Hình 4-6: Phương án triển khai phao ngoài sông

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường DỰ ÁN SỬA CHỮA NÂNG CẤP CỤM CẦU CẢNG NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI (Trang 79)

ngoài sao cho chắn được hết vết dầu loang

- Tàu kéo, kéo phao đi xiên vào gần bờ và cố định vào trụ cầy dẫn hoặc nhờ xà lan thả neo và giữ cố định đầu phao

- Căng phao như hình chữ J, xong cố định hai đầu phao - Thực hiện các thao tác như phương án 1

+ Khi sự cố xảy ra ở cảng A thì tàu kéo ponton đến giữa Shipyard hoặc xa hơn nữa tùy theo vết dầu loang rồi mới triển khai theo phương án trên.

+ Khi sự cố dầu xảy ra ở các đơn vị khác thì đội ứng cứu dầu tràn sẳn sàng hỗ trợ khi có lệnh của Ban Giám đốc.

Các yêu cầu khác

1. Gom dầu tràn bằng phao quây và xử lý tại chỗ là biện pháp hiệu quả duy nhất ứng cứu tràn dầu. Tuy nhiên, khi dòng chảy quá mạnh, hiệu quả thu gom bị hạn chế, do đó công tác phòng ngừa sự cố là quan trọng hơn cả.

2. Khi xảy ra sự cố, công tác thông tin liên lạc phải đảm bảo thông suốt. Tổ chức tốt việc điều hành giữa các đơn vị trong nhà máy, giữa nhà máy với Công ty, giữa Nhà máy với các cơ quan chức năng… nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.

3. Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị ứng cứu tràn dầu đã được trang bị tại Nhà máy. Tổ chức thực tập thường xuyên theo đúng quy định, có cập nậht sổ sách các công tác bảo trì, bảo dưỡng.

4.2.6. Phương án phòng chống cháy nổ

Các cảng biển, bến phao trong khu vực Tp.HCM có thể chia thành 03 khu vực, trong đó vị trí Cảng Saigon Petro thuộc khu vực số 02 cùng với Cảng Ximăng Holcim, Tân cảng Cát Lái, Cảng Petec, Cảng Vitaico, Cảng dầu thực vật, Nhà máy đóng tàu An Phú, Trường Hàng Giang II, Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, cảng Petecchim, cảng VK102 và các bến phao nằm ở phía gần bờ Đồng Nai.

Lực lượng và phương tiện phòng chống cháy nổ tại khu vực số 2 như sau: - Lực lượng: 258 người

- Tàu lai chữa cháy: 04 (trong đó có 1 tàu lai phao quay) - Xe chữa cháy: 10 xe

- Máy bơm chữa cháy:16 máy - Vòi rồng: 4490 cuộn

- Bình chữa cháy CO2 các loại: 201 bình - Bình chữa cháy bột khô các loại: 194 bình - Foam chữa cháy: 77782 lít

- Canô: 03 chiếc

Định kỳ 03 tháng 1 lần Cảng vụ Tp.HCM sẽ phối hợp với các Đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy trên sông kiểm tra các cảng biển về công tác phòng, chống cháy, nổ cho tàu thuyền neo đậu tại các cầu cảng

Định kỳ hàng năm, Cảng vụ Tp.HCM sẽ phối hợp với Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy trên sông cùng các cảng biển lên kế hoạch và tổ chức diễn tập chữa cháy tại từng khu vực.

(Theo công văn số 043/CVTPHCM-PC ngày 04/04/2005 của Cảng vụ Tp.HCM)

CHƯƠNG. 5 CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án Sửa chữa nâng cấp Cụm Cầu Cảng Nhà máy lọc dầu Cát Lái tại phường Thạnh Mỹ Lợi Quận 2, chủ đầu tư (Công Ty Một Thành Viên Dầu Khí TP.HCM) cam kết các nguồn thải (nước thải nhiễm dầu, rác thải sinh hoạt, rác xây dựng, tiếng ồn, khí thải…) được kiểm soát chặt chẽ, nồng độ các chất ô nhiễm phát thải vào môi trường đạt tiêu chuẩn hiện hành sau:

- Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 5937- 2005, TCVN 5938-2005, TCVN 5939 – 2005, TCVN 5948-1995

- Đồng thời chủ dự án phải quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn lao động cho công nhân trong quá thi công xây dựng

- Chủ dự án phải thiết lập chương trình phòng chống cháy nổ đạt tiêu chuẩn về PCCC TCVN 2622-1995 – Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình.

Trong suốt thời gian họat động của các cầu cảng, Chủ đầu tư cam kết các nguồn thải được kiểm soát chặt chẽ, nồng độ các chất ô nhiễm phát thải vào môi trường đạt theo đúng tiêu chuẩn hiện hành cụ thể:

- Thu gom toàn bộ nước thải nhiểm xăng dầu rơi vãi và từ các sự cố rò rỉ chảy tràn xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 5945-2005 (loại B)

- Chất lượng nước mặt tại khu vực các cầu cảng đạt chất lượng TCVN 5942 - 1995

- Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 5937- 2005, TCVN 5938-2005, TCVN 5939 – 2005, TCVN 5948-1995.

- Chủ dự án phải thiết lập chương trình phòng chống cháy nổ đạt tiêu chuẩn về PCCC TCVN 2622-1995 – Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đảm bảo an ninh hàng hải của cảng biển bao gồm phòng cháy chữa cháy

- Thường xuyên diễn tập và sẵn sàng ứng cứu dầu tràn, gom và tách dầu ngay trên sông khi có sự cố.

- Các phương tiện vận chuyển (tàu, xà lan…) không xả cặn dầu trực tiếp xuống khu vực cầu cảng.

- Đồng thời chủ dự án phải quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn lao động cho công nhân cấp phát

Chủ đầu tư sẽ triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, cử cán bộ đào tạo quản lý vận hành đúng kỹ thuật, biết tự giám sát hiệu quả xử lý và điều chỉnh phù hợp bảo đảm các chỉ tiêu môi trường đầu ra đạt tiêu chuẩn quy định.

Trong quá trình dự án đi vào hoạt động, nếu có yếu tố môi trường nào phát sinh, chúng tôi sẽ trình báo ngay với cơ quan quản lý môi trường địa phương để xử lý ngay nguồn ô nhiễm này.

Các cầu cảng Cát Lái đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật của cảng biển theo các quy định của Cục Hàng Hải Việt Nam. Cụm cầu cảng có đủ phương tiện xử lý sự cố, ứng cứu tràn dầu.

Mọi phương tiện thủy hoạt động tại khu vực cảng phải đáp ứng mọi quy định của Cục hàng hải và được kiểm tra, hướng dẫn, chỉ dẫn hoa tiêu bởi các cơ quan lý.

CHƯƠNG. 6 CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

6.1. CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

Khi dự án đi vào hoạt động, lượng nước thải nhiễm dầu phải được quan tâm hàng đầu. Vì thế, toàn bộ lượng nước thải nhiễm dầu sẽ được đưa về trạm xử lý của nhà máy lọc dầu.

Thiết bị ứng cứu sự cố dầu tràn và xử lý nước nhiễm dầu tại chỗ được kiểm định 2 năm/lần và được thay thế, nâng cấp khi cần.

6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 6.2.1. Chương trình quản lý môi trường

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của dự án, kế hoạch của việc quản lý môi trường được đề xuất những nội dung sau:

Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát ô nhiễm gồm: kiểm soát và báo cáo với Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh các tác động ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình hoạt động của dự án cũng như trong quá trình thi công dự án Xử lý, vận chuyển và thải bỏ các chất thải đúng theo yêu cầu của sở tài nguyên và môi trường và đúng quy định của luật bảo vệ môi trường Việt Nam

Thực hiện tốt chương trình quan trắc gồm: chương trình quan trắc ô nhiễm môi trường nước, không khí trong các giai đoạn lắp đặt máy móc và thực hiện dự án

6.2.2. Chương trình giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn dự án nâng cấp sửa chữa

6.2.2.1 Chương trình giám sát nước mặt

Giám sát các chỉ tiêu: pH, BOD, COD, SS, dầu mỡ, thủy sinh…

Vị trí giám sát: 05 điểm, tại khu vực cập cảng của 3 cảng, thượng lưu Sông Đồng Nai và hạ lưu Sông Đồng Nai.

Tần suất giám sát: 06 tháng/lần

Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5942-1995

6.2.2.2Chương trình giám sát chất lượng môi trường không khí xung quanh

Giám sát các chỉ tiêu : ồn, bụi, CO, NO2, SO2, nhiệt độ, độ ẩm, THC, hơi xăng dầu… Vị trí : 03 điểm (tại khu vực cập tàu thuyền, xà lan của mỗi cảng)

(Xem bản vẽ giám sát chất lượng mội trường môi trường phần phụ lục)

Tần suất giám sát: 06 tháng/lần.

Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5937-2005, TCVN 5938 – 2005, TCVN 5939-2005, TCVS 3733/2002/QĐ-BYT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.2.3. Chương trình giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn dự án đi vào họat động

2.2.1 Chương trình giám sát nước thải

Hoạt động của Cụm cầu cảng gắn liền chặt chẽ với Nhà máy lọc dầu: nước thải nhiễm dầu của cầu cảng được xử lý ở hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy, nước thải sau xử lý được đưa ra sông Đồng Nai cũng ra khu vực cầu cảng. Vì vậy, các nội dung quan trắc môi trường (nước) được thực hiện theo chương trình quan trắc của Nhà máy lọc dầu Giám sát các chỉ tiêu: pH, BOD, COD, SS, dầu mỡ…

Vị trí giám sát: 02 điểm, tại vị trí nước đầu ra của trạm xử lý Nhà máy lọc dầu và vị trí cuối, xả ra sông Đồng Nai.

Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5945-2005 (Loại B)

2.2.2 Chương trình giám sát nước mặt

Giám sát các chỉ tiêu: pH, BOD, COD, SS, dầu mỡ, thủy sinh…

Vị trí giám sát: 06 điểm, tại khu vực cập cảng của 3 cảng, Rạch Bà Hận, thượng lưu Sông Đồng Nai và hạ lưu Sông Đồng Nai.

Tần suất giám sát: 06 tháng/lần

Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5944-1995

2.2.3 Giám sát môi trường xung quanh Môi trường không khí xung quanh

Giám sát các chỉ tiêu : ồn, bụi, CO, NO2, SO2, nhiệt độ, độ ẩm, THC, hơi xăng dầu…

Vị trí : 03 điểm (tại khu vực cập tàu thuyền, xà lan của mỗi cảng)

(Xem bản vẽ giám sát chất lượng mội trường môi trường phần phụ lục)

“ Tần suất giám sát: 06 tháng/lần.

Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5937-2005, TCVN 5938 – 2005, TCVN 5939-2005, TCVS 3733/2002/QĐ-BYT

6.2.4. Các biện pháp hỗ trợ

Ngoài các giải pháp kỹ thuật và công nghệ là chủ yếu có tính chất quyết định để làm giảm nhẹ các ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường, các biện pháp hỗ trợ cũng góp phần hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường:

- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp trong khu vực cảng. Thực hiện thường xuyên và có khoa học các chương trình vệ sinh, quản lý chất thải trong khu cụm cảng

- Dần dần thực hiện việc hoàn thiện và cải tạo lối sống nhằm hạn chế ô nhiễm, tránh sử dụng nhiều các nguyên liệu và hóa chất độc hại

- Cùng với các bộ phận khác trong khu vực này, tham gia thực hiện các kế hoạch hạn chế tối đa các chất ô nhiễm, bảo vệ môi trường theo các quy định và hướng dẫn chung của các cấp chuyên môn và thẩm quyền của Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đôn đốc và giáo dục các hộ dân trong khu nhà ở thực hiện các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Thực hiện việc kiểm tra sức khỏe, kiểm tra y tế định kì.

CHƯƠNG. 7 DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG

7.1. Chi phí xử lý nước thải

Nước nhiễm dầu thu gom tại sàm sản xuất và sàn nhập - Hàm lượng dầu: 6-20 ppm

- BOD (200C): 80-150 ppm - Chất lượng nước thải sau xử lý: - Hàm lượng dầu: 1-3 ppm - BOD (200C): 5-50 mg/l Chi phí xử lý 100 m3 nước thải.

Mục chi phí Sử dụng Khôi lượng Thành tiền (VNĐ)

1 Điện Bơm Máy nén khí 110 kWh 330.000 2 Chất thấm dầu Bọt hút dầu 2 m2 600.000 3 Hóa chất trung hòa NaOH, NaHCO3 0, 5 kg 60.000 4 Bùn hoạt tính Bùn sinh học Nuôi cấy vi sinh 8 m3- 19.000.000 5 Chăm sóc thực vật mương sinh học Nuôi trồng Vệ sinh nước Bể 80m x 4m 200.000 6 Xử lý chất thải rắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giẻ lau, chai, bình

10 kg 900.000

7 Kiểm nghiệm 5 chỉ tiêu phân tích

4 mẫu 4.800.000

8 Nhân công Vận hành 3 công 120.000

Tổng chi phí 26.310.000

Chi phí trung bình xử lý 1 m3 nước thải thu gom tại cầu cảng: 263.000 đồng/m3

7.2. Chi phí bảo dưỡng thiết bị

Tổng kinh phí bảo dưỡng hệ thống, thiết bị ứng cứu tràn dầu: 32.914.500 đ/ 2 năm/lần. Chi phí bảo dưỡng của từng thiết bị được liệt kê trong bảng sau:

TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐVT S.Lượng Đơn Giá Thành Tiền

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

- Đưa ponton lên đà và hạ thủy - Ponton lưu trên đà

- Thuê tàu kéo đưa pontoon về ụ sửa chữa, xong đưa ra Cảng Cát Lái.

- Mài đo chiều dày tole vỏ bằng siêu âm và lập bản vẽ khảo sát tole vỏ trình chủ tàu và đăng kiểm

- Vệ sinh, gõ rỉ khoang két pontoon.

- Gõ rỉ 50% DT vỏ ngoài ponton - Vệ sinh bề mặt vỏ ngoài còn lại - Sơn vỏ ngoài pontoon (4 lớp) - Kẻ số thước lớn, mớn nước,

vòng đăng kiểm, tên ponton và các kí hiệu khác

- Chi phí đăng kiểm (lệ phí và các chi phí khác)

- Gõ rò rỉ, sơn neo.

- Hàn đường hàn mòn tole vỏ. - Bảo dưỡng 4 tời neo

- Sơn chống rỉ (VNLD – Chungoku nhật) - Sơn phủ máu xám nhạt ( -nt- ) - Sơn xanh ( - nt- ) - Sơn vàng ( -nt- ) - Sơn đen ( -nt- ) - Sơn keo eposy ( -nt- ) - Dung môi pha sơn Eposy (2

thành phần)

- Dung môi pha sơn (1 thành phần Lần Ngày Lượt Ponton M2 M2 M2 M2 Ponton Bộ Mét Bộ Lít Lít Lít Lít Lít Lít Lít Lít 02 10 02 01 100 99 99 715 01 04 20 04 40 20 02 01 04 50 05 05 3.000.000 100.000 3.000.000 18.000 18.000 5.000 1.500 600.000 50.000 30.000 350.000 60.000 45.000 45.000 45.000 45.000 70.000 40.000 30.000 6.000.000 1.000.000 6.000.000 2.000.000 1.800.000 1.782.000 495.000 1.072.500 600.000 2.500.000 200.000 600.000 1.400.000 2.400.000 900.000 90.000 45.000 180.000 3.500.000 200.000 150.000

Tổng giá trị bảo trì, bảo dưỡng thiết bị (thuế VAT 5%) 32.914.500đ

CHƯƠNG. 8 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

8.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP PHƯỜNG

Qua bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, UBND phường có ý kiến như sau:

Dự án sửa chữa nâng cấp cầu cảng thuộc nhà máy lọc dầu cát lái do Công Ty TNHH Một Thành Viên Dầu Khí TP.HCM – Saigon Petro làm chủ đầu tư đã được cục hàng hải – bộ giao thông vận tải chấp thuận bằng văn bản số 929/CHHVN – BCB ngày 09/6/2006 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, nội dung báo cáo đã nêu được những tác động chính cũng như đề xuất biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

Đề nghị chủ đầu tư dự án thực hiện đúng các phương án để khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường như trong báo cáo đề xuất.

8.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP PHƯỜNG

Căn cứ công văn 2343/CV – DK – KTSX của Công Ty TNHH Một Thành Viên Dầu Khí TP.HCM. Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Phường Thành Mỹ Lợi có ý kiến nhận xét về các biện pháp bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án như sau:

Có các biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; đảm bảo không để rò rỉ; phát tán khí thải; hơi khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát cháy gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường DỰ ÁN SỬA CHỮA NÂNG CẤP CỤM CẦU CẢNG NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI (Trang 79)