SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMTỔ CHỨC CỦNG CỐ BÀI HỌC THEO SƠ ĐỒ VÀ CÁC HÌNH THỨC LUYỆN TẬP SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC PHẦN VĂN BẢN – MÔN NGỮ VĂN... Song qua thực tế dạy học tôi nhận th
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC CỦNG CỐ BÀI HỌC THEO SƠ
ĐỒ VÀ CÁC HÌNH THỨC LUYỆN TẬP SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC PHẦN VĂN BẢN – MÔN NGỮ VĂN
Trang 2PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Tác phẩm văn học- một bài thơ, một áng văn, một thiên truyện là một công trình nghệ thuật, thể hiện những nghiền ngẫm, tìm tòi của nhà văn, nhà thơ về cuộc sống, về con người được diễn tả bằng những hình thức nghệ thuật ngôn từ tinh tế, đặc sắc Mỗi tác phẩm văn học thực sự có giá trị thường mang nhiều ý nghĩa và cả ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc trong nhận thức tư tưởng, tình cảm của người đọc
Dạy học tác phẩm văn chương là một loại hình dạy học đặc thù, đòi hỏi sự nỗ lực từ cả hai phía: giáo viên và học sinh; lấy giá trị của tác phẩm làm điểm xuât phát để hướng tới một mục đích Con đường và cách thức dạy học tác phẩm văn chương phản ánh những phương diện quan hệ hữu cơ của quá trình giáo dục Bắt đầu từ việc lĩnh hội và thấm nhuần ý nghĩa, mục đích, định hướng đến xác định nhiệm vụ cụ thể của yêu cầu dạy học trên cơ sở kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm cũng như kiến thức tâm lí giáo dục học và khả năng sư phạm- giáo viên từng bước hình thành kế hoạch tổ chức quá trình chiếm lĩnh tri thức văn học cho học sinh Song qua thực tế dạy học tôi nhận thấy trong một tiết học ngữ văn, học sinh có nắm vững, mở rộng và khái quát được kiến thức hay không một phần lớn phụ thuộc vào bước củng cố và luyện tập của tiết học Vì thế tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm nhỏ, xin được trình bày để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo Đề tài của tôi được xuất phát từ :
1 Về cải tiến nội dung
Sau nhiều năm trực tiếp dạy học môn Ngữ Văn ở trường trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi thấy rằng: củng cố và luyện tập sau giờ dạy học văn là một việc làm không kém phần quan trọng so với các việc làm tích cực khác Đây là biện pháp để giáo viên kiểm tra kết quả học tập của học sinh, khắc sâu kiến thức sau giờ dạy học đồng thời khơi gợi ở các em những
Trang 3hướng suy nghĩ, tư duy sáng tạo, những tìm tòi mới mẻ thông qua tác phẩm văn học Vì vậy khi thiết kế giáo án cho giờ lên lớp, tôi thường quan tâm đến việc tổ chức cho học sinh các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo ngay sau bài học Khi tiến hành trên lớp, với mỗi bài, tôi chọn lựa các hình thức phù hợp với đối tượng học sinh và đã thu được kết quả bước đầu Trong bài viết này, tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình về việc tổ chức các hình thức củng cố và luyện tập cho học sinh trong giờ dạy học văn mà tôi đã áp dụng trong những năm qua
2 Về cải tiến phương pháp
Với những yêu cầu đổi mới trong phương pháp dạy học ngày càng đòi hỏi có
những thành tựu mới, nhằm từng bước khắc phục tình trạng thụ động trong lĩnh hội kiến thức, khẳng định vai trò chủ động sáng tạo của học sinh Tư duy sáng tạo thể hiện qua hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của học sinh không phải là hoạt động mang tính đơn nhất trong quá trình tiếp nhận văn học Vì vậy rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trong giờ văn là rất quan trọng, góp phần khắc phục những bất cập của phương pháp dạy học văn theo lối truyền thụ một chiều Đó là cách thức vật chất hoá các hình thức hoạt động hướng nội, kích thích năng lực sáng tạo tự thân của học sinh để quá trình dạy học văn trở thành quá trình học
sinh tự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn cho các em
Chương trình dạy học văn trong nhà trường đã trải qua những cải cách lớn, từng thu được không ít kết quả, song đến nay vẫn có thể nói: câu hỏi về chất lượng dạy học văn vẫn là mối quan tâm sâu sắc của toàn xã hội Việc đổi mới phương pháp dạy học văn ngay từ thực tiễn cũng như bình diện lí luận, hướng đi,
cơ chế, cách thức tiến hành đang là vấn đề còn nhiều bức xúc
3 Thực trạng cần cải tiến :
Việc đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh là một
việc làm cần thiết trong dạy học văn ở nhà trường Nó phải được thực hiện một cách có ý thức và liên tục trong suốt giờ học văn Giờ dạy học văn bao gồm các khâu: đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, phân tích tác phẩm, tổng kết và củng cố luyện tập Theo tinh thần đổi mới phương pháp và thiết kế bài dạy thì khâu củng
Trang 4cố và luyện tập đã được đặt ra song khi tiến hành vẫn chưa được coi trọng Phần
vì học sinh quá chú trọng vào phần phân tích, phần vì việc phân bố thời gian chưa hợp lí nên thời gian cho khâu củng cố và luyện tập vẫn bị hạn chế Mặc dù khâu củng cố và luyện tập không chiếm quá nhiều thời gian (chỉ từ 3 đến 5 phút cho bài học có phân phối chương trình 1 tiết và từ 7đến 10 phút cho bài học có phân phối chương trình 2 tiết trở lên) nhưng lại có vai trò rất lớn trong việc khơi gợi những sáng tạo trong suy nghĩ, hình thành năng lực tư duy văn học cho học sinh Tổ chức được các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học sinh chính là giáo viên đã phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình học
tập thông qua việc lĩnh hội kiến thức sau giờ học
Nếu như giờ học Tiếng Việt, thời gian luyện tập chiếm tới 30% trong một tiết
học thì với giờ dạy học Văn, thời gian dành cho phần củng cố và luyện tập chiếm rất ít Ta thấy rất rõ điều đó là do yêu cầu đặc trưng của bộ môn song không phải
vì ít hay nhiều mà ta coi trong hay xem nhẹ Thực tế dạy học đã có nhiều giáo viên chú ý đến khâu củng cố và luyện tập của học sinh nhưng cũng nhiều giáo viên coi đây là việc làm “phụ” trong một giờ học nên còn đại khái, qua loa Thông thường, sau khi phân tích tác phẩm, giáo viên lo tổng kết một số ý về nội dung và nghệ thuật là coi như hoàn thành bài học, phần củng cố và luyện tập hầu như giáo viên yêu cầu học sinh tự làm ở nhà Một số giờ học đã chú ý đến phần củng cố và luyện tập nhưng việc kích thích cảm thụ còn hạn chế do không ít những câu hỏi không thích hợp
PHẦN II : CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN I/ VỀ NỘI DUNG
Có thể nói, các hình thức củng cố luyện tập trong dạy học tác phẩm văn
chương không thể giống các hình thức củng cố luyện tập trong một giờ học bình thường Thực tế, giờ dạy học tác phẩm văn chương không chỉ đem tới thông tin
mà thường kích thích để “bùng nổ thông tin” theo nhiều kiểu, nhiều dạng, nhiều góc độ Giờ dạy học tác phẩm văn chương đã có thể kết thúc nhưng những vấn đề
về hình tượng văn học vẫn tiếp tục lung linh phát triển và “nổ vỡ lặng im” trong
Trang 5tâm hồn các em Chính trong phần củng cố luyện tập, nhiều học sinh đã có những phát hiện khá lí thú, độc đáo và sáng tạo Thiết nghĩ trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học văn, cần phải trả giờ văn chương lại cho bản chất giao tiếp nghệ thuật, định hướng sư phạm cải tiến phải tạo nhiều thời gian cho học sinh tiếp xúc với bài văn trước, trong và sau khi học để “cuộc giao tiếp im lặng thực sự diễn ra trong giao tiếp văn chương”
Đa dạng các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học sinh trong giờ văn còn để kích thích những rung động tâm hồn, niềm hứng khởi sáng tạo và khát khao mạnh mẽ của học sinh trước sức hấp dẫn kì diệu mà thế giới nghệ thuật gợi nên
Kết thúc phần củng cố luyện tập nhưng suy nghĩ về tác phẩm không đóng lại
mà những vấn đề xung quanh tác phẩm còn mở ra để tạo được “dư âm”, “dư vị” tiếp tục
Có những vấn đề, các em chỉ giải quyết được phần nào ở lớp hoặc giải quyết xong cả nhưng những ám ảnh của nó thì không thể chấm dứt ngay trong suy nghĩ
của các em Ví dụ như câu hỏi: Ai có lỗi trong đau khổ của Ximông? (Bố của Ximông – Guyđơ Môpaxăng) Hay: Hãy tưởng tượng và cho biết những tình cảm của em với người bạn lâu ngày gặp lại sẽ như thế nào sau khi học bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Đình Chiểu ?
Phát huy tính sáng tạo cho học sinh qua các hình thức củng cố và luyện tập trong giờ dạy học văn là rất quan trọng cần thiết nhưng giáo viên phải biết định hướng sự tiếp nhận văn học của học sinh Dù sáng tạo hay đến mấy, độc đáo đến mấy vẫn phải tuân thủ tính giới hạn, dựa trên lôgíc và cấu trúc đặc trưng của hình tượng văn học, ý đồ sáng tạo, tư tưởng của nhà văn và mục tiêu giáo dục
Tổ chức các hình thức củng cố luyện tập sáng tạo cho học sinh còn phải tuỳ thuộc vào đặc điểm, yêu cầu riêng của mỗi bài học và phù hợp với từng đối tượng học sinh, tránh sự lặp lại đơn điệu hoặc áp dụng một cách máy móc Vì thế cùng với việc lựa chọn khả năng thích hợp đối với từng đối tượng là yêu cầu vận dụng
Trang 6linh hoạt, uyển chuyển các hình thức, việc làm mới hi vọng tạo ra hứng thú sáng tạo của học sinh Để làm tốt khâu này thì người giáo viên cần phải có một kĩ năng trong việc vận dụng phương pháp dạy học
II/ VỀ PHƯƠNG PHÁP
Để tổ chức được các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học sinh, tôi
đã vận dụng các phương pháp trong dạy học văn theo tinh thần đổi mới như sau:
- Phương pháp đọc sáng tạo
- Phương pháp gợi tìm
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tái tạo
- Phương pháp tổng hợp - so sánh bằng sơ đồ
Với mỗi bài, việc vận dụng từng biện pháp có khác nhau hoặc có thể đan xen của nhiều phương pháp Từ các phương pháp đó, giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh củng cố và luyện tập ngay trong giờ học; bằng hệ thống câu hỏi, giáo viên đưa ra những yêu cầu để học sinh phát hiện, thảo luận và giáo viên định hướng cho học sinh vào đúng với chủ đề tư tưởng, mục đích giáo dục của tác phẩm
Có nhiều hình thức và biện pháp thực hiện thao tác củng cố và luyện tập, ở đây tôi chỉ xin được nêu ra một số thao tác tiêu biểu sau:
- Tiến hành đọc diễn cảm toàn bộ đoạn trích, tác phẩm hoặc đọc phân vai
- Tái hiện lại một tình huống then chốt trong tác phẩm hoặc toàn bộ tác phẩm
- Hình dung, dự đoán kết thúc tác phẩm
- Đặt lại tên tác phẩm
- Xây dựng lời đối thoại hay lời tâm sự với nhân vật (hoặc trao đổi với nhà văn)
- Tập so sánh, khái quát lập bảng biểu sơ đồ để khái quát kiến thức cho nội dung
bài học
Trang 7III/ CÁCH THỨC THỰC HIỆN
A> CỦNG CỐ BÀI HỌC THEO SƠ ĐỒ:
Trên thực tế dạy học cho thấy học sinh có nắm vững mở rộng và khái quát được kiến thức hay không một phần lớn phụ thuộc vào bước củng cố của tiết học Nếu thầy coi nhẹ bước này, học sinh sẽ không thể nhớ lâu, rất khó vận dụng vào việc làm các bài tập Ngược lại thầy coi trọng, kiến thức sẽ đọng lại và ám ảnh mãi trong các em, tạo nên mối liên hệ kích thích tìm tòi trong sự vận dụng làm các bài tập ở phần luện tập được tốt hơn Để củng cố bài học đạt được hiệu quả cao chúng ta có thể vận dụng nhiều cách khác nhau như: Đặt câu hỏi mang tính khái quát để học sinh tổng quát lại giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cũng như ý nghĩa của bài học… Song tôi thiết nghĩ có một biện pháp đạt hiệu quả cao hơn cả
đó là dùng bảng phụ có tính Tổng hợp – so sánh Cái khó của biện pháp này là thầy cần phải dành thời gian nghiên cứu kĩ lưỡng để mỗi bài học đưa ra được một
sơ đồ có tính Tổng hợp – so sánh, khái quát toàn bộ kiến thức của bài học Và để thực hiện được cách làm này thì giáo viên ơhair chuẩn bị trước vào bảng phụ hoặc thiết kế vào máy (nếu có), chỉ đến bước củng cố mới đưa ra xử dụng Để phat huy tối đa tác dụng của bảng phụ này thầy có thể dùng kết hợp các biện pháp: hỏi – đáp, diễn giảng, thảo luậ, trình bày, … Nhưng xin lưu ý rằng dùng biện pháp nào
và dùng như thế nào, liều lượng ra sao còn tuỳ thuộc vào đối tượng thực tế của học sinh trong từng tiết học cụ thể Sau đây tôi xin được mạnh dạn đưa ra vài sơ
đồ bảng phụ kiểu này để các bạn đồng nghiệp tham khảo góp ý:
1 Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (Ngữ Văn 9)
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
- Tính hiện thực sâu sắc
- Tính nhân văn cao cả: ca ngợi, tiếc thương người phụ nữ
- Kể hấp dẫn, lôi cuốn, nhờ nghệ thuật thắt mở tình huống chuyện
* Chàng Trương:
- Đa nghi, nông cạn:
+ Đem trăm lạng vàng cưới vợ… + Sẵn tính đa nghi …
Trang 8Bi kịch gia đình : Hạnh phúc tan vỡ, con mất mẹ…
Bài học đắt giá, trả bằng cuộc đời, dằn vặt, đau đớn, hối hận đã muộn với kẻ đa nghi, hồ đồ…
2 Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí (ngữ Văn 9 – Tập 1)
HOÀNG LÊ NHÁT THỐNG CHÍ
- Lối văn trần thuạt, kết hợp miêu tả sinh động
- Nghệ thuật so sánh đối lập độc đáo
- Niềm tự hào dân tộc, chiến thắng lẫy lừng của chính nghĩa …
- Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng …
- Nhục nhã, thảm hại, đớn hèn của kẻ phi nghĩa phản bội
* Bại tướng Tôn Sĩ Nghị:
* Anh hùng Nguyễn Huệ:
- Mưu lược uy phong
- Quyết đoán trước biến cố
- Tinh tường trong xét đoán…
- Có tầm nhìn chiến lược…
- Kì tài trong việc dùng binh…
* Tướng sĩ dưới quyền:
- Đồng lòng nhất trí…
- Kỉ luật nghiêm minh…
- Hăng hái dũng cảm …
Trang 93 Văn bản Chị em Thuý Kiều của Nguyễn Du (ngữ Văn 9 – Tập 1)
CHỊ EM THUÝ KIỀU
- Nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp thiên nhiên, gợi tả vẻ đẹp con
người…
- Cảm hứng nhân văn…
- Chân dung khắc hoạ sắc nét…
- Tín hiệu nghệ thuật báo trước số phận
4 Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du (ngữ Văn 9 – Tập 1)
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
- Bức tranh phong phú, sinh động về miêu tả ngoại cảnh để biểu
đạt tâm cảnh…
- Tả cảnh ngụ tình, sử dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học: Đọc thoại,
điệp ngữ…
* Chân dung Thuý Kiều
- Đẹp sắc sảo, hoa ghen, liễu hờn, tuyệt thế giai nhân…
- Tài hoa thông minh “đủ mùi ca ngâm”…
- Dự báo từ thông điệp nghệ thuật:
Bi kịch hồng nhan, bạc mênh, chìm nổi…
* Chân dung Thuý Vân
- Đẹp thuỳ mị, đoan trang, phúc hậu,
khiêm nhường : “Mây thua …tuyết
nhường”…
- Dự báo từ thông điệp nghệ thuật:
Tương lai có cuộc sống yên vui,
hạnh phúc…
* Tâm trạng Thuý Kiều
- Cô đơn, trơ chọi, buồn bã…
- Nhớ người yêu, đau đớn xót xa, ân hận, nuối tiếc…
- Nhớ cha mẹ, xót thương, da diết…
- Chua xót, lo sợ, hãi hùng trước cơn tai biến dữ dội ập đến bất ngờ…
* Khung cảnh của bi kịch nội tâm:
- Giam lỏng ở lầu Ngưng Bích…
- Vẻ non xa, tấm trăng gần…
Trang 105 Văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn của Nguyễn Đình Chiểu (ngữ Văn 9 – Tập 1)
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
- So sánh đối lập giữa thiện và ác, nhân cách cao cả và toan tính
thấp hèn
- Giầu cảm xúc, ngôn ngữ bình dị, dân dã…
- Tô đậm nhân cách cao đẹp …
- Lên án cái ác…
- Quý trọng, tin yêu đối với nhân dân lao động…
Trên đây mới chỉ có năm bảng phụ có tính tổng hợp so sánh phục vụ cho củng
cố để khái quát kiến thức, rèn kĩ năng tổng hợp, nhớ lâu Vì vậy vẫn không thể tránh được những thiếu sót tôi mông các đồng chí cùng góp ý để tiết dạu đạt hiệu quả cao
sử dụng nhiều cách đọc cụ thể như sau:
* Hình ảnh Ngư Ông – Biểu tượng cho cái thiện
- Chân tình gặp người bị nạn thì cứu như một nhu cầu…
- Cả nhà hối hả chạy chữa cho Vân Tiên…
- Hào hiệp, trọng nghĩa, sẵn sàng cưu mang…
* Trịnh Hâm – Biểu tượng cho cái
các ác :
- Bất nhân, bội nghĩa: Đang tâm
hãm hại một người tội nghiệp,
không nơi nương tựa…
- Gây tội ác có âm mưu sẵn, sắp đặt
kĩ lưỡng…
- Cái ác trở thành bản chất ngấm vào
Trang 11- Cách 1: Học sinh có thể tự đọc diễn cảm, đọc phân vai (nhằm phân biệt ngữ
cảnh đối thoại) hoặc có thể chuyển thể văn bản thành kịch bản (đối với văn xuôi)
để đọc (nhằm phân biệt kịch tính).Ví dụ như đọc phân vai trong trong các Văn
bản: Trong lòng mẹ, Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục, Tức nước vỡ bờ, Kịch Bắc Sơn…
- Cách 2: Học sinh diễn xướng dưới hình thức ngâm (đối với thơ) Ví dụ như
sau khi học các bài thơ thể lục bát (Những bài ca dao trong Ngữ văn 7…), thể song thất lục bát (Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải)
- Cách 3: Học sinh có thể vận dụng toàn bộ hiểu biết về tác phẩm đã thu nhận
qua giờ học (học sinh có thể đã thành thạo việc đọc theo yêu cầu nhanh, chậm, thanh, trầm; thành thạo việc ngắt câu, ngừng nghỉ khi cách đoạn ), đặc biệt đọc bằng sự thể hiện cảm xúc được nhân lên từ bài học, khiến hình tượng tác phẩm có điều kiện được lĩnh hội không chỉ ở sự đa diện phong phú mà còn ở chiều sâu của
ý nghĩa tư tưởng Chẳng hạn, sau khi học Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, học
sinh phải đọc được đúng hơi văn, mạch văn biền ngẫu:
Ta thường tới bữa quên ăn, / nửa đêm vỗ gối; // ruột đau như cắt, / nước mắt đầm đìa; // chỉ căm tức / chưa xả thịt / lột da, / nuốt gan / uống máu quân thù // Dẫu cho trăm thân này/ phơi ngoài nội cỏ, //nghìn xác này/ gói trong da ngựa, /
ta cũng vui lòng
Đối với bài thơ Lượm: những câu tả hình ảnh Lượm ở đoạn đầu cần đọc với
giọng vui, nhịp điệu nhanh, nhấn mạnh vào các từ tạo hình và các từ láy tượng
hình (loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh) Những câu cảm thán và
câu hỏi tu từ, tác giả đã tách riêng ra thành những khổ thơ đặc biệt, nhịp thơ chậm
lại, gãy khúc: Ra thế/ Lượm ơi! , Lượm ơi, /còn không? cần đọc lắng xuống, chậm lại, ngừng giữa các dòng thơ
- Cách 4: Đối với các tác phẩm văn xuôi, các tác phẩm truyện, cho học sinh
đọc diễn cảm thể hiện đúng giọng kể, trần thuật, đối thoại Ví dụ: Đọc truyện Lão