Việc công bố, phổ biến thông tin, tham vấn và sự tham gia của những người bị ảnh hưởng và những bên liên quan chính sẽ:
a. giảm thiểu các mâu thuẫn có thể xảy ra; b. tối thiểu hóa rủi ro do sự trì hoãn của dự án;
c. để dự án có thể thiết kế chương trình tái định cư và phục hồi thành một chương trình xây dựng toàn diện phù hợp với nhu cầu và các ưu tiên của những người bị ảnh hưởng, từ đó tối đa hóa lợi ích kinh tế xã hội của việc phát triển dự án; và d. đảm bảo rằng việc chuẩn bị và thực hiện Kế hoạch Hành động Tái định cư được
tiến hành minh bạch.
Công bố và phổ biến thông tin không chỉ là yêu cầu của các nhà tài trợ quốc tế mà còn được qui định bởi Chính phủ Việt Nam trong Điều 39, Luật Đất đai (2003), Điều 34, 43, 52 và 53, Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Điều 49, Nghị định 84/2007/NĐ-CP và Nghị định 69/2009/NĐ-CP.
Các mục tiêu chung của Chương trình tham vấn và chiến dịch thông tin cộng đồng là để phổ biến thông tin và thu thập thông tin phản hồi từ những bên có liên quan chính về các khía cạnh bồi thường và qui hoạch tái định cư.
Các mục tiêu và nguyên tắc chủ yếu là:
a. Để chia sẻ thông tin chính về dự án cho những người bị ảnh hưởng, chính quyền địa phương và các bên liên quan khác (bối cảnh dự án, mục đích, các phương án được nghiên cứu, các vấn đề về môi trường và tái định cư, v.v…).
b. Để thu thập thông tin về sự cần thiết và ưu tiên của những người bị ảnh hưởng, cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ địa phương cũng như các phản ứng/thông tin phản hồi trước các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cũng như các hoạt động liên quan khác.
c. Đạt được sự hợp tác và tham gia của những người bị ảnh hưởng, các đơn vị có liên quan thông qua tất cả các giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện giải phóng mặt bằng và tái định cư.
d. Đảm bảo tính minh bạch trong các hoạt động liên quan tới thu hồi đất, bồi thường, tái định cư và các biện pháp phục hồi.
e. Sự tham gia cung cấp cơ hội và quá trình để những bên liên quan có hành động và có trách nhiệm đối với những động lực phát triển và các quyết định sẽ ảnh hưởng đến họ. Qua việc tham gia đầy đủ và tích cực, các nhu cầu và mong muốn của người dân địa phương sẽ được bàn thảo và lắng nghe. Các hộ gia đình và các bên
Kế hoạch tái định cư và phát triển dân tộc thiểu số 35
liên quan khác sẽ được tham vấn trong suốt quá trính chuẩn bị và tiến hành kế hoạch tái định cư. Đây là một quá trình hai chiều – công bố/phổ biến thông tin và thu thập ý kiến phản hồi và khuyến nghị để chuẩn bị và thực hiện Kế hoạch Hành động Tái định cư.
Phổ biến thông tin, tham vấn và tham gia cần được tiến hành trong giai đoạn xây dựng Kế hoạch Hành động Tái định cư và sẽ tiếp tục được thực hiện trong toàn bộ giai đoạn thực hiện Kế hoạch Hành động Tái định cư. Tham vấn và tham gia được tiến hành thông qua nhiều kênh và công cụ khác nhau, như tổ chức họp với lãnh đạo tỉnh, huyện, xã, thôn và đại diện các ban ngành để nghiên cứu các chính sách bồi thường và di dời của thành phố và tỉnh; Các nguyên tắc tính toán giá bồi thường, và khả năng tiến hành “đất đổi đất”, các chương trình khôi phục kinh tế, tìm kiếm việc làm tại địa phương.
Biện pháp tham vấn và tham gia:
Các hình thức tham vấn và thúc đẩy sự tham gia đã được thực hiện.
Lịch tham vấn và tổ chức họp cộng đồng đã được đơn vị tư vấn và đại diện của Trung Sơn HPP thông báo với UBND các xã và người dân trước 1 tuần;
Các cuộc họp cộng đồng được tổ chức tại nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng của các bản và nhà trưởng bản (tại các bản chưa có nhà văn hóa);
Tham vấn được hỗ trợ bằng các công cụ như bản đồ và các loại giấy màu trong đó có đề chi tiết các tác động về môi trường, xã hội và thu hồi đất của việc xây dựng dự án;
Một chuyên gia dân tộc thiểu số đã tiến hành tổ chức tham vấn cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia Tái định cư, chuyên gia giới và xã hội;
Bảng 5.1: Thời gian thực hiện tham vấn
Stt Huyện/xã Thời gian
thực hiện Địa điểm
Sốlượng tham gia Tổng Nam Nữ
1 Huyện Mường Lát 62 35 27
1.1 Xã Tam Chung 33 21 12
a Bản Cân 26/12/2013 Nhà Trưởng bản 27 17 10
b Bản Pom Khuông 26/12/2013 Nhà văn hóa bản 6 4 2
1.2 Xã Trung Lý 29 14 15
a Bản Lìn 28/12/2013 Nhà trưởng bản 5 3 2
b Bản Co Cài 29/12/2013 Nhà trưởng bản 24 11 13
Tổng 62 35 27
Nội dung tham vấn tập trung vào
Các cuộc họp với các tổ chức tại địa phương như hội phụ nữ, hội nông dân, trưởng bản, cán bộ địa chính, cán bộ thống kê, hội đồng nhân dân xã, v.v… để thu hút sự
Kế hoạch tái định cư và phát triển dân tộc thiểu số 36
quan tâm và đề xuất của họ đối với việc lập Kế hoạch Tái định cư. Họp với tất cả các xã và các hộ bị ảnh hưởng, triển khai các cuộc họp nhóm với phụ nữ, người già và các nhóm dễ bị tổn thương khác;
Phân phát sách tài liệu hướng dẫn về tái định cư cho lãnh đạo xã và người dân bị ảnh hưởng;
Tiến hành khảo sát điều kiện kinh tế xã hội và tài sản bị ảnh hưởng, tham vấn người dân về phương án bồi thường, chẳng hạn như “đất đổi đất” hay bồi thường bằng tiền mặt, các đề xuất cho chương trình phục hồi kinh tế cũng như các mối quan tâm của các nhóm bị ảnh hưởng khác nhau.
Kết quả của việc tham vấn được trình bày trong mục 5.2 dưới đây.
5.2. Tham vấn trong quá trình chuẩn bị Kế hoạch Hành động Tái định cư và Kế hoạch Phát triển Dân tộc Thiểu số