III. Giải pháp bảo tồn kỹ thuật.
2. Bảo quản kết cấu kiến trúc công trình.
ở nước ta không có những công trình kiến trúc hoành tráng, đồ sộ như ở phương tây, song những công trình kiến trúc như ở nước ta đã được hình thành từ rất sớm và có lịch sử cùng với bề dày của lịch sử dân tộc. Khởi đầu là ngôi nhà tranh tre, rồi tiếp dần đến gỗ, ngói tạo ra kiến trúc hợp với môi trường và nguyên liệu sẵn có, sau cao hơn nữa một chút là các đình đài, cung điện với sự tinh xảo hơn trong các trang trí hoạ tiết.
Những kiến trúc còn đến ngày nay chỉ là những dấu vết hay nhờ có sự trùng tu, sửa chữa ; trừ một số di tích của thời cận hiện đại, còn hầu hết di tích được hình thành từ các bộ phận chính như :” Phần mái ( bao gồm ngói, dui ,mè, hoành ) ; tường móng ; nền ( sàn ) ; bộ khung gỗ.
Mái của các kiến trúc thường chiếm 2/3 chiều cao. Mái được lợp thành hai lớp, cuối cùng là những đường cong duyên dáng của các đầu đao diềm góc mái,nó vừa có tác dụng cho việc dồn trọng lực vào bộ phận chịu lực đồng thời mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ của kiến trúc đông phương. Với các đầu đao vươn dài của mái để che chắn bức xạ mặt trời bảo vệ bên trong ngôi nhà.
Hiện nay di tích đình Hồi Quan có phần mái được lợp bằng chất ngói vảy cá. Mái có vị trí quan trọng cuả ngôi nhà, nó thường xuyên chịu tác động của ngoại cảnh, do đó cần chú ý :
- Phát quang cây cối che lên mái để hạn chế độ Èm, ngăn ngừa sự phát triển của rêu mốc. Trước mùa mưa bão cần xem xét phát dỡ cành cây, tránh va quệt gây đổ vào mái , nếu có.
- Thường xuyên làm vệ sinh mái, diệt trừ các rêu tảo trên mái, nếu có cây vùi trên mái cần phun thạch tím cho chết.
- Vệ sinh lá cây rụng trên mái.
- Thường xuyên quan sát để phát hiện sớm các ổ mối mọt, ổ chuột, dơi.... để tiêu diệt ngay.
- Phần hậu cung cần được chú ý nhiều hơn vì tính chất thiêng liêng nên Ýt ai dám vào, hơn nữa hậu cung thường thiếu ánh sáng và độ Èm cao.
- Phải đảo ngói theo định kỳ, lựa bỏ những viên ngói kém chất lượng, vỡ nát.
- Các dui, mè, hoành... nếu mục nát phải thay thế cùng thời kỳ này Lợp mái là công việc có tính chất chuyên môn cao, do đó phải tìm những người thợ có tay nghề vì trên có kín thì dưới mới bền. Khi mái bị hư hại sẽ kéo theo những bộ phận khác bị xuống cấp nhanh chóng.
Các di tích có bộ khung gỗ là bô phận chịu lực chủ yếu, di tích càng có niên đại sớm thì tường chỉ làm nhiệm vụ che chắn cho kín gió. còn những di tích gần đây phần lớn là nhà hai mái.
Di tích đình Hồi Quan hiện nay có nhiều bộ phận trùng tu và làm mới chủ yếu xây bằng gạch và vữa, đôi khi cả cột cũng bằng gạch ; do đó , tường là bộ phận chịu lực chính của công trình và bảo vệ nội thất.
Đa số tường gạch được trát bằng một lớp vữa mỏng : cá biệt có trường hợp không trát mà vẫn để lộ gạch ra với ý đồ để trang trí với tường này đòi hỏi vật liệu gạch phải đẹp, phẳng, kỹ thuật xây cao ( thông thường là gạch Bát Tràng ).
Để bảo quản tường tốt cần chú ý những điểm sau : - Phải làm tốt công tác thoát nước.
- Kiến trúc phải thông thoáng bằng cách mở cửa những ngày khô ráo, có ánh nắng mặt trời, đóng cửa những ngày mưa phùn.
- Khi mái dột vào tường cần sửa ngay nếu không bờ tường sẽ bị hoen è. - Che chắn không để nước mái xối vào tường, nếu hai mái giao nhau phải có máng hứng nước cho chảy ra cách xa chân tường.
- Phải gỡ những cây leo bám vào tường.
- Thường xuyên kiểm tra phía hậu cung, đề phòng mối, côn trùng đục khoét. Đặc biệt là hâu cung đình Hồi Quan hiện nay rất bí vì tường xây quá kín. Đây là môi trường thuận lợi cho cho nấm mốc và côn trùng xâm nhập vào các hiện vật gỗ ở hậu cung. Luôn chú ý quét vôi làm mới bề mặt tường để diệt nấm mốc và làm sáng sủa không gian trong nhà.
- Hạn chế tối đa các phương tiện vận tải quá nặng đi gần di tích, không nên xây những kiến thức mới sát tường di tích sẽ gây lún móng, lún tường hoặc xiêu vẹo di tích.
Hiện nay, nền sàn của di tích đình Hồi Quan được lát gạch đá xanh còn sàn làm bằng gỗ nên tương đối thông thoáng, chắc chắn. Tuy nhiên, để bảo quản tốt nền sàn, cần chú ý :
Không cho nước nhỏ giọt hay chảy vào nền móng phía ngoài di tích để tránh sụt lở. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời tổ mối, ổ chuột đục khoét nền.
- Thường xuyên vệ sinh quét dọn nền đình. d.Bảo quản bộ khung gỗ :
Trong bé khung chịu lực, riêng các cột cần được quan tâm đặc biệt, môi trường không khí Èm, cột chỉ chịu lực được khoảng 50 – 100 năm là hỏng. Cột thường bị tự hoại ( rỗng từ trong ra ), hiện tượng này, dân gian gọi là xuyên tâm. Giải quyết hiện tượng này bằng gạch : khoan thủng một lỗ , chỗ rỗng cao nhất rồi chét xi măng lỏng vào. Gần đây, viện Vật Lý đã chế ra chất DH – 92 phục vụ cho việc gia cố khá hiệu quả. sau khi hai chất này đông đặc sẽ trả lại sự bền vững của cột nhà mà không phải thay thế.
Trường hợp cột bị mục đầu trên hay đầu dưới có thể dùng một đoạn gỗ khác thay thế bằng cách cắt khớp ghép vào sau đó bả sơn ta. Nếu thực hiện được nên thay mà vẫn giữ được tính chất nguyên gốc của di tích.
Xà là bộ phận chịu lực theo phương nằm ngang nên yếu hơn cột, nhất là các đầu mộng vì thiết diện nhỏ.
Kẻ thù số một của gỗ là mối mọt nên phải kiểm tra định kỳ vì nhiÒu khi mối mọt phá bên trong mà vẫn để lại lớp vỏ mới nguyên. Xưa kai , để ngăn ngừa mối mọt, cha ông ta thường ngâm gỗ rất lâu dưới ao bùn. Riêng các đầu xà gối lên tường cần được phủ kín một lớp sơn dày để ngăn Èm và chống mối mọt xâm nhập.
Một bộ phận Ýt được chú ý là các chân tảng kê, chân tảng chịu tất cả các trọng lượng của di tích dồn lên. Trường hợp nếu có tôn nền di tích thì nên để
nối một phần chân tảng lên trên mặt nền vì vừa có tác dụng chống lún, vừa có tác dụng bảo vệ cột khỏi mục.
Khi tu sửa lắp ghép bộ khung cần tuân thr một số yêu cầu sau : -Với cột thì gốc phải xuống dưới, ngọn lên trên
- Kèo thì ngọn trên nóc.
- Xà thì ngọn ở phía dưới công trình.
Nhìn chung hệ thống chịu lực của đình Hồi Quan được bảo quản và trùng tu khá tốt. Các cấu kiện thay thế đảm bảo đúng quy cách như cũ nhưng vẫn dễ dàng phân biệt yếu tố gốc với yếu tố mới. Các cấu kiện gỗ ở đây hầu hết được sơn mới để chống mối mọt và nấm mốc.
Những kiến trúc gỗ ở Việt Nam rất đa dạng, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ, nó có niên đại từ rất sớm. kiến trúc gỗ thể hiện tính thống nhất cao về mặt kết cấu trên các bộ vì, mỗi cấu kiện của di tích đều giữ một vai trò nhất định, hầu như không có cấu kiện thừa. Các yếu tố đó hoà quyện vào nhau trở thành một đề tài trang trí, mang nguồn gốc dân dã. Nó thể hiện tính thống nhất của trí tuệ, của sức sáng tạo của người đời xưa cần được giữ gìn bảo quản từ đời này sang đời khác. Với chúng ta, những người làm công tác bảo tồn – bảo tàng tiếp nối công việc đó để các di tích lịch sử văn hoá mãi mãi trường tồn với thời gian, nó là món quà tặng vô giá của quá khứ để lại cho hiện tại và tương lai.
Hiện nay những di tích có bộ khung gỗ cổ truyền như đình Hồi Quan ở Từ Sơn còn lại rất Ýt, cần phải bảo quản chu đáo, nếu để chúng mất đi thì thời đại chúng ta đã mang tội với quá khứ.
3.Bảo quản các di vật có trong di tích.
a. Bảo quản di vật bằng kim loại.
Kim loại dùng làm di vật chủ yếu, phổ biến nhất trong đình Hồi Quan là đồng : bát hương, đỉnh, chân đèn...
Đồng là chất liệu mềm, dẻo, dễ đúc, nhiệt độ nóng chảy là 1083c, màu sắc của đồng đẹp, đồng có thể pha trộn với một số hợp kim khác : kẽm, nhôm, thiếc để tăng độ bền, cứng để có tính truyền âm ( chuông, khánh....)
với các di vật bằng kim loại, phải thường xuyên lau chùi, có thể phủ lên bề mặt di vật một lớp chất dẻo, hoặc sơn nhưng phải tránh làm mất tính thẩm mỹ của di vật.
b.Bảo quản di vật làm bằng giấy, vải.
Đình Hồi Quan còn lưu giữ bộ sắc phong quý giá, đây là những di vật làm bằng giấy có giá trị nhất của đình, đó là những nguồn sử liệu đáng tin cậy và sát thực. Ngoài ra giấy, vải còn được làm như nhiều thứ khác như : sách, vở, cờ, phướn, lọng, màn che....Giấy, vải là chất liệu khó bảo quản, do đó, cần chú ý chất liệu này như sau :
- Phải phơi thường xuyên nhưng tránh làm phai bạc màu. Nên phơi ở những nơi thông thoáng gió, khí hậu khô hanh.
- Với những di vật quan trọng như : bằng, sắc, chiếu thư, thư tịch... cần cất vào hòm để nơi khô thoáng.
- Không nên gấp giấy vải nhiều nếp, tốt nhất là cuộn quanh một lối bằng giấy cứng để khỏi nhàu nát. Nếu bị rách chỗ gấp có thể dấu kín về sau một miếng vải mỏng có chất kết dính.
- Trường hợp giấy vải bị nhàu, nhăn, có thể dùng hai miếng kính Ðp, không nên là, sấy, sẽ bị gãy giòn.
- Nếu có tính chất hoá học, phải thực hiện trong phòng bảo quản và do nhân viên có trình độ kỹ thuật thực hiện.
a. Bảo quản di vật bằng gỗ.
Đình Hồi Quan hiện nay có lưu giữ nhiều di vật bằng gỗ. Số di vật chiếm một số lượng đáng kể trong đình như kiệu bát cống, khám thờ, y môn, hạc thờ.... Thời gian có thể làm bào mòn những di vật này, do đó ngoài
những biện pháp bảo vệ bằng phương pháp thủ công truyền thống như : chọn ngâm gỗ, trước khi dùng sơn son thiếp vàng, khảm trai.... làm cho di vật vừa có tính thẩm mỹ, vừa bảo quản lâu bền.
Ngoài biện pháp trên, còn có thể dùng hoá chất để ngâm tẩm, xông hơi quét thuốc tránh mối mọt , rêu mốc và côn trùng. Cần giữ vệ sinh lau chùi hiện vật thường xuyên.
Di vật có cấu tạo bằng nhiều chất liệu khác với chức năng khác, nên cách bảo quản cũng khác, nhưng sau khi bảo quản xong phải chú ý đặt đúng vị trí của các di vật trong di tích.
4.Việc trùng tu di tích đình Hồi Quan.
Như trên đã trình bày, di tích đình Hồi Quan có niên đại khá sớm, cùng với vấn đề đô thị hoá nhanh, nó là điều kiện gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới di tích, vì vậy việc trùng tu là điều tất nhiên để lưu giữ lại những giá trị của di tích . Song vấn đề đặt ra là trùng tu cái gì ? trùng tu bộ phận nào ? phá bỏ cái gì ? trái với những nguyên tắc đó là không giữ gìn mà tự phá bỏ đi giá trị đích thực của di tích.
Nguyên tắc của việc trùng tu đã được ghi trong điều 10 của hiến chương Vơni dơ năm 1962 như sau :” Đối với việc củng cố một di tích khi mà kỹ thuật hiện đại về vấn đề bảo tồn”.
Điều 12 đã ghi :” những phần đã thêm vào để thay thế những bộ phận còn thiếu phải hoà hợp với toàn bộ mà vẫn phân biệt được với những bộ phận đã có từ lúc đầu, để cho việc trùng tu không làm cho di tích nghệ thuật và lịch sử sai lạc đi.
Pháp lệnh “ Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh phải đảm bảo nguyên trạng và tăng cường sự bền vững của di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh”.
Thông tư số 208/ VH-TT ngày 22/ 8/1986 của Bộ Văn Hoá Thông Tin hướng dẫn thi hành pháp lệnh trên nói rõ :” Việc tu bổ di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh phải do những cơ quan chuyên trách từ Sở Văn Hoá Thông Tin trở lên đảm nhận và được tiến hành theo nguyên tắc sau :
-Trùng tu trong những trường hợp tối cần thiết để bảo quản di tích bảo quản nguyên trạng những yếu tố nguyên gốc còn lại.
-Trong trường hợp bắt buộc thay thế chất liệu mới phải thí nghiệm nhiều lần để đảm bảo kết quả hoàn tàon chính xác trước khi á dụng vào việc trùng tu. -Việc bắt buộc phải trùng tu một bộ phận cũ bằng một bộ phận mới chỉ được tiến hành dựa trên hững chứng cứ khoa học chuẩn xác và được phân biệt rõ ràng giữa những bộ phận cũ và bộ phận mới. Đối với những di tích, di chỉ khảo cổ học bị hư hại , chỉ được thực hiẹn bằng phương pháp chắp nối, gá lắp những mảnh vỡ. Tuyệt đối không được khôi phục nguyên trạng nhữngdi tích khảo cổ học.
5. Việc tổ chức hội thảo đào tạo cán bộ bảo tồn di tích.
Kinh nghiệm của thế giới cũng như của các nước trong khu vực cho ta thấy rõ, đồng thời với việc xây dựng và phát triển kinh tế, phải ra sức bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc. Tuy nhiên là không khép kín, bài ngoại mà luôn tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá thế giới.
Mỗi dân tộc đều có những truyền thống văn hoá của mình,phát triển văn hoá dân tộc mình. Đó chính là góp phần cho kho tàng văn hoá trong khu vực và trên thế giới thêm phong phó.
Bảo tồn văn hoá dân téc ta đi đôi với tiếp thu tinh hoa văn hoá á đông và trên thế giới càng làm cho văn hoá phát triển phong phú sẽ là sự giao lưu văn hoá giữa các quốc gia và có lợi cho mỗi dân tộc. Tuy vậy, chúng ta cần lưu ý đề phòng khuynh hướng du nhập thiếu chọn lọc những yếu tố văn hoá ngoại lai, những cặn bã phế thải của những loại văn hoá hủ lậu của nước ngoài.
Tổ chức UNESCO có một thành ngữ là : “ Sự sáng tạo của quá khứ là văn hoá của ngày nay, hãy bảo vệ nó cho thế giới tương lai”.
Muốn đạt đến mét ý tưởng như vậy, người làm công tác bảo tồn bảo tàng một mặt phải học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật truyền thống để bảo tồn các chất liệu truyền thống của di tích. Mặt khác, cần học tập và tham dự hội thảo kiến thức từ các nước và tổ chức quốc tế giàu kinh nghiệm quản lý và tu bổ di tích.
Hiện nay, để đáp ứng tình hình mới cần có đội ngũ làm công tác bảo tồn đủ năng lực, xứng đáng tiếp nối truyền thống của cha ông. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên ứng dụng các biện pháp cổ truyền là chủ yếu song cũng phải tiếp cận với khoa học của các nước trên thế giới, do đó cần phải có những cán bộ có đủ khả năng và kinh nghiệm, bằng cách có thể tổ chức tập huấn
thường xuyên của các chuyên gia hoặc có thể cho các cán bộ chuyên môn đi học nước ngoài để có đủ trình độ đảm nhiệm mọi vấn đề bảo tồn di tích trong điều kiện hiện nay
I.Khai thác và phát huy giá trị di tích.
Di tích lịch sử văn hoá thể hiện đầy đủ giá trị vô hình và hữu hình của