Du lịch Yên Tử và những giải pháp để phát triển
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch là một trong những ngành kinh tế có mối quan hệ gắn bó mật thiết
với các giá trị văn hoá, xã hội với môi trường tự nhiên Ngày nay, nhu cầu đời
sống con người ngày càng nâng cao, áp dụng những tiến bộ về khoa hoc kỹ
thuật ngày càng tăng cùng với sự tăng trưởng kinh tế, xu thế hoà nhập nhu cầu
đa dạng của con người muốn đươc giao lưu để hiểu biết chính mình, hiểu xã
hội,thiên nhiên đang trở thành hiện tượng phổ biến do đó đã dẫn đến sự bùng
nổ trong hoạt động du lịch có tính phổ cập toàn cầu Ngày nay, du lịch càng
phát triển với nhiều loại hình như du lịch sinh thái,du lịch văn hoá, thăm quan
nghỉ dưỡng du lịch mang lại sự thoải mái cho du khách về nhu cầu giải trí,cân
bằng trạng thái,tinh thần, thể lực sau ngày lao động mệt nhọc vất vả của nếp
sống công nghiệp – tuy nhiên, trong một thời gian dài, việc phát triển du lịch
mới chỉ quan tâm tới việc xây dựng các khách sạn, nhà hàng, các sản phẩm du
lịch với mục đích thu nhập nhiều hơn lượng du khách Việc làm này đã mang lại
một nguồn lợi đáng kể, song cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực hủy hoại các
sinh thái và nguy cơ ô nhiễm môi trường, làm gia tăng các tệ nạn xã hội như mại
dâm, ma tuý làm biến đổi các giá trị văn hoá truyền thống và huỷ hoại các khu
di tích lịch sử
Khu di tích lịch sử danh thắng Yên Tử là một khu du lịch thuộc thị xã
Uông bí đang ngày càng phát triển và thu hút được sự chú ý của du khách và các
nhà đầu tư
Trong những năm gần đây, du lịch Yên Tử đã có những bước chuyển biến
tích cực và đạt được những kết quả đáng kể Hạ tầng cơ sở du lịch được đầu tư
và cải thiện, cơ sở du lịch và phương tiện, thiết bị phục vụ du lịch được tăng
cường; hệ thống sổ theo dõi đươc thiết lập; đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Ban
đã có bước trưởng thành số lượng khách về thăm quan lễ phật Yên Tử ngày
càng tăng: năm 2001 là 22 vạn lượt khách,năm 2002: 33 vạn lượt khách, năm
2003: 35 vạn lượt và năm 2004: 48 vạn lượt khách
Trang 2Công tác quản lý, tổ chức hoạt động du lịch tại Yên Tử góp phần vào qúa
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống cho người dân địa
phương, tạo ra tiền đề quan trọng để đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch Yên Tử
nói riêng và du lịch Quảng Ninh nói chung trong những năm tiếp theo
Tuy nhiên trong thời gian qua, du lịch Yên Tử kết quả đạt được còn chưa
tương xứng với tiềm năng vốn có của khu di tích Vấn đề đặt ra là làm thế nào
để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch vừa đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao
đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc.Chính vì vậy mà tôi đã chọn vấn
đề: “Du lịch Yên Tử và những giải pháp để phát triển’’ làm đầu đề cho khoá
luận tốt nghiệp của mình
Nghiên cứu về sự phát triển du lịch Yên Tử để đưa ra những giải pháp
góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển du lịch khu di tích danh thắng Yên Tử
thực sự trở thành khu du lịch hấp dẫn đối với khách trong nước và khách quốc tế
nhằm nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp không khói, góp phần đẩy mạnh
sự tăng trưởng kinh tế – xã hội trên địa bàn thị xã Uông Bí
Do hạn chế về thời gian cũng như trình độ mà khoá luận chỉ tập trung
nghiên cứu một số địa điểm chính, mang tính đại diện và là nơi thu hút nhiều du
khách đó là: Khu vực trung tâm khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (Từ
chùa giải oan lên đến chùa đồng) Từ chùa Hoa Yên đi Thác vàng.Từ HoaYên đi
thác Bạc, am Hoa, am Dược /
Trong quá trình làm khoá luận việc thu thập các tài liệu liên quan là rất
quan trọng và cần thiết vì vậy chúng tôi đã thu thập những thông tin, tài liệu về
điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, lịch sử, quy hoạch phát triển du lịch và một
số nghiên cứu về hoạt động du lịch Yên Tử làm cơ sở cho những phân tích
nghiên cứu đặt ra đối với khoá luận
Khoá luận đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ
thống Do đó đã sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu tự nhiên và tổ
chức khai thác lãnh thổ du lịch
Trang 3Phương pháp điều tra, phỏng vấn đã giúp chúng tôi thu nhập một cách
nhanh chóng và khách quan cũng như có tính chính xác cao, chúng tôi tiến hành
phỏng vấn các cá nhân và tổ chức có liên quan tới khu vực nghiên cứu, khi áp
dụng phương pháp này việc sử dụng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn chính thức
được thực hiện Đối tượng chủ yếu là khách thập phương, các chuyên gia trong
lĩnh vực du lịch và người địa phương
Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp gồm 3 chương
Ch ương I: Tiềm năng du lịch
Ch ương II: Hiện trạng phát triển du lịch
Ch ương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch Yên Tử bền
v ững
Trang 4CHƯƠNG I: TIỀM NĂNG DU LỊCH
I.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
I.1.1 Vị trí địa lý
Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công – Thị xã Uông Bí, có toạ độ địa lý:
+ Từ 210 05 đến 210 09 vĩ độ Bắc
+ Từ 1000 43 đến 1000 45 độ Kinh đông
Phía Bắc: Giáp tỉnh Bắc Giang, phía nam giáp đường 18 A
Phía Tây: Giáp huyện Đông Triều, phía Đông giáp khu vực Than Thùng
xã Thượng Yên Công, Uông bí Tổng diện tích tự nhiên 2.686 ha thuộc 3
khoảng của tiểu khu 9, 9 khoảng thuộc tiểu khu 32 và 10 khoảng thuộc tiểu khu
36
I.1.2 Địa hình, địa thế
Yên tử được giới hạn bởi dãy đông chính Yên Tử với đỉnh cao nhất là
1068 m hai vai là các đỉnh 600 m và 908 m, có 2 dãy dòng phụ chạy theo hướng
Bắc Nam
Phía Bắc là dãy đông chính của Yên Tử; phía Đông từ đỉnh 908 m về suối
Bãi Dâu; phía Tây từ đỉnh 600 m đổ xuống ngọn suối chính, suối Vàng Tân,
phía Nam giáp đường 18 A từ suối Vàng Tân đến suối Bãi Dâu
Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh, độ dốc bình quâ từ 200- 250 có một số
nơi độ dốc có thể đạt tới trên 350, núi đất xen lẫn núi đá và có đỉnh cao nhất của
dãy Yên Tử Hệ thống dòng chính và dòng phụ của khu vực dự án đã ôm trọn hệ
thuỷ suối Giải Oan và một mái thu nước của hệ thuỷ suốt Vàng Tân
I.1.3 Địa chất thổ nhưỡng
Trang 5Đá mẹ: nền địa chất của Yên Tử nằm trong hệ địa chất của Vòng cung
Đông Triều được hình thành từ kỳ đệ tứ qua các cuộc vận động tạo sơn với các
loại đá mẹ chính như sau: sa thạch, cuội kết, sỏi sạn kết và phù sa cổ
Các loại đất chính: Đất Feralit màu vàng, vàng sáng vùng núi phát triển trên đá
mẹ sa thạch Đất Feralít màu vàng, vàng nhạt phát triển trên đá mẹ sa thạch
sỏi sạn kết, Đất Feralít màu vàng đỏ, đỏ vàng trên phù sa cổ, nhóm đất
ruộng do bồi tụ, dốc tụ thuộc khu vực Năm Mẫu
Tóm lại: Đất đai, thổ nhưỡng của khu vực Yên Tử có những đặc tính
sau: Thành phần cơ giới trung bình: Tầng đất dày trung bình từ 20 – 80 cm;
đất tơi xốp, dễ thoát nước, khả năng kết dính kém nên dễ bị xói mòn và rửa
trôi
I.1.4 Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu: Do vị trí địa lý địa hình Yên Tử nằm trên cánh cung Đông Triều
do đó có đặc trưng sau:
Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa Đông lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau, Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mưa tập trung
nhất là tháng 7,8 Tuy nhiên do đặc điểm riêng của vùng tiểu khí hậu mà trong
mùa đông lạnh, tại Yên Tử vẫn có mưa xuân tập trung hơn so với các vùng xung
quanh
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm: 23,40 C, tháng cao nhất 33,40C Tháng
thấp nhất là 140C Biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm là 5 – 100 C Tổng
tích ôn từ 70000C – 80000 C/ năm Thỉnh thoảng có những năm nhiệt độ thấp tới
4 – 50 C nhất là thung lũng Yên Tử với tần xuất xuất hiện không nhiều và không
thành chu kỳ
L ượng mưa: Bình quân năm là 1.785 ly: Năm cao nhất là 2700 ly, Năm
thấp nhất là 1423 ly Lượng mưa tập trung vào tháng 6- 7- 8 chiếm từ 80 – 90%
tổng lượng mưa hàng năm Trong mùa khô lượng mưa nhỏ, tháng khô hanh nhất
là tháng 11-12 Độ ẩm không khí xuống thấp nhất là các khu vực gần các cửa lò,
Trang 6làm cho cây trồng cũng như trảng cỏ cây bụi khô héo, rất dễ xảy ra nguy cơ cháy
rừng Độ ẩm không khí là 81%: Năm cao nhất là 86%; năm thấp nhất là 62%,
lượng bốc hơi bình quân năm là 1.289 ly, năm cao nhất là 1360 ly, năm thấp
nhất là 1120 ly
Chế độ gió: Thịnh hành nhất là gió Đông Bắc và Đông nam Gió mùa Đông
Bắc thịnh hành từ tháng 11-> Tháng 4 năm sau mang theo hơi lạnh và khô
Thuỷ văn: Trong khu vực Yên Tử có 2 hệ thống suối chính Suối Giải
Oan: Nằm trọn trong lòng 2 tiểu khu 32 và 36 đó là nguồn nước chính để phục
vụ cho sản xuất Nông – Lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân sinh sống trong
khu vực Những năm gần đây do rừng đã được bảo vệ và việc khai thác than lộ
thiên trong khu vực này đã được giải toả thì lượng nước của Suối Giải Oan đã
được điều hoà hơn
Suối Vàng Tân: Là danh giới giữa Đông Triều và Uông bí, một phần lưu vực
Suối Vàng Tân là nằm ở 3 khoảnh của tiểu khu 9, trước đây chưa đưa vào dự án
327 của rừng đặc dụng Yên Tử Hiện nay trong khu vực này vẫn có các mỏ hoạt
động; rừng bị khai thác quá mức và không được bảo vệ nghiêm ngặt do vậy
nước suối quanh năm bị đục ngầu và lòng suối có quá nhiều đất đá vùi lấp do
rửa trôi từ trên xuống khi có mưa to tập trung thì bị lũ rất nhanh gây ảnh hưởng
không nhỏ tới sản xuất trong khu vực
I.1.5 Động, thực vật rừng
Hệ thực vật gồm 4 ngành chủ yếu: Thông đất, dương xỉ, hạt trần và hạt
kín thuộc 121 dòng họ và 428 loài đặc trưng cho luồng thực vật miền Bắc
Việt Nam Có 8 loài gỗ quý hiếm như lát hoa, hoàng đàn giả, thông la hán, sến
mật, táu mật, kim xanh, ba gạc, sa nhân Cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt
Hệ động vật ở Yên Tử rất phong phú: Tổng số loài động vật ở cạn có
xương sống lên tới 206 loài, trong đó động vật có vú 40 loài, chim 120 loài, bò
sát 25 loài, lương thê 21 loài Như vậy động vật ở rừng Yên Tử rất phong phú và
đa dạng Có 20 loài thú quý hiếm cần được bảo vệ trong đó:
Trang 7• Thú có 9 loài: Báo gấm, gấu ngựa, cầy gấm, sơn dương, tê tê, cu ly
lớn, khỉ mặt đỏ, voọc bạc má, sóc bay lớn
• Chim có 4 loài: Gà lôi trắng, gà tiềm, phượng hoàng đất, cao cát
• Bò sát có 7 loài: Rồng đất, kỳ đà nước, trăn gấm, rắn hổ mang, rắn cạp
nong, rắn ráo, tắc kè
Ngoài ra sự chia cắt của địa hình đã tạo nên cho Yên Tử những cảnh đẹp
hùng vĩ, những dòng thác trắng xoá đổ từ trên núi xuống như Thác Vàng, Thác
Bạc đặc biệt nơi đây có những cây xích tùng, cây đại 700 năm tuổi và những
rừng trúc xanh rì, có những vạt cây sú vẹt đã hàng trăm năm tuổi ở kkhu vực
gần chùa Đồng
Với sự hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên, tính đa dạng của hệ động, thực
vật kết hợp với những hấp dẫn về văn hóa ( bao gồm các di tích lịch sử, kiến
trúc, văn hoá bản địa và tôn giáo) Yên Tử đã thu hút không những các nhà khoa
học và còn thu hút hàng vạn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan,
nghiên cứu và hành hương lễ hội
I.2 Điều kiện kinh tế
Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử nằm gọn trong 2 xã Phương
Đông và Thượng Yên Công thuộc Thị xã Uông bí Là 2 xã miền núi có nhiều
dân tộc thiểu số cư trú: Tày, Nùng, Dao, Sán chỉ, Hoa cùng sinh sống, do đó
nền kinh tế phát triển thấp với cơ cấu khá đơn giản chủ yếu dựa vào nông
nghiệp, lâm nghiệp và một số hoạt động khác Đất canh tác chiếm khoảng 4%
tổng diện tích đất đai trong hai xã, trong đó khoảng 39% diện tích là trồng lúa
nước, 45% là trồng cây hoa màu Do đó lương thực bình quân chỉ cung cấp đủ
trong khoảng 7-8 tháng trong năm Những tháng còn lại họ phải sống phụ thuộc
rất nhiều vào hoạt động hái lượm và bán các lâm đặc sản như: Gỗ, nấm, măng,
cây thuốc, săn bắt động vật hoang dã hoặc đãi than trôi dưới lòng suối
Những hoạt động này rất phổ biến, công khai đã làm suy thoái tài nguyên rừng
Yên tử
Trang 8Hiện nay do chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước cùng với sự quy
hoạch và bảo vệ chặt chẽ của Ban quản lý Yên Tử Đời sống của người nông
dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn Nhà nước và chính quyền địa phương cũng
như Ban quản lý Yên Tử đã cố gắng tìm nhiều biện pháp giúp dân xoá đói giảm
nghèo, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập thông qua các dự án đầu tư của
chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình trùng tu và bảo tồn khu di tích
Yên Tử, chương trình trồng và bảo vệ rừng đã và đang thực hiện ở hai xã
Bên cạnh việc gieo trồng một số loại cây lương thực như ngô, lúa, khoai
lang, sắn và rau các loại như cà chua, xu hào, bắp cải thì người dân còn trồng
nhiều loại cây ăn quả như: mận, đào, vải, nhãn để cung cấp cho khu du lịch Yên
Tử Việc chăn thả trâu, bò, trồng cây hương bài dứơi tán rừng mặc dù có ảnh
hưởng tới hệ sinh thái của rừng như làm mất dần đi lớp phủ thực vật tầng thấp,
nhưng đây là nguồn thu nhập hết sức quan trọng của nhiều hộ gia đình Tuy
nhiên theo thống kê của chính quyền thì xã Thượng Yên Công vẫn có tỷ lệ đói
nghèo nhiều: Bởi vậy việc tạo điều kiện cho người dân trong khu vức tăng thêm
nguồn thu nhập mới là vô cùng quan trọng và bức xúc Điều đó không những
góp phần xoá đói, giảm nghèo mà còn giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên
của khu du lịch Yên tử Trong bối cảnh đó việc phát triển du lịch ở Yên Tử
trong những năm gần đây có tầm quan trọng đặc biệt Tuy nhiên vẫn còn một số
hoạt động như khai thác đá phục vụ xây dựng lâm trường, xây kè, săn bắt động
vật rừng làm các món ăn đặc sản đã gây ảnh hưởng tới cảnh quan của vùng
I.3 Điều kiện văn hóa – xã hội
I.3.1 Văn hoá:
Hiện nay tất cả các dân tộc thường sống hoà đồng với nhau trong cùng
một địa bàn nên họ có rất nhiều đặc điểm hoà đồng với nhau và còn giữ lại rất ít
những nét riêng của mình Mỗi dân tộc đều có một ngôn ngữ riêng của mình
song trong giao tiếp hàng ngày họ thường dùng tiếng việt, còn tiếng mẹ đẻ
thường chỉ sử dụng trong gia đình
Trang 9Hiện nay ở khu vực Khe Sú – xã Thượng Yên Công còn rất nhiều ngôi
nhà xây dựng cách đây hàng trăm năm, cùng với những phong tục tập quán của
người dân nơi đây như: Tết rằm tháng 7 của người Dao ( họ coi trọng hơn cả tết
Nguyên Đán ) từ ngày 10 đến 15 tháng 7 ( âm lịch); trong đám cưới của người
Dao chú rể phải tổ chức cướp cô dâu và đeo mỏ Ngoài ra trang phục của người
dân tộc cũng rất riêng, đặc trưng cho những nét văn hoá truyền thống của các
dân tộc khác nhau Đặc điểm dễ nhận thấy trên trang phục của họ là tính cầu kỳ
của hoa văn được thêu trên quần áo Hiện nay những dân tộc chỉ mặc trang phục
truyền thống vào các ngày lễ trọng đại như: Tết, cưới xin, đình đám còn ngày
thường họ mặc như người kinh
< Ngu ồn UBND xã Phương Đông và UBND xã Thượng Yên Công >
I.3.2 Xã hội:
Yên Tử nằm gọn trong hai xã: Thượng Yên Công và xã Phương Đông
Tổng số dân của xã Thượng Yên Công là 4.382 người, trong đó có 6 dân tộc
sinh sống trên địa bàn: Dân tộc kinh có 1.910 người (43,59%), dân tộc Dao
2.283 người (52,10%), dân tộc Tày: 137 người (3,13%), dân tộc Hoa 37 người
(0,84%), dân tộc Nùng: 12 người (0,27%), dân tộc sán chỉ 3 người (0,07%), xã
Thượng Yên Công có 966 hộ, trong đó có 502 hộ dân tộc ít người chiếm 52%
Tỷ lệ người biết đọc biết viết khoảng 70%
Tổng số dân của xã Phương Đông là 11.624 người, trong đó có 4 dân tộc
cùng sinh sống trên địa bàn xã: Dân tộc kinh 10.093 (95%), dân tộc Dao 319
người (3%), dân tộc Hoa 106 người ( 1%), dân tộc Tày 106 người (1%), tỷ lệ
biết đọc biết viết khoảng 89%
< Ngu ồn Uỷ ban nhân xã Thượng Yên Công và UBND xã Phương Đông >
I.4 Tài nguyên du lịch
I.4.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Cũng như đối với nhiều khu du lịch khác, các thắng cảnh là ưu thế nổi trội
để phát triển du lịch, các thắng cảnh ở Yên Tử đã và đang được khai thác để
Trang 10phục vụ phát triển du lịch rất phong phú và đa dạng Từ xa xưa, Yên Tử đã là
một danh thắng nổi tiếng của đất Việt và được Nguyễn Trãi khắc hoạ thành thơ:
Trên non Yên Tử chòm cao nhất Trời mới sang canh đã sáng tinh
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả Nói cười người ở giữa mây xanh Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa Bao dải tua châu đá rủ mành
Di tích Nhân Tông còn lưu đấy Trùng đồng thấy giữa ánh quang vinh
< Đào Duy Anh dịch >
Yên Tử là một di sản thiên nhiên, có giá trị lớn về nhiều mặt trong đó có
gía trị đa dạng sinh học, có gía trị bảo tồn lớn, có giá trị quốc gia đặc biệt về
phương tiện chiến lược quân sự, khoa học và bảo tồn vẻ đẹp thiên nhiên Những
giá trị đó đã được Bộ văn hóa thông tin cấp bằng công nhận Yên Tử là khu di
tích lịch sử – văn hóa – thắng cảnh đặc biệt quan trọng của quốc gia từ ngày
13/3/1974
Khách thập phương đến du lịch hành hương về cội nguồn bước đi dưới
tán lá xanh của những cây Xích Tùng đại thụ và tiếng vang của núi rừng, tiếng
róc rách của nước suối chảy, tiếng rào rào của thác nước đổ Lên đến tận cùng
của ngọn núi Yên Tử để ngắm tượng đá thiên tạo An Kỳ Sinh, bia Phật và
thưởng thức cảnh đẹp của mây trời, gió núi, biển trời man mác Tất cả tạo nên
cảnh đẹp “ Sơn thuỷ hữu tình ”, “ Trời mây non nước hoà quyện”; là nơi để du
khách ngắm cảnh, nghỉ ngơi và tận hưởng môi trường sinh thái trong lành
Ngoài ra Yên Tử còn có rừng nguyên sinh với nhiều giống loài động, thực
vật quý hiếm, có những cây đại, cây xích tùng hơn 100 tuổi, có rừng trúc xanh
Trang 11rì, bãi sú vẹt cổ thụ ở độ cao 1.000 m Ban quản lý Yên Tử và Ban quản lý rừng
đặc dụng Yên Tử rất có ý nghĩa trong việc bảo tồn hệ sinh thái đặc biệt này
I.4.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Trong quá trình con người bắt đầu đến định cư, sinh sống trên mỗi vùng
tự nhiên ở Yên Tử với những đặc thù về xã hội và nhân văn, mỗi cộng đồng đã
có nhiều hoạt động kinh tế, sinh hoạt, khai thác tài nguyên thiên nhiên và đấu
tranh sinh tồn để hình thành nơi ở và nguồn sống lâu dài cho mình Các hoạt
động ấy mang giá trị nhân văn và giá trị ấy dần dần cũng lớn dần lên với thời
gian và hình thành nên bản sắc văn hoá cộng đồng - đó chính là tài nguyên du
lịch nhân văn của Yên Tử
Qua sử sách, khảo sát, khai quật và bằng các hiện vật thu được các nhà sử
học và các chuyên gia khảo cổ khẳng định Yên Tử là nơi phát tích của thiền phái
Trúc Lâm - Đạo Phật của Việt Nam < Thiền sư Thiện Quang (1221) thời Vua
Lý Hiệu Tông đã lên Yên Tử kết am tranh tu hành và sau đó đến Vua Trần Nhân
Tông>
Vị thế địa lý đã mang lại cho Yên Tử là nơi chiến lược quân sự trọng yếu
và là cửa ngõ khiến cho những kẻ xâm lăng thường lợi dụng vào đất Việt Lịch
sử Việt Nam bao giờ cũng đuổi quân xâm lăng Đại diện cho những anh hùng
hào kiệt trên mảnh đất địa linh còn lưu danh trong tiến trình lịch sử này là Bà
Vĩnh Huy giả trai, tập hợp binh mã đem quân về tham gia kháng chiến theo lời
kêu gọi của hai Bà Trưng, chiến đấu anh dũng Nay còn đền thờ Bà ở thôn Cổ
Khân, xã Vân Hà - Đông Anh – Hà Nội Hay hai chị em Nguyệt Thai, Nguyệt
Độ đã chiến đấu và anh dũng hy sinh ởi vùng địa linh Yên Tử này
Không gian tâm linh với an dân trị quốc: Trên cửa ngõ mà giặc ngoại
bang thường mượn đường xâm lược, các Vua Trần đã nhận ra rằng: Để “ Trị
quốc” trước hết phải “an dân” mà an dân phải lấy dân làm gốc: “ Dụng tâm
truyền tâm tạo lên sự đoàn kết”, “ lấy tâm để răn dạy hàng quan chức, cận thần”;
“không tham quyền – cố vị, làm tâm sạch < tấm gương>” để an dân và bằng “
quang minh”, “chính đại” lấy tâm của Đạo gắn với phúc của dân tộc và thọ
Trang 12của đời và tạo lập thành “ Thiền phái Trúc Lâm” của họ Trần trên địa cảnh
Yên Tử là sự kiện lịch sử rất nhân văn gắn với nhiều vùng địa linh nhân kiệt của
Tỉnh Quảng Ninh
Cần khai thác được những tiềm năng sâu kín ẩn chìm trong mảnh đất, con
suốt của Yên Tử, từ địa cảnh đến nhân văn để làm thức dậy trong du khách vừa
là trực quan nghe, nhìn, thấy được, vừa là cảm xúc của một tâm hồn rung cảm
với đất – nước – con người Yên Tử
Yên tử còn là căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, rừng núi Yên Tử đã
từng là căn cứ du kích Hưng – Uông ( Hưng Yên – Uông bí ) Những năm
chống Mỹ cứu nước, vùng Yên Tử là nơi huấn luyện bộ đội chi viện cho chiến
trường góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước của dân tộc ta
Mỗi đoạn đường, mỗi vùng đất, mỗi con suối Yên Tử hôm nay đều
mang một giá trị tự nhiên và nhân văn ở mỗi bước đi trong tiến trình lịch
sử của Thiền Phái Trúc Lâm cũng như dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam
Yên Tử nơi lưu giữ được hệ thống chùa, tháp, am dược Thiền phái Trúc
Lâm xây dựng hầu hết tập trung trên sườn núi nhìn xuống thôn Nam Mẫu xã
Thượng Yên Công sang phía Tây và phía Đông Mỗi chùa, mỗi am có quy mô,
kiểu dáng kiến trúc khác nhau, đặt ở vị trí vừa thâm u vừa ngoạn mục, mang
đậm nét dấu vết văn hóa kỷ nguyên Đại Việt Khách du lịch về Yên Tử qua hệ
thống chùa, am, tháp, bước đi dưới tán lá xanh của những cây đại thụ, qua vườn
tháp Huệ Quang, nhìn 97 tháp, am vây quanh Tháp Tổ để chiêm ngưỡng tượng
Trần nhân Tông, một tác phẩm điêu khắc bằng đá độc đáo, kỳ diệu Lên tới đỉnh
núi Yên Tử ta chiêm ngưỡng chùa Đồng, một thành tựu của nghề đúc đồng
những thế kỷ trước Núi Yên Tử cảnh đẹp hiếm có, lưu giữ những di tích của
dòng Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam, với những công trình kiến trúc cổ độc đáo,
Trang 13hoà trong cảnh sắc của thiên nhiên, tạo nên vẻ đẹp kỳ thú và sự huyền bí lạ
thường
I.4.2.1 Chùa Bí Th ượng
ở phía nam đường 18A, đối diện lối vào Yên Tử, có chùa Bí Thượng, là
một ngôi chùa cổ Du khách về chốn non thiêng Yên Tử sẽ thấy chùa Bí Thượng
là chùa đầu tiên trong hệ thống chùa Yên Tử, nên chùa Bí Thượng trở thành
chùa Trình
Đi trình về tạ, Phật linh độ trì
I.4.2.2 Chùa Su ối Tắm
Qua dốc Cửa Ngăn, ta thấy văng vẳng bên tai tiếng suối reo, trông xuống
bên trái có con suối nhỏ, và thoang thoảng hương tràm, trông vào trong vòm
cây, thấy ngôi chùa nhỏ, đó là chùa Suối Tắm Xưa nơi đây chỉ có ngôi miếu do
nhà sư Chùa Linh Nham ( nay là chùa cầmThực) dựng lên thờ Nguyệt Nga công
chúa Dựa theo truyền thuyết khi Trần Nhân Tông qua đây đã tắm, với ý định rũ
sạch bụi trần, trước khi vào Yên Tử tu hành Nên ngày nay, ta gọi Chùa Suối
Tắm Sau khi lễ Phật du khách thường xuống suối, và ngược lên hơn một trăm
thước để đến Miếu Cô, Miếu Cậu
I.4.2.3 Chùa C ầm Thực
Chùa này mới trùng tu có nhiều nhà ( cấp bốn ) để thờ Phật, thờ Mẫu và
nhà du khách nghỉ Xung quanh chùa có thông, trước chùa có nhiều cây cảnh
khá đẹp Di tích để lại có ngôi tháp xây cuối thời Nguyễn Truyền thuyết kể lại:
Vua Trần Nhân Tông uống nước, trừ cơm ( cầm thực) vẫn tồn tại trong dân gian,
nên người ta gọi là Chùa Cầm Thực lâu dần thành quen
I.4.2.4 Chùa Lân
Từ đây, in cảnh động đào Hai hàng thông cổ, đường vào Chùa Lân
Trang 14Lên tới cổng chùa ta thấy đề chữ: Long động tự ( Chùa Long Động)
Truyền thuyết là khi Vua Trần Nhân Tông đi qua, nước suối to, phải chăng dây,
rồi lân đi, nên người đời gọi chùa Lân để ghi nhớ
Ngày 19 – 1 –2002 đã làm lễ đặt móng, khởi công xây dựng Chùa Lân –
Thiền viện Trúc Lâm – Yên Tử Ngày 11-11-2002 xây xong và làm lễ khánh
thành Ngày nay Chùa Lân – Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử rất khang trang, đẹp
đẽ Thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và lễ Phật
I.4.2.5 Chùa Gi ải Oan
Tiếp tục đi qua bảy suối du khách vòng tay trái lên dốc Đầu Voi, đã trông
thấy toàn cảnh Chùa Giải Oan ( nay các suối đều được xây đập tràn )
Chùa này được xây dựng sau khi Trần Nhân Tông lên đây tu hành để giải
hết trần duyên với các cung tần, mỹ nữ
Cuối năm 1997 ( Đinh Sửu ) Chùa Giải Oan đã hoàn thành việc trùng tu,
tổng kinh phí 500.000.000 đ Năm canh thìn (2000) toàn bộ đường từ Dốc Đỏ
vào tới chùa Giải Oan được làm bằng bê tông, việc đi lại tham quan vãn cảnh rất
thuận lợi
I.4.2.6 Hòn Ng ọc
Sau chùa Giải Oan du khách leo ba dốc liên tiếp ( Lò Rèn, Dây Diều và
Voi Quỳ) đi khoảng 1h sẽ thấy Hòn Ngọc ở phía tay trái Nơi đây có đường
Tùng rất đẹp Con đường này do Trần Nhân Tông mở lối Người cho trồng
giống Thuỷ Tùng và Xích Tùng ấn Độ đã để lại cho du khách nhiều cảm xúc
Muôn cây xen lẫn, tùng với trúc
Đẹp thay, cảnh Phật thật phi phàm
Hòn Ngọc có cụm tháp gồm 8 ngọn, trong đó có ba ngọn tháp đá cao
tầng, mang những nét điển hình của tháp đời Lê, ngọn cổ nhất có niên đại Cảnh
Hưng năm thứ mười chín (1758) Đang lưng chừng núi có một non đẹp, nên gọi
là Hòn Ngọc
Trang 15I.4.2.7 Chùa Hoa Yên
Chùa Hoa Yên ngoài chùa chính, đôi bên đều có nhà cho du khách nghỉ
Chùa được xây dựng lại từ cuối thời Nguyễn ( sau khi bị hoả hoạn) còn
trước kia được xây dựng từ thời Lý Tên chùa cổ gọi là Vân Yên Tự ( Chùa mây
khói ) vì nơi đây ở độ cao khoảng 600 thước thi thoảng có làn mây trắng mỏng
bay qua Khi Vua Lê Thánh Tông ( 1470-1479) vãn cảnh chùa, thấy cảnh sắc
đẹp bởi hoa muôn sắc, nên đổi tên là Hoa Yên Tự Ngày nay có người gọi chệch
là Hoa Hiên, ngoài ra còn gọi là Chùa Cả
Ngày Xưa, khu vực này rất nguy nga nhất là khi Trần Nhân Tông tu hành
tại đây Ngoài tiền đường, hậu điện, còn có nhà dưỡng tăng, nhà in kinh, giảng
đào và nơi khách nghỉ Đôi bên có lầu Trống, lầu Chuông
Phía sau có chùa Phổ Đà Quan Âm Bồ Tát, nay đã đổ nát từ lâu, chỉ còn
dấu vết của sáu ngọn tháp
Năm 2002 Chùa Hoa Yên được trùng tu Du khách đến lễ Phật, vãng cảnh
sẽ được thưởng thức những cảnh đẹp từ độ cao nhìn xuống, không khí trong
lành và yên tĩnh
I.4.2.8 Chùa B ảo Sái
Qua một giờ đồng hồ quý khách sẽ đến Chùa Bảo Sái, ngôi chùa ba gian
mới trùng tu:
Chùa cũ hỏng rồi, nay mới làm
Đẹp nhất đằng sau, là vách đá Thẳng đứng như thành, dưới đỉnh An
Đầu thế kỷ 20, còn có tên là chùa Bảo Tháp, ngày nay gọi là Chùa Bảo
Sái, là tên một nhà sư ( đứng thứ tư sau Tam Tổ với ý định nối nghiệp) trụ trì tại
đây Chùa rất đẹp và thoáng đãng
I.4.2.9 Chùa Vân Tiêu
Trang 16ở phía Nam Chùa Bảo Sái khoảng năm trăm thước là Chùa Vân Tiêu
Trước chùa ( nay chỉ còn nền) có vườn tháp sáu ngọn bằng đá và gạch xây, cái
tên Vân Tiêu hấp dẫn dễ làm cho du khách thấy tâm hồn mình thanh thản lâng
lâng
Năm 2001 Chùa được làm mới khang trang, do trung tâm nghiên cứu và
ứng dụng Phật học thuộc Hiệp hội CLB – UNESCO Việt Nam công đức
I.4.2.10 T ượng An Kỳ Sinh
Sau chùaVân Tiêu, có lối lên đỉnh núi, đoạn đường này độ dốc cao, leo
vừa khỏi dốc đã thấy một tượng đá to, đẹp, đó là tượng An Kỳ Sinh Ông là
người Trung Quốc, ông học đạo và làm thuốc, ông đi tìm nơi lập nghiệp với
điều kiện nơi đó phải là danh lam thắng cảnh, đồng thời có nhiều cây thuốc quý
để làm thuốc và luyện đan Khia ông đi đến vùng Đông Bắc nước ta, xa xa
trông thấy đỉnh Bạch Vân Sơn, ông ưng ý lắm, liền dừng lại: Ông chữa bệnh cho
dân nghèo với tâm niệm làm phúc vì vậy dân bản xử quý mến ông, họ gọi ông
là An Tử ( thầy An) Ông nhờ người làm một am nhỏ vừa là nơi thờ vừa để
luyện đan ở trên núi Một ngày khi ông lên núi có người đưa lương thực, các thứ
cần thiết cho ông, còn ông chủ yếu sống bằng thuốc bổ Từ đó, tự nhiên người
ta gọi là An Tử Sơn ( núi thầy An) để tỏ lòng ngưỡng mộ ông Ngày nay hơn hai
ngàn năm du khách chúng ta tới đây sẽ chiêm ngưỡng tượng đá thiên tạo hình
ông sư ( giống như An Kỳ Sinh) An Kỳ Sinh tu tiên đắc đạo, tạo hoá đã để lại
cho đời pho tượng đá An Kỳ Sinh
I.4.2.11 Chùa Đồng
Theo truyền thuyết, sau khi An Kỳ Sinh tu tiên đắc đạo tại đây, tới thời
Đinh và nhất là thời Lý, đạo Phật ở nước ta đã hưng thịnh Hệ thống chùa trên
Yên Tử được xây dựng Lúc đó trên đỉnh núi này có tên là Thiên Trúc Tự Khi
Vua Trần Nhân Tông tu tại đây đã đặt tên là Chùa Đồng
Phải chăng, tên gọi Chùa Đồng
Đức Vua xưa muốn: Dân cùng tâm linh
Trang 17Đồng tâm, đồng lực, đồng tình
Non sông Đại Việt, quang vinh đời đời
Tới thời hậu Lê, một bà vợ Chúa Trịnh đã cung tiến ngôi chùa lợp bằng
ngói đồng, và đúc ba pho tượng Trúc Lâm Tam Tổ cũng bằng đồng
Năm 1740, thời Lê Cảnh Hưng kẻ trộm lấy mất ngói Đầu thế kỷ 20, một
nhà sư hảo tâm đã công đức làm lại bằng kim loại như hiện nay ( đã hỏng
nhiều)
Xuân 1994, một phật tử Việt Kiều đã cung tiến ngôi Chùa Đồng mới,
dựng bên trái Chùa Đồng cũ
Khi du khách tới đây, trên đỉnh Yên Sơn, nơi tối thượng non thiêng này sẽ
cảm thụ nhiều cảm xúc kỳ thú, quan sát được phong cảnh tận non xa, ở trên độ
cao này du khách sẽ cảm nhận được vẻ yên tĩnh, không khí trong lành và sẽ
gắng tích thiện để phùng thiện
Đó là các chùa tiêu biểu trong hệ thống chùa Yên Tử Ngoài ra còn Thác
Vàng, Thác Bạc, Am Hoa, Am Dược, Chùa một Mái cũng rất đẹp và kỳ thú
Phong cảnh đẹp mắt và thu hút sự tò mò của du khách tham quan qua từng
chặng đường để qua lộ trình chặng đường gian nan leo núi nhưng rất thú vị khi
chứng kiến tận mắt các cảnh đẹp của mỗi ngôi chùa
Trang 18CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
II.1 Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ du
lịch
II.1.1 Cơ sở vật chất - kỹ thuật
Hệ thống các cơ sở lưu trú là một trong nhiều yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự phát triển du lịch trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du
lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch, nhằm thoả
mãn nhu cầu của khách du lịch Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự
phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện
cơ sở vật chất kỹ thuật
Yên Tử hiện nay còn rất nhiều hạn chề về cơ sở lưu trú phục vụ khách du
lịch Chủ yếu là nhân dân tham gia kinh doanh dưới hình thức các dịch vụ
Mới đây một hệ thống cáp treo đã đi vào hoạt động phục vụ du khách rất
thuận tiện cho cả những ngươì già và trẻ nhỏ
II.1.2 Cơ sở hạ tầng phụ vụ du lịch
II.1.2.1 Giao thông
Yên Tử nằm trong địa bàn của Thị xã Uông Bí – Một thị xã có đường
quốc lộ 18 A, 18B, đường 10 chạy qua, nối liền Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh
duyên hải Bắc Bộ với Thành phố Hạ Long, trung tâm kinh tế, du lịch, thương
mại của Tỉnh Quảng Ninh và cửa khẩu quốc tế Móng Cái Từ phía Đông sang
phía Tây có đường xe lửa quốc gia đi qua Phía Nam có sông Bạch Đằng chảy
qua từ phía Tây về phía Đông; Sông Uông, sông Sinh bắt nguồn từ phía Bắc
chảy qua thị xã Uông Bí ra huyện Yên Hưng và thành phố cảng Hải Phòng
thuận lợi Mặt khác từ đường 18 quý khách có thể đi vào Yên Tử bằng hai
đường:
Trang 19• Một đường từ ngã ba Dốc Đỏ vào Giải Oan ( hiện nay đường đã được
trải bê tông, các đập tràn, các cống ngầm đã được xây dựng lại, tại các
suối dọc đường đi, làm cho việc đi lại rất thuận tiện Trong thời gian
tới con đường này sẽ mở rộng thành đường hai làn xe )
• Một đường đi qua trung tâm thị xã và đi đến cột Đồng Hồ ( trước nhà
máy điện ) quý khách đi vào đường Mỏ than Vàng Danh phải đi thẳng
sẽ đến Giải Oan – Khu trung tâm của YênTử ( tất cả đề có biển chỉ
đường )
Ở một địa thế có lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường sắt, nên
quý khách có thể đi Yên Tử một cách dễ dàng, thuận lợi
II.1.2.2 H ệ thống thông tin liên lạc
Yên Tử có trạm phát sóng viba đặt tại khu vực Hoa Yên, có bưu điện ở
ngay khu vực bến xe Giải Oan và bưu điện Nam Mẫu, có bốt điện thoại thẻ, điện
thoại di động đã phủ sóng nên du khách có thể liên lạc bất cứ nơi đâu trong nước
và quốc tế
II.1.2.3 H ệ thống cung cấp điện
Yên Tử có hệ thống điện lưới quốc gia và nhiều trạm biến áp có thể cung
cấp đủ nhu cầu sử dụng điện Hiện nay hệ thống điện đã cung cấp điện cho tất cả
các chùa trên núi ( trừ chùa Đồng )
II.1.2.4 H ệ thống cung cấp nước
Vấn đề nước sinh hoạt ở Yên Tử còn là vấn đề cần khắc phục ở Yên Tử
hiện nay còn sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau như:
• Hệ thống nước tự chảy do người dân và các quán hàng tự tạo, lấy nước
từ các thác Vàng, thác Bạc Hệ thống này ổn định, không phụ thuộc
vào mùa nhưng dễ bị ô nhiễm Hiện nay hầu như các nhà hàng, nhà
nghỉ, các quán dịch vụ để sử dụng nguồn nước này
Trang 20• Ngoài ra còn sử dụng nước giếng đào, giếng khoan, nước mưa, chất
lượng nước từ các nguồn này thường cạn kiệt, nước không đủ dùng
cho sinh hoạt
Hiện nay ở Yên Tử đang xây dựng nhà máy lọc nước và đóng chai có
thể cung cấp nước sinh hoạt cho tất cả các nhà hàng, khách sạn, các quán dịch
vụ và nhu cầu của khách du lịch trong thời gian tới
II.1.2.5 Đường mòn thiên nhiên
Nhìn chung tuyến đường từ Giải Oan lên chùa Đồng và từ chùa Đồng
xuống tương đối tốt Song các tuyến đường mòn từ Hoa Yên đi Thác Vàng và từ
Một mái đi Thác Bạc còn rất xấu, nhỏ hẹp có chỗ nguy hiểm ( cần có lan can bảo vệ )
và chưa có đường mòn liên thông đi đến các điểm tham quan khác Hiện nay du
khách tới tham quan song bắt buộc phải đi quay trở lại theo con đường mòn cũ lúc
ban đầu
II.1.2.6 Bi ển diễn giải môi trường
Số lượng biển diễn môi trường ở Yên Tử tương đối nhiều và tốt; song còn
có rất nhiều điểm cần thêm biển diễn giải môi trường nhằm nâng cao trách
nhiệm của du khách và tránh được những tác hại xâm hại tới quần thể khu di
tích lịch sử và danh thắng Yên Tử
II.1.2.7 Đầu Tư
Dự án Yên Tử từ 1997 đến 2002
Ngày 25/10/1996, sau một chuyến về thăm Yên Tử, nguyên Phó Thủ
Tướng Nguyễn Khánh và Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm đã chủ trì hội nghị
thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư quy hoạch tổng thể khu
di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử và uỷ quyền cho UBND Tỉnh Quảng Ninh
phê duyệt dự án Yên Tử tử 1997 đến 2002
D ự án tổng thể bao gồm 5 dự án hợp phần:
1- Quy hoạch tổng thể và chi tiết khu di tích lịch sử và danh thắng
Yên Tử
Trang 212- Xây dựng đường vào khu di tích Yên Tử
3- Trùng tu tôn tạo các di tích vật thể
4- Bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hoá phi vật thể
5- Tổng mức kinh phí đầu tư cho toàn bộ dự án là: 65,4 tỷ đồng Đến
nay thực hiện được 45 tỷ đồng đạt 68,8% mức đầu tư dự án được duyệt
• Năm 2001, Công ty phát triển Tùng Lâm đầu tư vào làm hệ thống cáp treo,
với tổng kinh phí đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng
• Các Doanh nghiệp tư nhân đầu tư mạnh vào cuộc xây mới và cải tạo nhà
nghỉ, quầy dịch vụ lưu niệm
• Trong thời gian tới tiếp tục đầu tư nâng cấp mở rộng tuyến đường từ Dốc Đỏ
vào Yên Tử thành đường hai làn xe cấp V miền núi, tiếp tục xây dựng chùa
Lân và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, nâng cao chất lượng các dịch vụ tại
Yên Tử, tôn tạo các di tích Am, Tháp đã xuống cấp
II.2 Hiện trạng hoạt động du lịch tại Yên Tử
II.2.1 Hiện trạng du khách
Trong những năm gần đây khách du lịch đến Yên Tử ngày càng nhiều và
đa dạng Nếu năm 2000 chỉ có 18 vạn lượt khách thì năm 2001 có tới 22 vạn
lượt khách Tới năm 2002 lượng khách về Yên Tử tăng tới 33 vạn lượt Năm
2004: 48 vạn lượt khách Con số này ít hơn thực tế vì Ban quản lý Yên Tử đã
miễn vé cho những du khách từ 70 tuổi trở lên và các đoàn sinh viên đi thực tế
nghiên cứu học tập tại Yên Tử và miễn giảm vé cho các đối tượng là học sinh,
sinh viên Du khách đến với Yên Tử có 50% là khách hành hương, họ về đây
với tâm niệm: Yên Tử là đất tổ, về với Yên Tử là về với đất tổ, về với cội nguồn
Phật tổ Việt Nam Trong tâm khảm của họ cũng như nhiều thế hệ người Việt
Nam, đời nọ truyền đời kia, Yên Tử là cõi tâm, cõi thiện là nơi gửi gắm niềm tin
và lẽ sống, là nơi giải toả những nỗi niềm u uất, phiền não và đau khổ Về Yên
Tử con người tạm xa lánh cõi trần tục với bao vất vả,lo toan, những nỗi niềm uất
Trang 22ức của kiếp sống con người, tạm quên đi những phiền não đời thường để có
những phút giây thanh thản Trong số khách hành hương về Yên Tử, có người
cả đời lận đận, chưa bao giờ được hưởng lợi danh, có những người lập gia đình
đã lâu mà chưa có được một “Mụn con” Hàng chục người, hàng vạn người
mỗi người một số phận, họ về Yên Tử để cầu mong vận đẹp và theo họ: Yên Tử
linh thiêng có Phật tổ chở che, ban phước lành cho họ và gia đình họ
Số khách còn lại họ về Yên Tử với mục đích tham quan thắng cảnh và
khu di tích lịch sử, chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ, những cổ vật, nghiên cứu
khảo cổ, nghiên cứu động, thực vật, sưu tầm tiêu bản tham gia hội thảo, thám
hiểm, leo núi
Bi ểu đồ thể hiện hiện trạng du khách đến Yên Tử ( 2000 - 2004)
( Ngu ồn: Uỷ ban nhân nhân Thị xã Uông Bí và Ban quản lý Yên Tử )
II.2.1.1 Du khách qu ốc tế
Khách nước ngoài đến du lịch chủ yếu theo các tour du lịch của các công
ty lữ hành, đặc biệt là của tư nhân ở Hà Nội, Bãi Cháy, Móng Cái, Hải Phòng và
một số nơi khác, ngoài ra còn một lượng nhỏ đi tự do Các thị trường chính là
Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản Theo kết quả điều tra khách du lịch quốc tế
đến Yên Tử chủ yếu là tham quan phong cảnh thiên nhiên và các kiến trúc văn
hóa nghiên cứu khoa học, leo núi
II.2.1.2 Du khách n ội địa
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
N¨m 2001
N¨m 2002
N¨m 2003
N¨m 2004
Kh¸ch v¹n l−ît