Di tích đình Hồi Quan- xã Tương giang-huyện Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh

87 1.6K 3
Di tích đình Hồi Quan- xã Tương giang-huyện Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoá luận tốt nghiệp Mục lục LỜI NÓI ĐẦU Mở đầu I lý do chọn đề tài. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một phương châm cần quán triệt trong mọi hoạt động văn hoá trên đất nước ta hiện nay.Bản sắc văn hoá dân tộc mang một nội dung ý nghĩa rộng rãi đó là một tổng thể đặc trưng những diện mạo về tinh thần và vật chất, về lối sống ,phong tục tập quán , tôn giáo , tín ngưỡng, đạo đức và tình cảm, văn học và nghệ thuật nó cũng biểu hiện trong các di sản vật chất hữu thể như kiến trúc đình , chùa, miếu, mạo Hai phần hữu thể và vô thể Ngô Thị Thanh Tâm: BT 20B 1 Khoá luận tốt nghiệp đó gắn bó hữu cơ với nhau , khó có thể tách rời, đã tạo nên cái riêng biệt của dân tộc ta trong trường kỳ lịch sử và tòn tại mãi đến ngày nay. Hiểu biết, nhận rõ, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong công cuộc hội nhập vào cộng đồng thế giới ngày nay không phải là việc làm của riêng những nhà hoạt động văn hoá mà là của mỗi người Việt Nam trên mọi lĩnh vực trong đời sống hàng ngày. Hiểu biết về những ngôi đình đã được xây dựng từ bao đời nay trên đất nước ta cũng chính là hiểu rõ thêm bản sắc dân tộc Việt Nam ta vậy. Từ rất xa xưa, các mái đình cổ kính đã góp phần tô điểm cho làng quê Việt Nam.Cây đa, bến nước, mái đình, mái chùa không tách rời trong tâm trí kỷ niệm của mỗi người dân xa quê hương, nhớ tới nơi chôn rau cắt rốn, nhớ tới tổ tiên, ông bà họ hàng làng xóm. Các ngôi đình tiềm Èn dưới dáng vẻ rêu phong cổ kính Êy là một bảo tàng sống về kiến trúc, điêu khắc trang trí và cả phong tục cổ truyền, tín ngưỡng , niềm tin của cả dân tộc Việt Nam. Những di tích Êy sẽ trở lên có ý nghĩa lớn lao hơn nếu ta đi sâu vào nghiên cứu phân tích, bóc tách lớp văn hoá chứa đựng trong đó để phần nào hiểu rõ hơn về cội nguồn văn hoá dân tộc, để biết lựa chọn, khai thác cũng như bảo tồn, phát huy những tinh hoa, cũng như những truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục, lấy đó làm nền tảng xây dựng nền văn hiến Việt Nam vừa mang dư âm cổ truyền, vừa mang màu sắc hiện đại. Thôn Hồi Quan, vùng quê có có bề dày truyền thống văn hoá và lịch sử. Trải qua diễn trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cùng với việc phát triển sản xuất, xây dựng xóm làng, các thế hệ người dân Hồi Quan còn rất chú trọng trong việc xây dựng nên những công trình tín ngưỡng quy mô, đặc sắc để thờ phụng cá nhân vật lịch sử có công với dân với nước. Đình Hồi Quan là một công trình kiến trúc độc, đáo đặc sắc, dân tộc và có quy mô khá bề thế, lại nằm trong một làng quê cổ truyền của vùng Kinh Bắc, Một “tiểu vùng” văn hoá độc đáo của vùng văn hoáđồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy, Ngô Thị Thanh Tâm: BT 20B 2 Khoá luận tốt nghiệp với nguyện vọng của bản thân, là một người con sinh ra và lớn lên ở đất Hồi Quan, tôi đã chọn đề tài :” Di tích đình Hồi Quan- xã Tương giang-huyện Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh” làm khoá luận tốt nghiệp của mình và mong muốn tham góp cùng với cán bộ và nhân dân địa phương những ý kiến về việc bảo tồn, kế thừa, phát huy di sản văn hoá quê hương cùng các giá trị văn hoá truyền thống trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. II. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ những giá trị lịch sử, kiến trúc ,điêu khắc, lễ hội đình Hồi Quan để qua đó đưa ra một số giải pháp cho vấn đề bảo tồn, phát huy tác dụng di tích đình Hồi Quan- xã Tương Giang- huyện Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh. III . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là di tích và các di vật trong di tích đình Hồi Quan – xã Tương Giang – huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh. Phạm vi nghiên cứu đặt di tích đình Hồi Quan trong không gian lịch sử Văn hoá Hồi Quan – Tương Giang – Từ Sơn – Bắc Ninh IV. Phương pháp nghiên cứu. 1. Vận dụng quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng trong việc xem xét đánh giá sự kiện trong tiến trình vận động phát triển. 2. Khoá luận sử dụng phương pháp bảo tàng học và bộ môn bảo tồn di tích. 3.Sử dụng phương pháp điền dã khảo sát trực tiếp di tích để thu thập tài liệu giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra. V. Cấu trúc của đề tài. Ngoài lời nói đầu và kết luận, khoá luận chia làm ba chương: Chương I- Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích Chương II- Giá trị kiến trúc- nghệ thuật và lễ hội đình Hồi Quan. Ngô Thị Thanh Tâm: BT 20B 3 Khoá luận tốt nghiệp Chương III-Bảo vệ và phát huy tác dụng của di tích đình Hồi Quan Ngoài ra , khoá luận còn có phần phụ lục ảnh minh hoạ Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi gặp không Ýt khó khăn, thứ nhất là tài liệu viết về di tích hầu như không có, về lễ hội lại càng không, vì đây chỉ là một hội làng. Song với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của ban quản lý di tích đình hồi quan, cụ từ coi đình, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Tiến cùng các thầy cô trong khoa Bảo Tồn- Bảo Tàng trường Đại Học Văn Hoá Hà Nội, tôi đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình. Là một sinh viên năm thứ tư chưa được tiếp xúc nhiều với thực tế, vẫn còn nhiều tri thức chưa được bổ sung nên không tránh khỏi thiếu xót. Kính mong các thầy cô giáo, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu xem xét và tham gia đóng góp ý kiến để khoá luận hoàn chỉnh và tiến bộ hơn. CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH I . VÀI NÉT VỀ ĐỊA DANH VÀ CƯ DÂN NƠI DI TÍCH TỒN TẠI. 1.1.Lịch sử hình thành làng Hồi Quan. Ngô Thị Thanh Tâm: BT 20B 4 Khoá luận tốt nghiệp Từ nội thành Hà Nội, qua cầu Chương Dương theo đường quốc lộ 1A, đến km 150, cách Hà Nội 22km, rẽ về tay trái theo con đường bê tông, qua làng Tiêu Long chừng hơn 1km, ta bước vào địa phận làng Hồi Quan. Hồi Quan nằm liền kề với làng Tam Tảo( xã Phú Lâm) về phía Bắc, và các làng Tiêu Long, Hương Phúc(cùng thuộc xã Tương Giang) về phía Nam, làng Phúc Tinh(xã Tam Sơn) về phía Tây và làng Đình Cả(xã Nội Duệ) về phía đông.Tất cả vốn là một cụm làng có lịch sử văn hoá lâu đời của đất Kinh Bắc xưa. Trong chiều sâu của lịch sử, Hồi Quan là một làng cổ nằm giữa một vùng đất cổ – trung tâm của đồng bằng Bắc Bé – là một trong những cái nôi của văn minh nước Việt cổ, nơi ghi nhận và chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc ta từ ngàn xưa để lại, nơi quần cư buổi đầu của người Việt cổ, nằm rải rác khắp vùng đồng bằng mới được khai phá : Kẻ Sặt, Kẻ Bảng, Kẻ Chờ, Kẻ Cẩm, Kẻ Hồi cả một vùng rộng lớn trên đôi bờ sông Tiêu Tương, Ngũ huyện xưa. Thuở Êy, con người đã đến đây cư trú ven bên bờ sông, trên các gò đồi Tam sơn, Tiêu Sơn các nhà khảo cổ đã phát hiện và khai quật thấy trên những xóm làng xưa ở chân núi Tiêu, dấu tích để lại là nhiều di vật gốm, đá, đồng, được xác nhận vào thời đại Hùng Vương trên 3000 năm, đã chứng tỏ được ở vùng đất này, miền Tiên Sơn xưa ( Hồi Quan – Tương Giang ) vào thời đại chuyển tiếp từ đồ đã sang đồ đồng, con người đã đến đây cư trú, khai phá trên các gò bãi ven sông màu mỡ để tạo làng lập xóm, chuyên sống bằng nghề đánh cá, trồng lúa nước, nuôi tằm , dệt vải. Hồi Quan – Tương Giang, mảnh đất cổ kính, làng quê giàu đẹp, con người ở đây thật thà , chất phác, tinh tế, lịch lãm trong ứng xử, yêu các sinh hoạt văn hoá lễ hội một làng quê như thế đã được tạo lập, tồn tại và phát triển trong suốt quá trình chống giặc ngoại xâm. Chính người Hồi Quan đã đóng góp Ngô Thị Thanh Tâm: BT 20B 5 Khoá luận tốt nghiệp xương máu với những chiến công, những con người được các thế hệ xưa và nay mãi ghi nhớ, tôn thờ , kính trọng và noi theo. Thủa các anh hùng dựng nước, Hồi Quan thuộc bộ Vũ Ninh, quê hương của người anh hùng làng Gióng. Khi bước vào chính sử, lnàg Hồi Quan nằm gần với Cổ Loa, kinh đô của Thục An Dương Vương về phía đông bắc. Theo sách Địa lý hành chính kinh bắc của Nguyễn Văn Huyên thì làng Hồi Quan có tên thường gọi là Hồi Trang ; còn dân gian vùng này vẫn gọi là Hồi Lan Trang, theo thần phả thì làng còn có tên là Hồi Quân. Cuối thời Lê , đầu thời Nguyễn, theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, làng ( cũng là xã ) Hồi Quan thuộc tổng Mẫn xá, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc. Đầu thế kỷ XX, tổng Mẫn xá được chia thành hai tổng là : Quang Phong và Ân Phú. Hồi Quan thuộc tổng Ân Phú, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946 – 1954 ), Hồi Quan là một thôn nằm trong liên xã Nhật Tân, gồm các xã cũ : Tam Tảo, Hồi Quan, Đông Phù, Vĩnh Phục và Yên Phú, huyện Yên Phong. Sau cải cách ruộng đất ( 1955 – 1957 ), Hồi Quan được nhập vào xã Tương Giang gồm làng Hồi Quan và năm làng Tiêu ( Tiêu long, Tiêu Thượng, Tiêu Sơn, Tiêu Hương Phúc và Tiêu Tạ Xá ). Tháng 4 – 1963, xã Tương Giang được cắt chuyển về huyện Tiên sơn ( nay gồm hai huyện là Từ Sơn và Tiên Du ), tỉnh Hà Bắc, từ đầu năm 1997 đổi tên là tỉnh Bắc Ninh. 1.2. Đời sống dân cư. Căn cứ vào các bi ký còn lưu tại chùa và đình thì từ cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XVIII, Hồi Quan đã trở thành làng đông đúc, cơ cấu tổ chức ổn định với bốn giáp; đời sống dân làng tương đối khá giả với nghề trồng lúa và canh cửi’ Ngô Thị Thanh Tâm: BT 20B 6 Khoá luận tốt nghiệp nên dân làng đã dựng được chùa (năm Giáp Tuất , niên hiệu Chính Hoà- 1694) và đình (năm Giáp Ngọ, niên hiệu Vĩnh Thịnh- 1714). Cho đến sát Cách Mạng Tháng Tám, Hồi Quan là một làng thuộc diện trung bình về mặt dân số trên vùng đồng bằng Bắc Bộ với xấp xỉ 1000 dân. Đến cải cách ruộng đất (1955) , làng có 284 hộ với 1191 khẩu. Song về mặt diện tích, Hồi Quan thuộc diện có nhiều ruộng đất, tổng cộng là 802 mẫu 2 sào 3 thước. Điều đáng chú ý là trong sè 739 mẫu 9 sào 7 thước canh tác có 90 mẫu ở chân sâu dưới đồng, thường xuyên bị ngập nước không gieo cấy được, hoặc nếu có cấy thường bị mất trắng. Sau hơn 40 năm dưới chế độ mới, diện tích, dân số của làng có nhiều biến chuyển. Do phải điều chỉnh ruộng đất cho các làng bên, do dành một phần cho việc xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi và dãn dân nên đến nay, tổng diện tích của cả làng chỉ còn 54 mẫu 8 sào 11 thước, trong đó đất canh tác có 497 mẫu 9 sào 12 thước, thổ cư tăng lên 45 mẫu 8 sào 14 thước. Về dân số, nếu năm 1955 cả làng có 284 hộ với 1191 khẩu thì nay đã tăng lên 889 hộ và 3561 người( có 1808 nữ), nghĩa là, sau hơn 40 năm, số dân của làng đã tăng hơn gấp ba lần. Do vậy, bình quân ruộng đất đầu người hiện nay đã giảm đi đáng kể: từ 7 sào trước kia, nay chỉ còn 1 sào 5 thước. Hồi Quan nằm trong vùng trũng của ba huyện Đông Ngàn, Tiên Du(cũ) và Yên Phong. Xưa kia, mùa mưa đến, toàn bộ nước của một vùng rộng lớn gồm nhiều xã: từ Đình Bảng, Đồng Quang, Đồng Nguyên, Tam Sơn và một phần huyện Đông Anh đổ dồn về đồng Hồi Quan. Có thể coi đồng Hồi Quan là “rốn” của một vùng ô trũng, hứng chịu nguồn nước từ nhiều nơi dồn về. Ngay cả khu cư trú của làng cũng ở thế rất trũng. Trận lụt năm 1971 còn để lại ngấn nước trong đình Hồi Quan ở độ cao 2,45m. Từ xa xưa, dân làng đẫ coi mảnh đất cư trú của họ là đất “Thuyền rồng”. Cái tên Êy đã gợi cho chóng ta liên tưởng tới cái gì đó liên quan tới vùng đồng Ngô Thị Thanh Tâm: BT 20B 7 Khoá luận tốt nghiệp nước chiêm trũng theo lời kể của các cụ cao niên trong làng thì xưa kia hình dáng của làng này tựa như con thuyền rồng. Một số các địa danh của làng xưa cũng mang những cái tên khác nhau của con thuyền ở giữa làng, chính là nơi trũng nhất của khu cư trú được coi là lòng thuyền, đình làng cũng được xây dựng. Từ “lòng thuyền hướng về phía bắc của làng là một con đường thẳng tựa như cột buồm. Phía bên phải “cột buồm” là “cánh buồm” . “Cánh buồm” là một khu đất rộng chừng 50 ha, ngày nay dân làng gọi khu đất này là cánh đồng dù ( bà con Hồi Quan cho biết theo cách hiểu của họ thì Dù cũng có nghĩa là buồm) Ngoài ra, phía cuối làng còn có khu đất mà dân gian gọi là “Nấm Mả Từ”- dân làng cho rằng đây chính là bánh lái của con thuyền. Ngoài việc ở cốt đất lấp đồng Hồi Quan còn chịu tác động của nước lũ sông Ngũ Huyện Khê, nên thường xuyên bị úng lụt. Điều kiện thiên nhiên Êy đã quy định diện mạo cơ bản của làng về phương diện kinh tế như phân định của các nhà dân tộc học là làng chiêm trũng, nghĩa là phần lớn diện tích đồng ruộng chỉ cấy được một vụ chiêm, còn vụ mùa như lòng chảo nước, chỉ có khoảng trên dưới 30 mẫu cấy được. Các giống lúa cấy ở đây là Canh nông, Sai đường(lúa tẻ) và nếp dợ, nếp vằn , nếp lấp, nếp cái hoa vàng(lúa nếp). Đặc điểm của đồng chiêm đã làm cho việc canh tác ở đây mang tính đặc thù rõ rệt: đi cày, đi bừa phải cắm vè, đi cấy phải dùng thuyền. Điều kiện đồng ruộng bất lợi, kỹ huật canh tác lạc hậu làm cho năng suất lúa ở đây rất thấp, nơi cao nhất chỉ khoảng 60-70kg một sào( số diện tích này rất Ýt), còn đa số chỉ từ 30-40kg một sào , nói theo ngôn ngữ của người làng là “một sào ruộng không được một gánh thóc”.Như vậy cũng như nhiều làng quê trên vùng châu thổ Bắc Bộ, nghề trồng lúa ở đây không đảm bảo những yêu cầu cơ bản của đời sống con người. Do vậy dân làng phải tìm một lối thoát khác, đó là nghề dệt. Ngô Thị Thanh Tâm: BT 20B 8 Khoá luận tốt nghiệp Cho tới nay không một cụ già nào trong làng biết được nghề dệt ở đây có từ bao giờ và do ai truyền dạy. chỉ biết rằng, đã từ lâu lắm, người làng Hồi Quan rất thạo nghề canh cửi: trước Cách Mạng Tháng Tám năm 1945, hầu như nhà nào cũng chỉ có một khung dệt, một số gia đình có tới 4-5 khung, phải thuê thợ ở các nơi khác đến làm một số công đoạn như quay ống, dệt. Sản phẩm chính của nghề dệt Hồi Quan là vải khổ hẹp(40cm), vải màn, đũi Với nghề dệt, làng xóm Hồi Quan xưa quanh năm nhộn nhịp, rộn lên tiếng thoi đưa lách cách, chỉ trừ ngày lễ tết và dịp hội. Trong một ngày thì từ sáng sớm, mọi nhân lực được huy động vào nghề dệt: vợ ngồi dệt hoặc đi bán vải (ở chợ Giàu- Phù lưu), chồng thì mắc, kẹo, đậu, người già và trẻ nhỏ thì quay ống. Đến khi màn đêm phủ xuống, cả nhà mới ngừng tay. Chả thế mà ca dao từng có câu: Hồi Quan là đất cửi canh Đến xâm xẩm tối rắp ranh chơi bời. Sự tần tảo sớm hôm của người Hồi Quan, nhất là của người phụ nữ đã giúp cho họ có một nguồn thu nhập đáng kể, không những bù lấp được phần nào lương thực bị thiếuhụt do đồng ruộng chỉ cấy được một vụ chiêm với năng suất thấp và bấp bênh mà còn đáp ứng được các yêu cầu chi tiêu khác như mua thêm thực phẩm, may sắm quần áo, đồ dùng thiết yếu trong nhà, các công việc lớn như làm nhà, ma chay, cưới xin, khao vọng, mua ngôi thứ Về chợ, xưa làng không có chợ riêng, dân làng phải đến các chợ lân cận như chợ Sơn của làng Tam sơn ( họp các ngày 2, 5 ,7, 10 ), chợ Giầu làng Phù Lưu (họp ngày 4 và 9), chợ Lim ( họp ngày 3, 8), chợ Viềng làng Vĩnh Kiều họp vào tất cả các ngày để trao đổi buôn bán. Ngày nay, sau hơn 40 năm thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, bộ mặt kinh tế- xã hội của làng Hồi Quan đã thay đổi căn bản. Đồng ruộng được cải tạo lại, từ chỗ chỉ cấy được một vụ “ chiêm khê mùa thối” hay “ chiêm se dé lụt” Ngô Thị Thanh Tâm: BT 20B 9 Khoá luận tốt nghiệp đến cấy được hai vụ chắc ăn với năng suất cao và ổn định. Vụ đông được mở, nạn thiếu đói đã lùi vào dĩ vãng. Ngoài nông nghiệp, 99% số hộ có nghề dệt đã được cải tiến với sản phẩm khá đa dạng: vải hoa, vải màn, khăn mặt 70% số hộ có nghề xây, 1% số hộ có nghề mộc. 60% số hộ có nhà mái bằng ( nhà tầng), 40% số hộ nhà cấp 4, không còn hộ ở nhà tranh. Theo nhận định sơ bộ của Ban Quản Lý Thôn, đến cuối 1998, có 5% số hộ thụôc diện giàu, 50% thuộc diện khá, 45% thuộc diện trung bình, không còn hộ nghèo. Các tiện nghi thưởng thức sinh hoạt văn hoá- thông tin hiện đại được mua sắm ở hầu hết các gia đình: 90% số hộ có ti vi ( chủ yếu là ti vi màu), gần 300 xe máy các loại. Đường làng được bê tông hoá hay gạch hoá. 1.3. Truyền thống văn hoá. Hồi Quan là một làng nằm trong vùng đồng bằng xứ Kinh Bắc, có dòng Tiêu Tương thơ mộng chảy qua. Sách Đại nam nhất thống chí chép : “ Sông Tiêu Tương phát nguyên từ cái đầm lớn xã Phù Lưu huyện Đông Ngàn chảy từ phía Tây sang Đông Bắc chảy qua xã Tiêu Sơn huyện Yên Phong, chuyển sang địa phận hai huyện Tiên Du và Quế Dương vào sông Thiên Đức. Nay sông này có đoạn đắp thành đường Quan, có đoạn bồi thành ruộng, gián hoặc vẫn còn đoạn sâu “ (15 : 79 ). Sông Tiêu Tương đã đi vào dĩ vãng từ gần trăm năm nay, nhưng đi trên những đoạn sông nay đã thành ruộng , thành đường của xã Tương Giang, ta nghe như vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng sáo của chàng Trương Chi, gợi lại câu chuyện về mối tình hận giữa chàng với nàng Mỵ Nương qua câu ca ai oán : Nợ tình chưa trả cho ai Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan. Ngô Thị Thanh Tâm: BT 20B 10 [...]... của di tích, thu hút khách tham quan ngày càng đông CHƯƠNG III BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG DI TÍCH ĐÌNH HỒI QUAN Ngô Thị Thanh Tâm: BT 20B 30 Khoá luận tốt nghiệp Di tích, ở một giới hạn nào dó, là sản phẩm mang tính văn hoá của con người để lại trong lịch sử Như vậy, hầu như mọi dấu hiệu tồn , phi tự nhiên đều là di tích Di tích là một giá trị tự thân mang theo nhữnh vấn đề nhất định về lịch sử và xã. .. sự phá hoại, vì di tích là một đi không trở lại Di tích là một trong không nhiều minh chứng để xác nhận ông cha ta và chính chúng ta là ai trong bước đường tiến tới tương lai, chúng là một phần cụ thể nhất của bản sắc văn hoá dân tộc Ngày nay, các di tích giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, vì các di tích là những bằng chứng quan trọng trong đời sống xã hội, vì các di tích là những bằng... sắc cho thần, các thần lại có thần tích ( hiện nay viện Hán Nôm còn giữ 568 cuốn thần tích của 2821 thôn xã ) với chùa thì quy vào các hạng đại danh lam kiêm hành cung, trung danh lam và tiểu danh lam ( chùa của dân ) Để bảo vệ di tích, nuôi dưỡng di tích, nhà nước cho phép di tích có một số lượng ruộng hoa lợi ( nội tự ), với đình thì có ruộng làng Việc quản lý di tích dưới thời phong kiến thuộc bộ... tượng Ýt thấy trong việc thờ cúng ở làng xã 2 Đình Hồi Quan qua các thời kỳ lịch sử Di tích được hình thành và tồn tại là do chính bàn tay cũng như tâm thức của con người, sự hình thành và tồn tại của di tích song song với sự phát triển của lịch sử làng xã Theo GS Hà Văn Tấn :” mặc dù còn thiếu chứng cứ, ta tin rằng Đình – ngôi nhà chung của làng xã đã xuất hiện từ lâu đời, nếu không phải thời tiền sử... điều, từ điều 1 đến điều 13 Chương II :Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá Từ điều 14 đến điều 16 Chương III : Bảo vệ và phát huy giá rị di sản văn háo phi vật thể Từ điều 17 đến điều 27 Chương IV : Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể : Mục 1 : Di tích lịch sử- văn hoá- danh lam thắng cảnh : Từ điều 28 đến điều 40 Mục 2 : Di vật , cổ vật, bảo vật quốc gia : Từ. .. Bảo tàng : từ điều 47 đến điều 53 Chương V : Quản lý nhà nước về di sản văn hoá Mục 1 : Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá, từ điều 54 đến điều 56 Mục 2 : Nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá Từ điều 57 đến điều 62 Mục 3 : Hợp tác quốc tế về di sản văn hoá Từ điều 63 đến điều 65 Mục 4 : Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn hoá, từ điều 66... trình dựng nước từ thuở các vua Hùng Điều Êy cũng đã được khẳng định bằng di tích khảo cổ học ở quanh làng Hồi Quan Đó là di chỉ Bãi Tự ở thôn Tiêu long với công xưởng chế tạo đồ đá, có niên đại tương ứng với di chỉ Tràng Kênh ở Hải Phòng Tại làng Tam Sơn liền kề với làng Hồi Quan, trên ngọn núi Vường và nhiều nơi trong làng, vào những năm 1971 – 1974, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy vết tích của hai... của ông cha ta từ thuở các vua Hùng Là một vùng quê chiêm trũng, kết cấu kinh tế chính là trồng lúa nước và nghề dệt, cơ cấu tổ chức làng xã là một cộng đồng chặt chẽ và tương đối hoàn chỉnh, ổn định với nhiều thiết chế Nơi đây có một cụm di tích gồm đình và chùa được xây dựng từ lâu đời làm nơi tổ chức các sinh hoạt văn hoá cộng đồng Trải qua di n trình lịch sử, các thế hệ người dân Hồi Quan còn rất... tồn, phục hồi các công trình kiến trúc 2.Những văn bản bảo vệ di tích lịch sử văn hoá của nước ta a.Trước Cách Mạng Tháng Tám – 1945 Xét về một ý nghĩa nào đó, các công trình kiến trúc của vua chóa hay tôn giáo khi nó tồn tại như một công trình sáng tạo mang tính nhân bản, thì ngay khi mới được tạo lập, các di tích còn tiếp tục tồn tại, vì thế từ thời phong kiến đã có những chính sách bảo tồn di tích, ... đình Hồi quan nằm ở vị trí phía bắc, cách kinh đô Thăng Long không xa và kề sát đường quốc lộ như vậy, nhưng thời kỳ chế độ phong kiến suy tàn, chiến tranh xảy ra liên tiếp, song nó vẫn vững vàng tồn tại Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, đô hộ nước ta, đặc biệt là trong những năm kháng chiến chống Pháp, nhiều sự kiện lớn đã di n ra ở ngôi đình cổ kính và làng quê thân yêu này Năm 1948, tỉnh đội bắc Ninh . là di tích và các di vật trong di tích đình Hồi Quan – xã Tương Giang – huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh. Phạm vi nghiên cứu đặt di tích đình Hồi Quan trong không gian lịch sử Văn hoá Hồi Quan – Tương. trúc ,điêu khắc, lễ hội đình Hồi Quan để qua đó đưa ra một số giải pháp cho vấn đề bảo tồn, phát huy tác dụng di tích đình Hồi Quan- xã Tương Giang- huyện Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh. III . Đối tượng. thân, là một người con sinh ra và lớn lên ở đất Hồi Quan, tôi đã chọn đề tài :” Di tích đình Hồi Quan- xã Tương giang-huyện Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh làm khoá luận tốt nghiệp của mình và mong

Ngày đăng: 20/04/2015, 12:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mở đầu

  • II. Mục đích nghiên cứu

    • II.sự hình thành và quá trình tồn tại của di tích

    • 2. Đình Hồi Quan qua các thời kỳ lịch sử.

      • Đình làng Hồi Quan được dựng ở khoảng giữa làng với cảnh quan tuyệt đẹp, xung quanh đình là những cây cổ thụ tỏa tán lá xum xuê xa xa phía trước đình là cánh đồng lúa rộng mênh mông. Người dân Hồi Quan hình dung thế đất của họ như một chiếc thuyền rồng bơi giữa biển lúa, đầu rồng ở khu chùa, mắt rồng chính là hai giếng làng, còn đuôi rồng ở phía cuối làng. Đất nền đình là đáy thuyền ở vị trí trũng nhất làng.

      • đã nói nên ý nghĩa quyết định của việc chọn hướng đình. Hướng đình thậm trí còn hướng quy hoạch cho các ngôi nhà ở trong làng. Qua quan sát thực địa tại địa phương, chúng tôi thấy những ngôi nhà dân quanh đình Hồi Quan được quay theo hướng đình hoặc làm vuông góc với hướng đình. Dân làng kỵ nhất là làm hướng nhà mà thẳng vào góc đao của mái đình, dân gian có câu “góc ao đao đình”.

      • Bên ngoài tòa đại đình là nghệ thuật chạm khắc ở các đầu bẩy và liền với nó là ván dong đỡ đầu hoành, cho nên các đầu bẩy ở đây khác hẳn với các đình là hình khối chạm khắc rất lớn và kỹ lưỡng. Phần lớn là đề tài rồng ổ, rồng mẹ luôn há miệng ngậm lấy tàu mái, luồn lách trong những tia mây lửa nét mác, chơi đùa với rồng con. Đôi khi còn có cả thú bốn chân nữa. Đặc sắc hơn cả là hai chiếc đầu bẩy ở hiên trước thuộc gian giữa. Mặt trong chiếc đầu bẩy bên trái có con nghê quay mông ra, ngoảnh dầu lại cười trông rất ngộ nghĩnh và vô tư. Chiếc đầu bẩy bên phải, nếu mặt ngoài chỉ có rồng mẹ con và thú, thì mặt trong thêm vào mấy hình Êy còn có cảnh con người cưỡi ngựa, mình trần, mặc váy, tay phải cầm đao, tay trái cầm mộc, mặt dưới diễn tả chi tiết và toát ra một tình cảm thật là hồ hởi sinh động, tựa như một ngày hội đua tài.

      • KếT LUậN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan