Về chi phí đào tạo nâng cao trình độ người lao động

Một phần của tài liệu ]-Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn là gì? Vì sao nó chứa đựng khả năng sản xuất " thừa " trong Chủ nghĩa tư bản (Trang 26 - 27)

3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

2.1.1.4Về chi phí đào tạo nâng cao trình độ người lao động

Quy trình tuyển dụng LĐ của các DN trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại các KCN tỉnh Bình Dương như sau: đưa ra yêu cầu về số lượng, chất lượng lao động cần tuyển cho Ban quản lý các Khu công nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tỉnh… nếu không đáp ứng, DN thông báo nhu cầu tuyển dụng trên biển treo trước Công ty, báo đài, mạng Internet, qua Hội chợ việc làm do Sở – Ban – Ngành của Tỉnh tổ chức. Đa số công nhân sau khi được tuyển dụng, nếu không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh thì DN tổ chức đào tạo lại do chuyên gia nước ngoài phụ trách để phù hợp với công nghệ mới; cũng có DN tự tuyển dụng công nhân không biết nghề và đào tạo nghề cho công nhân mới.

Khi thay đổi công nghệ, thay đổi chất lượng, số lượng sản phẩm. DN sử dụng chuyên gia nước ngoài đào tạo tại chỗ cho NLĐ.

Chi phí đào tạo nâng cao trình độ văn hoá – chuyên môn của công nhân, do không được quy định cụ thể, tuỳ theo tầm nhìn và chiến lược của DN, có hai hướng đào tạo: Một là đào tạo tại chỗ do chuyên gia nước ngoài phụ trách trên máy móc cụ thể hoặc gởi đi học tại các tỉnh hoặc thành phố có điều kiện thích hợp. Hai là, gởi đi đào tạo ở nước ngoài, xu hướng này được Tỉnh khuyến khích song có ít DN quan tâm, chỉ có những DN lớn xây dựng chiến lược này, nhằm vào những đối tượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý; theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Dương, trong năm 2006 có 5 DN gởi 12 cán bộ đi học ở nước ngoài.

Nói chung, DN trong khu vực này chỉ chú trọng sản xuất kinh doanh với lực lượng lao động đã qua đào tạo, họ bỏ ra chi phí đào tạo lại và thuê mướn chuyên gia nước ngoài vừa phụ trách kỹ thuật và quản lý sản xuất.

Một phần của tài liệu ]-Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn là gì? Vì sao nó chứa đựng khả năng sản xuất " thừa " trong Chủ nghĩa tư bản (Trang 26 - 27)