internet, các tài liệu từ các hội thảo chuyên đề về QHLĐ, LuậtĐầu tư, Luật Lao động, các nghị định, thông tư và văn bản của Chính phủ, BộNgành liên quan; các số liệu điều tra do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,Liên đoàn Lao động, Ban Quản lý các KCN, Cục Thống kê tỉnh Bình Dương
Trang 5Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
1.1 CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1 Quan hệ lao động
1.1.1.1 Khái niệm
Tổng thể các mối quan hệ giữa người với người tạo nên một hệ thống cácquan hệ xã hội bao gồm quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ tôn giáo,quan hệ đạo đức và quan hệ lao động Quan hệ lao động chính là hệ thống quanhệ xã hội giữa các bên có địa vị và lợi ích khác nhau trong quá trình lao động,bao gồm các quan hệ: giữa tư liệu sản xuất với người lao động; giữa người quảnlý điều hành với người thừa hành Ngoài ra, quan hệ lao động còn được hiểu làmối quan hệ giữa người làm công ăn lương với người sử dụng lao động thuộc cácthành phần kinh tế, các hình thức sở hữu Quan hệ lao động được xác lập và tiếnhành qua thương lượng và thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện bình đẳng, thểhiện bằng các hợp đồng lao động cá nhân và thỏa ước lao động tập thể, là mộtphạm trù đa lĩnh vực, nằm ở nhiều môn khoa học như lịch sử, kinh tế, xã hội,chính trị và luật pháp
Quan hệ lao động được xác định ở một số điểm chính sau:
- Là quan hệ qua lại giữa người lao động và người sử dụng lao động
- Chịu sự điều chỉnh về mặt pháp lý và những can thiệp trực tiếp khi cần thiếtcủa Nhà nước
- Quan hệ lao động diễn ra trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất –kinh doanh, và phần lớn diễn ra trong môi trường công nghiệp
Trang 6Mặc dù hoạt động của con người rất đa dạng, phong phú, diễn ra trong nhiềulĩnh vực và dưới mỗi chế độ xã hội khác nhau, bản chất của quan hệ lao độngcũng có khác nhau Dưới chủ nghĩa tư bản, quan hệ lao động, thường được hiểulà quan hệ chủ – thợ, chứa đựng quan hệ bóc lột của chủ tư bản đối với lao độnglàm thuê, còn dưới chủ nghĩa xã hội, quan hệ lao động thường thể hiện qua quanhệ quản lý giữa người điều hành và người thừa hành, nó không chứa đựng quanhệ bóc lột lao động làm thuê
1.1.1.2 Điều kiện xuất hiện quan hệ lao động và sự khác biệt giữa các quan hệ lao động trong các chế độ xã hội khác nhau
Quan hệ lao động chỉ xuất hiện khi xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa Trong điều kiện quan hệ sản xuất phong kiến chủ nghĩa chưa có quan hệlao động Quan hệ giữa chúa phong kiến và nông nô không phải là quan hệ laođộng, bởi vì, chúa phong kiến không thuê mướn người nông dân làm thuê và trảlương cho người nông dân, mà người nông dân không có đất, muốn tồn tại họphải lĩnh canh đất đai của chúa phong kiến để canh tác và nộp địa tô cho chúaphong kiến Người nông nô không được tự do hoàn toàn như người công nhântrong chủ nghĩa tư bản, họ và gia đình họ phải bị gắn chặt với đất đai của chúaphong kiến để tồn tại
Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, xuất hiện người lao động đi bán sứclao động (làm thuê) cho các chủ tư bản Sức lao động đã biến thành hàng hoá,bởi vì trong chủ nghĩa tư bản đã có hai điều kiện để sức lao động biến thànhhàng hoá, đó là: 1) người lao động được tự do thân thể 2) người lao động khôngcó tư liệu sản xuất Trong chủ nghĩa phong kiến người nông nô chưa được tự dohoàn toàn, họ không thể bỏ mảnh đất của địa chủ này để sang lĩnh canh mảnhđất của địa chủ khác Nhưng trong chủ nghĩa tư bản người lao động làm thuê
Trang 7được tự do về thân thể, họ được quyền tự do lựa chọn đi làm thuê cho chủ tư bảnnày hay chủ tư bản khác Luật pháp tư bản đã thừa nhận và bảo vệ quyền tự dođó, trong khi luật pháp phong kiến không có điều khoản nào bảo vệ quyền tự docủa người nông nô Đồng thời, nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽtự tổ chức sản xuất ra hàng hoá đem đi bán, trao đổi trên thị trường chứ họkhông đi làm thuê Nhưng vì không có tư liệu sản xuất, muốn tồn tại, sống cònhọ phải đi làm thuê cho các nhà tư bản để nhận lương Thu nhập tiền lương làđiều kiện duy nhất để người lao động làm thuê tồn tại trong chủ nghĩa tư bản Quan hệ giữa nhà tư bản chủ tư liệu sản xuất và người lao động làm thuê thểhiện qua phạm trù kinh tế mới xuất hiện trong chủ nghĩa tư bản là “tiền lương tưbản chủ nghĩa” Trong quan hệ sản xuất phong kiến không có phạm trù “tiềnlương phong kiến” mà chỉ có phạm trù “địa tô phong kiến” Bản chất của “tiềnlương tư bản chủ nghĩa” là thể hiện quan hệ bóc lột lao động làm thuê của nhà
tư bản đối với công nhân, còn “địa tô phong kiến” thể hiện bản chất bóc lột củachúa phong kiến đối với người nông nô
Nếu xã hội loài người xây dựng thành công mô hình xã hội xã hội chủ nghĩathì theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, quan hệ lao động trong quá trình sảnxuất xã hội chủ nghĩa không chứa đựng quan hệ bóc lột lao động làm thuê Bởi
vì, trong điều kiện chủ nghĩa xã hội mọi người lao động đều trở thành người chủ
tư liệu sản xuất xã hội Đã là người chủ thì quan hệ giữa họ với nhau là bìnhđẳng Trong quá trình sản xuất xã hội chủ nghĩa, không tồn tại quan hệ chủ thợ,mà quan hệ lao động là quan hệ giữa người điều hành quá trình sản xuất vàngười trực tiếp thực hiện lao động sản xuất Tất cả những người trong quá trìnhsản xuất của một đơn vị sản xuất xã hội chủ nghĩa đều là người lao động: ngườilao động gián tiếp (nhà quản lý, điều hành) và người lao động trực tiếp (người
Trang 8trực tiếp thực hiện lao động sản xuất) Đây là sự khác biệt về chất giữa quan hệlao động trong chủ nghĩa tư bản và quan hệ lao động trong chủ nghĩa xã hội
1.1.2 Các hình thức biểu hiện quan hệ lao động
Các quan hệ lao động được thể hiện qua các hình thức thu nhập của các chủthể tham gia sản xuất kinh doanh Trong sản xuất kinh doanh có các chủ thể kinhtế như: người lao động làm công ăn lương, chủ sở hữu, nhà nước Vì vậy, quanhệ lao động thể hiện qua các hình thức thu nhập sau:
1.1.2.1 Tiền lương
Tiền lương là số lượng tiền mà người lao động nhận được sau một thời gianlàm việc nhất định, hoặc sau khi đã hoàn thành một khối lượng công việc nàođó Trong đó, một yêu cầu khách quan là tiền lương phải đảm bảo: tái sản xuấtsức lao động, đáp ứng những nhu cầu giáo dục, văn hóa và tinh thần của ngườilao động và nuôi dưỡng con cái
Tiền lương được xem xét trên hai mặt: tiền lương danh nghĩa và tiền lươngthực tế
+ Tiền lương danh nghĩa là tiền công mà người lao động nhận được dưới hìnhthức tiền mặt;
+ Tiền lương thực tế thể hiện bằng số lượng sản phẩm và những dịch vụ màngười lao động có thể mua được từ tiền lương danh nghĩa
Về hình thức chủ yếu của tiền lương, chúng ta phân biệt có 2 loại: tiền lươngtheo thời gian và tiền lương theo sản phẩm
+ Tiền lương theo thời gian được áp dụng cho những công việc không tính cụthể được hao phí lao động (nghiên cứu khoa học, công tác quản lý, ) được thể
Trang 9hiện qua các bậc, thang lương do nhà nước hoặc do doanh nghiệp quy định vàđược trả hàng tháng cho người lao động
+ Tiền lương theo sản phẩm được xây dựng trên cơ sở định mức sản xuất vàđược thể hiện thông qua hình thức khoán từng phần việc, hoặc khoán gọn, bảođảm tăng tiền lương ứng với tăng năng suất lao động Nó thể hiện tính khoa họccao vì nó phản ảnh đúng số lượng và chất lượng lao động, thể hiện sự hợp lýtrong phân phối lao động, đồng thời lại kích thích tinh thần lao động, khuyếnkhích người lao động chăm lo rèn luyện tay nghề, cải tiến kỹ thuật, nâng caonăng suất lao động …
Tiền lương biểu hiện một tập hợp phức tạp các mối quan hệ kinh tế: giữangười lao động riêng biệt và toàn xã hội; giữa tập thể lao động vì công lao độngphụ thuộc vào kết quả hạch toán kinh tế hoạt động của các doanh nghiệp; giữangười lao động và tập thể người lao động vì tiền lương của mỗi người được xácđịnh trong khuôn khổ quỹ tiền lương của doanh nghiệp
Nguyên tắc quan trọng nhất để phân biệt tiền lương là đại lượng phụ thuộctrực tiếp không những vào số lượng mà cả mức độ phức tạp của lao động Kếtquả cuối cùng của hoạt động kinh tế (nâng cao năng suất lao động, tiết kiệmnguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm) đều được phản ánh trong sự tăng thêmcủa quỹ tiền lương, hay của lợi nhuận
Tiền lương còn thể hiện quan hệ giữa chủ sở hữu và người lao động, bởi vì,theo lý thuyết giá trị của chủ nghĩa Mác, giá trị hàng hoá bao gồm giá trị vật hoá( c ) và giá trị mới ( v + m ) Trong đó, v là giá trị hàng hoá sức lao động củangười lao động, thể hiện bằng tiền là giá cả sức lao động, được gọi là tiền lương,
m là giá trị thặng dư do người lao động làm thuê tạo ra, biểu hiện thành lợinhuận, lợi tức, địa tô… Do đó, với một giá trị hàng hoá nhất định, nếu tiền lương
Trang 10tăng lên thì lợi nhuận sẽ giảm xuống và ngược lại, nếu lợi nhuận tăng lên thìtiền lương sẽ giảm xuống Nói cách khác, với một giá trị hàng hoá nhất định,tiền lương và lợi nhuận có quan hệ nghịch với nhau Đây cũng là một mâu thuẫncần giải quyết Để giải quyết mâu thuẫn này, nghĩa là, tiền lương phải tăng lênvà lợi nhuận cũng tăng lên, cần phải tăng tổng khối lượng giá trị, đồng nghĩa vớiviệc sản xuất kinh doanh phải phát triển
1.1.2.2 Lợi nhuận (cổ tức), lợi tức
Đây là hình thức thu nhập theo tài sản hay theo vốn, được thể hiện như: Đốivới vốn tự có của các doanh nghiệp tư nhân riêng lẻ cũng như trong vốn cổ phầncủa các cổ đông trong các công ty cổ phần, hình thức thu nhập là lợi nhuận, lợitức cổ phần hoặc cổ tức; Đối với vốn cho vay, thu nhập thích ứng là hình thức lợitức cao hay thấp phụ thuộc vào tỷ suất của nó Tỷ suất này lên xuống theo quanhệ cung cầu về tiền cho vay và quan hệ cung cầu hàng hóa, liên quan đến chỉ sốbiến động của giá cả trong từng thời kỳ
1.1.3 Mối quan hệ của các lợi ích trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
1.1.3.1 Bản chất của mối quan hệ các lợi ích
Bản chất của lợi ích kinh tế có cơ sở khách quan gắn liền với các quan hệ sảnxuất, trước hết là quan hệ sở hữu Hơn nữa, từ quy luật quan hệ sản xuất phảiphù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, mỗi quan hệ sản xuấtcùng với lợi ích kinh tế tương ứng, tuy là hợp lý hay phi lý, tiến bộ hay khôngtiến bộ; tiêu chuẩn xem xét là ở chỗ chúng phù hợp hay không phù hợp với tínhchất của lực lượng sản xuất, thúc đẩy hay cản trở quá trình phát triển
Trang 11Như vậy, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay,thì lợi ích kinh tế của các thành phần tham gia, kể cả Nhà nước phải hài hòa Màhướng đến của toàn xã hội mong muốn là phải tăng năng suất lao động, pháttriển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân lao động; cũng là tiêu chuẩn để xácđịnh tính hợp lý về lợi ích kinh tế của các chủ sở hữu trong việc sử dụng cơ cấukinh tế nhiều thành phần ở nước ta Từ tiêu chuẩn này, phải thừa nhận tính hợplý của mức thu nhập cao đối với những người lao động đạt năng suất và hiệu quảcao cho xã hội, dù thu nhập đó cao gấp nhiều lần so người lao động có năng suấtvà hiệu quả thấp Phải phê phán và khắc phục khuynh hướng đòi hỏi và bảođảm lợi ích theo nhu cầu bình quân, vì đó là lợi ích không hợp lý, không thúcđẩy mà cản trở sản xuất, trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Hiện nay, trong nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, cónhiều lợi ích kinh tế: lợi ích kinh tế của nhà nước (xã hội), lợi ích kinh tế của tậpthể lao động, lợi ích kinh tế của cá nhân người lao động và của người chủ sở hữu
tư nhân, cá thể
Các lợi ích kinh tế trên vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau Mối quan hệbiện chứng giữa các lợi ích được phản ánh qua sự liên kết, đan xen giữa các hìnhthức sở hữu trong quá trình tái sản xuất Trong kinh tế nhà nước có phần của nhànước, của tập thể lao động, phần vốn của cá nhân người lao động hoặc các chủsở hữu cá thể, tư nhân trong và ngoài nước Trong kinh tế tập thể, có phần kinhtế của nhà nước, của tập thể lao động, phần vốn của cá nhân người lao độnghoặc của các chủ sở hữu cá thể, tư nhân Trong các doanh nghiệp cổ phần, loạihình doanh nghiệp mà Nhà nước đang có chính sách đẩy mạnh công tác cổ phầnhóa, tạo điều kiện thuận lợi; nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đã hộinhập vào nền kinh tế thế giới, nhằm tập trung khả năng về vốn, quản lý, công
Trang 12nghệ… mà các doanh nghiệp trong nước phải đương đầu để tồn tại và phát triểntrong môi trường tự do thương mại toàn cầu cạnh tranh khốc liệt.
Do vậy, trong việc quản lý nền kinh tế nhiều thành phần trong giai đoạnchuyển đổi, cần phải có chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lý của mối quanhệ lao động để khơi dậy được sự đồng tình, hưởng ứng của những người thamgia phát triển sản xuất Muốn vậy, khi xác định cũng như khi thực hiện mục tiêu,chính sách, biện pháp sản xuất kinh doanh phải bảo đảm kết hợp hài hòa, đúngđắn các lợi ích kinh tế của xã hội, tập thể lao động, cá nhân người lao động vàcác chủ sở hữu cá thể, tư bản tư nhân trong và ngoài nước Có như vậy mới tạođược động lực kinh tế, giải phóng được mọi năng lực sản xuất hiện có của xãhội
1.1.3.2 Vai trò của lợi ích kinh tế trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nền kinh tế sẽ tạo nhiềusản phẩm, của cải cho xã hội, do đó có nhiều động lực kích thích phát triển Mọiđộng lực, suy đến cùng, do động lực kinh tế quyết định Vì vậy, lợi ích kinh tế cóvai trò hết sức quan trọng đối với mọi quá trình phát triển kinh tế nói chung Vấnđề này càng có ý nghĩa đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa ởnước ta:
- Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp thúc đẩy mọi người và các chủ thểkinh tế vì lợi ích kinh tế mà quan tâm đến kết quả sản xuất;
- Đẩy mạnh dân chủ hóa trong kinh tế và thực hiện công bằng xã hội,bảo đảm cho mọi người yên tâm phấn khởi làm ăn theo pháp luật;
- Khai thác được các nguồn tài nguyên và lao động để tạo ra nhiều sảnphẩm hàng hóa cho xã hội;
Trang 13- Đảm bảo cho người lao động được hưởng phần thu nhập phù hợp vớisự đóng góp của mình
Thực tiễn nước ta nhiều năm qua, trong thời gian khá lâu dài, Nhà nước thiênvề lợi ích xã hội, xem nhẹ lợi ích tập thể lao động, cá nhân người lao động vàcủa người chủ sở hữu cá thể, tư nhân
Tóm lại, lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, vì sản xuấtlà “gốc”, là cơ sở phân phối lợi nhuận Do đó, phải giải quyết hài hòa các lợiích, coi trọng lợi ích cá nhân người lao động; phải có biện pháp đồng bộ về kinhtế, hành chánh và tư tưởng để xây dựng con người mới hoàn thiện, xã hội côngbằng và văn minh; tránh tình trạng phân hóa quá nhiều giữa các tầng lớp xã hộitrong quá trình xây dựng, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóađể phát triển nền kinh tế đất nước trong giai đoạn hội nhập; cũng như hạn chếnhững vấn đề nóng của xã hội phát triển như đình, lãng công trong thời gian gầnđây xảy ra trong cả nước, nhất là các tỉnh - thành có tốc độ phát triển nhanh như:Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Long An …
1.2 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA MỐI QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh tăng thu nhập quốc dân tính theo đầungười còn bao hàm sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế và chất lượng cuộcsống tinh thần và vật chất của người và cộng đồng xã hội
Để tồn tại và phát triển, con người phải đáp ứng nhu cầu vật chất cho cuộcsống Sự tiêu dùng của con người chính là nguồn gốc của động lực phát triểnkinh tế – xã hội, mục đích của sản xuất là tiêu dùng Khối lượng tiêu dùng và cơcấu tiêu dùng là yếu tố quyết định về quy mô và cơ cấu sản xuất, kinh doanh,dịch vụ Với tư cách là người sản xuất, con người có vai trò hết sức quan trọng
Trang 14đối với sự phát triển, con người với khả năng trí tuệ và thể lực của mình là yếutố cơ bản nhất, quyết định nhất của sự phát triển sản xuất xã hội Trong bất kỳgiai đoạn lịch sử nào, trình độ sản xuất nào, lao động của con người luôn đóngvai trò quyết định Cùng với sự phát triển tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sảnxuất sẽ dẫn tới sự thay đổi của vị trí lao động giản đơn và lao động kỹ thuật, laođộng trí tuệ ngày càng đóng vai trò then chốt cho sự phát triển kinh tế – xã hội.Muốn phát triển kinh tế – xã hội, điều cơ bản phải có sự tăng trưởng kinh tế.Nhưng không phải bất cứ sự tăng trưởng nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế, tuynhiên thu nhập thực tế tăng lên của mỗi người dân phản ánh tính xã hội của sựtăng trưởng Như vậy sự phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với tăng thu nhập thựctế của đại bộ phận dân cư nhờ phân phối kết quả thu nhập của mối quan hệ laođộng giữa người sử dụng lao động và người lao động Ngày nay, phát triển kinhtế – xã hội còn thể hiện ở yếu tố tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cao, phùhợp với nhu cầu xã hội, nhu cầu con người, bảo vệ môi trường và bảo đảm côngbằng xã hội
1.2.1 Quan hệ lao động là động lực cơ bản để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất
Sự phát triển không ngừng của sản xuất, của kinh tế là cơ sở của mọi sự pháttriển trong đời sống xã hội Phát triển kinh tế suy đến cùng, là sự tăng năng suấtlao động, là sự phát triển của lực lượng sản xuất (bao gồm tư liệu lao động vàngười lao động) Do vậy, muốn phát triển kinh tế – xã hội, mấu chốt của vấn đềlà phát triển lực lượng sản xuất
Những yếu tố thuộc về lực lượng sản xuất, có ảnh hưởng đến sự phát triểnkinh tế - xã hội trong quan hệ lao động Khi xét những nhân tố thuộc lực lượngsản xuất ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, ngoài những yếu tố như điều kiện
Trang 15tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, còn có nhân tố con người và công nghệ ngàycàng được nhấn mạnh, trong đó khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.Công nghệ nếu được lựa chọn phù hợp với tiềm năng nguồn lực của đất nước…sẽ là một động lực mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững Đấtnước ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, muốn ứng dụng côngnghệ mới cần phải biết sử dụng chuyên gia công nghệ dưới hình thức trao đổikhoa học – kỹ thuật, liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ Cần có chínhsách hợp lý để tận dụng những thành tựu mới của cách mạng khoa học và côngnghệ, tranh thủ thời cơ để vươn lên đuổi kịp các nước có nền kinh tế phát triển.Trong đó, con người luôn là yếu tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế, đặc biệttrong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
Ngày nay, với sự phát triển của văn minh và văn hóa, về khách quan conngười vừa được coi là động lực, vừa được coi là mục đích của sự phát triển Lý
do là, trình độ phát triển, năng suất và kỹ thuật hiện đại đã tạo cho con ngườinhiều thời gian, điều kiện học tập và phát triển toàn diện Kinh tế tri thức đã trởthành một hiện thực, một xu thế có tính qui luật, mang lại thịnh vượng cho mỗiquốc gia, từng doanh nghiệp, mỗi con người nếu biết sử dụng và khai thác Kinhtế tri thức, ra đời từ các nước công nghiệp tiên tiến, nó có thể sinh sôi và pháthuy khả năng ở mọi nơi, kể cả các nước kinh tế có trình độ thấp, khi biết tạodựng thành một môi trường thuận lợi, phù hợp cho sự phát triển Sự phát triểnkinh tế – xã hội của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau nhưng
“nguồn nhân lực được xem là nhân tố đóng vai trò quyết định” về tốc độ, chấtlượng tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững
Trong quá trình đổi mới, Nhà nước ta cũng đã khẳng định, phát triển nguồnnhân lực là nhiệm vụ trọng tâm, quyết định sự thành công trong công cuộc côngnghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng nhất
Trang 16trong các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội Do vậy, chúng ta xây dựng mộtxã hội dân chủ, công bằng và tiến bộ, một xã hội xã hội chủ nghĩa tạo cho conngười đầy đủ những điều kiện phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất nhân tố conngười để phát triển kinh tế, xã hội
1.2.2 Quan hệ lao động góp phần thúc đẩy và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới
Các quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lựclượng sản xuất sẽ tạo động lực cho lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại, khikhông phù hợp, đây sẽ là nhân tố cản trở, kìm hãm sự phát triển
Trong quan hệ sản xuất thì cơ chế kinh tế và cơ chế thị trường là yếu tố cóảnh hưởng lớn Cơ chế kinh tế sẽ là nhân tố kích thích hay cản trở sự phát triểnkinh tế, thực tiễn lịch sử cho thấy, cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp đều cảntrở sự phát triển kinh tế Hiện nay cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thích hợp nhất đối với sự phát triểnquan hệ sản xuất trong nền kinh tế chuyển đổi của đất nước, trong xu thế chủđộng hội nhập nền kinh tế thế giới xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội văn minhvà tiến bộ Cơ chế thị trường với tác động của quy luật giá trị, cạnh tranh vàcung – cầu kích thích tối đa tính năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp,buộc các doanh nghiệp phải đổi mới kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nậng caonăng suất lao động, hiệu quả sản xuất; nhất là phát triển mối quan hệ sản xuất.Mà trong đó mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động cùngtồn tại và tiến bộ, góp phần cải thiện mối quan hệ sản xuất mới đáp ứng đượcyêu cầu đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế
1.2.3 Quan hệ lao động là nhân tố quan trọng hình thành con người mới để xây dựng và làm chủ xã hội giàu có, dân chủ, công bằng, văn minh
Trang 17Kinh nghiệm của những nước Châu Á – Thái Bình Dương cho chúng ta thấy,những nước nghèo muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao mứcsống chỉ có một con đường là biến xã hội của đất nước thành một xã hội có họcvấn cao, thể hiện qua quá trình phát triển ngành giáo dục của mình, từ đó kéotheo mức chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo cũng như tỷ lệ dân số có trìnhđộ nghề nghiệp và học vấn cao, đáp ứng được nhu cầu quan hệ lao động trongnền kinh tế thị trường
Quan hệ lao động là một nhân tố quan trọng hình thành con người mới, vìngoài số lượng lao động trong quá trình phát triển kinh tế, thì chất lượng laođộng làm cho lao động có năng suất cao hơn Chất lượng lao động có thể nângcao nhờ giáo dục , đào tạo và sức khỏe của người lao động Giáo dục được coi làdạng quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng của con người Kết quả giáodục làm tăng lực lượng lao động có trình độ tạo khả năng thúc đẩy nhanh quátrình đổi mới công nghệ Công nghệ thay đổi càng nhanh, quá trình đổi mới càngthúc đẩy tăng trưởng kinh tế Giống như giáo dục, sức khỏe làm tăng chất lượngcủa nguồn nhân lực cả hiện tại và tương lai, người lao động có sức khỏe tốt cóthể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai vàkhả năng tập trung trong khi đang làm việc Nhà nước phải có những hoạch địnhchính sách chăm lo sức khỏe cho nhân dân, nhằm làm tăng nguồn nhân lực bằngviệc kéo dài tuổi lao động Vì con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinhtế bền vững Đó là con người có sức khỏe, có trí tuệ, có tay nghề cao, có độnglực và nhiệt tình lao động, được tổ chức chặt chẽ Vì nếu tăng trưởng kinh tế chỉchủ yếu dựa vào việc khai thác tài nguyên thì tăng trưởng kinh tế đó không bềnvững, do tài nguyên là có hạn; trái lại, muốn tăng trưởng bền vững thì phải dựavào nhân tố con người, tất nhiên tài năng và trí tuệ con người là bền vững và vôtận Muốn phát huy nhân tố con người phải có hệ thống giáo dục, y tế tốt Nhân
Trang 18tố học vấn của con người không thể thông qua cơ chế thị trường bởi lẽ thị trườngbản thân tự nó không đủ khả năng cung cấp một nền giáo dục và đào tạo đúngmức Do vậy Chính phủ phải đóng vai trò chủ đạo trong việc đào tạo và sử dụngnhân tài Lúc bấy giờ, đến lượt nó, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho quan hệlao động phát triển , làm cho mối quan hệ sản xuất mới được cải thiện.
1.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỐI QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Thực tế, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, không chỉ bổ sung nguồn vốn và mang đến công nghệ tiên tiến, thiết bịhiện đại, nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà còn góp phần nâng cao khả năng tiếpcận thị trường quốc tế và kỹ năng quản lý của người Việt Sự phát triển “theodây chuyền” của các ngành công nghệ, thông tin, viễn thông, cảng sông, cảngbiển, cầu đường… vừa tác động gián tiếp đến việc chuyển dịch lao động trongnhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau Khu vực này đã góp phần quan trọnggiải quyết công ăn việc làm và tạo động lực tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, khikhu vực này càng mở rộng thì mối quan hệ về lợi ích và phân phối thu nhập giữangười lao động và người sử dụng lao động có nhiều bất cập, nên xảy ra nhiềucuộc tranh chấp Đáng tiếc hơn nhiều cuộc đình công ngày càng xảy ra dồn dập,quy mô lớn và có tính chất gay gắt và phức tạp hơn Một bộ phận người lao độngcó mức thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, trả tiềntăng ca, thưởng chưa tương xứng với sự đóng góp của người lao động, từ đó làmột trong những nguyên nhân chính xảy ra đình - lãn công, bỏ sang doanhnghiệp khác thậm chí họ chịu cảnh thất nghiệp vài ba tháng để tìm một nơi vừa
ý Gần đây một số doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trongkhu công nghiệp không có sự kết hợp quyền lợi giữa người lao động và người sử
Trang 19dụng lao động một cách hài hòa mà chỉ tính việc thu lợi nhuận trước mắt, màquên chăm lo về mặt đời sống vật chất cả về tinh thần, ít nhất là thực hiệnnhững quy định về lương tối thiểu, các chế độ chính sách về đời sống vật chất vàtinh thần như tham gia bảo hiểm xã hội, khám bệnh định kỳ cho người lao động,trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động, cải thiện môi trường làm việc: xâydựng văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao độngkể cả cộng đồng sống xung quanh doanh nghiệp… mà Nhà nước đã quy định.Trong giai đoạn cuối năm 2005 đầu năm 2006 là thời điểm nóng bỏng nhấtcủa việc tranh chấp lao động trong cả nước Chỉ tính từ ngày 28/12/2005 đếnngày 23/3/2006, cả nước xảy ra 201 vụ đình công, 87% là doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài
Các vụ đình công do mâu thuẫn về quyền lợi giữa người lao động và người sửdụng lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn xảy ra mang tính tựphát kéo dài Trong tranh chấp quan hệ lao động, nguyên nhân do việc giảiquyết các chế độ với người lao động Đến nay tình hình đã ổn định, các doanhnghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh bình thường Qua các vụ tranh chấp quanhệ lao động, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ta rút ra kết luậnsau:
Bất cập tiền lương, là nguyên nhân căn bản làm tăng đình công, tuy các cuộcđình công đều không tuân thủ theo quy định của pháp luật lao động, nhưng đềuxuất phát từ việc trả lương quá thấp, điều kiện sống và làm việc của người laođộng không đảm bảo Một trong nguyên nhân sâu xa chính là thu nhập củangười lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa tương xứng vớicường độ lao động và thời gian làm việc của họ Tính từ đầu năm 1999 đến nay,trong khi giá tiêu dùng tăng cao trên 4,5 lần, giá công nhân trên thị trường laođộng đã thay đổi, lương tối thiểu trong khu vực Nhà nước đã được điều chỉnh tới
Trang 203 lần, nhưng lương của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn không thay đổi.Nhằm ngăn ngừa các cuộc đình lãn công đòi tăng lương đang diễn ra khá phứctạp cuối năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 03/2006/NĐ-CP ngày
06 tháng 01 năm 2006, về điều chỉnh lại mức lương tối thiểu khu vực này Songkhi ban hành các cuộc đình lãn công vẫn xảy ra, với tốc độ và độ phức tạp vẫnkhông thay đổi, đó chính là sự thiếu nghiên cứu tỉ mỉ và chuẩn bị kỹ nên sau khiban hành đã vấp phải những khó khăn nhất định Người sử dụng lao động đãlúng túng về tài chính bởi hợp đồng lao động năm 2006 đã được ký kết từ cuốinăm trước, có nhiều công ty nhất là những công ty con của các tập đoàn lớn, đãlên kế hoạch tài chính năm 2006, rất khó cho họ khi thay đổi chính sách lương vìkèm theo đó các hợp đồng sản xuất đã ký với giá nhân công đã định Trong khiđó, người lao động cũng rất thiệt thòi khi doanh nghiệp chưa hoặc không kịp làmhệ thống thang bảng lương, tiền lương trả không thích hợp giữa lao động mới vớilao động lâu năm Cùng lúc đó các doanh nghiệp lợi dụng lấy luôn mức lươngtối thiểu làm lương cơ bản trả cho công nhân và giảm các phụ cấp khác, cắtthưởng bù vào lương cơ bản Ngoài ra sự bất cập trong quan hệ lao động trongkhu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn do không thực hiện chế độ chính sách đãquy định là bảo hiểm xã hội; mặc dù, hàng tháng các doanh nghiệp vẫn trừlương, nhưng công nhân bệnh vẫn phải lấy tiền túi ra điều trị Việc chậm trảlương cũng là một nguyên nhân; chậm ký kết hợp đồng lao động cho công nhânđã qua thời gian thử việc; không tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm chocông nhân hoặc khám cho có lệ như khám ở các phòng khám không đủ tiêuchuẩn rẻ tiền (thực ra chưa có hướng dẫn cụ thể nào về yêu cầu chất lượng đểkhám sức khoẻ định kỳ); không giải quyết phép năm, không quan tâm đến đờisống vật chất và tinh thần của công nhân: đa số công nhân thường phải ở nhà trọchật hẹp và và hầu như không được sinh hoạt văn hóa tinh thần Trong tình trạng
Trang 21chốn an cư không có, mọi việc đều có tính chất tạm bợ, lại tăng ca liên tục, thunhập thấp, tất yếu người lao động dẫn đến đình lãn công
Trang 22Chương 2
TÌNH HÌNH QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG KHU
VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG
Bình Dương thuộc tỉnh miền Đông Nam bộ, có lợi thế về vị trí kinh tế, chínhtrị, văn hóa và xã hội, lại vừa là một trong những tỉnh năng động nhất thuộcvùng kinh tế trọng điểm phía Nam Chính vì vậy, cùng với cả nước, việc pháttriển các khu công nghiệp sẽ có tác động thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐHcủa địa phương và vùng Những năm vừa qua, cùng với cả nước, Bình Dươngphát triển nhiều khu công nghiệp Đầu tư nước ngoài vào các KCN tỉnh BìnhDương không ngừng nâng lên cả về số lượng và chất lượng, góp một phần lớntrong việc duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, giai đọan 1996 – 2000 bìnhquân 15,18%, giai đoạn 2001 – 2006 bình quân 14,56% Tính đến nay, có 792doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư4,851,591,000USD, tăng 59% so với năm 2005 (chiếm 71,9% vốn đầu tư trongKCN), có 137.236 lao động đang làm việc tại khu vực này tăng 20,25% so vớinăm 2005 (theo Báo cáo năm 2006 của Ban Quản lý các Khu Công nghiệp BìnhDương) Việc tăng nhanh vốn đầu tư và nguồn nhân lực vào các khu vực có vốnđầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, thời gian qua đónggóp một phần lớn trong phát triển kinh tế của tỉnh trong việc tăng thu ngân sách,giải quyết việc làm, nhất là làm cho đời sống của người lao động ngày càngphát triển
Có vị trí địa lý phía Nam gần thành phố Hồ Chí Minh – một trung tâm kinhtế, văn hóa, đầu mối giao lưu lớm của cả nước; đất đai tương đối bằng phẳng,nền địa chất ổn định, vững chắc, thích hợp cho xây dựng và trồng cây công
Trang 23nghiệp dài ngày: cao su , cây công – nông nghiệp ngắn ngày: tiêu, điều, cà phê,trái cây … nguồn nguyên liệu cho phát triển ngành chế biến thực phẩm, vỏ xe…;quỹ đất còn lớn; có nguồn tài nguyên với nhiều loại khoáng sản phi kim loại dồidào: đất cao lanh, đá và cát xây dựng; khí hậu ôn hòa; trên địa bàn tỉnh có cáctrục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia, đó là quốc lộ 1, 13, 14, đường sắtBắc – Nam, tuyến đường xuyên Á; hạ tầng kỹ thuật được đầu tư tốt đáp ứng nhucầu phát triển kinh tế, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnhnhà
Trong những năm qua, vận dụng đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, tỉnhBình Dương có chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, chính quyền Tỉnh tạomôi trường đầu tư thuận lợi, đến nay Bình Dương có 16 Khu Công Nghiệp đanghoạt động, 3 Khu Công Nghiệp khác được quy hoạch được Chính phủ chấp thuậnchủ trương (KCN Bàu Bàng, Rạch Bắp, An Tây) chưa kể Khu liên hợp Côngnghiệp – Dịch vụ – Đô thị Bình Dương đang xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật,thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước
Dự báo tình hình thu hút dự án đầu tư và lao động sẽ tiếp tục tăng nhanhtrong thời gian tới Sự gia tăng nhanh chóng số lượng doanh nghiệp và CNLĐ đãcó tác động tích cực về mặt phát triển kinh tế địa phương , song cũng làm phátsinh một số vấn đề xã hội bức xúc, trong đó tình trạng tranh chấp lao động dẫnđến đình lãn công làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, thiệt hại kinh tế của NLĐ,
DN và của cả xã hội Từ đó, mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ được đặt ra, làmối quan tâm của chính quyền trong việc giải quyết mối quan hệ ngày diễn racàng phức tạp này, cần có chính sách vĩ mô hạn chế những mặt tiêu cực của nótrong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường
Trang 242.1 THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG.
2.1.1 Về quan hệ lợi ích kinh tế
2.1.1.1 Lợi nhuận
Hiển nhiên, đầu tư mà không mang đến lợi nhuận thì tất yếu dòng vốn đầu tưkhu vực kinh tế có vốn nước ngoài trong các khu công nghiệp của tỉnh BìnhDương sẽ chuyển đi nơi khác
Hiện nay, đa số doanh nghiệp nước ngoài trong khu vực này đều làm ăn cóhiệu quả, từ năm 2000 – 2006 theo bảng 2.1
Bảng 2.1:
Lợi nhuận và doanh thucủa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại KCN
Bình Dương
Đơn vị tính: triệu đồng.
Trang 25doanh nghiệp phá sản, gây khó khăn cho 1800 công nhân lao động mất việc làm,tiền lương và chế độ chính sách không được giải quyết, Ban Quản lý các khucông nghiệp, Liên đoàn Lao động Tỉnh tham gia cùng các ngành giải quyết tiềnlương cho 290 công nhân ở các Công ty Hambea, IQ Lan …
Khó khăn trên là do hầu như không có doanh nghiệp nào thực hiện quỹ dựphòng, quỹ dự phòng này hỗ trợ cho người lao động mất việc, ngừng việc hoặcdoanh nghiệp phá sản Theo quy định hàng năm các công ty được trích lập quỹdự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1 – 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóngbảo hiểm xã hội của doanh nghiệp, mức trích cụ thể do DN tự quyết định tùyvào khả năng tài chánh của DN và được chuyển số dư sang năm sau, không phảihoàn nhập số dư quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
2.1.1.2 Tiền công
Đa số doanh nghiệp đã xác định tiền lương là bộ phận quan trọng trong hoạtđộng quản lý nguồn nhân lực Xây dựng được chế độ tiền lương có tính cạnhtranh là điều hết sức quan trọng đối với việc thu hút và giữ chân NLĐ gắn bó lâudài với DN cũng như lưu giữ nhân tài, tăng thêm sự đồng lòng của nhân viên đốivới tổ chức, từ đó tạo nên cơ sở vững chắc để DN có ưu thế cạnh tranh trên thịtrường Một chế độ tiền lương hợp lý và có sức hấp dẫn sẽ kích thích tính tíchcực của NLĐ hoạt động có hiệu quả, thúc đẩy NLĐ cố gắng hoàn thành mụctiêu phát triển của DN
Qua đó việc thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu theo nghị định
03/NĐ-CP ngày 06/01/2006 từ 710.000/người/tháng đến 790.000 đồng/người/tháng tuỳKCN thành lập theo địa bàn của Tỉnh thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài,riêng mức lương khởi điểm trả cho NLĐ đã qua đào tạo nghề và thời gian thửviệc nêu trên phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu quy định Đa số
Trang 26các doanh nghiệp thực hiện tốt, năm 2006 tiền lương và thu nhập của NLĐ đượccải thiện, có thu nhập bình quân 1,2 triệu đồng/người/tháng (có số ít có mức thunhập 2 triệu đồng/người/tháng); lao động quản lý; công nhân có trình độ chuyênmôn, kỹ thuật cao, tiền lương gấp 10-12 lần so với mức bình quân chung.
Gần đây nhất, ngày 16/11/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số168/2007/NĐ-CP về việc Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao độngViệt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chứcnước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam Trongđó quy định, mức lương tối thiểu của người lao động thuộc khu vực Thị xã ThủDầu Một, huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên là 900.000đ/người/tháng,khu vực huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng là 800.000 đ/người/tháng – sẽ được ápdụng từ ngày 01/01/2008
2.1.1.3 Về phúc lợi, khen thưởng
Theo quy định của Luật Lao động, chế độ khen thưởng được thỏa thuận tronghợp đồng lao động; cơ sở để xây dựng quỹ phúc lợi, khen thưởng căn cứ vào kếtquả sản xuất - kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ
Do công đoàn không nắm được lợi nhuận doanh nghiệp (thường được xem là
bí mật doanh nghiệp), nên khó khăn cho sự tham gia của công đoàn trong việc
phân chia lợi nhuận cho phúc lợi tập thể: tiền thưởng, nâng cao trình độ văn hóa– chuyên môn, nhà ở, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần củaNLĐ Tùy theo nhận thức của mỗi chủ DN vào việc phân chia lợi nhuận để pháttriển mối QHLĐ bền vững, điển hình ở những doanh nghiệp lớn như Công tyTriumph (Sóng Thần I), Công ty Yazaki (Mỹ Phước I)…, thì họ đã trích 5 -10%lợi nhuận cho phúc lợi tập thể
2.1.1.4 Về chi phí đào tạo nâng cao trình độ người lao động
Trang 27Quy trình tuyển dụng LĐ của các DN trong khu vực kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài tại các KCN tỉnh Bình Dương như sau: đưa ra yêu cầu về số lượng,chất lượng lao động cần tuyển cho Ban quản lý các Khu công nghiệp, Sở Laođộng – Thương binh và Xã hội Tỉnh… nếu không đáp ứng, DN thông báo nhu cầutuyển dụng trên biển treo trước Công ty, báo đài, mạng Internet, qua Hội chợviệc làm do Sở – Ban – Ngành của Tỉnh tổ chức Đa số công nhân sau khi đượctuyển dụng, nếu không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh thì DN tổchức đào tạo lại do chuyên gia nước ngoài phụ trách để phù hợp với công nghệmới; cũng có DN tự tuyển dụng công nhân không biết nghề và đào tạo nghề chocông nhân mới.
Khi thay đổi công nghệ, thay đổi chất lượng, số lượng sản phẩm DN sử dụngchuyên gia nước ngoài đào tạo tại chỗ cho NLĐ
Chi phí đào tạo nâng cao trình độ văn hoá – chuyên môn của công nhân, dokhông được quy định cụ thể, tuỳ theo tầm nhìn và chiến lược của DN, có haihướng đào tạo: Một là đào tạo tại chỗ do chuyên gia nước ngoài phụ trách trênmáy móc cụ thể hoặc gởi đi học tại các tỉnh hoặc thành phố có điều kiện thíchhợp Hai là, gởi đi đào tạo ở nước ngoài, xu hướng này được Tỉnh khuyến khíchsong có ít DN quan tâm, chỉ có những DN lớn xây dựng chiến lược này, nhằmvào những đối tượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý; theo báo cáo của Sở Laođộng – Thương binh và Xã hội Bình Dương, trong năm 2006 có 5 DN gởi 12 cánbộ đi học ở nước ngoài
Nói chung, DN trong khu vực này chỉ chú trọng sản xuất kinh doanh với lựclượng lao động đã qua đào tạo, họ bỏ ra chi phí đào tạo lại và thuê mướn chuyêngia nước ngoài vừa phụ trách kỹ thuật và quản lý sản xuất
2.12 Những quan hệ lao động khác
Trang 282.1.2.1 Hoạt động đoàn thể
Gồm các hoạt động của Công đoàn và Đoàn thanh niên
Hoạt động công đoàn
Hoạt động của công đoàn đem lại những chuyển biến tích cực trong việc thựchiện Bộ Luật Lao động Đến nay, đã có 278 đơn vị đã thành lập công đoàn, đạttỷ lệ 56% so với tổng số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN đã
đi vào hoạt động, với tổng số công đoàn viên 47.088, đạt tỷ lệ 45% so với số laođộng đang làm việc tại các KCN Các doanh nghiệp đã ký hợp đồng lao động vàkhai trình 91.036 lao động, đạt 87%, 37.806 lao động (36,13%) được cấp sổ laođộng Tình hình số doanh nghiệp tham gia thực hiện đóng BHXH, BHYT ngàycàng tăng với 403 đơn vị (85,84%), tổng số lao động tham gia là 81.535 người,chiếm tỷ lệ 59,41% so với tổng số lao động đang làm việc
Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 117 doanh nghiệp , chiếm tỷ lệ 25% so với sốdoanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn xây dựng được thoả ước lao động tập thể.Đó cũng là sự tiến bộ đáng mừng, thậm chí năm 2005 có 11% và 2001 là 1,5%
DN có tổ chức công đoàn xây dựng thoả ước lao động tập thể; song tỷ lệ này chothấy các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thấy sự cần thiết của thoả ước lao độngtập thể khi có tranh chấp lao động xảy ra Bên cạnh đó, số doanh nghiệp đượcthông báo thừa nhận chỉ có 108 doanh nghiệp đăng ký thang bảng lương, đạt23% số doanh nghiệp đã hoạt động và 305 doanh nghiệp thông báo đăng ký nộiquy lao động doanh nghiệp (65%)
Hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Theo tổng kết của Tỉnh Đoàn, trong khu vực này hoạt động của Đoàn Thanhniên khá khiêm tốn, chỉ xây dựng được 2 chi đoàn với 21 đoàn viên, 6 chi Hội
Trang 29Liên hiệp Thanh niên với 68 hội viên và chi hội công nhân nhà trọ với 10.539hội viên, tỉ lệ tham gia hoạt động đạt 11,24% Hoạt động chi đoàn, Hội Liênhiệp Thanh niên trong DN cụ thể là phong trào thi đua tăng năng suất lao động,thực hiện các công trình của thanh niên, chuyền sản xuất thanh niên, chấp hànhnội quy của đơn vị Góp phần nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tiếtkiệm nguyên nhiên vật liệu làm lợi cho DN Những hoạt động có tính thiết thựcđáp ứng nhu cầu của thanh niên công nhân và chủ DN ở các đơn vị có tổ chứcthanh niên Do vậy, rất được sự ủng hộ, hưởng ứng của các bạn trẻ và chủ DN Hoạt động đoàn thể (công đoàn và Đoàn thanh niên) mang lại cho NLĐ antâm lao động sản xuất phục vụ cho doanh nghiệp, đảm bảo đời sống vật chất vànâng cao đời sống tinh thần cho NLĐ, tạo điều kiện để người lao động phát huykhả năng của mình để làm chủ xã hội Hoạt động này, chủ yếu là công đoànđang từng bước trưởng thành, đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ lợi íchchính đáng cho NLĐ, giáo dục nhận thức chính trị tư tưởng cho NLĐ, làm trunggian hoà giải khi có tranh chấp lao động xảy ra giữa NSDLĐ và NLĐ, thể hiệnqua các mặt cụ thể sau:
2.1.2.2 An toàn vệ sinh lao động
An toàn, vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp Các DN có vốn ĐTNN trong KCN với hệ thống công nghệ, dây chuyềnmáy móc tiên tiến và cường độ làm việc cao đòi hỏi DN càng phải nhận thứcđúng đắn về tầm quan trọng của những quy định về an toàn, vệ sinh lao độngsau đó nâng cao năng suất và hiệu quả lao động của NLĐ
Hàng năm, Ban ATVSLĐ-PCCN của Tỉnh đều tổ chức các lớp bồi dưỡng vềATVSLĐ cho công nhân, phát động phong trào An toàn vệ sinh lao động trongtất cả các doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất kinh doanh trong Tỉnh, tổ chức hội
Trang 30thi An toàn vệ sinh viên giỏi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trongKCN Ngày càng có nhiều đơn vị tham gia, đồng thời tăng cường công tác kiểmtra, qua đó xây dựng nhận thức của chủ DN về tầm quan trọng của công tácnày
Nhìn chung các DN thực hiện tốt về quy định kiểm định, đăng ký sử dụng cácthiết bị có nhu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; thành lập các cơ sở y tế tạidoanh nghiệp để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho công nhân Các DN cũng đãtrang bị phương tiện bảo hộ cá nhân, tổ chức tập huấn về vệ sinh lao động chocông nhân đang làm việc Từ đó, ngày càng giảm tai nạn nghiêm trọng như chếtngười, gây thiệt hại tài sản của DN Trong năm 2006, do người lao động ý thức
an toàn lao động trong làm việc chưa cao, đã xảy ra 231 tai nạn nhẹ với tiền chiphí chữa trị là 152 triệu đồng (nguồn: BQL các khu công nghiệp BD); nguyênnhân còn do cả việc trang bị thiết bị an toàn của DN, cá biệt nhiều DN sử dụngthiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, môi trường ô nhiễm không được cải thiện (ngànhchế biến gỗ và sản xuất đồ mộc…) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ Tỉ lệNLĐ mắc bệnh nghề nghiệp hiện nay chưa có một tổ chức y tế tổ chức đánh giávề trường hợp này, song chúng tôi đề nghị nên có cuộc kiểm tra của ngành y tếđể có đánh giá thực tế, từ đó có biện pháp khắc phục, nếu không sẽ ảnh hưởngvề lâu dài, mà hậu quả của nó cần có chính sách Nhà nước để khắc phục khôngnhỏ về tài chính và cả mặt xã hội
Về việc cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, đa số các doanhnghiệp đều đã thực hiện các biện pháp làm tốt môi trường cho NLĐ làm việcnhư xây dựng hệ thống xử lý khí thải, bụi, xây dựng hệ thống làm mát nơi làmviệc của công nhân
2.1.2.3 Nâng cao đời sống tinh thần
Trang 31Hiện nay tổ chức công đoàn, Đoàn hội thanh niên đã tích cực phát huy vai tròcủa mình trong việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho NLĐ Ngoài rachủ DN đã nhận thấy rằng, trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, ngoài công nghệmáy móc hiện đại, để cạnh tranh, doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sảnphẩm Và vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp phải chăm lođội ngũ lao động Chỉ khi nào NLĐ hài lòng với điều kiện làm việc, không chỉcó tiền lương, thưởng, phụ cấp… mà còn được hưởng thụ đời sống văn hoá tinhthần thì họ mới toàn tâm toàn ý làm việc để có năng suất Chủ DN qua các đoànthể mà công đoàn là chủ yếu, qua những ngày lễ lớn, cuối tuần, cuối đợt laođộng giao hàng theo hợp đồng, đã có nhiều công ty tổ chức cho hàng ngàn ngườilao động đi tham quan, vui chơi, giải trí chi phí lên đến vài tỷ đồng; tổ chức hoặctham gia cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao do các ban ngành tỉnh tổ chức,nhằm giao lưu giữa các công nhân ở các bộ phận trong cùng DN hay giữa các
DN trong các KCN; tổ chức đêm văn nghệ cho toàn bộ công nhân trong DN,trong KCN thưởng thức như KCN Sóng Thần, Đồng An; đặc biệt KCN Mỹ Phước
I, II, III có Nhà văn hoá tại KCN Mỹ Phước III hàng tháng thường tổ chức đêmvăn nghệ, có sự tham gia của những ca sĩ nổi tiếng; hàng năm Ban Quản lý cácKhu công nghiệp Bình Dương phối hợp với Liên đoàn Lao động Tỉnh, Sở Thểdục thể thao tổ chức hội thao thể dục thể thao cho toàn bộ công nhân trong cácKCN Tỉnh tham gia; có DN tổ chức nơi giữ trẻ trong công ty Đối với người phụnữ còn gì hạnh phúc hơn giờ giải lao, giờ nghỉ trưa nhìn thấy con mình đangkhoẻ mạnh, vui chơi Các doanh nghiệp này cho rằng số tiền chi cho các việclàm này không lớn, DN sẽ được nhiều hơn từ năng suất, chất lượng sản phẩmđược nâng cao cạnh tranh được với thị trường trong và ngoài nước từ NLĐ manglại, họ có được đội ngũ NLĐ trung thành, gắn bó lâu dài với doanh ngiệp, giữchân được người tài, chính họ đem hết khả năng và trí tuệ phục vụ vì sự phát
Trang 32triển của DN mà họ đang làm việc và sẵn sàng chia sẻ cùng DN khi gặp khókhăn.
2.2 NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG THỜI GIAN QUA
2.2.1 Đình lãn công
Những năm trước đây đến bây giờ, trong các KCN trên địa bàn tỉnh BìnhDương nhất là trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tình hình tranh chấp laođộng, thường xảy ra việc đình lãn công với mật độ càng dày vào những ngàycuối năm Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, đây là thời gian nhạy cảm vì trên92% người lao động từ các địa phương khác đến, điều mà họ thật sự cần thiết làlương và thưởng, nếu không rõ ràng hoặc không đáp ứng yêu cầu như quy định,thì tranh chấp lao động sẽ xảy ra; làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, thu nhập, đời sống của đa số người lao độngvà an ninh trật tự ở địa phương
Năm 2006 ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các Khu công nghiệp tỉnhBình Dương, đã xảy ra 45 vụ đình công và 17 vụ lãn công (theo bảng thống kêphía sau), với số công nhân tham gia là 52.247 người làm thiệt hại vật chất USD200,000 Các tranh chấp lao động tập thể do chính sách vĩ mô chậm ban hành vàhướng dẫn thực hiện chính sách tiền lương, do người lao động không thực hiệnđúng, đầy đủ quy định của pháp luật , sa thải công nhân không lý do, không báotrước, hà khắc trong quản lý vượt quy định của pháp luật xâm phạm đến nhânphẩm con người kể cả theo công pháp quốc tế; điều kiện lao động không đảmbảo, tiền phụ cấp độc hại thấp hơn qui định, kỷ luật bằng cách trừ lương, làm bùkhông tính tiền phụ trội…
Trang 33Trong khi đó, riêng ở các KCN tỉnh Bình Dương chỉ riêng từ ngày 03 đếnngày 14/01/2006 trong các KCN Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, BìnhĐường có 46 doanh nghiệp với 46.569 công nhân đã tham gia đình, lãn công.Theo cơ cấu vốn đầu tư có 41 DN nước ngoài với số lượng CN là 39.313, trongđó chủ yếu là DN Đài Loan: 20 DN chiếm 43,5% với số lượng công nhân thamgia là 8.136 và DN Hàn Quốc: 14 chiếm 30,4% với số lượng công nhân tham gialà 7.256 Về thiệt hại vật chất, có 12 DN bị thiệt hại được tính lên đến USD200,000, do thiệt hại từ nhà xưởng, máy móc, hàng hoá, tiền trả công lao động,…Qua các vụ đình công tập trung ở thời điểm trước và sau Tết âm lịch hàngnăm, ngành nghề tranh chấp là ngành may mặc, giày da, đồ gỗ; nơi có điều kiệncường độ lao động cao, thời gian làm thêm giờ và tăng ca kéo dài liên tục vượtqua qui định làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của NLĐ, đa số thuộc các doanhnghiệp Đài Loan, Hàn Quốc
Trang 34Bảng 2.2: Số vụ tranh chấp lao động, đình lãn công từ năm 2001-2006Năm Số vụ có vốn
ĐTNN
Phân tích Vốn nước ngoài khác (Nhật,
Mỹ, Úc, Hà Lan, Thái Lan,Malaysia, Singapore…)
Vốn ĐàiLoan
Vốn HànQuốc
Nguồn: Liên đoàn Lao động Tỉnh Bình Dương [23 trang 2-3]
Qua thống kê 145 cuộc tranh chấp lao tập thể và đình công (năm 2001 và
2006 ) cho thấy:
- May mặc, may túi sách dệt thêu: 35 DN chiếm tỷ lệ 23,97%;
- Gỗ gia dụng, gỗ xuất khẩu: 28 DN chiếm tỷ lệ 19,42%;
- Gia công giày, đế giày: 26 DN chiếm tỷ lệ 18,18%;
- Xe đạp – phụ tùng xe đạp: 7 DN chiếm tỷ lệ 04,96%;
- Các ngành nghề khác 49 DN chiếm tỷ lệ 33,47%
Xem xét các vụ đình lãn công trong khu vực có vốn ĐTNN trong các KCNcho thấy một số điểm đáng lưu ý sau:
100% các vụ đều không do công đoàn tổ chức, lãnh đạo
Hơn 70% số vụ xảy ra ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức côngđoàn
Đa số các vụ phát xuất từ những tranh chấp về lợi ích kinh tế như:tiền lương, tiền thưởng; thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; xử lý kỷ luật, giaokết Hợp đồng lao động chưa đúng quy định của pháp luật
Trang 35 Hầu hết các vụ đình công là tự phát, không tuân thủ theo đúngtrình tự pháp luật quy định Có một số vụ NLĐ bị lôi kéo, kích động bởi mộtnhóm công nhân quá khích
2.2.2 Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động
2.2.2.1 Về lợi ích kinh tế
-Về tiền lương tối thiểu: Một số ở các doanh nghiệp cũng thực hiện mứclương tối thiểu mới theo quy định, trong khi đó lại cắt các khoản ưu đãi củadoanh nghiệp như: chuyên cần, trách nhiệm, tiền xăng, tiền nhà trọ, tiềnthưởng…
Tiền lương tối thiểu, theo đánh giá của Vụ Tiền lương – Tiền công (Bộ Laođộng – Thương binh & Xã hội), mức lương tối thiểu chung của NLĐ chưa đảmbảo mức sống tối thiểu, tùy thuộc vào ngân sách của doanh nghiệp chưa phù hợpvới quan hệ cung cầu lao động trên thị trường Một số doanh nghiệp “ép” tiềncông, không thực hiện Từ năm 2000 đến nay, đã có bốn lần điều chỉnh lương tốithiểu chung Qua việc thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu theo nghị định03/NĐ-CP ngày 06/01/2006 từ 50 USD/người/tháng đến 790.000đồng/người/tháng thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (có chiều hướnggiảm) Trong khi, chỉ số tiêu dùng (CPI) đã tăng lên 35%, mà đó là cơ sở quantrọng để hình thành giá tiền công trên thị trường lao động, bước đầu khắc phụctính bình quân trong phân phối Giá cả sức lao động của NLĐ được coi là thấp,không đủ để trang trải cho các chi phí hàng ngày, nhất là khi chỉ số tiêu dùng(CPI) liên tục tăng trung bình hàng năm từ năm 2000 – 2006 tăng từ 8 – 9%
- Về chi trả tiền làm thêm giờ, tiền phụ cấp làm ca đêm, tiền phụ cấpngành nghề nặng nhọc độc hại không đúng theo quy định, tiền thưởng khôngđược thông báo hoặc hứa chi tiền thưởng mà không chi
Trang 36Thay đổi phương án trả lương từ lương thời gian sang lương sản phẩm,nhưng không được bàn bạc thông báo trước với NLĐ, chậm trả lương và kéo dàithời gian nâng lương.
Không tham gia đóng BHXH, BHYT, hoặc khấu trừ tiền lương của NLĐnhưng lại không đóng cho cơ quan BHXH
Xử phạt cúp lương, thưởng thay cho hình thức kỷ luật trái với quy địnhcủa pháp luật lao động, khi NLĐ vi phạm nội quy lao động và không tham gialàm thêm giờ, thêm buổi
2.2.2.2 Về điều kiện lao động
Thực hiện qui định về vệ sinh, an toàn
Tình hình thực hiện qui định của pháp luật về người lao động bị vi phạm,thời giờ làm việc và nghỉ ngơi có doanh nghiệp sản xuất, gia công thuộc ngànhdệt, may, giày, da thời gian và cường độ lao động tăng rất cao vượt qua qui địnhlàm ảnh hưởng đến sức khỏe của NLĐ, trong lúc đó lại không tính tiền phụ trội Về điều kiện làm việc, nhìn chung các quy định về kiểm định, đăng ký sửdụng các thiết bị có yêu cần nghiêm ngặt về an toàn lao động; thành lập các cơsở y tế tại doanh nghiệp để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho công nhân được các
DN thực hiện Đa số DN cũng trang bị tương đối đầy đủ phương tiện bảo hộ cánhân, tổ chức tập huấn về an toàn vệ sinh lao động cho công nhân đang làmviệc Theo thống kê hàng năm có trên 600 vụ tai nạn lao động, riêng năm 2006đã xảy ra cao nhất với 131 vụ Nguyên nhân chủ yếu là do NSDLĐ chưa quantâm tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, thiếu biện pháp an toàn, thiếu quantâm giám sát qui định khắc khe cho NLĐ trong lao động sản xuất NSDLĐ chưaquan tâm đặt ra quy chế kiểm tra thường xuyên, mặt khác do ý thức của NLĐchưa cao, bất cẩn, chủ quan trong khi làm việc Tuy chưa xảy ra vụ chết người
Trang 37nào, nhưng vẫn còn đó nỗi lo về tai nạn lao động cho cả NSDLĐ và NLĐ, kể cảcác cơ quan chức năng
Vẫn còn một số doanh nghiệp môi trường làm việc của công nhân chưa đượccải thiện, diện tích làm việc chật chội không đủ quy cách, ánh sáng, tiếng ồn nơilàm việc của công nhân vượt qua mức cho phép, từ đó về lâu dài bệnh nghềnghiệp của người công nhân tất nhiên sẽ xảy ra trong tương lai Hiện nay chưacó một cơ quan khoa học nào của Nhà nước điều tra nghiên cứu để đưa ra biệnpháp khả thi để hạn chế tình trạng này, trong khi đa số công nhân hiện nay còntrẻ, sức chịu đựng còn chịu đựng được, các doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tưnước ngoài có quy mô nhỏ và vừa, thường có chiến lược kinh doanh ngắn hạn,đầu tư vào những lĩnh vực cần nhiều lao động phổ thông Khi họ hết thời hạnkinh doanh lúc đó tuổi cao người công nhân rất dễ sinh bệnh nghề nghiệp, lúc đódoanh nghiệp đã hết thời hạn hoặc chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác, nơikhác hoặc phá sản, bệnh nghề nghiệp của NLĐ sẽ là gánh nặng cho gia đình,bản thân và xã hội
Xây dựng định mức lao động không phù hợp dẫn đến NLĐ không thực hiệnđược phải làm thêm giờ mới hoàn thành được khối lượng công việc theo địnhmức, nhưng không được tính thời gian làm thêm giờ Kéo dài thời gian thử việc,không giao kết hợp đồng với NLĐ
Thời gian làm thêm giờ và tăng ca kéo dài liên tục trong nhiều ngày, dẫnđến sức khoẻ người lao động bị suy giảm không thể thực hiện được công việcphân công (không phục hồi được sức khoẻ, tái tạo sức lao động)
2.2.2.3 Về quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động
Thái độ của NSDLĐ tạo mối QHLĐ chưa được hoà đồng, một phần do bấtđồng ngôn ngữ dẫn đến thái độ nóng nảy chửi mắng, doạ nạt thiếu văn minh lịch
Trang 38sự, một phần do người trợ lý phiên dịch, dịch thuật không đúng hoặc tham mưusai dẫn đến NSDLĐ quyết định vấn đề liên quan lao động không đúng phápluật.
Tuỳ tiện xử lý sa thải, chấm dứt hợp đồng, chuyển NLĐ sang làm việc côngviệc khác mà không căn cứ vào mức độ sai phạm, có nhiều vụ việc đưa ra lý dokhông chính đáng, không chứng minh được lỗi của NLĐ Dùng các hình phạtmang tính nhục hình như: phơi nắng, xếp hàng ngoài nắng, đứng chờ ăn cơmtrưa…
Không đáp ứng nguyện vọng và tạo điều kiện cho NLĐ thành lập tổ chứccông đoàn hoặc vô hiệu hoá không tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động.Quan trọng nhất là khi BCH công đoàn cơ sở mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ thì bị trù dập bằng nhiều hình thức kể cảviệc chấm dứt HĐLĐ khi hết HĐLĐ…
Tính chất vụ việc tranh chấp ngày càng phức tạp, với số lượng công nhânđông từ 1.000 đến hơn 4.000, có công ty thời gian đình, lãn công kéo dài từ 03 –
04 ngày
* Tính hợp pháp của các cuộc tranh chấp lao động tập thể và đình lãn công: 100% các cuộc tranh chấp lao động tập thể và đình công đều không do côngđoàn khởi xướng, lãnh đạo, tổ chức và không tuân thủ trình tự thủ tục theo phápluật quy định
- Một số lao động vì cần có việc làm nên không quan tâm đến việc giaokết HĐLĐ và chi trả đúng hay không Quá trình làm việc NLĐ yêu cầu được cảithiện hoặc yêu cầu thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của pháp luậtkhông được NSDLĐ đáp ứng, từ đó tiến hành các cuộc tranh chấp lao động tậpthể và đình công
Trang 39- Các cuộc tranh chấp lao động tập thể và đình công nơi có tổ chức côngđoàn cơ sở, hầu hết công đoàn không được báo trước về nội dung tranh chấp, cócông đoàn nắm bắt được vấn đề kiến nghị trực tiếp với NSDLĐ, nhưng chủ DNtrì hoãn kéo dài thời gian giải quyết.
- Các cuộc tranh chấp lao động tập thể và đình công đa số đều do lỗi củaNSDLĐ
Sau đây chúng ta đi sâu vào phân tích những hạn chế cơ bản trong QHLĐ
2.2.2.4 Về chất lượng lao động
Một vấn đề đang đặt ra đối với Việt Nam, kể cả khu vực có vốn đầu tư nướcngoài trong các khu công nghiệp Tỉnh Bình Dương là chất lượng NLĐ Chấtlượng lao động chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tỷ lệ lao động quađào tạo thấp Lực lượng lao động trẻ nhưng trình độ chuyên môn của người laođộng còn thấp, chỉ phù hợp cho giai đoạn đầu kêu gọi đầu tư nước ngoài chonhững ngành cần nhiều lao động giản đơn, phổ thông mà các nước công nghiệpphát triển cần chuyển đầu tư qua nước khác, không cần đầu tư vốn nhiều, côngnghệ tiên tiến và thu hồi vốn nhanh: may mặc, giày, da, dệt nhuộm, đồ gỗ…NSDLĐ khó tìm được công nhân có trình độ và tay nghề cao theo nhu cầu, đó làmột trong những lý do làm cho Bình Dương hạn chế tính cạnh tranh thu hút đầu
tư nước ngoài so với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai Đối vớinhững dự án lớn của các tập đoàn đa quốc gia, họ chỉ cần công nhân lành nghềcó trình độ cao để tiếp thu và phát triển công nghệ mới họ đầu tư Chất lượngngười lao động là một vốn quý của Tỉnh, song lực lượng này quá thiếu nhất làđội ngũ quản lý Số có chuyên môn qua đào tạo không phù hợp với công nghệ
do các doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao, họ lại phải đào tạo tại chỗ hoặc
Trang 40gởi ra nước ngoài, vừa tốn thời gian và tài chánh mà quan trọng nhất là chậmtriển khai đi vào sản xuất kinh doanh
Điều hạn chế này sẽ đặc biệt nghiêm trọng khi Việt Nam đã là thành viênWTO, sẽ khó thu hút nhà đầu tư do thiếu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu theoyêu cầu của nền kinh tế hội nhập, kêu gọi đầu tư nước ngoài trong mhững lĩnhvực có công nghệ cao của các tập đoàn lớn
Ở Bình Dương, số lượng NLĐ hàng năm được thu hút vào khu vực doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều, nhưng chất lượng không đượccải thiện Theo kết quả điều tra của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội BìnhDương đến 12/2006, trong khu vực này mặc dù có nhiều cố gắng nhưng số laođộng được đào tạo không cao theo thống kê sau:
Bảng 2.3 Trình độ văn hoá, chuyên môn của người lao động ( %)
- Văn hoá
- Chuyên môn
Công nhân qua đào tạo