Hình 4-1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy lọc dầu Cát Lái

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường DỰ ÁN SỬA CHỮA NÂNG CẤP CỤM CẦU CẢNG NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI (Trang 68)

Mọi sinh hoạt cá nhân của công nhân trên cảng đều ở nhà nghỉ của bộ phận cấp phát (trên bờ) có nhà vệ sinh và bể tự họai hợp chuẩn.

Thuyết minh:

Công suất của trạm xử lý nước thải hiện hữu của nhà máy lọc dầu Cát Lái là 30 m3/ngày Đối với nước thải nhiễm dầu từ các sự cố rò rỉ chảy tràn sẽ dùng phao quây dầu để khoanh vùng sau đó sử dụng skimmer thu dầu nhờ hệ thống máy bơm dẫn về trạm xử lý. Toàn bộ nước thải phát sinh từ họat động của cầu cảng, sự cố rò rỉ chảy tràn và các họat động sản xuất của nhà máy lọc dầu cát lái sẽ được thu gom và dẫn về bể thu nước thải (HB1). Lúc này các van V1 và V2 phải được khóa lại. Sau 15 phút của cơn mưa, nồng độ tạp chất lẫn dầu trong nước thải ở bể (HB1) giảm đáng kể, ta mở van V1 và V2 để xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận (mương sinh học hoặc hồ cứu hỏa)

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH TM & DV Công Nghệ Xanh Trang 68

Nước thải nhiễm dầu Bể thu gom nước thải

Bể điều hòa Bể vớt dầu Bể chứa dầu nổi

Bể trung gian

Bể Aerotank

Bể lắng Bể chứa nước sau xử lý

Hố ga Mương sinh học

Rạch Bà Hận

Tại bể điều hòa (T07) ước thải được đềiu chỉnh lưu lượng bằng van V3, nước thải nhiễm dầu chảy vào ngăn tiếp nhận nước thải (T01) với lưu lượng nước ổn định, đến bể vớt dầu (T02). Bể vớt dầu có nhiệm vụ thu lại váng dầu nổi, nhũ tương cơ học và giữ lại cặn. nhũ tương cơ học cùng với váng dầu nổi sẽ thu được thu gom lại và dẫn vào hai giếng thu dầu (T03) nhờ các ống thu bố trí xung quanh bể. hỗn hợp nước thải và dầu tinhđược 2 bơm (P02A/B) bơm qua bể tách dầu và đồng thời khóa lại khi 2 bơm P02/b có sự cố.

Nước thải trong bể tách dầu (T04) được sục khí tạo ra môi trường tiếp xúc tốt để những phần tử dầu lơ lửng trong nước kết dính lại và nổi lên trên bề mặt. Lớp dầu tinh này chảy vào máng thu, đến ngăn thu nổi (T04a) cùng với cặn trong bể tách dầu (cặn trong bể tách dầu được thu gom bằng cách mở van V6, đóng lại khi không cần thu gom cặn). Bên cạnh đó, váng dầu được thu gom bằng cácg đóng van V5, nước trong bể tách dầu dâng lên đồng thời dầu tràn vàp máng thu đến hồ T04a.

Tiếp đến, hỗn hợp dầu cặn ở hố thu chất nổi được tuần hòan trở lại ngăn tiếp nhận nước thải (T01). Còn phần nước trong bể tách dầu (T04) xảy ra 2 trường hợp:

Nếu nước thải đạt tiêu chuẩn lọai B thì công cần xử lý vi sinh ở các giai đọan tiếp theo, đồng thời van V7 đóng lại và van V5, V8 đóng, van V5 và V7 mở.

Trong bể aerotank (T05) – bể sinh học hiếu khí ứng dụng quá trình bùn họat tính lơ lửng. trong đó các chất hữu cơ gòa tan và không hòa tan chuyển hóa thành bùn sinh học. nước chảy liên tục vào bể aerotank cùngvới khí được cấp vào xáo trộn bùn hoạt tính bởi máy nén khí (AC0), sẽ giúp cho vi sinh vật thực hiện qúa trình phân hủy các chất hữu cơ, chuểyn hóa chúng thành CO2, H2O, các sản phẩm vô cơ khác và các tế bào vi sinh vật mới.

Nước thải sau xử lý hiếu khí từ bể aerotank chảy qua bể lắng (T06). Tại đây, dưới tác dụng của trọng lực, bùn cặn lắng xuống đáy bể, lượng bùn này được thu gom vào giếng tập trung bùn (T09) bằng cách mở van V11. Ở đây, bùn một pầhn được tuần hòan trở lại bể aerotank, phần còn lại đưa qua bể chứa bùn (T11) bằng 2 bơm (SP09A/B). Lượng bùn này được điều chỉnh bởi hệ thống van V12 và V13 (nếu cho bùn tuần hoàn vào bể aerotank thì V12 mở và V13 đóng; còn bùn dự vào bể aerotank thì ngược lại). phần nước sau khi lắng vào bể chứa nước sau khi xử lý (T10), các van V9 và V10 luôn mở để cho nước tảhi sau khí xử lý vào hố ga (G26) ra nguồn tiến nhận (mương sinh học).

Bùn ở bể chứa bùn được nén lại, định kỳ được đưa tới bãi chôn lấp hợp vệ sinh để thải bỏ hoặc làm phân bón.

Nước thải sinh họat được thu gom tập trung về bể tự hoại chung. Riêng nước thải của nhà vệ sinh đựơc xử lý trong bể tự hoại riêng, sau đó dẫn đến xử lý tiếp ở bể tự họai chung. Nước thải sau khi xử lý ở bể tự họai chung sẽ dẫn đến xử lý tiếp ở hồ sinh học để đạt tiêu chuẩn về môi trường đối với nước thải.

Nước mưa chảy tràn khu vực kho xăng dầu và cảng được thu gom bằng hệ thống mương bê tông hoặc ống cống bê tông dẫn vào hệ thống bể lắng tách dầu trước khi thải ra ngoài. Hệ thống cống có gắn song chắn rác và các hố lắng đất cát .

Tất cả các hệ thống cống rãnh của nhà máy đều phải trang bị bộ thu gom dầu. Bộ thu gom dầu phải được thiết kế công suất đủ lớn để phòng trường hợp sự cố tràn dầu xảy ra. Tất cả các thùng, bể chứa chất lỏng sẽ được đắp bờ xung quanh để chứa các chất lỏng rò rỉ khi có sự cố nứt vỡ.

4.2.2. Khống chế ô nhiễm hơi xăng dầu, khí hoá lỏng và hóa chất

Các nguồn gây ra ô nhiễm không khí trong khu vực cầu cảng là do các tàu thuyền, xà lan khi cập và xuất cảng, hơi xăng dầu sinh ra do rò rỉ hoặc trong quá trình truyền dẫn dầu… Tất cả các nguồn thải này điều không phải là nguồn điểm cho nên rất khó thu gom và sự phát sinh diễn ra không thường xuyên cũng như lượng khí thải sinh ra do các hoạt động này là rất nhỏ. Hơn nữa, vị trí phát thải là cầu cảng, có không gian rộng, thoáng, cách xa khu dân cư nên việc tác động của khí thải do hoạt động của cầu cảng là không đáng kể.

Tuy nhiên, để đảm bảo hơi xăng dầu không bị rò rỉ, thất thoát vào môi trường xung quanh, gây ô nhiễm tại khu vực cầu cảng, chủ dự án sẽ phải thực hiện các biện pháp sau: - Tồn trữ các sản phẩm xăng dầu theo đúng khả năng chứa dầy của thùng chứa, vì thể tích khoảng trống chứa hơi trên bề mặt xăng, dầu càng nhỏ thì lượng xăng dầu bay hơi càng nhỏ.

- Các thùng chứa phải luôn được kiểm soát và chống nóng bằng cách: đo nhiệt độ phun nước tưới mát thành thùng chứa, sơn bằng các sơn cao cấp cách nhiệt hoặc phản xạ nhiệt.

- Hiện tượng rò rỉ phụ thuộc vào chất lượng bồn chứa, hệ thống ống dẫn, van bơm, các thiết bị khác và mức độ thành thạo trong thao tác vận hành của nhân viên.

- Khi phát hiện thấy các vết dầu trên mối hàn và trên các lá thép thành bồn có dầu ngấm qua các vòng đệm của van chặn hoặc trong các mặt bích sẽ ngưng ngay việc nhập xăng,dầu mới xuất hết xăng dầu cũ càng nhanh càng tốt để tu sữa lại.

- Nhanh chóng khắc phục rò rỉ từ các lỗ nhỏ trên đường ống bằng cách lót đệm và đánh đai lại để chờ thay thế đoạn ống mới. Khắc phụ rò rỉ từ các mối liên kết mặt bích bằn các đai ốp tương tự. Đai ốp sẽ giữ chặt tấm lót cao su, bọc kín tòa bộ mối liên kết mặt bích, ngăn chăn hoàn toàn rò rỉ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trường hợp có sự cố tại các van cầu hoặc van chặn: đặt van một chiều cố định ở dưới đất tại điểm nối với ống cứng và ống mềm và dùng bích cố định. Tác dụng của van một chiều là ngăn không cho dầu chảy từ ống cứng ra ngoài khi có sự cố ống mềm.

- Khi có sự cố ống mềm, đóng chặt ngay van trên tàu lại.

- Đối với hóa chất (dầu gốc), phải sử dụng ống xuất nhập riêng. Sau mỗi lần xuất nhập dùng khí nén để đẩy hết hóa chất (dầu gốc) trong ống vào trong bồn chứa. Khi không hoạt động bơm rót, ống hóa chất (dầu gốc) rỗng hoàn toàn.

- Khi không nhập dầu, đầu ống mềm nối với tàu chở dầu được bịt lại bằng bích mù, ống mềm được xếp gọn trên sàn công tác.

Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ có kế hoạch từng bước hiện đại hoá tất cả thiết bị, máy móc, trang bị hệ thống lưu lượng kế điện tử điều khiển xuất, nhập. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống máy móc thiết bị tại cảng.

- Kiểm tra định kỳ độ bền, độ kín của mặt bích, van, ống nối phải thay thế và sửa chữa ngay khi có hiện tượng rò rỉ.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc bảo trì đường ống…

4.2.3. Phương án xử lý chất thải rắn

- Rác thải sinh hoạt được thu gom bằng các thùng rác công công cộng, bố trí tại những khu vực tập trung đông công nhân hoặc khu nghỉ giải lao.

- Rác phát sinh từ các tàu thuyền, xà lan đỗ tại bến: có biện pháp nghiêm cấm thải bỏ xuống sông và yêu cầu mang lên bờ, bỏ vào các thùng rác bố trí tại khu vực cầu cảng để được xử lý đúng quy định.

- Tất cả rác sinh hoạt phát sinh được thu gom về khu vực tập trung rác thải của cảng sau đó sẽ hợp đồng với Đơn vị vệ sinh Công cộng Quận 2 để được xử lý hợp vệ sinh.

- Thường xuyên giáo dục ý thức, trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên làm việc tại cảng. Đồng thời có những quy định cụ thể rõ ràng để bảo vệ môi trường trong khu vực cầu cảng.

4.2.4. Phương án ứng cứu sự cố tràn dầu

Phương tiện và thiết bị xử lý tràn dầu trang bị tại cảng xăng dầu Cát Lái

(1) Phao chắn dầu và các ống nối:

- Số lượng hiện có:

- Tang phao: 30 đoạn * 25 m/đoạn. - Ống nối: 29 ống.

Nguyên tắc hoạt động

Phao chắn dầu:

- Các đoạn phao được nối liên kết với nhau bằng các khớp nối bằng nhôm và được cuộn vào 3 tang phao, mỗi tang là 10 đoạn.

- Trong quá trình thực tập cũng như sự cố (nếu có), các đoạn phao dùng để vây, chắn dầu không trở lan ra các vùng lân cận và tạo thành rốn dầu. Dầu từ rốn được hút lên xà lan chứa bằng một bơm hút chân không (skimmer).

- Các đoạn phao được thả ra từ tang phao bằng máy nén thủy lực (Điều khiển tang phao quay) và được bơm hơi bằng máy nén gió, các đoan phao thông với nhau bằng ống dẫn hơi liên kết tại hai đầu phao.

Ống nối:

Dùng liên kết các đoạn phao bằng khớp nối nhằm đảm bảo hơi từ máy nén được thông suốt và đảm bảo hơi không bị rỏ rỉ ra ngoài qua các khớp nối.

Bảo dưỡng

- Kiểm tra định kỳ các đoạn phao bằng cách quay phao ra thực tập (1 tháng/lần) - Khi quay phao thực tập, kiểm tra độ kín của các khớp nối liên kết các đoạn phao - Các tang phao và các khớp nối luôn được bảo quản che tránh mưa gió rất dễ bị lão

hoá

- Kiểm tra 2 tuần/lần

 Kiểm tra các bạt che 2 lần /tuần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Kiểm tra các phao bằng mắt khi đã dỡ các bạt che 2 tuần /lần

 Kiểm tra lưới chắn chuột xung quanh phao 2 tuần/lần

 Kiểm tra sự lão hoá các oring của các ống nối 2 tuần/lần

(2) Máy nén thuỷ lực

Điều khiển hoạt động cuả các tang phao

Vận hành

- Máy nén là động cơ diezen điều khiển sự chuyển động quay của tang phao bằng hệ thống bơm thuỷ lực thông qua cần đảo chiều.

- Khi vận hành máy nén cần thực hiện các bước sau đây: - Kiểm tra mực dầu

- Kiểm tra mực nhớt

- Quay trơn động cơ để bơm nhớt hoạt động. - Kiểm tra ổn định của động cơ

- Cho động cơ chạy ở chế độ cầm chừng và không tải để các cơ phận nhận đủ nhớt từ bơm nhớt của động cơ.

- Cho động cơ tăng ga dần nhhưng ở chế độ không tải. - Cho động cơ hoạt động ở chế độ tải từ thấp đến cao.

- Trong thời gian động cơ hoạt động, nếu nghe tiếng kêu lạ phải ngừng máy ngay và báo tổ quản lý kỹ thuật xem xét.

- Kiểm tra khói tại ống xả của động cơ nhằm phát hiện sự quá tải của động cơ.

Bảo dưỡng

- Kiểm tra ống dẫn dầu từ máy nén đến tang phao xem có bị nghẹt không - Kiểm tra mực dầu của động cơ đảm bảo luôn ở mức an toàn

- Kiểm tra mực dầu thuỷ lực và thay đầu theo định kỳ - Lau chùi sạch sẽ và luôn giữ động coơ khô ráo - Cho động cơ chạy ở chế độ không tải 2 tuần/lần

(3) Máy nén gió

Vận hành

Máy nén gió là động cơ hai thì sử dụng nhiên liệu là xăng pha nhớt theo tỷ lệ cho phép của nhà máy sản xuất.

Khi động cơ hoạt động, hệ thống cánh quạt sẽ hút gió từ môi trường bơm đầy các phao chắn dầu thông qua hệ thống ống nối.

Chú ý: trong suốt thời gian thả phao sau khi tháo ống nối và đóngnút cần để máy nén luôn hoạt động ở tốc độ đều nhằm duy trì hoạt động để kịp thời nối ống vào phao.

Các bước thao tác vận hành động cơ tương tự như ở máy nén thuỷ lực. Trước khi vận hành động cơ phải lắc đều động cơ để cho dễ nổ.

Bảo dưỡng

- Thường xuyên kiểm tra mực xăng động cơ - Luôn đảm bảo nhiên liệu pha đúng tỷ lệ

- Kiểm tra hệ thống hoà khí bằng cách ngửi khói xả và xem màu khói xả - Chạy không tải 2 tuần/lần để kiểm tra độ nhạy của động cơ

- Kiểm tra bugi động cơ, nghe tiếng máy khi động cơ hoạt động - Bảo quản động cơ trong mát, luôn được che đậy

(4) Máy bơm hút dầu và Skimmer: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vận hành

Máy hút dầu bằng cách tạo chân không dùng để hút dầu trực tiếp, ngoài ra còn có nhiệm vụ truyền động để thông qua hệ thống thủy lực điều khiển skimmer hút dầu. Nguyên tắv vận hành tương tự như máy bơm của thuỷ lực.

Bảo dưỡng

- Thường xuyên lau chùi máy sạch sẽ và bảo quản trong mát - Kiểm tra thay nhớtvà dầu thuỷ lực theo định kỳ

- Cho hoạt động ở chế độ không tải 2 tuần/lần - Kiểm tra các chỉ tiêu do nhà sản xuất đề ra

(5) Máy bơm

Vận hành

Máy là một động cơ diezien hút và đẩy nước từ ponton theo nguyên tắc của bơm ly tâm.

Nguyên tắc vận hành tương tự như động cơ diezen như đã nói ở phần trên

Bảo dưỡng.

- Thường xuyên lau chùi sạch sẽ.

- Hai tuần/lần chạy không tải kiểm tra động cơ. - Thường xuyên kiểm tra và thay nước két làm mát. - Bảo quản trong mát

- Kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật theo định kỳ của nhà chế tạo.

(6) Neo và xích neo ponton

Dùng cố định ponton giữa dòng nước khi cần thả phao.

Bảo dưỡng

- Thường xuyên tra mỡ vào các thiết bị giữ và thả neo để kéo dài tuổi thọ

- Kiểm tra sự hoạt động sự trơn tru của hệ thống neo bằng cách thả thử 1 tháng/lần. - Ponton: bằng sắt, nổi, đặt toàn bộ thiết bị lên trên. Không tự hành được.

- Tàu kéo: Tại cầu cảng B túc trực thường xuyên 01 tàu kéo để phụcvụ kéo ponton.

4.2.5. Công tác phòng ngừa sự cố tràn dầu.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường DỰ ÁN SỬA CHỮA NÂNG CẤP CỤM CẦU CẢNG NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI (Trang 68)