Bảng 3-5 Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường DỰ ÁN SỬA CHỮA NÂNG CẤP CỤM CẦU CẢNG NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI (Trang 43)

Tài liệu (1) Tài liệu (2)

01 Xe tải 82,0 – 94,0 02 Máy trộn bêtông 75,0 75,0 – 88,0 03 Bơm bêtông 80,0 – 83,0 04 Máy đập bêtông 85,0 05 Cần trục di động 76,0 – 87,0 06 Máy nén 80,0 75,0 – 87,0 07 Máy đóng cọc 75,0 95,0 – 106,0

Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đinh Tuấn và công sự, 2000 Tài liệu (2): Mackernize, L.da, 1985

Mức độ ồn của các loại máy móc thiết bị phụ vụ công tác đào đắp đất (xe tải, xe lu, xe xúc đất…) dao động trong khoảng từ 72 – 96 dBA, các máy móc để thao tác với các loại vật liệu xây dựng (máy trộn bêtông, bơ

m bêtông, cần cẩu, …) có độ dao động từ 75 – 88 dBA, các thiết bị như bơm, máy phát điện, máy nén khí có độ ồn từ 68 – 78 dBA. Các thiết bị khác như búa chèn và máy khoan đá, máy đóng cọc… có thể phát sinh tiếng ồn lên tới 106 dBA.

Mức độ tác động có thể phân làm 3 cấp đối với các đối tượng chịu tác động như sau: - Nặng: công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng

bán kính chịu ảnh hưởng < 100 m).

- Trung bình: tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (trong vùng bán kính từ 100 – 500m

- Nhẹ: người đi đường

Do dự án không sát khu vực dân cư nên trong quá trình thi công xây dựng có thể thi công vào ban ngày, nhưng vẫn phải có biện pháp khắc phục tiếng ồn và rung động để không ảnh hưởng đến công nhân tại công trường, các công trình lân cận và môi trường đất tại khu vực.

3.1.1.4 Nước thải

(1) Nước thải sinh hoạt của công nhân

Toàn bộ công nhân tham gia thi công sửa chữa, nâng cấp công trình cầu cảng sẽ sử dụng các nhà vệ sinh hiện hữu của Nhà máy. Chủ thầu xây dựng và Ban Quản lý công trình sẽ

áp dụng chặt chẽ các quy định về việc vệ sinh của công nhân để đảm bảo không phát sinh nước thải sinh hoạt tại công trường thi công.

(2) Nước thải do các hoạt động xây dựng dự án

Quá trình thi công xây dựng tại công truờng sẽ phát sinh một lượng nước thải do các hoạt động như trộn bê tông, đóng cọc, sơn đổ, rửa xe…Thành phần nước thải chủ yếu là cát, các tạp chất xây dựng, mang tính đặc thù riêng. Lưu lượng nước thải phát sinh không lớn, không ổn định và chỉ diễn ra trong thời gian thi công sửa chữa nâng cấp. Tuy nhiên, loại hình nước thải này cũng gây những ảnh hưởng nhất định đến con người và môi trường tiếp nhận. Do đó chủ dự án cần phải có những biện pháp khắc phục để hạn chế các tác động này.

(3) Nước mưa chảy tràn

Khi thi công cải tạo cầu cảng nào, tòan bộ các ống xăng dầu nằm trên cầu cảng đó được rút hết sản phẩm và tháo dỡ. Vì vậy trên công trường không còn xăng dầu ở trạng thái hở và nước mưa không bị nhiễm dầu. Nước mưa chảy tràn chỉ cuốn theo các tạp chất đất đá, cặn bẩn xuống sông Đồng Nai, các ảnh hưởng là rất nhỏ

(4) Nước thải do hoạt động nạo vét khu vực trước bến

Công tác nạo vét bùn đáy tại khu vực trước bến cho tàu neo đậu sẽ làm chất lượng nước sông tại khu vực nạo vét và khu vực thải bùn có khả năng bị tác động mạnh. Các tác động có thể xảy ra như sau:

- Tại khu vực nạo vét và vị trí đổ bùn nạo vét, độ đục của nước tăng lên, làm giảm khả năng tiếp nhận ánh sáng, giảm hiệu suất quang hợp và độ bão hòa của oxy hòa tan trong nước

- Tăng khả năng khuếch tán các chất bẩn từ bùn vào trong nước, làm cho chất lượng nước sông khu vực dự án bị tác động mạnh

- Làm thay đổi thành phần và mật độ thủy sinh, động vật đáy tại khu vực dự án

- Gây ảnh hưởng tới chủng loại và mật độ thủy sinh tại khu vực cầu cảng và vùng lân cận.

3.1.1.5 Chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh tại công trường thi công chủ yếu là rác thải sinh hoạt của công nhân và chất thải xây dựng.

- Rác thải sinh hoạt: bao bì, thực phẩm thừa… tạo từ các khu lán trại tạm thời do hoạt động sinh hoạt của công nhân lao động trực tiếp trên công trường thi công. Tại thời

điểm cao nhất, công trường có khoảng 100 công nhân tham gia thi công, khối lượng rác thải ước tính khoảng 30 kg/ngày

- Chất thải xây dựng gồm các vật liệu xây dựng như: gỗ, kim loại (khung nhôm, sắt, đinh sắt…) các tông, gỗ dán, xà bần, dây điện, ống nhựa, kính… phát sinh từ các công đoạn thi công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chất thải nguy hại: chủ yếu là các thùng chứa sơn sau khi đã sử dụng xong

- Bùn nạo vét trong quá trình thi công, dự kiến khối lượng đất nạo vét là 7.500 m3,

Những tác động này nếu không tìm biện pháp hạn chế thì không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân tham gia xây dựng công trình mà còn ảnh hưởng tới môi trường, mỹ quan xung quanh, các cơ sở, nhà máy và dân cư ở khu vực lân cận.

3.1.1.6 Vấn đề an toàn lao động và khả năng gây cháy nổ (1) Khả năng xảy ra sự cố cháy nổ

Sự cố cháy nổ rất nguy hiểm và dễ xảy ra tại khu vực tồn trữ xăng dầu, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công và xây dựng dự án. Nếu thiếu những biện pháp an toàn trong khi hoạt động do xăng dầu bay hơi, rò rỉ, chảy tràn thì việc cháy nổ rất dễ xảy ra. Nguyên nhân gây cháy nổ có thể xuất phát từ những hoạt động thường ngày, từ sự bất cẩn của người lao động như: đánh rơi vật liệu bằng thép gây tia lửa điện, hút thuốc trong khu vực cấm, tia lửa điện từ động cơ, do các sự cố chập điện…

Thực tế cho thấy sự cố cháy nổ xảy ra thường do nạp sản phẩm quá mức gây ra chảy tràn, do hỏng hóc các thiết bị phụ trợ.

Sự cố cháy nổ không những hủy hoại tài sản, thiết bị, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con người mà còn có khả năng phá hủy môi trường tự nhiên. Cháy nổ có thể gây ra những sự cố khác hoặc sản sinh ra những tác nhân gây ô nhiễm tới chất lượng đất, nước và chất lượng không khí như: sản phẩm chảy tràn, COx, SOx, NOx, bụi… Những sự cố cháy lớn có khả năng sinh ra lượng chất ô nhiễm lớn. Các khí SOx, NOx khi bị oxy hóa trong không khí, kết hợp với nước mưa tạo nên mưa axít gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thảm thực vật. Sản phẩm chảy tràn, nước chống cháy chứa hóa chất có thể ngấm xuống đất gây ô nhiễm nước ngầm hoặc chảy tràn xuống rạch làm ô nhiễm nước mặt, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sinh.

(2) Tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông đường bộ và đường thủy rất có khả năng xảy ra trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu cho quá trình thi công do khu vực dự án thường xuyên có tàu cập cảng.

Lập kế hoạch thi công thích hợp, tuân thủ luật giao thông sẽ ngăn ngừa khả năng gây ra tai nạn giao thông làm ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của công trình.

(3) Tai nạn lao động

Đây là các công tác đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian tháo dỡ, xây dựng, và lắp ráp các hạng mục công trình mới. Cũng giống như bất cứ một công trường xây dựng với qui mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm:

- Các ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời (thường xảy ra đối với các công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu);

- Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn do bản thân các xe cộ, tàu bè này;

- Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi vỡ, ...

- Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão gió gây đứt dây điện...

- Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công...

Nhìn chung các tác động nói trên ảnh hưởng đến môi trường không đáng kể và trong thời gian có hạn. Tuy nhiên, cũng cần có các biện pháp thích hợp để kiểm soát vì các tác động này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và tính mạng của công nhân tham gia xây dựng công trình

3.1.2. Đối tượng và quy mô bị tác động

3.1.2.1 Tác động đến tài nguyên sinh vật

(1) Do hoạt động của các phương tiện vận chuyển

Đối với các dạng tài nguyên sinh vật ở khu vực lân cận dự án: quá trình tháo dỡ và xây dựng sẽ làm ảnh hưởng đến thực vật trong khu vực như: có thể làm chết một số loại cây, cây cỏ, rau quả giảm khả năng quang hợp do bụi và khói thải, làm ô nhiễm nguồn nước mặt của sông Đồng Nai. Trong khu vực dự án không có động vật quí hiềm nên ảnh hưởng của dự án là không đáng kể.

(2) Do hoạt động nạo vét bùn đáy

Khi tiến hành nạo vét bùn đáy, lớp trầm tích dưới đáy sông bị xáo trộn nên hệ thủy sinh như các loài phiêu sinh, động vật đáy, cá, khu vực sinh sản của thủy sinh sẽ chịu ảnh hưởng. Nguồn tài nguyên sinh học của vùng sẽ bị suy giảm.

Lượng bùn, cát bị khuấy lên sẽ lan tỏa rộng ra và lắng đọng trên bề mặt thảm thực vật và động vật thân mềm, hủy diệt hệ sinh thái khu vực.

Khu vực tầng trên, các động vật thủy sinh chịu sự tác động bởi sự xáo trộn do hoạt động của xà lan, tàu thuyền. Độ đục của nước cũng tăng lên đáng kể, hàm lượng oxy trong nước giảm nên môi trường sống của hệ thủy sinh chịu tác động mạnh. Số lượng vi sinh vật dưới nước sẽ giảm dần đáng kể.

Độ tập trung bùn cao do lớp cặn lơ lửng trong quá trình nạo vét bùn đáy có tác dụng xấu tới hệ hô hấp của các loài sinh vật làm chúng di chuyển khỏi khu vực này để đến vùng nước sạch hơn. Một số loài động vật thân mềm có khả năng lột xác và động vật có vỏ cũng rất nhạy cảm đối với sự thay đổi dòng chảy và chất lượng nước do các biến động này làm đảo lộn nguồn thức ăn của chúng.

Tuy nhiên, khu vực cầu cảng chủ yếu tập trung các loài sinh vật ưa bẩn (như đánh giá ở mục 2.1.5) nên tác động do hoạt động nạo vét đến hệ sinh thái là không đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng thời, khu vực dự án vốn là khu vực hoạt động bến cảng phát triển rất mạnh trong thời gian gần đây. Do vậy môi trường sinh thái khu vực này đã có sự thay đổi thích ứng với điều kiện môi trường trên. Chính vì thế hoạt động sửa chữa nâng cấp của dự án sẽ không gây ra các ảnh hưởng lớn và không làm thay đổi đáng kể đến điều kiện sinh thái vốn có nơi đây.

3.1.2.2 Tác động bồi lắng dòng sông

Khả năng bồi lắng dòng sông chủ yếu liên quan đến việc di chuyển cặn bùn và những phù sa lơ lửng từ khu vực thi công nạo vét. Do đặc điểm chính rộng và sâu, phần dòng

chảy trên bãi hai bên hầu như không đáng kể và khu vực thi công khá bé nên ảnh hưởng đến bồi lắng dòng sông là không đáng kể.

3.1.2.3 Tác động đến các công trình kiến trúc trong khu vực

Dự án được thực hiện trên sông và cách xa khu dân cư nên trong quá trình thực hiện sẽ không gây tác động đến các công trình kiến trúc trong khu vực…

3.1.2.4 Tác động đến môi trường từ tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công xây dựng tác động chủ yếu đến sức khỏe của công nhân làm việc trực tiếp ngoài công trường, ảnh hưởng đến các cơ quan thính giác như giảm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút, gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. Tiếng ồn gây ra các chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, rối loạn tim mạch… làm suy yếu về thể lực, suy nhược thần kinh và làm giảm hiệu quả lao động.

3.1.2.5 Tác động đến môi trường không khí

(1) Bụi

Bụi có tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp, đến mắt, da... Bụi bám trên da có thể gây viêm da, tấy đỏ, ngứa, rát. Vào phổi, bụi gây kích thích cơ học và sinh phản ứng sơ hoá phổi, gây ra các bệnh về đường hô hấp: viêm phổi, khí thủng phổi, ung thư phổi, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, bệnh bụi phổi.

(2) Khí thải từ các phương tiện vận chuyển và máy móc thi công

Khí thải phát sinh từ các phương tiên giao thông vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng trong khu vực thực hiện dự án, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân xây dựng tại công trường. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng chỉ tập trung vào những khoảng thời gian vận chuyển của các phương tiện, không tập trung và thường xuyên.

Sunfua dioxyt (SO2)

SO2 tác động mạnh, gây tức ngực, đau đầu, khó thở… Độc tính chung của SOx là rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Hấp thu lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin . Hít thở không khí có nồng độ SO2 đến 50mg/m3 sẽ gây kích thích đường hô hấp, ho; nồng độ 130-260mg/m3 là liều nguy hiểm khi hít thở trong 30-60 phút; với nồng độ 1000-1300 mg/m3 là liều gây chết nhanh (sau 30-60 phút). SO2 còn là nguyên nhân gây nên mưa acid.

Nitơ oxyt (NOx)

Khí NO2 với nồng độ 100ppm có thể làm chết người và động vật chỉ sau vài phút, với nồng độ 5ppm có thể gây tác hại bộ máy hô hấp sau vài phút tiếp xúc, với nồng độ 15 - 50ppm gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan sau vài giờ tiếp xúc.

Khí Oxyt Carbon (CO)

CO gây tổn thương, thoái hóa hệ thần kinh và gây các biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, các loại viêm thanh quản cho công nhân đốt lò. Người và động vật có thể chết đột ngột khi tiếp xúc hít thở khí CO, do nó tác dụng mạnh với hemoglobin (Hb), (mạnh gấp 250 lần so với oxy) làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu và gây ngạt.

(3) Nhiệt độ cao

Ảnh hưởng do nhiệt độ trong môi trường làm việc đặc biệt quan trọng trong những ngày nắng nóng. Công nhân thi công phải làm việc trong thời gian dài trên những khu đất

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường DỰ ÁN SỬA CHỮA NÂNG CẤP CỤM CẦU CẢNG NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI (Trang 43)