Cải cách hành chánh

Một phần của tài liệu ]-Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn là gì? Vì sao nó chứa đựng khả năng sản xuất " thừa " trong Chủ nghĩa tư bản (Trang 59)

3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1.3Cải cách hành chánh

3.1.3.1 Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính

Tỉnh Bình Dương duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, liên tục. Để thu hút doanh nghiệp nước ngoài vào KCN cũng như thu hút nguồn lao động đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, các cơ quan chức năng của Tỉnh cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh tế, môi trường đầu tư thông thoáng, tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính “một cửa, một dấu, tại chỗ”, xoá bỏ cơ chế “xin cho” trong công tác tiếp nhận hồ sơ, xử lý cấp giấy chứng nhận đầu tư và triển khai quản lý sau dự án theo đúng tinh thần “trải thảm đỏ” mời gọi nhà đầu tư, “trải chiếu hoa” mời gọi người tài của Tỉnh.

Để thực hiện tốt việc cải cách hành chính trong việc phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, vấn đề phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn của cán bộ trong các đơn vị: Ban quản lý các KCN (12/2006 Chính phủ đã thống nhất hai Ban Quản lý các KCN Bình Dương, VSIP thành một Ban quản lý là Ban Quản lý các KCN Bình Dương), Hải Quan, Thuế, Công An, Tài nguyên – Môi trường …cần được nâng cao. Cần kiến nghị với Bộ ngành liên quan tổ chức tập huấn định kỳ, hàng năm để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Sở ngành liên quan, làm tốt công tác tham mưu trong việc tiếp nhận, cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý sau dự án.

3.1.3.2 Thủ tục đầu tư

Thủ tục đầu tư nước ngoài đã và hiện nay vẫn là một chủ đề luôn được giới kinh doanh nước ngoài quan tâm. Khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với nền thị trường mở, thủ tục đầu tư đã được Chính phủ đơn giản hóa, phân cấp đa số dự án thẩm quyền quyết định và cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời gian ngắn nhất cho địa phương, theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

Đầu tư (năm 2005). Từ đó, ngày càng tạo thuận lợi đồng thời tăng cường được hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước. Phần lớn các thủ tục liên quan đến khâu triển khai sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư, vì vậy cải tiến thủ tục này là tạo điều kiện tốt nhất triển khai, thực thi dự án, nâng tỷ lệ vốn thực hiện trong tổng vốn đầu tư đã được đăng ký. Thực hiện nhanh, nghiêm túc quy định của Chính phủ về hình thành, thẩm định và thực hiện dự án đầu tư nước ngoài.

Về mặt quản lý Nhà nước, trong toàn bộ công đoạn của một dự án, khâu quản lý dự án là quan trọng nhất, quyết định sự thành công của từng dự án cụ thể và theo đó là toàn bộ hoạt động hợp tác đầu tư. Do vậy, phải đặc biệt coi trọng công tác quản lý dự án, nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước , của chính quyền địa phương và những tổ chức, cán bộ làm việc này. Dành sự quan tâm và chỉ đạo để nắm chắc tình hình thực hiện các dự án nhằm chủ động có biện pháp xử lý kịp thời, tránh trường hợp một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ bỏ doanh nghiệp trốn, không thực hiện chế độ chính sách cho công nhân: nợ tiền lương, thưởng… gây khó khăn cho Nhà nước khắc phục hậu quả, gây ảnh hưởng không tốt trong QHLĐ trong khu vực này. Đẩy mạnh việc kiểm tra định kỳ, kiên quyết xử lý, kể cả rút giấy chứng nhận đầu tư đối với những trường hợp kéo dài quá quy định hiện hành mà không triển khai dự án. Phấn đấu nâng cao tỷ lệ vốn thực hiện và lợi ích Nhà nước, coi đó là một chỉ tiêu chính đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư nước ngoài.

3.1.3.3 Đẩy mạnh công tác tiếp thị, vận động tìm kiếm đối tác đầu tư

Ngoài sự giúp đỡ của Bộ Ngành, trung ương , địa phương cùng chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN cần chủ động tìm đối tác tiềm năng tốt để đầu tư vào các KCN. Để tìm kiếm và xác định đối tác đầu tư, có thể thông qua nhiều biện pháp và cách thức khác nhau. Trước hết thông qua quan hệ đối ngoại sẵn có ở địa

phương, từ mối quan hệ này tổ chức việc tiếp thị những lĩnh vực, dự án đang cần gọi vốn; thông qua các diễn đàn đầu tư, các cuộc hội thảo quốc tế các hiệp hội thương mại hoặc qua con đường lãnh sự quán.

Tuy nhiên, kinh nghiệm từ trước đến nay cho thấy, Bình Dương là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài, do đội ngũ doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN quảng bá hình ảnh của KCN Bình Dương như nơi “đất lành chim đậu”. Nhà đầu tư tốt trước khi quyết định đầu tư vào một nơi nào đó, ngoài việc tìm hiểu luật pháp, phong tục tập quán…. thì quan trọng hơn họ tìm hiểu những doanh nhân cùng quốc gia đang hoạt động sản xuất – kinh doanh tại quốc gia đó, câu tục ngữ Việt Nam luôn đúng trong trường hợp này “buôn có bạn, bán có phường”. Vì vậy, đối xử thật tốt những doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động, tạo điều kiện tốt nhất để họ hoạt động và phát triển, sự thành công của họ chắc chắn là chương trình tiếp thị hiệu quả nhất.

Trong việc tìm kiếm đối tác đầu tư, cần coi trọng thu thập thông tin nhiều chiều về đối tác, nhất là về uy tín, ảnh hưởng, khả năng tài chính nhằm đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ và có hiệu quả cao.

Về công tác tiếp thị vận động đầu tư cần nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, cần tuyên truyền tốt hơn về môi trường và cơ hội đầu tư cũng như lợi thế so sánh, để tạo dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng thật sự muốn mở rộng quan hệ với bên ngoài trên tinh thần hợp tác bình đẳng, tôn trọng lợi ích lẫn nhau.

3.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI KHU TRONG KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG.

3.2.1 Chính sách tiền lương, thưởng 3.2.1.1 Tiền lương

Theo bộ Luật Lao động (sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006) quy định về tiền lương và lương tối thiểu như sau:

- Tiền lương của NLĐ do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

- Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác….

Về mức lương tối thiểu, theo Nghị định 24/NĐ-CP ngày 31/7/2007 về việc quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong Chương VIII – Quan hệ lao động, điều 84: Lương trả cho lao động Việt Nam, mục 2 quy định “mức lương tối thiểu và mức lương của lao động Việt Nam có thể được điều chỉnh, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng từ 10% trở lên so với lần điều chỉnh gần nhất”.

Lương làm thêm giờ được trả theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm theo quy định.

3.2.1.2 Tiền thưởng

Ngoài lương, NLĐ còn được hưởng tiền thưởng, theo quy định, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ, NSDLĐ thưởng cho NLĐ làm việc tại doanh nghiệp.

Quy chế thưởng do NSDLĐ quyết định sau khi tham khảo ý kiến Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

Tuy nhiên, có một điều chưa được tốt là cách trả thu nhập đặc biệt là vấn đề tiền thưởng. Dường như việc trả thưởng theo kiểu truyền thống – lương tháng 13 vẫn đang ngự trị khá phổ biến trong các doanh nghiệp trong đó có cả doanh nghiệp khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại các KCN của Tỉnh. Mặc dù lương tháng 13 được pháp luật hiện hành về lao động khuyến khích, nhưng đây không phải là cách trả thưởng phù hợp với lối quản trị hiện đại, vì nó tạo ra vô số bất lợi cho cả DN lẫn NLĐ. “Doanh nghiệp phải chịu gánh nặng chi phí cứ “đến hẹn lại lên” bất kể hiệu quả hoạt động kinh doanh như thế nào. Trong khi đó, nhân viên lại không có cơ hội được thưởng nhiều hơn nếu họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”. Vì vậy cách trả lương theo tháng lương tháng 13 tốt nhất nên được chấm dứt, thay vào đấy nên dựa trên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và nhân viên.

Như vậy, doanh nghiệp cần xác lập hệ thống các tiêu chí đánh gía thành tích, là một trong những công cụ để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả, làm cơ sở việc trả lương, thưởng. Nhờ công cụ này, doanh nghiệp sẽ giảm được áp lực phải chi thưởng nhiều, trong khi hoạt động hiệu quả không cao, đồng thời tạo cơ hội khen thưởng xứng đáng cho những nhân viên đạt thành tích xuất sắc. Điều quan trọng hơn là từ đó NLĐ có niềm tin mình được trả lương công bằng.

Nên chăng nghiên cứu việc trả thưởng bằng cổ phiếu hay quỹ hưu trí. Trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, việc đảm bảo đời sống cho NLĐ làm việc tại doanh nghiệp khu vực đầu tư có vốn nước ngoài tại các KCN Bình Dương để người công nhân tận tâm hết lòng phục vụ lâu dài cho doanh nghiệp.

Việc thưởng bằng tiền mặt dựa trên hiệu quả hoạt động như trình bày ở trên, cũng chỉ là một trong nhiều hình thức thưởng, trong đó mở rộng phương thức bằng cổ phiếu như một công cụ để giữ chân đội ngũ nhân viên – công nhân của doanh nghiệp. Hình thức này đang được áp dụng ở một số công ty cổ phần niêm yết, chủ yếu dành cho chức danh quản lý. Tuỳ theo mục tiêu, yêu cầu mà doanh nghiệp chọn một trong nhiều cách áp dụng: quyền mua cổ phiếu; cổ phiếu ưu đãi; cho không cổ phiếu. Hành lang pháp lý về vấn đề thưởng bằng cổ phiếu cần rõ ràng. Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, quy định mọi khoản thưởng cá nhân đều phải chịu thuế; trong khi thu nhập từ cổ phiếu lại đang thuộc diện miễn thuế. Vậy Nhà nước cần xác định rõ, việc thu nhập từ cổ phiếu có chịu thuế thu nhập hay không? Và doanh nghiệp có được khấu trừ khoản thưởng bằng cổ phiếu này vào chi phí hay không?

Một cách thưởng khác, là tạo thêm thu nhập cho nhân viên – công nhân từ việc đầu tư các khoản phúc lợi nhàn rỗi của họ thông qua các quỹ hưu trí bổ sung. Các khoản phúc lợi sẽ được nhân viên gởi qua các quỹ này để uỷ thác đầu tư, sinh lãi. Tại các nước phát triển, hình thức quỹ hưu trí bổ sung rất phổ biến, nhờ vào chính sách khuyến khích, ưu đãi của nhà nước. Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý cho hoạt động này, để hình thức loại quỹ này sớm hình thành đi vào hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước.

3.2.2 Chính sách thuế thu nhập 3.2.2.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3.2.2.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Ngày nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở tất cả các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Chính vì thế, chính phủ các nước đang phát triển luôn tìm cách cải thiện, nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư nhằm thu hút

nhiều hơn nguồn vốn FDI về cho đất nước mình, trong đó chính sách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp luôn được chú trọng và sử dụng phổ biến nhất. Thực tiễn nước ta cũng đã sử dụng công cụ thuế thu nhập doanh nghiệp theo xu hướng trên như là một yếu tố quan trọng nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn FDI trong thời gian qua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về thuế thu nhập doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các KCN Bình Dương, được quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và Nghị định số 24/2007/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Chính phủ.

Các doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN Bình Dương, thuộc Danh mục B lĩnh vực ưu đãi đầu tư được ghi trong phụ lục A (Danh mục ưu đãi đầu tư), là doanh nghiệp mới thành lập, được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 20% được áp dụng trong vòng 10 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động, miễn thuế 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 3 năm tiếp theo. Sau 10 năm đầu được hưởng ưu đãi, doanh nghiệp phải chịu mức thuế suất là 28%.

3.2.2.2 Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

Đối với doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Từ ngày 1/1/2004, các khoản thu nhập hợp pháp mà các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài thu được do tham gia đầu tư vốn dưới bất kỳ hình thức nào theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, kể cả cá nhân là người Việt nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước và người nước ngoài thường trú ở Việt nam đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (bao gồm cả số thuế thu nhập đã được hoàn trả cho số thu nhập tái đầu tư và thu nhập do chuyển

nhượng vốn, mua cổ phần), khi chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt nam hoặc giữ lại ngoài Việt nam không phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (kể cả khoản lợi nhuận phát sinh trước ngày 31/12/2003).

Quy định không nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đang được áp dụng, đã huỷ bỏ việc thu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của tổ chức và cá nhân nước ngoài quy định tại thông tư 13/2001/TT-BTC ngày 08/3/2001.

3.2.2.3 Thuế thu nhập cá nhân người lao động Việt Nam có thu nhập cao.

Mục tiêu phấn đấu của Bình Dương đến 2010 GDP bình quân thu nhập đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng. Theo thống kê của Cục thuế, thì hầu như NLĐ Việt Nam làm việc trong khu vực kinh tế nước ngoài tại các khu công nghiệp, do đa số 99,4% là lao động phổ thông hưởng lương thấp hơn mức quy định chịu thuế của Nhà nước quy định. Thuế thu nhập chịu thuế của NLĐ Việt Nam trên 5.000.000đ trở lên với mức thuế suất từ 10% đến 40%. Tuy ít, nhưng thực tế những người chịu thuế là những lao động chất lượng cao, cần thiết trong mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng dịch vụ, ổn định tỷ trọng công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Nguồn lao động này, là một trong những điều kiện tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài. các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế lớn, các công ty đa quốc gia đến Tỉnh nói chung và vào các KCN nói riêng vào các ngành mũi nhọn mà Tỉnh đặc biệt quan tâm phát triển như: chuyên viên cao cấp trong ngành biến đổi gien trong việc phát triển cây, con giống không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, phục vụ nhân sinh của ngành nông nghiệp trong điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp; hay là ngành công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo... cần giảm, miễn thuế thu nhập cho cả người nước ngoài thu hút lực lượng NLĐ trình độ cao phục vụ cho địa phương.

Họ là lực lượng lao động mà Bình Dương cần trong kế hoạch phát triển kinh

Một phần của tài liệu ]-Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn là gì? Vì sao nó chứa đựng khả năng sản xuất " thừa " trong Chủ nghĩa tư bản (Trang 59)