3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.2.5 Những đề xuất với chính quyền địa phương
Như đã trình bày ở chương 2, chúng ta nhận thức rõ ràng là việc quản lý lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương thực sự gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận những xung đột diễn ra trong mối QHLĐ hiện nay trên những quan điểm như sau:
Cần có cái nhìn công bằng hơn giữa các chủ thể. Khi xảy ra xung đột, dư luận thường hay bảo vệ công nhân Việt Nam, chỉ đề cập đến lỗi của NSDLĐ nước ngoài khi phân tích vấn đề, NLĐ thường ở thế yếu trong QHLĐ nhưng không phải trường hợp nào họ cũng đúng và cần được bảo vệ cả.
Một trong những nguyên nhân làm cho các hành vi bất chấp luật pháp không giảm là do việc chế tài không nghiêm. Khi phát thiện sai phạm, việc xử lý của các cơ quan chức năng còn thiếu kiên quyết, giải quyết không đến nơi đến đến chốn, dẫn đến một số doanh nghiệp không nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều doanh nghiệp công khai quan điểm là nếu có vi phạm và bị khuyến cáo thì cứ hứa hẹn cho xong, vì biết nhiều nơi vi phạm nặng hơn mà không bị xử phạt, mà nếu có phạt thì cũng chỉ mất vài triệu đồng.
Trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp Bình Dương, ngoài các công ty đa quốc gia có hoạt động chuyên
nghiệp, bài bản và dày dạn kinh nghiệm trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài, cũng còn một số không ít các doanh nhân Đài Loan, Malaysia, Singgpore, Hàn quốc, Mỹ, Châu Âu có hướng làm ăn lâu dài, họ tìm hiểu thật kỹ về vấn đề luật pháp, phong tục tập quán và tâm lý người lao động Việt Nam. Những doanh nghiệp này thường ít xảy ra xung đột, tranh chấp lao động.
Xuất phát từ tình hình đó, xin đề xuất với chính quyền tỉnh Bình Dương một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện những xung đột trong QHLĐ tại các doanh nghiệp ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại các KCN Bình Dương. Các giải pháp này đã nhận được sự góp ý của người lao động về mức độ quan trọng của từng giải pháp.