Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
313,18 KB
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY PHẦN QUANG HÌNH HỌC TRONG VẬT LÍ LỚP 9 A- MỞ ĐẦU: I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Vai trò chủ yếu của giáo viên trong kiểu dạy học mới là tổ chức các hoạt động của học sinh trong giờ lên lớp. Một trong những công việc chính của giáo viên là: Điều khiển nhịp nhàng các hoạt động của học sinh, trong đó có việc kiểm tra, đánh giá kiến thức bài cũ và trình bày nội dung bài ghi trên bảng một cách đầy đủ, chính xác, cô đọng và khoa học. Phần Quang hình học mặc dù chiếm một phần nhỏ trong chương trình vật lí 9. Nhưng trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy đây là các bài dạy rất dễ bị thiếu thời gian. Vì: § Nội dung bài học tương đối dài. § Kiến thức về khúc xạ ánh sáng, thấu kính khá mới mẻ đối với học sinh. § Kĩ năng vận dụng kiến thức hình học (tam giác đồng dạng) của học sinh còn hạn chế. § Thí nghiệm khó chính xác. § Hình vẽ nhiều, cần độ chính xác cao…. Do đó, trong quá trình lên lớp nếu giáo viên không sắp xếp các bước và thực hiện phần ghi trên bảng một cách khoa học, hợp lí thì học sinh rất khó theo dõi, không có nhiều thời gian để rèn kỉ năng vẽ hình, gây tâm lí chán nản, không yêu thích môn học và giáo viên cũng rất dễ bị “cháy” giáo án. Nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá kiến thức bài cũ như thế nào để đánh giá được kết quả hoạt động và sự phát triển toàn diện của học sinh trong suốt quá trình học tập; Đồng thời có thể vận dụng kiến thức kiểm tra này vào việc dạy học bài mới và ghi bảng một cách khoa học, có hệ thống để không mất nhiều thời gian ? Đó chính là nội dung mà tôi đã và đang thực hiện và đồng thời cũng là vấn đề tôi cần trao đổi với quí thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp trong bài viết này. II- NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: - Giúp giáo viên xác định được mối liên hệ giữa kiến thức kiểm tra bài cũ với nội dung kiến thức mới cần truyền đạt trong tiết dạy. - Từ nội dung ghi bảng của phần kiểm tra bài cũ, giáo viên định hướng và chuyển thành nội dung, hình thức ghi bảng của bài học mới một cách khoa học, hợp lí, đỡ tốn thời gian. - Học sinh dễ dàng nhận thấy được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức đã được học. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các sơ đồ ôn tập trong các tiết ôn tập, tổng kết chương theo sự thống nhất trong các đợt sinh hoạt chuyên môn cụm trong toàn Huyện. - Tạo ra trong lớp học một bầu không khí tự do, dân chủ, niềm vui lao động sáng tạo. Phát huy tính tích cực, rèn tư duy phân tích, suy luận, tổng hợp và nhất là rèn luyện kỉ năng vẽ hình của học sinh. III- PHƯƠNG PHÁP – CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: - Thông qua số liệu điều tra, phân tích, so sánh kết quả đạt được của học sinh lớp 9 - Trường THCS Bình Thành ba năm học: 2005 – 2006; 2006 – 2007; 2007 - 2008.(phần quang hình học - Vật lí 9). - Thông qua quá trình trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các bạn đồng nghiệp trong các lần sinh hoạt cụm chuyên môn trong toàn Huyện. - Từng bước vận dụng những kinh nghiệm của bản thân đã dần tích luỹ được thông qua 3 năm liền trực tiếp giảng dạy môn vật lí 9 chương trình thay sách ở trường THCS Bình Thành.(Năm học: 2005 – 2006; 2006 – 2007; 2007 – 2008). Bản thân nhận thấy đã có tác dụng thiết thực, hiệu quả và có tính khả thi cao. - Theo sự gợi ý, động viên, khuyến khích và giúp đỡ của nhóm, tổ bộ môn và ban giám hiệu nhà trường về công tác tích luỹ chuyên môn và viết sáng kiến kinh nghiệm. B- KẾT QUẢ: I- TÌNH TRẠNG SỰ VIỆC: Kết quả khảo sát chất lượng phần quang hình học lớp 9 - Năm học: 2005 – 2006 như sau: Lớp Sĩ Số Yếu, kém TB Khá, giỏi S L TL % S L TL % S L TL % 9A 1 34 12 35,3 17 50 5 14,7 9A 2 44 14 31,8 20 45,5 10 22,7 9A 3 41 10 24,4 20 48,8 11 26,8 9A 4 34 10 29,4 18 52,9 6 17,6 9A 5 40 14 35 21 52,5 5 12,5 9A 6 42 12 28,6 20 47,6 10 23,8 9A 7 41 12 29,3 20 48,8 9 22 9A 8 41 12 29,3 22 53,7 7 17,1 Toàn khối 9 317 96 30,3 158 49,8 63 19,9 Qua một thời gian tìm hiểu, kiểm nghiệm, bản thân đã nhận thấy được thực trạng và các nguyên nhân dẫn đến kết quả đạt được rất thấp như bảng thống kê trên là do:: - Những năm đầu mới dạy chương trình thay sách, giáo viên thường gặp lúng túng trong việc thay đổi phương pháp, chọn nội dung để kiểm tra bài cũ cho hợp lí và cách ghi bảng thường là nội dung của phần ghi nhớ trong sách giáo khoa (không có hình vẽ để minh họa và tăng thêm tính trực quan của vấn đề). Do đó tiết dạy thường rơi vào trạng thái khô khan, cứng nhắc, không sinh động và mất nhiều thời gian.(nhất là đối với phần quang hình học). - Học sinh không định hướng chung được phương pháp học lí thuyết, do đó phần nào hạn chế khả năng tiếp thu bài và khả năng tư duy của các em. - Kỉ năng vận dụng để vẽ các đường truyền của tia sáng, xác định tính chất ảnh (thật, ảo) còn lúng túng. - Học sinh chưa nắm chắc được kí hiệu các loại thấu kính, cách đặt các tiêu điểm, đặc điểm của cách tạo ảnh trên mắt, trên máy ảnh. II - NỘI DUNG GIẢI PHÁP: Phần quang hình học lớp 9 được gói gọn ở chương III, từ bài 40 đến bài 51 của SGK vật lí 9. Mặc dù phần quang học các em đã được học ở lớp 7 nhưng chỉ học những kiến thức cơ bản về gương phẳng, gương cầu. Do đó, các kiến thức về thấu kính vẫn còn khá mới mẻ đối với học sinh. Chính vì thế, cần phải định hướng và tập cho các em thích ứng dần với những kiến thức ở phần này một cách khoa học, có hệ thống để các em dễ dàng nắm bắt kiến thức và say mê môn học. Tạo nền tảng kiến thức về quang học vững chắc để cho các em tiếp tục học trong những năm học tiếp theo ở bậc THPT. Để khắc phục những thực trạng như đã nêu trên, bản thân tôi đã và đang thực hiện cho từng bài học cụ thể ở phần này như sau: . 1. Dạy bài 41: “Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ” a. Câu hỏi kiểm tra bài cũ: - Phân biệt sự khác nhau giữa tia sáng đi từ nước sang không khí và tia sáng đi từ không khí sang nước. - Đường nào biểu diễn tia khúc xạ.(hình vẽ) b. Phần trình bày hình vẽ KTBC trên bảng: (GV vẽ hình này ở vị trí phía dưới bảng, chừa khoảng trống phía trên khoảng 6 đến 7 dòng để viết đủ nội dung bài học mới). (Khoảng trống khoảng 6 đến 7 hàng. đủ để ghi nội dung bài mới). Bảng đen c. Cách tận dụng vào bài mới: § Qua phần kiểm tra bài cũ, HS đã chỉ ra được tia khúc xạ là tia IK. Giáo viên xoá các tia IM, IH và chỉ vào hình vẽ (quay tia IS quanh điểm I) rồi đặt vấn đề: Khi góc tới thay đổi thì góc khúc xạ sẽ như thế nào? ® Bài mới (bài 41) § Trong quá trình dạy bài mới, sau khi rút ra được các kết luận: o Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm). o Khi góc tới bằng 0 0 thì góc khúc xạ bằng 0 0 …… Thì GV tiến hành vẽ tiếp 2 tia tới PI và NI lên hình vẽ trên. Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ tiếp 2 tia khúc xạ tương ứng. Đây cũng chính là một phần nội dung ghi bảng để học sinh ghi vào vở. Lúc này, phần ghi bảng có nội dung và hình thức như sau: Bảng đen 2. Dạy bài 43: “Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ’. a. Câu hỏi kiểm tra bài cũ: o Hãy nêu đặc điểm các tia sáng qua thấu kính hội tụ. QUAN HỆ GIỮA GÓC TỚI VÀ GÓC KHÚC XẠ. I- Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới. ………………………………………………………… ………………………………………………………… II - Vận dụng: o Vẽ đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt phát ra từ điểm sáng S đi qua thấu kính hội tụ. b. Phần trình bày hình vẽ KTBC trên bảng: : (GV vẽ hình này ở vị trí phía dưới bảng, chừa khoảng trống phía trên khoảng vài dòng để viết đủ nội dung:Đặc điểm của ảnh và cách dựng ảnh tạo bởi TKHT). (Khoảng trống phía trên bảng vừa đủ để ghi đề bài và nội dung: Đặc điểm của ảnh và cách dựng ảnh) Bảng đen c. Cách tận dụng vào bài mới: Khi dạy đến mục II: Cách dựng ảnh. Ta thực hiện như sau: § Phần 1: Dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi TKHT. Giáo viên tận dụng hình vẽ này yêu cầu học sinh lên bảng vẽ để xác định ảnh S’ của S qua thấu kính. § Phần 2: Dựng ảnh của một vật AB tạo bởi TKHT Giáo viên cũng tiếp tục tận dụng hình vẽ này nhưng điểm sáng S được thay bằng vật AB và yêu cầu học sinh lên bảng vẽ để xác định ảnh A’B’ của AB qua thấu kính. Đây cũng chính là một phần nội dung ghi bảng để học sinh ghi vào vở. Lúc này, phần ghi bảng có nội dung và hình thức như sau: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ I- Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi TKHT ………………………………………………… II- Cách dựng ảnh ……………………………………………………… III- Vận dụng …………………………………………………………. Bảng đen 3. Dạy bài 44: “Thấu kính phân kì”. a. Câu hỏi kiểm tra bài cũ: o Đối với TKHT thì khi nào ta thu được ảnh thật, khi nào ta thu được ảnh ảo của vật? Nêu cách dựng ảnh của một vật sáng trước TKHT. o Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi TKHT. b. Phần trình bày hình vẽ KTBC trên bảng: (Khoảng trống phía trên bảng vừa đủ để ghi đề bài và nội dung: Đặc điểm của TKPK; Trục chính; Quang tâm; Tiêu điểm; tiêu cự; Đường truyền của 2 tia sáng đặt biệt) Bảng đen c. Cách tận dụng vào bài mới: § Sau khi dạy xong phần: Đặc điểm, trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TKPK. GV sử dụng lại hình vẽ của phần KTBC nhưng đã xoá các phần: Mũi tên kí hiệu thấu kính hội tụ, vật AB, các điểm O, F, F’ và các tia sáng. Yêu cầu một HS yếu lên vẽ lại kí hiệu TKPK, xác định quang tâm O, 2 tiêu điểm F, F’ của TKPK § Sau khi dạy phần: Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua TKPK hoàn thành xong. GV tiếp tục yêu cầu một HS lên bảng bổ sung vào hình vẽ đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua TKPK. Đây cũng chính là một phần nội dung ghi bảng để học sinh ghi vào vở. Lúc này, phần ghi bảng có nội dung và hình thức như sau: THẤU KÍNH PHÂN KÌ I - Đặc điểm của TKPK ………………………………………………………………… II - Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TKPK ………………………………………………………………. III - Vận dụng …………………………………………………………………… Bảng đen 4. Dạy bài 45 “Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì”. a. Câu hỏi kiểm tra bài cũ HS1: Hãy nêu cách dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi TKHT. Áp dụng: Dựng ảnh A’B’ của AB . (hình bên trái phía dưới) HS2: Hãy nêu đặc điểm đường truyền hai tia sáng đặc biệt qua TKPK. Biểu diễn trên hình vẽ các tia sáng đó.( hình bên phải phía dưới) b. Phần trình bày hình vẽ KTBC trên bảng: (Dành khoảng bảng trống bên trên khoảng 3 – 4 dòng để trình nội dung mục I và mục II) Bảng đen c. Cách tận dụng vào bài mới: Khi giảng bài mới đến mục III : Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi các thấu kính. Giáo viên tận dụng 2 hình vẽ phần KTBC mà học sinh đã hoàn thành để giải quyết câu C5 trong SGK. lúc này, hình vẽ TKPK phía bên phải giáo viên thay điểm sáng S bằng vật sáng AB rồi yêu cầu học sinh lên thực hiện phép vẽ để xác định vị trí và đặc điểm ảnh A’B’ của AB. Đây cũng chính là một phần nội dung ghi bảng của mục III để học sinh ghi vào vở. Lúc này, phần ghi bảng có nội dung và hình thức như sau: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ I- Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi TKPK …………………………………………………………………………… II- Cách dựng ảnh …………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. III- Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi các thấu kính ………………………………………………………… ……………………………………………………… IV- Vận dụng ……………………………………………………. Bảng đen 5. Dạy bài 48 “Mắt”. a. Câu hỏi kiểm tra bài cũ: o Nêu cấu tạo của máy ảnh? Tác dụng của vật kính, tác dụng của phim. o Vẽ ảnh của vật AB đặt trước máy ảnh trong từng trường hợp: - AB đặt gần máy ảnh. - AB đặt xa máy ảnh. b. Phần trình bày hình vẽ KTBC trên bảng: (Dành phần trống bên trên khoảng 4 - 5 dòng đủ để ghi các nội dung: đề bài, cấu tạo của mắt.) Khi vẽ lưu ý: 2 TKHT và 2 phim PQ phải cùng nằm trên một phương thẳng đứng Bảng đen c. Cách tận dụng vào bài mới: Khi giảng bài mới đến mục II- Sự điều tiết của mắt Sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu thông tin (mục II) trong SGK về sự điều tiết của mắt thì yêu cầu 2 học sinh lên bảng thực hiện phép vẽ ảnh của cùng một vật tạo bởi thể thuỷ tinh khi vật AB đặt ở gần và khi vật AB đặt ở xa mắt để xác định tiêu điểm của mắt trong hai trường hợp này. (Sử dụng lại 2 hình vẽ phần KTBC). Từ hai hình vẽ vừa thực hiện xong, học sinh nhận xét và chứng minh được độ lớn của ảnh và độ dài của tiêu cự f trong 2 trường hợp khi vật AB đặt ở gần khi vật AB đặt ở xa mắt. Đây cũng chính là một phần nội dung ghi bảng của mục II để học sinh ghi vào vở. Lúc này, phần ghi bảng có nội dung và hình thức như sau: MẮT I - Cấu tạo của mắt ………………………………………………………………… II - Sự điều tiết …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. III – Điểm cực cận và điểm cực viễn ………………………………………………………………… Bảng đen 6. Dạy bài 49 “Mắt cận và mắt lão”. a. Câu hỏi kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu cách dựng ảnh của một vật tạo bởi TKPK. Áp dụng: Dựng ảnh của vật AB.( Hình vẽ phía dưới, bên trái bảng) HS2: Nêu cách dựng ảnh của một vật tạo bởi TKHT. Áp dụng: Dựng ảnh của vật AB. (Hình vẽ phía dưới, bên phải bảng) [...]... sát cho thấy rằng: Thực hiện dạy phần quang hình học 9 theo phương pháp này giúp học sinh phát huy tốt tính tích cực, chủ động, chất lượng ngày càng được nâng cao, giúp giáo viên phát huy tốt tính sáng tạo trong giảng dạy Với phương pháp này, giáo viên dễ dàng vận dụng khi dạy phần quang hình 9 nói riêng cũng như tất cả các phần: Cơ, nhiệt, điện, quang của chương trình vật lí THCS nói chung Đặc biệt... học Đây cũng chính là một phần nội dung ghi bảng của mục II để học sinh ghi vào vở Lúc này, phần ghi bảng có nội dung và hình thức như sau: KÍNH LÚP I – Kính lúp là gì? ……………………………………………… II – Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ……………………………………………… Bảng đen v Kết quả khảo sát qua 3 năm học thực hiện dạy phần Quang hình học: Năm học Tổng số Yếu, kém Trung bình Khá, giỏi HSG học sinh SL TL% SL TL% SL... ………………………………………………… Phần ghi bảng sau khi dạy xong phần II 7 Dạy bài 50 “Kính lúp” a Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Dựng ảnh của vật AB tạo bởi TKHT, nhận xét đặc điểm của ảnh vừa dựng được b Phần trình bày hình vẽ trên bảng: (Dành khoảng trống này khoảng 3- 4 dòng) Bảng đen c Cách tận dụng vào bài mới: Khi dạy đến phần II – Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp GV dùng hình vẽ này để minh họa cho nội dung của bài học. .. trình bày bài giảng một cách thật sự khoa học Có như vậy học sinh mới bắt nhịp được mạch kiến thức và tập được cho học sinh có một phương pháp chung về cách học lí thuyết của từng chương, từng phần Từ đó các em mới có thể hệ thống hoá và vận dụng tốt kiến thức vừa lĩnh hội được NỘI DUNG KIẾN THỨC MỚI Xác định kiến thức kiểm tra bài cũ có liên quan đến kiến thức mới Định hướng cách trình bày trên bảng... sinh có hứng thú, nắm chắc kiến thức và đạt được kết quả cao trong học tập thì trong mỗi tiết dạy giáo viên phải tích cực, nhiệt tình, truyền đạt nội dung bài học một cách chính xác, khoa học, có hệ thống và nhất là phải tăng cường rèn kỉ năng vận dụng cho học sinh Để đạt được mục tiêu trên thì trong từng chương, từng phần, từng bài học cụ thể, giáo viên cần phải xác định kiến thức trọng tâm, mối quan... dẫn học sinh hình thành các sơ đồ ôn tập trong các tiết dạy ôn tập, tổng kết chương II- III- ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ BGH nhà trường, phòng giáo dục cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề chuyên môn cho giáo viên tham dự để giáo viên có điều kiện trao đổi, thảo luận, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau Trên đây là một số giải pháp và kinh nghiệm ít ỏi mà bản thân tôi đã tích luỹ được trong quá trình giảng dạy Dù... 317 96 30,3 158 49, 8 63 19, 9 0 2006 - 2007 245 37 15,1 123 50,2 85 34,7 1 2007 - 2008 252 5 2 133 52,8 114 45,2 4 v So sánh với số liệu thống kê của năm học: 2005 – 2006 Năm học 2006 – 2007 2007 - 2008 Yếu, kém Giảm 15,2% Giảm 28,3% Trung bình Tăng 0,4% Tăng 3% Khá, giỏi Tăng 14,8% Tăng 25,3% C- KẾT LUẬN: IKHÁI QUÁT KẾT LUẬN: Để giúp học sinh có hứng thú, nắm chắc kiến thức và đạt được kết quả cao trong. .. kiến thức cũ để xây dựng kiến thức mới Kết hợp ghi bảng nhịp nhàng, khoa học, có hệ thống LỢI ÍCH VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG: Qua ba năm thực hiện, bản thân nhận thấy học sinh có hứng thú học tập, hiểu được bài, khả năng vận dụng và hệ thống hoá kiến sau từng chương, từng bài tương đối tốt Giáo viên không mất nhiều thời gian cho phần cung cấp lí thuyết, phần thời gian dành cho học sinh vận dụng kĩ năng được...b Phần trình bày hình vẽ KTBC trên bảng: (GV kẻ bảng làm hai phần) Khoảng trống này khoảng 3-4 dòng, đủ để ghi những biểu hiện của tật cận thị Khoảng trống này khoảng 3-4 dòng, đủ để ghi những biểu hiện của mắt lão c Cách tận dụng vào bài mới: § Sau khi cho học sinh tìm hiểu và rút ra được những đặc điểm của tật cận thị Dựa vào hình vẽ KTBC của HS1 Giáo viên vẽ thêm... …………………………………………… …………………………………………… Phần ghi bảng sau khi dạy xong phần I § Tương tự như vậy, khi dạy phần cách khắc phục tật mắt lão Giáo viên vẽ thêm TKHT thứ hai ở phía sau TKHT thứ nhất (biểu thị thể thuỷ tinh của mắt) và cho điểm Cc Bằng hệ thống câu hỏi, giáo viên giúp cho học sinh thấy được: Mắt đặt ở vị trí này sẽ không nhìn thấy AB, vì AB nằm trong khoảng cực cận Khi đeo kính lão (là TKHT) thì sẽ . ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY PHẦN QUANG HÌNH HỌC TRONG VẬT LÍ LỚP 9 A- MỞ ĐẦU: I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Vai trò chủ yếu của giáo viên trong kiểu dạy học mới là tổ chức các hoạt động của học. xác, cô đọng và khoa học. Phần Quang hình học mặc dù chiếm một phần nhỏ trong chương trình vật lí 9. Nhưng trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy đây là các bài dạy rất dễ bị thiếu. sáng tạo trong giảng dạy. Với phương pháp này, giáo viên dễ dàng vận dụng khi dạy phần quang hình 9 nói riêng cũng như tất cả các phần: Cơ, nhiệt, điện, quang của chương trình vật lí THCS nói