ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường DỰ ÁN SỬA CHỮA NÂNG CẤP CỤM CẦU CẢNG NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI (Trang 62)

vấn đề ô nhiễm môi trường như: chất thải rắn, môi trường không khí, môi trường nước… Đặc biệt là môi trường nước do khu vực dự án thi công là Sông Sài sòn - Đồng Nai. Nhiệm vụ chủ yếu của cụm cảng là nhận và xuất các loại xăng, dầu hoá lỏng. Trong quá trình này rất dễ làm cho hệ thống sông tại khu vực bị nhiễm dầu và các ảnh hưởng môi trường khác. Do đó cần phải đánh giá kỹ về những ảnh hưởng đến môi trường khi dự án thi công xây dựng cũng như khi dự án đi vào hoạt động.

4.1. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN SỬA CHỮA NÂNG CẤP VÀ XÂY DỰNG CỤM CẦU CẢNG

4.1.1. Biện pháp tổ chức thi công

• Trong quá trình thi công, phải tuân thủ theo các quy trình, quy phạm thi công do bộ giao thông vận tải và bộ xây dựng ban hành.

- Quy định về đóng cọc.

- Các quy định về vật liệu: xi măng, cát, đá, cốt thép...

- Quy định về thép xây dựng, đường hàn, bê tông và bê tông cốt thép, các quy định mẫu thử vật liệu và sản phẩm.

- Các quy định về sai số cho phép khi lắp đặt ván khuôn đổ bê tông tại chỗ, các sai số cho phép với các cấu kiện bêtông đúc sẵn hoặc đổ tại chỗ.

- Các quy định về nghiệm thu công tác, đổ bêtông (phần lớn cốt liệu phải đạt tiêu chuẩn, cát đá phải sạch, hàm lượng bẩn không được vượt quá giới hạn cho phép).

- Cần có biệp pháp đảm bảo độ xiên cọc theo thiết kế thi công tiến hành thi công hàn nối cọc trước khi đóng cọc trụ va TV1, TV2 (do độ sâu trước bến lớn).

• Khi đổ bê tông trụ va cần tuân thủ theo trình tự sau:

- Chiều cao của một đợt đổ liên tục h<1,5m và được phân làm hai lớp đổ mỗi lớp có chiều dày < 0,8m. Khoảng thời gian quay vòng 1 lớp đổ không quá 1 giờ.

- Thời gian chờ đợi để đổ đợt tiếp theo không ít hơn 4 ngày đêm tính từ lúc đổ xong đợt đổ phía dưới.

- Đối với bề mặt bê tông lớp đổ phía dưới phải được xử lý trước khi đổ tiếp đợt sau: bề mặt phải được làm nhám, rửa sạch, tưới nước xi măng sau đó tiến hành trải một lớp vữa xi măng cát M 300 dày 1-1,5cm.

• Khi đổ xong bê tông các cấu kiện cần tiến hành bảo dưỡng theo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 5592-1991. Đối với bê tông trụ va sau khi đổ bê tông xong cần được che chắn nắng chiếu sáng trực tiếp trong thời gian 2 tuần đầu tiên.

• Trong qúa trình đóng cọc nhà thầu cần theo dõi và quan trắc thường xuyên sự chuyển vị, chấn động với các công trường xung quanh (nếu có) và điều chỉnh phương án hạ cọc (nếu cần thiết).

• Trong quá trình thi công nạo vét khu nước cần phải đảm bảo các quy định về công tác bảo vệ môi trường trong khu vực cũng như trong qúa trình vận chuyển, đổ đất và phun hút tại vị trí đổ đất, được các cơ quan chuyên nghành chấp thuận.

• Trong thời gian thi công, phạm vi thi công phải có biển báo để đảm an toàn. Đơn vị thi công cần liên hệ với các cơ quan quản lý chuyên ngành ra các thông báo hàng hải báo hiệu khu vực thi công cầu cảng, tuân thủ tuyệt đối các quy tắc an toàn lao động để không xảy ra tại nạn lao động khi thi công.

• Nhà thầu thi công phải tuân theo phương án phòng chống cháy nổ trong khu vực thi công. Tuân thủ các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ của chủ đầu tư.

4.1.2. Khống chế tiếng ồn và rung động

Các phương tiện máy móc gây tiếng ồn phải đặt ở cự ly hợp lý tránh ảnh hưởng đến người dân và các công trình xung quanh. Theo quy định như sau:

- Khu trộn bêtông: Mức độ tiếng ồn lớn nhất ở khoảng cách 15m là 90 dBA. Mức độ tiếng ồn xa hơn có thể xác định bằng quy luật: cứ 6 dBA cho 2 lần khoảng cách. Nhìn chung tiếng ồn phát sinh trong quá trình đổ bê tông và các máy móc thiết bị phục vụ cho giai đoạn này là điều không thể tránh khỏi. Nhưng công ty sẽ thực hiện các biện pháp giảm ồn sau để hạn chế tiếng ồn đến mức thấp nhất:

- Sử dụng các loại máy móc thiết bị ít gây ồn

- Áp dụng biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa thao tác và rút ngắn thời gian thi công đến mức tối đa.

- Thực hiện biện pháp vây kín khu vực dự án đang thi công xây dựng

- Tổ chức và bố trí thời gian vận chuyển vật liệu và vận chuyển xà bần ra bên ngoài công trình một cách hợp lý.

- Các loại máy móc như gầu xúc, xe tải…có thể gây ra tiếng ồn là 90 dBA ở khoảng cách 15 m. Nếu các máy đó hoạt động cùng lúc thì độ ồn tăng lên từ 95 – 98 dBA. Vì thế cần phải phân bổ thời gian hoạt động cho các loại máy móc, hạn chế đến mức thấp nhất các loại máy móc này hoạt động cùng lúc

- Thực hiện kế hoạch thi công hợp lý.

4.1.3. Khống chế ô nhiễm bụi, khí thải

Để giảm bớt các tác động đến môi trường không khí, những biện pháp sau đây được đề nghị:

- Tránh việc hoạt động đồng thời của quá nhiều xe, máy.

- Tổ chức tốt việc vận chuyển vật liệu, như tránh vận chuyển vào giờ cao điểm và che đậy chu đáo.

- Vật liệu cần được chứa trong các nhà kho.

- Áp dụng các biện pháp thi công hiện đại, cơ giới hóa trong vận hành và tối ưu hóa quá trình thi công .

4.1.4. Khống chế ô nhiễm môi trường nước

Nước thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng như: nước rửa xe, nước tràn do trộn bê tông, đổ sàn, đào móng…chủ yếu bị lẫn đất, cát, xà bần, vật liệu xây dựng… Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng tại khu vực dự án khá đầy đủ bao gồm nhà vệ sinh, căn tin, khu cơ điện…Do đó có thể tận dụng hạ tầng sẵn có để phục vụ cho quá trình thi công dự án.

4.1.5. Quản lý và xử lý chất thải rắn

Các loại rác thải cần được quản lý chặt chẽ, cụ thể như: • Chất thải xây dựng

- Các loại đất, cát, đá, xà bần,…được tập trung tại nơi qui định của dự án. Định kỳ các loại chất thải này sẽ được vận chuyển đến các bãi rác xây dựng của Thành phố hoặc hợp đồng mua bán với các đơn vị cần dùng lượng rác này để san lấp nền…

- Các loại bao bì vật liệu xây dựng (bao xi măng), gỗ, nhựa… được thu gom lại để tái sử dụng.

• Rác thải sinh hoạt: bố trí các giỏ rác có nắp đậy tại khu vực lán trại và phân loại, thu gom mỗi ngày đưa về thùng rác tập trung của Nhà máy lọc dầu, xử lý chung cùng với rác thải từ nhà máy

4.1.6. Khống chế ô nhiễm và ngăn ngừa sự cố trong quá trình thi công nạo vét (1) Phòng ngừa khả năng sụ lở bến do khả năng nạo vét

Nhìn chung môi quan tâm lớn nhất trong quá trình thi công cảng và cầu cảng là nguy cơ rạn nứt, sụt lở và trượt đất trong khu vực thi công. Trong dự án này, khả năng chống sụt lở và trượt đất phụ thuộc vào độ sâu nạo vét và độ dốc đáy của khu vực nạo vét.

Căn cứ vào tài liệu khảo sát điều kiện địa hình khu vực cảng như trên, cao độ đáy bến yêu cầu tính toán là -11,0m (hải đồ); xác định phạm vi nạo vét của khu cụm cảng từ tuyến mép bến trở ra đến đường sâu -11,0m; cao độ nạo vét -11,0m. Với phương án nạo vét trên, khả năng trượt đất sẽ không đáng kể.

(2) Ngăn chặn bùn nạo vét chảy lan rộng ra sông

Nhằm, hạn chế ảnh hưởng của các dòng nước đục trong qúa trình thi công nạo vét đến các vùng xung quanh, có thể thực hiện một số giải pháp như sau:

- Lựa chọn công nghệ nạo vét hiện đại và phù hợp. Dự kiến nạo vét bằng tàu quốc biển nhiều gàu và dùng xà lan mở đáy vận chuyển bùn nạo vét. Phương án nạo vét bằng tàu quốc biển nhiều gàu có ưu điểm là tính cơ động năng suất nạo vét cao, trang thiết bị hiện đại, thời gain thi công nhanh, hệ thống an toàn hàng hải được trang bị đầy đủ và ít ảnh hưởng đến quá trình khai thác của cầu tàu hiện hữu.

- Tiến hành thi công nạo vét vào lúc triều xuống để giảm thiểu lượng cặn bùn và dễ thực hiện nạo vét.

- Phân chia phạm vi khu vực nạo vét nhỏ để lượng cặn lắng chuyển đi với số lượng tối thiểu và khi lượng bùn nạo vét được chuyển đi thì khu vực nạo vét xong được khoanh vùng và vì thế giảm được độ đục của nước.

(3) Phương án thu gom bùn đất nạo vét

Theo tình hình địa chất khu vực, đáy sông là lớp cát mịn có bề dày 1,5m. Do vậy, thành phần bùn nạo vét từ đáy sông chủ yếu là cát mịn sạch, đủ tiêu chuẩn đề sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng.

Công tác thi công xây dựng tại khu vực cầu cảng của Nhà máy Lọc dầu Cát Lái – Công ty TNHH Một Thành Viên Dầu Khí Tp.HCM – Saigon Petro được thực hiện bởi đơn vị thi công là Công ty Xây dựng Công trình Cảng. Đơn vị thi công đã trình công văn số

341-CTC-KHKT và được sự chấp thuận của Cảng vụ Tp.HCM về việc đổ bùn đất (cát mịn) nạo vét trong quá trình thi công tại khu vực Dự án hạ tầng khu nhà ở cán bộ - công nhân viên tại xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè.

Phương án thi công thu gom bùn đất sử dụng xáng cạp và sà lan mở đáy để vận chuyển bùn đất. Bùn sẽ được bơm hút ngay trong ngày để tránh tình trạng gây ô nhiễm mùi do quá trình phân hủy của bùn, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí và cảnh quan khu vực thi công.

(4) Các biệp pháp an tòan trong quá trình nạo vét

Theo dõi lịch trình giao thông của các phương tiên vận chuyển có tải trọng lớn ra vào trên tuyến, đồng thời bố trí một cách hợp lý về vị trí neo đậu xà lan, tàu nạo vét, phạm vi nạo vét, thời điểm thi công nạo vét… Trong trường hợp vị trí nạo vét lấn sâu vào tim luồng thì tuyệt đối không được thi công vào thời điểm trùng lặp với các hành trình lưu thông tàu trên tuyến

Lưu ý đến việc trang trang bị các dụng cụ báo hiệu luồng nạo vét theo quy định hiện hành về ban ngày và ban đêm, các dụng cụ và thiết bị neo buộc xà lan, xáng cạp, xà lan vận chuyển bùn đất. Các thiết bị này phải đảm bảo an tòan về kỹ thuật, chắc chắn và tiện lợi sử dụng

4.1.7. Biện pháp an toàn lao động và phòng cháy nổ

Tuân thủ các qui định về an toàn lao động, tại công trường thi công phải đảm bảo:

- Các cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân thi công xây dựng như nhà ăn, nghỉ nghơi, tắm rửa, y tế, vệ sinh.

- Phải lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ…

- Thiết kế chiếu sáng cho những nơi cần làm việc ban đêm

- Trang bị thiết bị và quần áo bảo hộ lao động cho công nhân cấp phát tại công trường như: mũ, bao tay, mắt kính…

- Lắp đặt các thiết bị chống ồn cho những khu vực có mức ồn cao như máy phát điện, máy trộn bê tông, máy cưa…

- Quy định cụ thể vị trí khu vực vệ sinh, bãi rác, tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi.

- Theo dõi lịch trình giao thông của các phương tiện vận chuyển có tải trọng lớn ra vào trên tuyến, đồng thời bố trí một cách hợp lý về vị trí neo đậu xà lan, tàu nạo vét,

phạm vi nạo vét, thời điểm thi công nạo vét… Trong trường hợp vị trí nạo vét lấn sâu vào tim luồng thì tuyết đối không được thi côngvà thời điểm trùng lặp với hành trình lưu thông tàu trên tuyến.

- Lưu ý đến viêc trang bị các dụng cụ báo hiện luồng nạo vét theo quy định hiện hành về ban ngày và ban đêm, các dụng cụ và thiết bị neo buộc xà lan, xáng cạp, xà lan vận chuyển bùn đất. Các thiết bị này phải đảm bảo an toàn về kỹ thuật, chắc chắn và tiện lợi sử dụng.

4.2. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

Cụm cảng này dùng để các tàu, thuyền, xà lan … cập bến để xuất cũng như nhận các loại dầu khí đốt hóa lỏng và hóa chất vào Nhà Máy Lọc Dầu. Tại cụm cảng không xảy ra các hoạt động san chiết hoặc pha chế nào bất kỳ. Do đó, khả năng phát sinh và gây ô nhiễm ít hơn so với sản xuất trong Nhà Máy Lọc Dầu. Nhìn chung khi dự án đi vào hoạt động có khả năng gây ra các sự cố tràn dầu làm ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. Sau đây là các biện pháp chủ đầu tư sẽ thực hiện khi dự án đi vào hoạt động:

4.2.1. Khống chế ô nhiễm nước thải (1) Nước thải nhiễm dầu

Yêu cầu quan trọng nhất là không để rơi vãi xăng dầu. Khi tháo ống (sau khi nhập xuất) phải gom, hứng và bơm chuyển về bồn. Khi vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị phải gom chuyển toàn bộ nước nhiễm dầu về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.

- Chỉ tiếp nhận vào bến những tàu có đủ trang thiết bị về môi trường. (Tàu đáy đôi, mạn kép…), các tàu được cấp đủ giấy chứng nhận của các cơ quan quản lý chuyên ngành

- Nghiêm cấm tất cả các tàu đến cầu cảng xả các loại nước thải sinh hoạt, rác sinh hoạt và nước vệ sinh tài trực tiếp xuống sông. Các tàu phải được trang bị sẵn các thiết bị và dụng cụ xử lý nước thải, nước nhiễm dầu đế tách loại dầu, cặn trước khi bơm nước thải từ các khoang tàu ra sông. Trong trường hợp tàu chưa có điều kiện trang bị các thiết bị này thì cầu cảng sẽ có trách nhiệm tiếp nhận các loại nước thải nhiễm dầu từ tàu, xà lan bơm lên bể chứa chung để tiến hành xử lý chung tại trạm xử lý nước thải của nhà máy lọc dầu Cát Lái. Sau khi xử lý, nước thải đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 lọai B và thải ra nguồn tiếp nhận là rạch Bà Hận.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy lọc dầu Cát Lái

Hình 4-1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy lọc dầu Cát Lái (2) Nước thải sinh hoạt của công nhân

Mọi sinh hoạt cá nhân của công nhân trên cảng đều ở nhà nghỉ của bộ phận cấp phát (trên bờ) có nhà vệ sinh và bể tự họai hợp chuẩn.

Thuyết minh:

Công suất của trạm xử lý nước thải hiện hữu của nhà máy lọc dầu Cát Lái là 30 m3/ngày Đối với nước thải nhiễm dầu từ các sự cố rò rỉ chảy tràn sẽ dùng phao quây dầu để khoanh vùng sau đó sử dụng skimmer thu dầu nhờ hệ thống máy bơm dẫn về trạm xử lý. Toàn bộ nước thải phát sinh từ họat động của cầu cảng, sự cố rò rỉ chảy tràn và các họat động sản xuất của nhà máy lọc dầu cát lái sẽ được thu gom và dẫn về bể thu nước thải

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường DỰ ÁN SỬA CHỮA NÂNG CẤP CỤM CẦU CẢNG NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w