Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
Trang 1Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hợp đồng dân sự là một mảng quan hệ pháp luật vô cùng quan trọng, làmột trong những chế định pháp lí cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất trong nộidung luật dân sự Hợp đồng dân sự là sự khái quát một cách toàn diện các hìnhthức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thứchữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình Từ những năm đầu của thời kì đổi mới một loạt các vănbản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng đã ra đời như: Pháp lệnh hợp đồngkinh tế (1989); Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991) và trong 2 pháp lệnh vềchuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ cũng có phần quy định về vấn đề hợpđồng Đến khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời và được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luậtdân sự 2005 thì hợp đồng dân sự đã được xem xét, quy định một cách đầy đủ,toàn diện hơn Bộ luật dân sự 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, cóhiệu lực ngày 01/01/2006 tạo ra một hành lang pháp lí quan trọng cho giao lưudân sự, thể hiện một bước tiến cao hơn trong tư duy lập pháp, hành pháp và tưpháp của những nhà làm luật Các nhà lập pháp Việt Nam đã có sự tiếp thu, họchỏi những quy định pháp luật từ thực tiễn cũng như luật pháp của các nước trênthế giới, cân nhắc chúng cùng với hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam để đưa ra mộtvăn bản có tính chuẩn mực pháp lí cao trong hệ thống pháp luật dân sự.Chế địnhhợp đồng dân sự chiếm tới hơn 200 điều trong tổng số 777 điều của Bộ luật dân
sự Bên cạnh những quy định mang tính khái quát về hợp đồng, Bộ luật dân sựcũng có những quy định riêng về 16 loại hợp đồng thông dụng tạo cơ sở pháp lícho việc áp dụng và giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến vấn đề hợpđồng Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển nềnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiệnmục tiêu đảm bảo công bằng xã hội Hơn nữa, đã hơn một năm qua Việt Namgia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), đang trên đà hội nhập nền kinh tếtoàn cầu, quá trình hội nhập mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức
Trang 2Chừng nào pháp luật nói chung và những quy định về hợp đồng dân sự nói riêngchưa trở thành công cụ cơ bản để điều chỉnh quan hệ xã hội thì chừng đó ViệtNam vẫn còn đứng ngoài sự phát triển chung của thế giới Các tranh chấp vềhợp đồng dân sự cũng ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòihỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn để giải quyết một cáchtriệt để Khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồngdân sự là do các bên không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Đểgiải quyết được các tranh chấp đó một câu hỏi đặt ra: “Liệu có tồn tại hợp đồnghay không?” và “Hợp đồng có hiệu lực hay không?” để từ đó xác định các bên
có quyền và nghĩa vụ gì Vì vậy, những quy định về điều kiện có hiệu lực củahợp đồng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ giao lưudân sự của nền kinh tế thị trường Các quy định này không tồn tại độc lập mà có
sự liên hệ chặt chẽ với các quy định khác trong Bộ luật dân sự 2005 Các điềukiện có hiệu lực của hợp đồng góp phần nâng cao ý thức cuả các chủ thể thamgia vào quan hệ hợp đồng, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trongquá trình giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủthể tham gia vào quan hệ hợp đồng và tạo nên sự bình đẳng trong giao lưu dân
sự Vì những lí do trên mà em đã lựa chọn đề tài:
“Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự” nhằm góp phần làmsáng tỏ những quy định của Bộ luật dân sự 2005 về những điều kiện có hiệu lựccủa hợp đồng và đưa ra một số phân tích, bình luận về vấn đề này
2 Phạm vi của đề tài
Đề tài tập trung đưa ra những khái niệm chung và những vấn đề lí luậnliên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo khoa học pháp lí, phápluật của Việt Nam và một số nước Bên cạnh đó đề tài phân tích những quy địnhcủa pháp luật dân sự Việt Nam, Bộ luật dân sự 2005 về điều kiện có hiệu lực củahợp đồng và mối quan hệ giữa chúng với tổng thể nội dung của Bộ luật dân sự
3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài lấy quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vậtlịch sử làm cơ sở và phương pháp luận để nghiên cứu đề tài Ngoài ra, phương
Trang 3pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp phân tích quy phạm được sửdụng nhằm giải quyết vấn đề một cách hợp lí và rõ ràng nhất.
4 Kết cấu của đề tài
Khoá luận gồm có: phần mở đầu, ba chương với nội dung như sau:
Chương I Khái quát chung về hợp đồng
Chương II Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Trang 4CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
1 Khái niệm hợp đồng và đặc điểm của hợp đồng
Thật khó có thể biết chính xác thuật ngữ” “hợp đồng” xuất hiện từ khinào Chỉ biết rằng thuật ngữ “hợp đồng”(contractus) phát sinh từ động từ
“ contrahere” trong tiếng Latinh có nghĩa là “ràng buộc” và xuất hiện đầu tiên ở
La Mã vào thế kỉ V-IV trước Công nguyên Sau khi đế quốc La Mã tan rã(khoảng thế kỉ V-VI sau Công nguyên), các nước Châu Âu chấp nhận nhậndùng thuật ngữ “hợp đồng” khởi nguồn từ luật La Mã
Ở Việt Nam, thuật ngữ “khế ước” chỉ mới xuất hiện khi các bộ dân luậtNam Kì, Bắc Kì, Trung Kì lần luợt được ban hành Khái niệm hợp đồng cũng cómột quá trình phát triển theo thời gian Bắt đầu từ khái niệm khế ước được quyđịnh tại Điều 644 đoạn 2 Bộ dân luật Bắc kì (1931): “khế ước là hợp ước củamột người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyểnhữu, tác động hay bất tác động” Như vậy, Bộ dân luật Bắc Kì nhìn nhận hợpđồng là một hợp ước giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa một nhóm người vớinhau nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu, thực hiện một công việc haykhông được thực hiện một công việc nào đó Cho đến khái niệm pháp lí tổngquát về khế ước quy định ở Điều 680 Bộ dân luật Trung Kì (1936): “khế ước làhiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều ngườikhác để cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển giao, để làm haykhông làm cái gì” thì khái niệm về hợp đồng cũng chỉ là sự thay thế về ngôn từ
sử dụng sao cho mang tính chất thuần việt hơn Tiếp đến là khái niệm “hợp đồngkinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên kinh tế vềviệc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứngdụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanhvới sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thựchiện kế hoạch” (Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989) thì khái niệm hợp đồng đượcxem xét dưới góc độ là hợp đồng kinh tế Theo đó, hợp đồng là sự thoả thuận
Trang 5nhưng phải được thể hiện dưới hình thức nhất định bằng văn bản hay tài liệugiao dịch Nội dung thoả thuận của hợp đồng về các lĩnh vực đã được liệt kê mộtcách cụ thể trong điều luật và mục đích của hợp đồng là mục đích kinh doanh.Sau đó là sự thay đổi bằng khái niệm “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữacác bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trongmua, bán, thuê, vay mượn, tặng cho tài sản, làm hay không làm một việc, dịch
vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhucầu sinh hoạt, tiêu dùng” (Điều 1- Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991) Đây là mộtkhái niệm về hợp đồng rộng hơn so với khái niệm về hợp đồng kinh tế được quyđịnh trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 Hợp đồng dân sự theo đó đượchiểu là sự thoả thuận giữa các bên và từ sự thoả thuận đó sẽ làm phát sinh, thayđổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán, hợpđồng thuê tài sản, hợp đồng vay mượn tài sản, hợp đồng tặng cho,… đã đượcđiều luật liệt kê Mục đích của hợp đồng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêudùng Tiếp đến khái niệm hợp đồng một lần nữa khẳng định lại tại Điều 394- Bộluật dân sự 1995 và Điều 388- Bộ luật dân sự 2005: “hợp đồng là sự thoả thuậngiữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.Khái niệm hợp đồng được đưa ra một cách khái quát hơn theo đó hợp đồngchính là sự thoả thuận giữa các bên, từ sự thoả thuận ấy làm phát sinh, thay đổihay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự và đối tượng của hợp đồng là việcthực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự Để hiểu rõ hơn về khái niệm hợp đồngchúng ta sẽ lần lượt xem xét các đặc điểm của hợp đồng đó là:
1.1 Hợp đồng là hành vi pháp lí song phương
Điều 121- Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồnghoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự” Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đờisống hàng ngày Theo Điều 388- Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định: “hợp đồng
là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự” Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên – như vậy, hợp đồng
là hành vi pháp lí song phương Hành vi pháp lí này đòi hỏi sự thể hiện và thống
Trang 6nhất ý chí của hai hay nhiều bên làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự
Hành vi pháp lí này cũng khác so với hành vi pháp lí đơn phương – giaodịch trong đó thể hiện ý chí của một bên làm phát sinh hệ quả pháp lí Hành vipháp lí đơn phương chỉ được xác lập theo ý chí của một chủ thể duy nhất nhưhành vi lập di chúc hay hành vi từ chối hưởng di chúc… Tính chất của hợp đồng
là sự thống nhất ý chí giữa hai hay nhiều người Mục đích của hợp đồng chính làviệc mỗi bên theo đuổi những lợi ích riêng của mình và hợp đồng là kết quả của
sự dung hoà các lợi ích đối lập nhau
Thông thường hợp đồng có hai bên tham gia trong đó thể hiện sự thốngnhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể (mua, bán, cho thuê…),nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại hợp đồng có nhiều bên tham gia và mỗi bêntrong hợp đồng có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia Trong hợp đồng ýchí của mỗi bên đòi hỏi phải có sự thống nhất ý chí để hình thành nên hợp đồng.Hành vi pháp lí là hành vi có mục đích của các chủ thể nhằm phát sinh hệ quảpháp lí Đó là phương tiện để thực hiện ý chí của các chủ thể tạo ra các quan hệ
xã hội nói chung và các quan hệ pháp luật dân sự nói riêng Hành vi pháp líchính là những sự kiện xuất hiện theo ý chí của con người và sự hiện diện củachúng đưa đến những hệ quả pháp lí nhất định mà pháp luật đã quy định
Nhưng để một hành vi pháp lí làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt mộtquan hệ pháp luật dân sự thì hành vi đó phải là hành vi mà chủ thể thực hiệnphải phản ánh đúng ý chí của chủ thể đó Sự phản ánh đúng ý chí của chủ thểđược biểu hiện trên hai mặt là chủ quan và khách quan Mặt chủ quan của sự thểhiện ý chí biểu hiện khả năng của chủ thể tự xác định cho mình mục đích hànhđộng và định hướng cho hành động đạt được mục đích đã xác định trước Đểđược như vậy ý chí đó phải có tính độc lập, phản ánh thái độ tự nguyện, tự giáccủa chủ thể và ý chí đó được biểu hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhấtđịnh Mặt khách quan của sự thể hiện ý chí là ý chí đó phải được thể hiện ra bênngoài cho mọi người biết dưới một hành vi nhất định Chủ thể tham gia vào hợpđồng phải có sự thống nhất ý chí và thể hiện ý chí đó ra bên ngoài Hợp đồng
Trang 7được tạo lập là do sự hợp tác của hai hay nhiều bên, giữa các bên đã có sự thoảthuận, sự thoả thuận này đủ để tạo lập nên hợp đồng Nguyên tắc thoả thuận ýchí là một tiến bộ quan trọng của kĩ thuật pháp lí hiện đại vì nguyên tắc ấy đãnới rộng phạm vi của hợp đồng Sự thoả thuận đó không cần phải theo một côngthức nào cả do đó người ta có thể lập hợp đồng bằng cách trao đổi thư tay, thưđiện tử hay qua điện thoại Ý chí của các chủ thể sẽ không làm phát sinh bất cứmột hệ quả pháp lí nào nếu nó không được biểu hiện ra bên ngoài cho mọi ngườibiết dưới một hình thức nhất định
Nguyên tắc này được mặc nhiên công nhận tại Điều 401- Bộ luật dân sự
2005 theo đó hợp đồng có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi
cụ thể… khi đó mới làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một hợp đồng dân sự.Nhưng sự thoả thuận ý chí về cùng một đối tượng chưa đủ tạo lập nên hợp đồng
mà hành vi thể hiện ý chí đó phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của hợpđồng Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự nên hợp đồng cũng chỉ có giá trịpháp lí khi thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dich dân sự theo Điều122- Bộ luật dân sự 2005 đó là:
* Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
* Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của phápluật, không trái đạo đức xã hội;
* Nguời tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
* Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịchtrong trường hợp pháp luật có quy định
Các điều kiện này sẽ đảm bảo cho các giao dịch được xác lập hợp pháp,được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật, là công cụ quan trọng thoả mãn nhu cầutrao đổi, giao lưu dân sự của các chủ thể
1.2 Hợp đồng- nguồn chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ
Các quốc gia trên thế giới có những định nghĩa khác nhau về hợp đồngnhư Điều 1101 Bộ luật dân sự Pháp 1804 quy định: “hợp đồng là sự thoả thuậngiữa hai hay nhiều bên về việc chuyển giao vật, làm hay không làm một việcviệc” Hợp đồng là sự thoả thuận mà sự thoả thuận này là về việc chuyển giao
Trang 8vật, làm hay không làm một việc Đó cũng chính là đối tượng của nghĩa vụ dân
sự được quy định ở Điều 282- Bộ luật dân sự 2005 Như vậy, theo Bộ luật dân
sự Pháp ta hiểu hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về các đối tượng củanghĩa vụ dân sự Hay như Điều 420- Bộ luật dân sự Nga 1994 quy định: “ hợpđồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên vê việc xác lập, thay đổi, chấm dứtquyền, nghĩa vụ dân sự” thì khái niệm về hợp đồng được đưa ra hoàn toàn giống
Bộ luật dân sự của Việt Nam Còn trong Điều 1-201 Bộ luật thương mại chuẩnthống nhất Hoa Kì hợp đồng lại được định nghĩa là “khối nghĩa vụ pháp lí phátsinh từ sự thoả thuận giữa các bên theo quy định của luật này và những luật cóliên quan” thì hợp đồng được nhìn nhận là một khối nghĩa vụ pháp lí đạt đượcdựa trên sự thoả thuận nhưng phải căn cứ trên những quy định của pháp luậtquốc gia
Như vậy có thể khẳng định được rằng, dù nhìn nhận hợp đồng với cácgóc độ khác nhau nhưng nhìn chung hợp đồng chính là căn cứ chủ yếu làm phátsinh nghĩa vụ Theo Điều 13-khoản 1 Bộ luật dân sự 2005, giao dịch dân sự làmột trong những căn cứ xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự Cũng theo Điều 281-khoản 1 Bộ luật dân sự 2005 căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự là hợp đồng dân
sự Hợp đồng là kết quả của sự thống nhất ý chí tự nguyện, trở thành nguồn chủyếu làm phát sinh nghĩa vụ Nghĩa vụ dân sự theo định nghĩa tại Điều 280- Bộluật dân sự 2005 “là việc mà theo đó một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung
là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thựchiện công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặcnhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền) Theo như cách địnhnghiã trên nghĩa vụ được hiểu là mối quan hệ về mặt pháp lí Như vậy có lẽchưa được chính xác và cách định nghiã này cũng khác so với cách định nghĩa ởcác bộ dân luật ở Việt Nam trước đó như Điều 644-Bộ dân luật Bắc Kì1931“nghĩa vụ là mối liên lạc về luật thực tại hay luật thiên nhiên, bó buộc mộthay nhiều người phải làm hay đừng làm sự gì đối với một hay nhiều người đó.Người bị bó buộc vào nghĩa vụ gọi là người mắc nợ, người được hưởng nghĩa
vụ gọi là chủ nợ” Có thể thấy rằng tuy có khác nhau về ngôn từ nhưng nghĩa vụ
Trang 9trong các quy định nói trên đều được hiểu thống nhất là một quan hệ pháp luậtkhi xem xét nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, là hành vi pháp lí songphương, là căn cứ phát sinh nghĩa vụ Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng trở thànhhình thức pháp lí chủ yếu mà nhờ đó các quan hệ dân sự phong phú, đa dạng củanền kinh tế được xác lập, củng cố
2 Sơ lược lịch sử của chế định hợp đồng
Hợp đồng được coi là một trong những chế định pháp lí cổ xưa nhất,trước nó có lẽ là chế định nghĩa vụ ngoài hợp đồng Đối với giới luật gia, hợpđồng là một trong những khái niệm trung tâm của Luật dân sự, một trong nhữngđối tượng điều chỉnh của khoa học pháp lí Ở những nước Châu Âu bộ môn líthuyết về hợp đồng đã có bề dày lịch sử hàng ngàn năm nhưng ở Việt Nam chođến những năm cuối của thế kỉ XIX và những năm đầu của thế kỉ XX thuật ngữ
“ khế ước” hay “ hợp đồng” mới bắt đầu được ghi nhận trong các văn bản chínhthức của nhà nước Trước tiên phải kể đến Bộ dân luật giản yếu Nam Kì (1883),
Bộ dân luật Bắc Kì (1931) và Bộ dân luật Trung Kì (1936) Vậy Hợp đồng trong
Bộ luật dân sự được hình thành từ đâu? Chúng ta hãy xem xét sự hình thành vàphát triển của hợp đồng trên thế giới và tại Việt Nam
Trong lịch sử văn minh thế giới, sự hình thành chế định hợp đồng gần nhưxuất hiện cùng các nhu cầu giao lưu mang tính tài sản trong xã hội Trước hết vàquan trọng nhất là nhu cầu giao lưu giữa mọi người với nhau nhằm hướng tớimột kết quả vật chất nhất định phù hợp với lợi ích của tất cả các bên Theo thờigian do sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các hình thức giao lưu đó, mộtnhu cầu mới nảy sinh đó là nhu cầu cần thiết phải có các mô hình xử sự chung
do nhà nước quy định để các bên tuỳ ý lựa chọn hoặc có thể do chính các bên tựmình thiết lập Các mô hình xử sự đó được pháp luật định danh với tên gọi “khếước” hay “ hợp đồng”
Ở Châu Âu, sự khởi đầu của chế định hợp đồng gắn liền với Luật La Mã
cổ đại Ngay từ thế kỉ V-IV trước công nguyên người La Mã đã biết đến và xâydựng hệ thống những thuật ngữ, những khái niệm, những phạm trù pháp lí có
Trang 10giỏ trị phổ biến toàn nhõn loại về cỏc vấn đề cơ bản nhất của chế định hợp đồngnhư: hợp đồng (contractus) và mục đớch, căn cứ hợp đồng (causa), hợp đồngmiệng và hợp đồng viết, hợp đồng thực tế và hợp đồng ưng thuận (res vàconsensus), ý chớ và thể hiện ý chớ (id quod actum est và id quod dictum est)…
Nú đó thật sự là khuụn mẫu để điều chỉnh toàn diện những quan hệ hợpđồng theo quan điểm hiện nay và nhờ vào những giỏ trị phổ biến mang tớnh thờiđại ấy mà chế định hợp đồng khởi nguồn từ Luật La Mó đó được du nhập mộtcỏch tự giỏc vào Tõy Âu cựng với phong trào Phục Hưng diễn ra vào thế kỉ XII-XIII và sau đú phỏt triển mạnh mẽ tại lónh thổ nhiều nước như: Phỏp, Đức, HàLan Đến thế kỉ XVIII, XIX và XX, với sự toả sỏng của ngành khoa học phỏp lớ
cú hàng ngàn năm bề dày lịch sử và do tỏc động của sự phỏt triển cỏc quan hệkinh tế- xó hội, chế định hợp đồng đó lần lượt được cỏc nước Chõu Âu phỏpđiển hoỏ khi xõy dựng những Bộ luật dõn sự đầu tiờn của mỡnh Từ đú vị trớ, vaitrũ của chế định hợp đồng trong hệ thống phỏp luật dõn sự ngày càng đượckhẳng định và khi bàn đến xu hướng phỏt triển của luật dõn sự một nhà triếthọc và xó hội học nổi tiếng người Phỏp đó dự đoỏn rằng: “ hợp đồng chiếm 9/10dung luợng cỏc bộ luật dõn sự hiện hành và đến một lỳc nào đú tất cả cỏc điềukhoản của bộ luật, từ điều khoản thứ nhất đến điều khoản cuối cựng đều quyđịnh về hợp đồng”1
Khỏc với những gỡ diễn ra ở Chõu Âu, sự hỡnh thành và phỏt triển củaphỏp luật hợp đồng ở Việt Nam cho đến thế kỉ XIX chưa thực sự tồn tại theođỳng nghĩa khoa học của thuật ngữ này Chỳng ta hóy cựng xem xột lịch sử phỏpluật hợp đồng tại Việt Nam để thấy được sự khỏc biệt đú
Trong suốt quỏ trỡnh lịch sử của mỡnh, xó hội phong kiến Việt Nam trờnnhiều phương diện được xõy dựng rập khuụn theo mụ hỡnh của xó hội phongkiến Trung Quốc Cỏc triều đại phong kiến Việt Nam luụn dựa vào Nho giỏonhư một hệ tư tưởng chớnh thống để xõy dựng và quản lớ xó hội í muốn đặtmỡnh vào hệ thống và đạo lớ Nho giỏo được biểu hiện rừ nột trong những cốgắng của cỏc triều đại phong kiến nhằm duy trỡ một xó hội ổn định với 4 tầng
1 M.I Bragins kij i, V.V Vitrijanskiji, luật hợp đồng, Nxb Statut, Mátxcơva, 1998,Tr.6
Trang 11lớp (tứ dân) từ cao đến thấp: sĩ, nông, công, thương Các hoạt động kinh tế luôn
bị kìm hãm bởi chính sách “ức thương” chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp.Tìnhtrạng đó tồn tại trong suốt một thời kì dài cho đến những năm cuối của triềuđình nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam Chính vì lẽ đó
mà quan hệ hợp đồng ở thời kì đầu của xã hội phong kiến không có cơ hội pháttriển, một sự cách tân hay cải cách thực sự.Về phía người dân là thái độ thờ ơvới pháp luật, không coi trọng pháp luật
Khác với những nước phương Tây và những nước ở Châu Á khác phápluật thành văn ở Việt Nam xa lạ với nhận thức của người dân và chủ yếu là luậthành chính, luật hình sự, phần luật tư thành văn tuy có nhưng chỉ đóng vai tròkhông đáng kể
Ngay cả đến bộ luật nổi tiếng dưới thời vua Lê Thánh Tông là Quốc TriềuHình Luật các quan hệ liên quan đến sinh hoạt, đến cuộc sống hàng ngày củangười dân đều được bảo vệ bằng các chế định nặng nề vẫn được gọi là NgũHình Mặt khác đông đảo dân cư chỉ sống theo phong tục, tập quán của mình với
tư tưởng” phép vua thua lệ làng” Chính thái độ thiếu quan tâm đến pháp luậtcùng với sự hạn chế về điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội lúc bấy giờ đã giúp ta
lí giải được tại sao chúng ta không tìm thấy thuật ngữ “hợp đồng” hay một thuậtngữ nào tương đương trong bất kì một văn bản chính thức nào của nhà nướcphong kiến
Ngay trong các bộ cổ luật được đánh giá như là đỉnh cao của thành tựulập pháp phong kiến như Bộ luật Hồng Đức, Bộ Luật Gia Long, khái niệm hợpđồng hay khế ước với tư cách là một thuật ngữ pháp lí độc lập và hoàn chỉnhhầu như không được biết đến Chế định hợp đồng chỉ được biểu hiện không thật
rõ nét qua các tình huống mua bán cụ thể như: việc mua bán, thuê mướn, vay
nợ, cầm cố, bảo lãnh… không có tính khái quát cao và không thể áp dụngchung cho mọi trường hợp Các bộ cổ luật lúc đó còn chứa đựng nhiều các quyđịnh mang tính chất bất bình đẳng trong giao lưu dân sự, các chế tài vi phạm khếước còn mang nặng tính chất pháp luật hình sự, không phù hợp với bản chất củaquan hệ dân sự
Trang 12Tình hình trên đã có sự thay đổi khi người Pháp đặt chân vào Việt Namvào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp cùng vớichính sách khai thác thuộc địa đã làm cho cơ cấu xã hội ở Việt Nam biến đổimạnh mẽ trong đó hệ thống pháp luật dân sự là một trong những lĩnh vực có sựthay đổi mạnh mẽ và toàn diện nhất Dựa trên thành quả của hệ thống luật tư La
Mã, người Pháp đã ban hành ra Bộ luật nổi tiếng là Bộ luật dân sự Pháp năm
1804 và sau khi đặt ách thống trị của mình tại Việt nam người Pháp đã áp dụngngay thành quả của mình vào thực tế Việt Nam rồi từ đó cho ra đời ba bộ luậtriêng biệt áp dụng cho ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau là Bộ luật giản yếuNam Kì áp dụng cho Nam Kì năm 1883, Bộ dân luật Bắc Kì 1931 áp dụng choBắc Kì và Bộ dân luật Trung Kì năm 1936 áp dụng cho Trung Kì Đặc biệt bộdân luật Trung Kì 1936 với 1709 điều lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật ViệtNam đã có những vấn đề cơ bản nhất về chế định hợp đồng được hình thànhtương đối hoàn chỉnh và có hệ thống từ khái niệm pháp lí tổng quát về khế ướccho đến những quy định cụ thể về giao kết khế ước, thực hiện khế ước và một sốkhế ước thông dụng
Ngay sau khi nước VN dân chủ cộng hòa được thành lập, chủ tịch Hồ ChíMinh đã kí sắc lệnh 90/SL cho phép tạm sử dụng một số luật lệ hiện hành ở Bắc,Trung, Nam cho đến khi ban hành bộ luật duy nhất cho toàn quốc Với tinh thần
đó, các bộ luật dân sự Nam kì giản yếu 1883, bộ luật dân sự Bắc kì 1931 và bộluật Trung kì năm 1936 tiếp tục được thi hành Chính vì thế mà ba bộ luật nàyvẫn được áp dụng tại Việt Nam kể cả sau Cách Mạng tháng Tám (1945) vớiviệc thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và cho tới năm 1972 ở miềnNam dưới chính thể Việt Nam cộng hoà mới bị bãi bỏ Đến năm 1986 với côngcuộc đổi mới toàn diện đất nước đòi hỏi phải xây dựng khung pháp luật điềuchỉnh nền kinh tế thị trường có điều tiết nên ngay từ những năm đầu của thời kìđổi mới một loạt những văn bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng kinh tế và quan hệhợp đồng đã được ban hành trong đó quan trong nhất là: Pháp lệnh Hợp đồngkinh tế (1986); Pháp lệnh Hợp đồng dân sự (1991) Đây chính là những bướcđầu tiên về mặt lập pháp khẳng định vai trò quan trọng của chế định hợp đồng
Trang 13trong đời sống xã hội cũng như quyết tâm của đất nước ta trên con đường đổimới toàn diện.
Đến năm 1995 Bộ luật dân sự lần đầu tiên được Quốc hội khoá IX, kìhọp thứ 8 thông qua ngày 28/10/1995 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/1996 về
cơ bản chúng ta đã có chế định về hợp đồng theo đúng như tên gọi của nó Tuynhiên trong qúa trình thực thi cũng đã bộc lộ những hạn chế và chỉ đến khi Bộluật dân sự 2005 ra đời đã khẳng định rõ hơn đây là bộ luật chung điều chỉnh cácquan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp
lí và chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự mới thực sự có chỗ đứng thoả đángtrong hệ thống pháp luật Việt Nam Bộ luật dân sự 2005 đặt ra một dấu ấn tronglịch sử trên con đường pháp điển hoá pháp luật về hợp đồng
Trang 14CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng như đã phân tích ở trên là một loại giao dịch dân sự nên chịu sựđiều chỉnh của quy định chung về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.Mặt khác hợp đồng là hành vi pháp lí song phương nên đòi hỏi sự thể hiện thốngnhất ý chí của các bên để có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự Do vậy, để có thể làm phát sinh một hậu quả pháp lí nhất địnhkhông chỉ đòi hỏi phải có sự thể hiện ý chí và sự thống nhất ý chí của các bêntham gia hợp đồng mà còn đòi hỏi sự thống nhất của các bên Ngoài ra, sự thốngnhất ý chí của các bên còn phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật mới có thểphát sinh hiệu lực Đó là các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự Bộ luậtdân sự Việt Nam quy định điều kiện để hợp đồng có hiệu lực bao gồm:
- Người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của phápluật, không trái đạo đức xã hội;
- Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện;
- Hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trongtrường hợp pháp luật có quy định
Như vậy, theo Bộ luật dân sự Việt Nam điều kiện có hiệu lực của hợpđồng bao gồm các điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng; mục đích, nội dungcủa hợp đồng; điều kiện về sự tự nguyện và điều kiện về hình thức của hợpđồng Nhưng Cộng hoà Pháp là điển hình của hệ thống pháp luật Châu âu lụcđịa lại quy định “hợp đồng chỉ có hiệu lực khi thoả mãn 4 điều kiện sau đây:
- Các bên giao kết hoàn toàn tự nguyện;
- Các bên giao kết có năng lực giao kết hợp đồng;
- Đối tượng của hợp đồng phải xác định;
- Căn cứ của hợp đồng phải hợp pháp” 2
2 Điều 1108- Bộ luật dân sự Pháp 1804
Trang 15Thì điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lại bao gồm điều kiện về sự tựnguyện; chủ thể tham gia hợp đồng; đối tượng của hợp đồng và căn cứ của hợpđồng
Như vậy, có sự khác biệt về điều kiện để hợp đồng có hiệu lực của ViệtNam và Pháp Chúng ta sẽ lần luợt phân tích từng điều kiện này theo quy địnhcủa Bộ luật dân sự Việt Nam
1 Điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự mà cụ thể ở đây là quan hệ hợpđồng là những “người” tham gia vào quan hệ đó Phạm vi người tham gia quan
hệ hợp đồng bao gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác Điều kiện đểhợp đồng có hiệu lực là “ người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự”-như vậy “ người” ở đây phải được nhìn nhận dưới góc độ pháp lí tức là khôngchỉ là cá nhân mà còn bao gồm pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
1.1 Chủ thể tham gia hợp đồng là cá nhân
Pháp luật dân sự quy định chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lựchành vi Điều17- Bộ luật dân sự 2005 quy định: “năng lực hành vi của cá nhân
là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền vànghĩa vụ dân sự” Nếu như năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sựkhách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chínhchủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ
Như đã phân tích, bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự bày
tỏ ý chí ra bên ngoài của các chủ thể khi tham gia hợp đồng Do vậy, chỉ cónhững người có năng lực hành vi mới có ý chí riêng và khả năng nhận thức đượchành vi của họ để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân
sự phát sinh từ hợp đồng và tự mình chịu trách nhiệm trong hợp đồng Bộ luậtdân sự Việt Nam cũng không quy định cá nhân tham gia hợp đồng phải có nănglực hành vi dân sự đẩy đủ mà đối với cá nhân ở các độ tuổi khác nhau sẽ cónăng lực hành vi dân sự khác nhau và từ đó sẽ có khả năng tham gia xác lập,thực hiện hợp đồng khác nhau
Trang 16Đối với những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là những người
đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) trừ trường hợp bị Toà Án tuyên bố mất nănglực hành vi, tuyên bố hạn chế năng lực hành vi thì được toàn quyền xác lập mọihợp đồng Như vậy, pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định
độ tuổi tối đa của người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng Họ có đủ tư cáchchủ thể, toàn quyền tham gia xác lập hợp đồng và tự mình chịu trách nhiệm vềnhững hành vi do họ thực hiện Tuy nhiên,theo quy định của Luật hôn nhân vàgia đình đối với nữ từ 18 tuổi (17 tuổi + 1 ngày) trở lên có quyền kết hôn nhưngngười phụ nữ dù đủ tuổi kết hôn vẫn chưa có đủ năng lực hành vi dân sự Vìvậy, khi họ tham gia vào quan hệ hợp đồng phải được sự đồng ý của người đạidiện theo pháp luật nếu không hợp đồng sẽ bị vô hiệu
Mặt khác, quy định có người năng lực hành vi là một trong những điềukiện có hiệu lực của hợp đồng không được hiểu theo nghĩa cứ có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ thì có thể tham gia mọi giao dịch mà trên thực tế vẫn có nhữngquy định mang tính hạn chế người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tham giavào một số giao dịch nhất định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những ngườiliên quan Đó là các trường hợp được quy định tại Điều 144- Bộ luật dân sự
2005 về người đại diện không được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vớichính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đóhay các giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người được giám hộ đều vôhiệu chỉ trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám
hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ Hay tại khoản 3, Điều
69-Bộ luật dân sự 2005 quy định: “các giao dịch dân sự giữa người giám hộ vàngười được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vôhiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ
và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”
Ngoài ra, đối với những cá nhân tuy có đủ năng lực hành vi dân sự nhưng
có thể tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng thông qua người đại diện theo quyđịnh của pháp luật trừ trường hợp pháp luật quy định cá nhân đó phải tự mìnhtham gia xác lập, thực hiện hợp đồng đó
Trang 17Đối với người có năng lực hành vi dân sự một phần chỉ có thể xác lập,thực hiện quyền và nghĩa vụ trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sựquy định Đó là những người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia xáclập, thực hiện hợp đồng phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật Cánhân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là những người có năng lực hành vi mộtphần Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và phải chịu những nghĩa
vụ khi tham gia hợp đồng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp vớilứa tuổi Nhưng pháp luật lại không quy định rõ những giao dịch nào là giaodịch “phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày và phù hợp với lứa tuổi” nhưng cóthể hiểu rằng đó là các giao dịch mang các đặc điểm sau :
- Có giá trị nhỏ;
- Mục đích của hợp đồng là phục vụ nhu cầu sinh hoạt, học tập hằng ngày.Đối với các giao dịch này được coi là những người đại diện của họ chophép thực hiện mà không cần sự đồng ý trực tiếp của những người đại diện Trừcác giao dịch có tính chất trên, các giao dịch do người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi xác lập, thực hiện phải được người đại diện đồng ý- đồng ý việc thựchiện giao dịch cũng như nội dung của giao dịch đó Thời điểm đồng ý không có
ý nghĩa quyết định Nếu người được đại diện đã thực hiện giao dịch không có sựđồng ý của người đại diện thì với tư cách là người đại diện, họ có quyền yêu cầuToà án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật
Tại khoản 2 - Điều 20 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợpngười từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch mà không cần phải có sự đồng
ý của người đại diện theo pháp luật” Quy định này xuất phát từ thực tế người từ
đủ 15 tuổi có quyền giao kết hợp đồng lao động và có thu nhập riêng hợp pháp,tạo điều kiện cho họ thực sự trở thành chủ thể độc lập trong đời sống kinh tế - xãhội
Nhưng cũng cần lưu ý pháp luật dân sự quy định một số giao dịch cụ thểchỉ có thể do người đã thành niên xác lập mới có hiệu lực, đặc biệt là các hợpđồng pháp luật bắt buộc phải có công chứng Trong trường hợp đó người chưa
Trang 18thành niên dù có tài sản riêng cũng không có năng lực hành vi dân sự để giao kếthợp đồng
Đối với người không có năng lực hành vi dân sự là người chưa đủ 6 tuổi
Họ không có quyền tham gia bất cứ một giao dịch nào Mọi giao dịch của nhữngngười này phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện Nguyênnhân là do họ chưa đủ ý chí cũng như lý trí để hiểu được hành vi và hậu quả củanhững hành vi đó
Đối với người bị mất năng lực hành vi theo Điều 22 - Bộ luật dân sự 2005
là người “do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làmchủ được hành vi của mình” Như vậy, người thành niên có thể bị tuyên bố mấtnăng lực hành vi khi có những điều kiện, với trình tự, thủ tục nhất định và trên
cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền, Toà án có thể tuyên bố mộtngười bị mất năng lực hành vi theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liênquan Vì vậy, với những người bị mất năng lực hành vi khi tham gia xác lập,thực hiện giao dịch họ đều phải thông qua người đại diện theo pháp luật
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo Điều 23 Bộ luậtdân sự 2005 là người “nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đếnphá tán tài sản của gia đình” thì giao dịch dân sự liên qua đến tài sản của người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theopháp luật trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày Người đạidiện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đạidiện do Toà án quyết định
Đại diện theo pháp luật của cá nhân có năng lực hành vi dân sự một phần,
cá nhân không có năng lực hành vi dân sự, cá nhân bị mất năng lực hành vi dân
sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được xác lập theo quy định của phápluật hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Thẩm quyền đạidiện theo pháp luật được pháp luật quy định hoặc thể hiện trong quyết định cửđại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việc xác lập đại diện này thườngkhông phụ thuộc vào ý chí cuả người được đại diện Người đại diện theo phápluật có thẩm quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của người được
Trang 19đại diện trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc cơ quan nhà nước cóthẩm quyền có quyết định khác
Tuy nhiên, trường hợp đại diện người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
có một số nét đặc biệt riêng Thẩm quyền đại diện đối với người bị hạn chế nănglực hành vi khác thẩm quyền đại diện đối với người bị mất năng lực hành vi dân
sự hoặc có năng lực hành vi dân sự một phần Người đại diện cho người bị hạnchế năng lực hành vi không thể tự mình xác lập giao dịch thay cho người bị hạnchế mà chỉ có quyền “đồng ý” hay “ không đồng ý” Chính người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự vẫn trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng nhưng với sựchấp thuận của người đại diện Người đại diện chỉ đóng vai trò giám sát, đồng ýhay không đồng ý mà thôi Nếu giao dịch đó không làm ảnh hưởng đến lợi íchcủa chính người đại diện của những người thân thích trong gia đình của người bịhạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật cho phépngười bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được xác lập, thực hiện giao dịch
Tuy nhiên, một trường hợp đã được dự liệu trong pháp luật dân sự tại điều
133 là trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập, thực hiện giao dịch vào đúng thờiđiểm không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì sẽ bị tuyên là vôhiệu Đây có thể được coi là trường hợp ngoại lệ của trường họp người có nănglực hành vi dân sự đầy đủ không bị mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự song đã xác lập giao dịch trái với ý chí của họ nên họ cóquyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu để bảo vệ quyền lợi chínhđáng của mình bởi khi đó đã vi phạm tính tự nguyện khi tham gia giao dịch
Như vậy, nếu cá nhân tham gia hợp đồng không có năng lực hành vi dân
sự thì hợp đồng sẽ vô hiệu Trong trường hợp này hợp đồng vô hiệu tương đối(vô hiệu bị tuyên) chỉ khi các bên hoặc những người đại diện của họ yêu cầuToà án tuyên bố vô hiệu thì Toà án mới xem xét và quyết định Bên yêu cầu phải
có nghĩa vụ chứng minh trước Toà cơ sở của yêu cầu là do đã tham gia xác lậphợp đồng với người không có năng lực hành vi dân sự Điều 130- Bộ luật dân sự
2005 quy định hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
Trang 20dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện sẽ vô hiệu.Theo Điều 136- Bộ luật dân sự 2005 thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợpđồng vô hiệu trong trường hợp này là 2 năm kể từ ngày xác lập hợp đồng Sovới quy định tại Điều 145- Bộ luật dân sự 1995 thì Bộ luật dân sự 2005 đã có sựthay thế cụm từ “thời hạn” bằng cụm từ thời hiệu cho chính xác hơn và đã tăngthời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu từ 1 năm lên thành 2 năm.Việc quy định thời hiệu 1 năm như trước đây tương đối ngắn, chưa phù hợp thực
tế và không bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của bên không có lỗi khitham gia hợp đồng nên việc tăng thời hạn thành 2 năm là hoàn toàn hợp lí Vềnguyên tắc, hợp đồng dân sự vô hiệu không phát sinh quyền, nghiã vụ nhưngkhông phải lúc nào các bên tham gia hợp đồng cũng phát hiện ra các vi phạm làđiều kiện dẫn đến hợp đồng vô hiệu Thông thường chỉ có một bên có quyền lợitrong việc huỷ bỏ hợp đồng vô hiệu nên việc giải quyết hợp đồng vô hiệuthường được thông qua con đường tố tụng tại Toà án Do đó, việc quy định thờihiệu để các bên yêu cầu Toà án tuyên bố một hợp đồng vô hiệu có ý nghĩa lớn
về lí luận và thực tiễn Cơ sở lí luận của việc xác định thời hiệu yêu cầu Toà ántuyên hợp đồng vô hiệu dựa trên:
Thời gian có thể làm cho hợp đồng vi phạm điều kiện mà pháp luậtquy định trở thành hợp đồng có hiệu lực được không;
Quyền tự định đoạt của các bên trong hợp đồng sau một thời giannhất định;
Nhu cầu bảo vệ sự ổn định của hợp đồng nhằm bảo đảm hài hoàgiữa lợi ích của nhà nước và công dân
Từ những cở sở đó, căn cứ vào quyền tự định đoạt của các bên tham giahợp đồng thì thời hạn để những người này quyết định việc có yêu cầu Toà ánbảo vệ hay không là 2 năm Nếu họ không khởi kiện trong thời hạn này thì cónghĩa là họ từ chối quyền yêu cầu được pháp luật bảo vệ Nhưng thời hiệu 2năm lại được tính từ thời điểm hợp đồng được xác lập Trong khi đó, Bộ luậtdân sự Pháp lại quy định thời hiệu khởi kiện huỷ hợp đồng vô hiệu tương đối là
5 năm- thời hiệu dài hơn rất nhiều so với quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam
Trang 21và cũng theo nguyên tắc tính từ ngày hợp đồng được kí kết nhưng lại quy địnhthêm trường hợp ngoại lệ: “Đối với hợp đồng được giao kết có chủ thể là ngườikhông có, bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: nếu chủ thể là người chưathành niên thì thời hiệu kiện huỷ hợp đồng được tính từ ngày người đó đủ tuổithành niên Nếu chủ thể là người đã thành niên bị mất hoặc hạn chế năng lựchành vi dân sự, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người đó có đầy đủnăng lực hành vi dân sự”.3 Theo em, Bộ luật dân sự Việt Nam nên tiếp cận cáchtính thời hiệu như vậy sẽ bảo vệ tối đa hơn quyền, lợi ích hợp pháp của bên bị viphạm
1.2 Chủ thể tham gia hợp đồng là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
Ta có thể hiểu pháp nhân thông qua các điều kiện thành lập pháp nhân tạiĐiều 84- Bộ luật dân sự theo đó pháp nhân là một thực thể độc lập thống nhất,được thành lập hợp pháp, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sảncủa mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.Năng lực pháp luật của pháp nhân được hiểu là khả năng của pháp nhân có cácquyền và nghĩa vụ dân sự phù hợp mục đích hoạt động của mình Năng lực phápluật của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt
từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.4 Hộ gia đình theo quy định tại Điều 106- Bộluật dân sự 2005 được hình thành trên cơ sở các thành viên có tài sản chung,cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất Tổ hợp táctheo quy định tại Điều 111- Bộ luật dân sự 2005 “được hình thành trên cơ sởhợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ ba
cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việcnhất định, cùng hưởng hoa lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong cácquan hệ dân sự” Với quy định “người tham gia hợp đồng có năng lực hành vidân sự” chúng ta có thể hiểu năng lực hành vi của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợptác được xem xét thông qua vai trò của người đại diện Người đại diện xác lập,thực hiện hợp đồng nhân danh pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác sẽ làm phátsinh quyền, nghĩa vụ cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
3 Đại cương pháp luật về hợp đồng, Corinne Renault – Brahinsky, Nxb văn hoá thông tin 2002, tr.71
Trang 22Theo quy định của pháp luật, pháp nhân chỉ tham gia hợp đồng phù hợpvới chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân; hộ gia đình chỉ tham gia hợp đồng liênquan đến quyền sử dụng đất, hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một
số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác theo quy định của pháp luật Tổ hợp tácchỉ tham gia các hợp đồng liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổđược xác định trong hoạt động hợp tác
Người đại diện cho các chủ thể này có thể thực hiện thông qua 2 cơ chếđại diện Đó là:
- Đại diện theo pháp luật: Trường hợp người đại diện cho pháp nhân làngười đứng đầu pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặctrong quyết định thành lập pháp nhân; trường hợp người đại diện cho hộ giađình là chủ hộ trong đó cha hoặc mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên cóthể là chủ hộ Đối với người đại diện cho tổ hợp tác đại diện theo pháp luật là tổtrưởng do các tổ viên cử ra Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diệnxác lập, thực hiện sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được đạidiện là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trừ trường hợp ngươi đại diện chopháp nhân, họ gia đình, tổ hợp tác đó đồng ý
- Đại diện theo uỷ quyền: đối với hình thức này ngưòi đại diện có thể làbất cứ ai và phải dựa trên hợp đồng uỷ quyền Trường hợp này, người đại diệnchỉ được xác lập, thực hiện những hợp đồng trong phạm vi đại diện Nếu ngườiđại diện theo uỷ quyền của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiệnnhững hợp đồng vượt quá phạm vi đại diện hoặc không nằm trong phạm vi đạidiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tácđối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện hoặc khôngnằm trong phạm vi đại diện Người đã giao dịch với người đại diện có quyềnđơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượtquá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệthại
Trong trường hợp này, nếu người đại diện cho pháp nhân, hộ gia đình, tổhợp tác khi tham gia xác lập hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự thì hợp
Trang 23đồng bị vô hiệu tương đối và thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vôhiệu cũng là 2 năm kể từ ngày xác lập hợp đồng.
2 Điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng
Bộ luật dân sự quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là: “mục đích,nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạođức xã hội” Theo Điều 123 Bộ luật dân sự 2005: “Mục đích của hợp đồng là lợiích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được” Lợi ích hợp pháp là các hành vi
mà các bên trong hợp đồng sẽ thực hiện để đem lại một kết quả nhất định Hợpđồng lại là căn cứ phát sinh nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ chính là tài sản,công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện Vì vậy, lợi ích hợp pháp
đó có thể là vật, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện Không thể
có hành vi mang tính ý chí khi các chủ thể tham gia vào việc xác lập, thực hiệnhợp đồng lại không nhằm vào một mục đích nhất định Mục đích của hợp đồng
là yếu tố không thể thiếu trong hợp đồng, là cơ sở xác định việc xác lập, thựchiện hợp đồng đó có hiệu lực pháp lí hay không
Mục đích của hợp đồng khác với động cơ xác lập hợp đồng Động cơ củahợp đồng là nguyên nhân thúc đẩy các bên tham gia hợp đồng không được coi làyếu tố đương nhiên phải có trong hợp đồng Nếu động cơ không đạt được khônglàm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng nhưng hợp đồng không có mục đíchhoặc mục đích không đạt được sẽ làm hợp đồng vô hiệu Mục đích luôn luônđược xác định cụ thể còn động cơ có thể được xác định hoặc không Ví dụ nhưtrong hợp đồng mua bán nhà mục đích của hợp đồng là mua nhà để có quyền sởhữu nhà nhưng động cơ có thể để ở, cho thuê hay bán lại cho người khác Động
cơ của hợp đồng có thể được các bên thoả thuận trở thành một điều khoản củahợp đồng, một bộ phận cấu thành của hợp đồng
Mục đích của hợp đồng và nội dung của hợp đồng có mối liên hệ chặt chẽvới nhau Con người xác lập, thực hiện hợp đồng luôn nhằm một mục đích nhấtđịnh Muốn đạt được mục đích đó họ phải cam kết, thoả thuận về các điều khoảntrong hợp đồng hay chính là nội dung của hợp đồng Nội dung của hợp đồng làtổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thoả thuận trong hợp đồng
Trang 24Các điều khoản đó sẽ xác định quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Nội dungcủa hợp đồng được quy định cụ thể ở điều 402- Bộ luật dân sự theo đó nội dungcủa hợp đồng gồm các điều khoản về đối tượng của hợp đồng; giá cả, phươngthức thanh toán; số lượng, chất lượng, thời hạn, phương thức thực hiện hợpđồng; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng… Nhưng để hợp đồng cóthể phát sinh hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của hợp đồng không viphạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội có nghĩa là mục đích vànội dung của hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nuớc, lợi íchcông cộng, lợi ích hợp pháp của nguời khác đã được khẳng định là một trongnhững nguyên tắc cơ bản của luật dân sự.
So với Bộ luật dân sự 1995 thì Bộ luật dân sự 2005 đã có sự sửa đổi chochính xác hơn khi sử dụng cụm từ “điều cấm của pháp luật” thay cho cụm từ “không trái pháp luật”- một cụm từ mang tính chung chung Điều cấm của phápluật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện nhữnghành vi nhất định Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữangười với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.Đạo đức xã hội có phạm vi rộng, có vai trò chi phối hành vi và ý thức của conngười, góp phần làm hài hoà lợi ích của cá nhân, tập thể và xã hội Đạo đức xãhội là một dạng của quy phạm xã hội, cùng với quy phạm pháp luật -mang tínhbắt buộc chung, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước thì đạo đức
xã hội góp phần điều chỉnh hành vi của con người theo đúng chuẩn mực xã hội.Điều 1123- Bộ luật dân sự Pháp 1804 cũng đã ghi nhận “nghĩa vụ không cómục đích, hoặc dựa trên một mục đích bị làm sai lệch hoặc mục đích trái phápluật thì sẽ không có hiệu lực” Hay tại Điều 138- Bộ luật dân sự Đức cũng quyđịnh hợp đồng trái với quy tắc đạo đức sẽ bị vô hiệu và hợp đồng vô hiệu nếumột bên tham gia hợp đồng giữ vị trí ưu thế về kinh tế đã lạm dụng vị thế củamình để áp đặt những điều khoản quá bất lợi cho bên kia Ngoài ra hợp đồng sẽ
vô hiệu nếu vi phạm các quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp nhưquyền tự do đi lại, tự do kinh doanh của công Đức… Một hình thức vi phạm đạođức xã hội nữa làm vô hiệu hợp đồng là việc một người lạm dụng vị trí ưu thế
Trang 25của mình về thứ bậc hay vị trí yếu thế của người khác để áp đặt cho người đónhững điều kiện bất lợi (khoản 2- Điều 138 - Bộ luật dân sự Đức)5 Như vậy, đểhợp đồng có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao dịch khôngđược vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội Nội dung củahợp đồng, các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng phải hợp pháp, có thể thựchiện được và không được phép xác lập, thực hiện những hợp đồng mà pháp luậtcấm hoặc trái đạo đức xã hội (mua bán vũ khí, súng đạn ) Đối tượng của hợpđồng phải là vật, quyền tài sản được phép giao dịch, phải tuân thủ những điềukiện, trình tự, thủ tục, nội dung của từng loại hợp đồng cụ thể Nếu pháp luậtkhông quy định cụ thể thì các bên có quyền xác lập, thực hiện những hợp đồngkhông trái với những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự Các hợp đồng có mụcđích, nội dung không hợp pháp sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự.Nói cách khác hợp đồng đó bị coi là vô hiệu.
Trong trường hợp hợp đồng đã xác lập vi phạm điều cấm của pháp luật,trái đạo đức xã hội sẽ dẫn đến hậu quả pháp lí hợp đồng vô hiệu tuyết đối (vôhiệu đương nhiên) Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối không có hiệu lực từ thời điểmgiao kết và mặc nhiên bị coi là vô hiệu Đối với trường hợp này, các bên thamgia hợp đồng, những người có quyền, lợi ích liên quan đều có quyền yêu cầuToà án tuyên hợp đồng vô hiệu để bảo vệ lợi ích chung, lợi ích cộng đồng Thờihiệu yêu cầu Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu không hạn chế Trong khi đó, theo
Bộ luật dân sự Pháp lại quy định vấn đề về thời hiệu yêu cầu xem xét hợp đồng
vô hiệu tuyệt đối là 30 năm tính từ ngày hợp đồng được giao kết Như vậy có vẻhợp lí hơn bởi nếu quy định hợp đồng vô hiệu có thời hiệu yêu cầu tuyên vôhiệu là không xác định trên thực tế rất khó áp dụng mặc dù để bảo vệ lợi íchcộng đồng nhưng có thể dẫn đến tình trạng mất ổn định xã hội, việc bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của các bên khó khăn và việc tìm chứng cứ chứng minhcũng là cả một vấn đề Do vậy, việc quy định một thời hiệu nhất định cho hợpđồng vô hiệu tuyệt đối mà trong trường hợp này là vô hiệu do vi phạm điều cấmcủa pháp luật, trái đạo đức xã hội là rất cần thiết
Trang 263 Điều kiện về sự tự nguyện trong hợp đồng
Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí nên ngườitham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện Sự tự nguyện của những ngườitham gia hợp đồng được đặt trên căn bản của thuyết tự do ý chí Thuyết tự do ýchí trong giao kết hợp đồng xuất hiện từ thế kỉ thứ XVIII và nằm trong hệ thốngcác quan điểm của nền triết học ánh sáng Một số người cho rằng quan điểm này
là của Kant- nhà triết học người Đức đưa ra6 Thuyết tự do ý chí trong giao kếthợp đồng xuất phát từ quan điểm cho rằng ý chí của con người là tối thượng và
tự chủ Chỉ các hành vi xuất phát từ ý chí của con người mới có hiệu lực ràngbuộc đối với người đó Một người chỉ bị ràng buộc theo cách mà người đómuốn
Tuy nhiên mỗi bên tham gia hợp đồng nhằm thoả mãn những lợi íchriêng của mình trong phạm vi phù hợp với lợi ích chung Khi bàn về vấn đề tự
do ý chí, C.Mác đã chỉ ra rằng: “Không thể bàn về lí luận, đạo đức và phápquyền mà lại không đề cập đến tự do ý chí, đến quan hệ giữa tất yếu và tự do”7
Để tạo cho các chủ thể thoả mãn các nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinhthần, pháp luật cho phép mọi chủ thể được quyền tự do giao kết hợp đồng Mọi
cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể đều có quyền tham gia giao kết bất kìmột hợp đồng nào nếu họ muốn mà không ai có quyền ngăn cản Bằng ý chí tự
do của mình, các chủ thể có quyền giao kết những hợp đồng đã được pháp luậtquy định cụ thể cũng như các hợp đồng khác dù rằng pháp luật chưa quy định
Tự do ý chí của các chủ thể trong việc xác lập quan hệ hợp đồng bao gồm cácyếu tố: tự do đề nghị giao kết hợp đồng; tự do chấp nhận hay không chấp nhận
đề nghị; tự do thoả thuận những điều khoản cơ bản của hợp đồng như: đốitượng, giá cả, phương thức thanh toán…
Xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng ngay thời kì của pháp luật La
Mã đã ghi nhận ý chí đã thoả thuận của các bên là một trong những điều kiện cóhiệu lực của hợp đồng Có thể thấy rằng toàn bộ bản chất của hợp đồng (sự thoảthuận và thống nhất ý chí của chủ thể khi tham gia hợp đồng) đã được thể hiện
6 Đại cương pháp luật về hợp đồng, Corinne Renault – Brahinsky, Nxb văn hoá thông tin 2002, tr.6
7 C.Mac và Ph Ănghen toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia H.1993, tr.176