Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội

70 323 0
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội

Mở bài .Hiện nay, với xu thế hội nhập thế giới, nhu cầu vốn nhằm để đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh đang là một vấn đề rất cấp thiết. Như ta đã biết rằng, hiện nay doanh nghiệp khi cần vốn sẽ có hai cách huy đông: phát hành các giấy tờ có giá và đi vay Ngân hàng. Nhưng với cách phát hành ra các giấy tờ có giá ở nước ta vẫn chưa thực sự phổ biến, chính vì vậy vay ngân hàng vẫn là một hình thức truyền thống của các doanh nghiệp nước ta. Đặc biệt trong những năm gần đây, hoạt động ngân hàng tài chính đã được Đảng - Nhà Nước và các tổ chức kinh tế trên thế giới có sự quan tâm rõ rệt, đó chính là sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán Nội, dự án hiện đại hoá ngân hàng của ngân hàng quốc tế (WB) tài trợ vv… Đó là những điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng, phát triển ngành ngân hàng - tài chính. Song trên thực tế việc cung cấp, đáp ứng nhu cầu về tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng còn nhiều hạn chế, cụ thể đó là hình thức tín dụng chưa phong phú , nguồn vốn còn hạn hẹp, quy còn nhỏ, chất lượng tín dụng còn chưa cao… Chính vì vậy quá trình mở rộng cho vay là vấn đề hết sức quan trọng đố với mỗi ngân hàng trong tình hình hiện nay. Bởi cho vay là một dịch vụ mang lại nguồn thu nhập chính cũng như danh tiếng của ngân hàng. Với việc phát triển các hình thức cho vay đã tác động trực tiếp tới các nghành kinh tế, tạo tính ổn định, vững chắc trong vai trò trung gian tài chính. Đặc biệt trong xu hướng hiện nay thì việc đầu tư vay vốn sản xuất kinh doanh đang ngày một lớn do xu thế phát triển của nền kinh tế, chính vì vậy mở rộng cho vay kinh doanh đang là một vấn đề quan tâm đối với ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Eximbank Nội nói riêng. Xuất phát từ nhận thức trên, qua thời gian thực tập tại Eximbank Nội, em đã chọn đề tài: “Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Nội” làm chuyên đề thực tập. Chương I: Lý thuyết cơ bản 1 I Tổng quan về ngân hàng và dịch vụ của ngân hàng 1.1Khái niệm về ngân hàng Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nên kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò người thủ quỹ cho toàn xã hội. Thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước (thành phố, tỉnh…). Đối các doanh nghiệp, ngân hàng thường là tổ chức cấp tín dụng để sắm trang thiết bị. Khi doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thanh toán cho các khoản mua hàng hoá và dịch vụ, họ thường sử dụng séc, uỷ nhiệm chi, thẻ tín dụng haytài khoản điện tử…Và khi họ cần thông tin tài chính hay lập kế hoạch tài chính, họ thường đến các ngân hàng để nhận lời tư vấn. Các khoản tín dụng cảu ngân hàng cho chính phủ thông qua mua các chứng khảon của chính phủ là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển. Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế. Với tất cả những lý do đó chúng ta cần phải nghiên cứu và hiểu một cách cặn kẽ về loại hình tổ chức này để có thể vận hành và quản lý nó có hiệu quả. Vậy ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. 2 1. 2.Chức năng của ngân hàng 1.2.1 Trung gian tài chính Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là vận chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chứ trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tôt chứu tạm thời thâm hụt chỉ tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập vàvì thếhọ là những người cần bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức thu nhapạ hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại củahọ lớnhơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Sự tồn tại hao loại cá nhân và tổ chứ trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng. Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ (2) sang nhóm thứ (1) nếu cả hai cùng có lợi. Như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm. Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là quan hệ tín dụng. Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn. Tuy nhiên, quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do sự không phù hợp về quy mô, thời gian, không gian…Điều này cản trờ quan hệ trực tiếp phát triển và là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính. Do chuyên môn hoá, trung gian tài chính có thể làm giảm chi phí giao dịch. Như vậy trung gian tài chính đã làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm, từ đó mà khuyến khích tiết kiệm, đồng thời giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư (tăng thu nhập cho người đầu tư) từ đó khuyến khích đầu tư. Trung gian tài chính đã tập hợp các người tiết kiệm và đầu tư, vì vậy mà giải quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp. Cơ chế hoạt động của trung gian sẽ có hiệu quả khi nó gánh chịu rủi ro và sử dụng các kỹ thuật nghiệp vụ để hạn chế, phân tán rủi ro và giảm chi phí giao dịch. Hầu hết các lý thuyết hiện đại đều giải thích sự tồn tại của ngân hàng bằng cách chỉ ra sự không hoàn hảo trong hệ thống tài chính. Chẳng hạn bằng các khoản 3 tín dụng và chứng khoán không thể chia thành những khoản nhỏ mà mọi người đều có thể mua. Ngân hàng cung cấp một dịch vụ có giá trị trong việc chia chứng khoán đó thành các chứng khoán nhỏ mà mọi người đều có thể mua. Ngân hàng cung cấp một dịch vụ có giá trị trong việc chia chứng khoán đó thành các chứng khoán nhỏ hơn (dưới dạng tiền gửi) phục vụ cho hàng triệu người. Một đóng góp khác của ngân hàng là họ sẵn sàng chấp nhận các khoản cho vay nhiều rủi ro trong khi lại phát hành các chứng khoán ít rủi ro cho người gửi tiền. Thực tế các ngân hàng thamgia vào kinh doanh rủi ro. Ngân hàng cũng thoả mãn nhu cầu thanh toán của nhiều khách hàng. Một lý do nữa làm cho ngân hàng phát triển và thịnh vượng là khả năng thẩm định thông tin. Sự phân bổ không đều thông tin và năng lực phân tích thông tin được gọi là tình trạng “thông tin không cân xứng” làm giảm tính hiệu quả của thị trường nhưng tạo ra một khả năng sinh lợi cho ngân hàng, nơi có chuyên môn vàkinh nghiệm đánh giá các công cụ tài chính vàcó khả năng lựa chọn nhữung công cụ với các yếu tố rủi ro, lợi nhuận hấp dẫn nhất. 1.2.2 Tạo phương tiện thanh toán Tiền-vàng có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán. Các ngân hàng thợ vàng tạo phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng. Giấy nhận nợ do ngân hàng phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận. Như vậy, ban đầu các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kim loại đang nắm giữ. Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ; nó trở thành tiền giấy. Việc in tiền mang lại lợi nhuận rất lớn, đồng thời với nhu cầu có đồng tiền quốc gia duy nhất đã dẫn đến việc nhà nước tập trung quyền lực phát hành tiền giấy 4 vào một tổ chức hoặc bộ tài chính hoặc là ngân hàng trung ương. Từ đó chấm dứt việc các ngân hàng thương mại tạo ra các giấy bạc của riêng mình. Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng và các dịch vụ theo yêu cầu.Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận. Thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông (MO), thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng tại các ngân hàng, thứ ba là tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn… Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng) các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo ra M1). Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo ra phương tiện thanh toán khi cáckhoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu ( tức là tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vau mới. Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể tao cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra lượng tiền gửi mà hệ thống ngân hàng tạo ra chịu tác động trực tiếp của các nhân tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt bắt buộc, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt qua ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi không phải là tiền gửi thanh toán… 1.2.3 trung gian thanh toán Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và 5 dich vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng . Vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng thường được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu. II-Một số vấn đền về tín dụng của ngân hàng 2.1.Khái niệm tín dụng Hiện nay, với xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt đã đặt ra cho mỗi chủ thể kinh tế những cơ hội và thách thức mới. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi chủ thể kinh tế phải cần sự cải tiến về mọi mặt mỗi bản thân nhằm tạo ra sức cạnh tranh để chiến thắng trong cạnh tranh. Muốn vậy, họ phải có một lượng vố lớn nhiều khi vượt quá khả năng vố tự có của doanh nghiệp. Để giải quyết được những khó khăn này, họ có thể trực tiếp gặp nhau để thương lượng việc vay vốn hoặc thông qua thị trường tài chính, song chủ yếu là gián tiếp thông qua trung gian tài chính đặc biệt là NHTM. NHTM là một trung gian tài chính chuyên thực hiện việc đưa người đi vay và người cho vay trong nền kinh tế gặp nhau hay nói một cách đầy đủ hơn NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Trong đó, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân 6 hàng, quyết định chủ yếu đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Song lại rất khó có thể định nghĩa rõ ràng về tín dụng mà tuỳ theo góc độ nghiên cứu chúng ta có thể xác định thuật ngữ này. Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm) song trong thực tế cuộc sống thuật ngữ nàycó thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng đượ coi là phương pháp chuyể dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay. Xét một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một dao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Phổ biến hơn cả là giao dịch giữa ngân hàng và các định chế tài chính khác, giữa các doanh nghiệp và cá nhân thể hiện dưới hình thức cho vay, tức là ngân hàng cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một thời hạn nhất định ngươì đi vay phải thanh toán gốc và lãi. Vậy tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chê tài chính cung cấp cho khách hàng. Theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng hóa ) giữa bên cho vay ( ngân hàng và các định chế tài chính) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm trả vô điều kiện gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 2.2.Phân loại các nghiệp vụ tín dụng Các ngân hàng thương mại lớn hiện nay thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng từ cho vay ngắn, trung và dài hạn, bảo lãnh cho khách hàng, mua cá tàu sản để cho thuê….Để mở rộng tín dụng cho có hiệu quả, các ngân hàng, bên cạnh việc phải cây dựng và thực hiện chính sách tín dụng đúng đắn, phải không ngừng đa dạng hoá các hình thức tín dụngcho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. 2.2.1.phân theo hình thức cấp tín dụng 7 2.2.1.1.Chiết khấu thương phiếu Thương phiếu được hình thành chue yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hoá và dịch vụ giữa khách hàng với nhau. Người bán (hoặc người thụ hưởng) có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua (hoặc người phải trả) hoặc mang đến ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn. Hình 1: Chiết khấu thương phiếu Người bán Người mua Ngân hàng (4) (3) (1) (2) (5) (1) Người bán chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ cho người mua (2) Thương phiếu được lập, người mua kí, cam kết trả tiền cho người thụ hưởng khi thương phiếu đến hạn và giao thương phiếu cho người bán đồng thời là người thụ hưởng. (3) Trong thời hạn có hiệu lực của thương phiếu, người bán có thể mang thương phiếu đến ngân hàng để xin chiết khấu. (4) Sau khi kiểm tra độ an toàn của thương phiếu, ngân hàng có thể phát tiền cho người bán và nắm giữ thương phiếu (ngân hàng có thể yêu cầu người bán 8 ký hậu vào thương phiếu ,cam kết trả tiền cho ngân hàng nuế người mua không trả- quyền truy đòi đối với thương phiếu ) Số tiền ngân hàng ứng trước phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu thời hạn chiết khấu và lệ phí chiết khấu. Bên cạnh lãi suất chiết khấu (thường chung cho các loại thương phiếu), ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng trả thêm phần lệ phí chiết khấu đối với những trường hợp cụ thể có liên quan đến rủi ro vàchi phí đòi tiền. Nghiệp vụ chiết khấu được coi là đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm giữa ngân hàng và những người kí tên trên thương phiếu. Để thuận tiện cho khách hàng, ngân hàng thường kí với khách hợp đồng chiết khấu (cấp cho khách hàng hạn mức chiết khấu trong kì).Khi cần chiết khấu , khách hàng chỉ cần gửi thương phiếu lên ngân hàng xin chiết khấu. Do tối thiểu có hai người cam kết trả tiền cho ngân hàng nên độ an toàn của thương phiếu tương đối cao (trừ trường hợp ngân hàng kí miễn truy đòi đối với khách hàng). Hơn nữa , ngân hàng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu thanh khản với chi phí thấp (vì vậy thương phiếu còn được coi là loại tài sản có khả năng chuyển nhượng –có tính thanh khoản cao). 2.2.1.2.Cho vay: +Thấu chi: 9 y x Trục y: Số tiền gửi thanh toán (đồng) Trục x: Thời gian Hạn mức thấu chi Vay ngân hàng (thực hiện thấu chi) Số dư tiền gửi thanh toán. Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Để đựơc thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng).Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể ký séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ…vựot quá số dư tiền gửi đề chi trả (song trong hạn mức thấu chi). Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi. Số lãi mà khách hàng phải trả: Số lãi phải trả =Lãi suất thấu chi x Thời gian thấu chi x Số tiền thấu chi Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này. Thấu chi dựa trên cở sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thởi gian và qui mô. Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào dự đoán ngân quỹ song không chính xác. Do vậy, hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán: Chủ động, nhanh, kịp thời. Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân vài ngày trong tháng vài tháng trong năm dùng để trả lương, chi các khoản phải nôp, mua hàng… Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với cá khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn. +Cho vay trực tiếp từng lần 10 [...]... phải vay ngân hàng để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt Ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền như nhà cửa, phương tiện vận chuyển… III.Các khoản cho vay kinh doanh ngắn hạn 3.1.Khái niệm và đặc điểm cho vay kinh doanh ngắn hạn 21 Cho vay kinh doanh ngắn hạn là hình thức cho vay kinh doanh mà thời hạn cho vay đến 12 tháng Cho vay kinh doanh ngắn hạn. .. hội kinh doanh, tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất -Cho vay kinh doan ngắn hạn là yếu tố kích thích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Các điều kiện cho vay ngăn hạn tạo áp, lực buộc doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Đối với doanh nghiệp lớn thì phần lớn vốn lưu động đều vay ngân hàng dưới hình thức cho vay ngắn hạn ứng trước nhằm đáp ứng các cơ hội kinh doanh Do tính chất của cho vay ứng... kinh tế Nguồn vốn ngắn hạn vay NHTM đã góp phần ổn định, duy trì và mở rộng sản xuất đối với doanh nghiệp, nâng cao đời sống của các cá nhân, là cơ sở cho một nền kinh tế ổn định và phát triển Cho vay kinh doanh ngắn hạn có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng,trong đó ngân hàng bản thân cũng là một doanh nghiệp 3.4.1 Đối với nền kinh tế Là một trung... lớn 3.4.2 Đối với doanh nghiệp -Cho vay kinh doanh ngắn hạn là nguồn bổ sung kịp thời cho các nhu cầu về vốn ngắn hạn của doanh nghiệp Nguồn vốn này giúp các doanh nghiệp tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh hoặc giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tạm thời về tài 30 chính Trong nhiều trường hợp, vay vốn ngân hàng còn là giải pháp nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm... vya ngắn hạn thấp hơn mức lãi suất cho vay trung và dài hạn -Hình thức cho vay phong phú.Ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng các loại hình cho vay ngắn hạn như: Cho vay ngắn hạn từng lần, cho vay thưo hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay luân chuyển…Điều này vừa để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và đồng thời giúp Ngân hàng phân tán rủi ro -Cho vay ngắn hạn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng Đặc... trước là doanh nghiệp phải trả lãi trên toàn bộ dư nợ, kể cả phần dư nợ chưa sử dụng đến, cho nên bắt buộc doanh nghiệp phải quay vòng vốn 31 Chương II:Thực trạng và giải pháp cho vay kinh doanh ngắn hạnngân hàng Eximbank Nội I.Giới thiệu về ngân hàng EXIMBANK Nội 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Eximbank Nội 1.1.1.Tổng quan về ngân hàng Eximbank Eximbank được thành lập... không giảm sút +Cho vay luân chuyển Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn Ngân hàng cỏ thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Đầu năm hoặc quý, người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả... hợp lệ, đúng đối tượng ) đều là đối tượng được ngân hàng cho vay, thu nhập bán hàng đềulà nguồn để chi trả cho ngân hàn g.Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo khối lượng và chất lượng quan hệ nợ nần của người vay Các khoản phải thu và cả hàng hoá trong kho trở thành vật đảm bảo cho khoản vay Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thương nghiệp hoạc doanh nghiệp sản... hàng Đặc trưng của ngân hàng chính là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, trong đó nhận tiền gửi ngắn hạn là hoạt động huy động vốn chủ yếu Chính vì vậy với sự phù hợp về lãi suất và thời hạn, các ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn 3.2.Lý do cho vay kinh doanh ngắn hạn 3.2.1.Xuất phát từ nhu cầu vốn của doanh nghiệp Trong sản xuất kinh doanh, ngoài số vốn ban đầu khi thành lập, doanh nghiệp còn luôn phải... nhuận Thời hạn là yếu tố để xác định lãi suất cho vay Phần lãi này thể hiện doanh thu của ngân hàng, đồng thơi là chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp Do đó có thể dự báo thu nhập của ngân hàng 3.3 Các khoản cho vay kinh doanh ngắn hạn 3.3.1.Các khoản cho vay mua hàng dự trữ Từ trước tới nay, ngân hàng thường thích cho các hàng vay ngắn hạn, bổ sung tạm thời vốn hoạt động Trên thực tế, cho tới sau . Eximbank Hà Nội, em đã chọn đề tài: Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội làm chuyên đề thực tập. Chương I:. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước (thành phố, tỉnh…). Đối các doanh nghiệp,

Ngày đăng: 04/04/2013, 15:02

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.2.3:Báo cáo kết quả cho vay của Eximbank Hà Nội - Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội

Bảng 1.2.3.

Báo cáo kết quả cho vay của Eximbank Hà Nội Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 1.2.4:Thanh toán quốc tế - Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội

Bảng 1.2.4.

Thanh toán quốc tế Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.1:Tỷ trọng cho vay kinh doanh ngắn hạn (tỷ đồng) - Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội

Bảng 2.1.

Tỷ trọng cho vay kinh doanh ngắn hạn (tỷ đồng) Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 2.1.Cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp và cá nhân - Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội

Bảng 2.1..

Cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp và cá nhân Xem tại trang 57 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan