Hợp đồng kì hạn

49 550 0
Hợp đồng kì hạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hợp đồng kì hạn

Mục lục Lời nói đầu: ……………………………………………………………… 3 Chương1: Một số vấn đề cơ bản về tranh chấp thương mại: …… 5 Chương 2: Thực trạng về tranh chấp thương mại ở Việt Nam: ……….8 2.1. Thực trạng về tranh chấp thương mại ở Việt Nam:……………… .8 2.2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp: ………………………………12 2.3. Thiệt hại về tài chính: …………………………………………… .35 2.4. Thiệt hại khác: …………………………………………………… 37 Chương 3: Một số giải pháp hạn chế TCTM ở Việt Nam: ……………39 3.1. Thẩm định tư cách, năng lực đối tác:……………………………….39 3.2. Soạn thảo và ký kết hợp đồng: .……………………………………40 3.3. Giám sát đối tác trong quá trình thực hiện hợp đồng: …………… 48 Lời kết : ………………………………………………………………… 50 Lời nói đầu Việc Việt Nam được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO là một sự kiện trọng đại, một bước ngoặt lớn của nền kinh tế. Cùng với những cơ hội được giao thương với những nền kinh tế lớn của thế giới, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn khi tham gia vào một sân chơi lớn trong khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam không hiểu được rõ luật chơi. Một trong những khó khăn thách thức lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong thời gian tới đó là những tranh chấp thương mại sẽ phát sinh nhiều khi mở rộng các quan hệ thương mại quốc tế. Hầu hết, các doanh nghiệp đều không muốn có tranh chấp nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên, dù muốn hay không thì tranh chấp thương mại vẫn cứ phát sinh vì nó tồn tại khách quan trong đời sống kinh tế của nền kinh tế thị trường. tranh chấp thương mại gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp như: cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm hình ảnh, thương hiệu và làm tổn hại uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, doanh nghiệp phải chi phí tiền bạc, thời gian để giải quyết các vụ việc tranh chấp… thậm chí, có doanh nghiệp phải lâm vào tình trạng phá sản khi gặp phải những vụ kiện lớn kéo dài. Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam phần nào hiểu được những nét cơ bản nhất của tranh chấp thương mại và những biện pháp phòng tránh giảm thiểu, tranh chấp thương mại, em xin mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT VÀ PHÒNG NGỪA TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM. Kết cấu của Chuyên đề gồm có: - Lời nói đầu - Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tranh chấp thương mại; - Chương 2: Thực trạng về tranh chấp thương mại ở Việt Nam; 2 2 - Chương 3: Một số giải pháp hạn chế TCTM ở Việt Nam; - Lời kết Trong quá trình học tập tại trường kết hợp với thời gian thực tập tại Văn phòng Luật sư Đào và Đồng nghiệp, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị luật sư hướng dẫn, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Giáo sư - Tiến sỹ - NGUYỄN VĂN NAM - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn nhiệt tình để giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin chân thành cảm ơn luật sư Đào Ngọc Chuyền - Trưởng Văn phòng Luật sư Đào và Đồng nghiệp cùng các anh chị luật sư trong Văn phòng đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập để em hoàn thành chuyên đề này. Vì khả năng và kiến thức có hạn trong khi lĩnh vực tranh chấp thương mại lại rất rộng lớn nên không tránh khỏi một số nội dung trong Chuyên đề có thể sẽ sơ sài. Vì vậy, em kính mong các thầy cô giáo và người đọc có những ý kiến để em hoàn thiện và đi sâu nghiên cứu trong dịp khác. Chương 1 3 3 Một số vấn đề cơ bản về tranh chấp thương mại Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh mẽ, có nhiều ngành nghề, lĩnh vực mới ra đời, nền kinh tế đang dần được chuyên môn hóa. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự gia tăng các vụ việc tranh chấp thương mại. Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh được thể hiện trong hợp đồng thương mại. Như đã trình bày, trước tiên tranh chấp thương mại là một tranh chấp nảy sinh trong lĩnh vực thương mại, trao đổi, mua bán hàng hóa nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Tranh chấp thương mại phát sinh khi một hoặc nhiều bên tham gia hợp đồng thương mại vi phạm hợp đồng (không thực hiện/thực hiện không đúng/thực hiện không đầy đủ/thực hiện không kịp thời những quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng thương mại) và đã gây thiệt hại cho bên bị vi phạm. Các yếu tố cấu thành của tranh chấp thương mại: - Có quan hệ thương mại và được thiết lập trên cơ sở của hợp đồng thương mại; - Có sự vi phạm hợp đồng thương mại; - Sự vi phạm hợp đồng thương mại không phải là kết quả của sự kiện bất khả kháng hay nói cách khác bên vi phạm hợp đồng thương mại không phải vì nguyên nhân bất khả kháng. - Bên bị vi phạm bị thiệt hại hoặc có thể bị thiệt hại về tiền, uy tín kinh doanh …; - Bên bị vi phạm có sự phản ứng đối với bên vi phạm và yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng thương mại hoặc bồi thường thiệt hại; 4 4 - Bên vi phạm từ chối thực hiện yêu cầu của bên bị vi phạm. Khi có đủ những yếu tố kể trên thì tranh chấp thương mại đã phát sinh. Cơ sở lý luận: Tranh chấp thương mại là một sự tất yếu trong đời sống kinh tế của các nước, có hoạt động thương mại là có tranh chấp thương mại. Tranh chấp thương mại tồn tại một cách độc lập khách quan Trong kinh doanh phải có đối tác, phải có khách hàng, trong số khách hàng và đối tác đó thì có người tốt có người xấu; có người thì có đạo đức kinh doanh có người thì không; trong số người có đạo đức kinh doanh thì có người kinh doanh thuận lợi, có người gặp rủi ro … tất cả những yếu tố đó đã làm phát sinh tranh chấp thương mại. Có chủ thể kinh doanh do thiếu đạo đức kinh doanh cố tình vi phạm cam kết, vi phạm pháp luật kinh doanh dẫn tới phát sinh tranh chấp thương mại nhưng cũng có chủ thể đã vô tình vi phạm do nhận thức không đầy đủ về pháp luật hoặc cũng có những chủ thể buộc phải vi phạm cam kết, gây tranh chấp thương mại do những yếu tố khách quan, do bất khả kháng. Cơ sở pháp lý: Do hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội nên tất cả các quốc gia trên thế giới đều ban hành những văn bản luật để điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển và đa dạng nên nhiều khi pháp luật không kịp điều chỉnh hoặc do kỹ thuật lập pháp (nhất là ở các nước kém phát triển) không tốt đã tạo ra những kẽ hở của pháp luật từ đó tạo điều kiện cho những chủ thể kinh doanh vận dụng, luồn lách và làm phát sinh tranh chấp thương mại. Mặt khác, cũng vì lý do pháp luật không theo kịp hoạt động kinh doanh nên những chế tài đối với những người vi phạm không đủ mạnh, không đủ sức răn đe nên họ vẫn cố tình vi phạm để nhằm tối đa hóa lợi nhuận. 5 5 Tranh chấp thương mại đã gây tổn hại rất nhiều nguồn lực của xã hội nói chung và làm ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Có nhiều cấp độ tranh chấp thương mại khác nhau như tranh chấp thương mại giữa các quốc gia với nhau; tranh chấp thương mại giữa các chủ thể kinh tế trong cùng một quốc gia… trong khuôn khổ hạn hẹp của Chuyên đề này, em chỉ xin đề cập tới một khía cạnh nhỏ, đó là Một số vấn đề cơ bản về giải quyết tranh chấp và và phòng ngừa tranh chấp thương mại ở Việt Nam. Chương 2 Thực trạng về tranh chấp thương mại ở Việt Nam 6 6 2.1. Thực trạng về tranh chấp thương mại ở Việt Nam Từ khi Việt Nam vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, các tổ chức kinh tế được tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp được chủ động trong việc tìm kiếm đối tác, chủ động thỏa thuận các nội dung hợp tác và chủ động ký kết hợp đồng thì cũng đồng nghĩa với việc các tranh chấp thương mại phát sinh và tăng mạnh. Theo báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân Tối cao, năm 2003 có 643 vụ tranh chấp thương mại đã được tòa án các cấp để giải quyết theo trình tự sơ thẩm (đó là chưa kể nhiều vụ tranh chấp không được khởi kiện ra tòa án hoặc được các bên giải quyết tại Trung tâm Trọng tài thương mại). Năm 2006, số vụ kiện thương mại được Tòa án nhân dân các cấp thụ lý giải quyết ước tính hơn một nghìn vụ. Theo các chuyên gia, với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì các vụ việc tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp chủ nhà (Các doanh nghiệp có vốn 100% của Việt Nam) và các doanh nghiệp khách (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sẽ “bùng nổ” và có lẽ phần thắng nghiêng nhiều về phía các doanh nghiệp khách. Một số vụ việc tranh chấp điển hình như tranh chấp giữa Tổng Công ty hàng không Việt nam (Vietnam Airline) với một vị luật sư người Ý; tranh chấp giữa Tổng liên đoàn bóng đá Việt nam với vị huấn luyện viên người Pháp; hay tranh chấp giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với một doanh nghiệp Đức trong việc bảo lãnh thanh toán hợp đồng ngoại thương nhập khẩu phân bón… hầu hết khi tham gia vụ kiện để giải quyết tranh chấp, các doanh nghiệp Việt Nam đều bị thua và phải gánh chịu một hậu quả hết sức nặng nề. 7 7 2.1.1. Các loại tranh chấp thương mại Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng có thể phát sinh tranh chấp, căn cứ vào các lĩnh vực kinh doanh hiện tại ở Việt Nam có thể phân loại một số dạng tranh chấp chính như sau: • Tranh chấp trong khối các doanh nghiệp sản xuất và thương mại: Những tranh chấp này phát sinh do một trong các bên trong hợp đồng thương mại vi phạm các lỗi chủ yếu như lỗi của bên bán là: giao hàng không đủ số lượng; giao hàng kém chất lượng; giao hàng không đúng thời hạn; lỗi của bên mua là: không thanh toán tiền; thanh toán không đủ tiền hoặc chậm thanh toán tiền. Những tranh chấp trong khối doanh nghiệp sản xuất và thương mại còn có thể phát sinh do những vi phạm như từ chối thực hiện nghĩa vụ giao hàng hoặc từ chối nghĩa vụ nhận hàng. Những vi phạm này phát sinh đặc biệt nhiều khi có sự biến động về giá cả hàng hóa là đối tượng hợp đồng. • Tranh chấp trong khối các doanh nghiệp dịch vụ: Những tranh chấp này phát sinh chủ yếu do các bên tham gia hợp đồng vi phạm các cam kết như lỗi của nhà cung cấp: không cung cấp dịch vụ; cung cấp dịch vụ kém chất lượng; cung cấp dịch vụ không đúng như các cam kết; không đúng thời hạn… lỗi của bên nhận dịch vụ là không thanh toán tiền; thanh toán không đủ tiền hoặc chậm thanh toán tiền. • Tranh chấp trong khối các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ: Trong khối các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ thì lỗi chủ yếu thuộc về bên đi vay đó là không trả nợ (cả nợ gốc và nợ lãi); trả nợ không đúng thời hạn. Một dạng tranh chấp khá phổ biến trong khối các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ đó là tranh chấp liên quan đến bên thứ ba trong việc xử lý các tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ (tài sản được cầm cố thế chấp). khi xảy ra những tranh chấp dạng này 8 8 thường thì thời gian đẻ xử lý kéo dài rất lâu và gây nhiều tổn hại về chi phí cho doanh nghiệp. 2.1.2. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp Nguyên nhân chủ quan: Việt Nam mới vận hành nền kinh tế thị trường được khoảng hai mươi năm. Trong một thời gian khá dài, các chủ thể kinh doanh đã thực hiện những hoạt động kinh doanh trong một môi trường làm kìm hãm sự phát triển kinh tế đó là cơ chế kế hoạch hóa, cơ chế bao cấp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp được các cơ quan chủ quản “bao” cho từ thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, kế hoạch sản xuất, mua sắm trang thiết bị máy móc công nghệ … nhìn chung là các nhà quản lý doanh nghiệp bị triệt tiêu tính chủ động trong kinh doanh. Đến khi thực hiện nền kinh tế thị trường, xóa bỏ bao cấp thì doanh nghiệp không khỏi bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một nến kinh tế thị trường đầy năng động nhưng cũng đầy khắc nghiệt. Doanh nghiệp nhiều khi không thoát khỏi những cạm bẫy tinh vi luôn rình rập dẫn đến thực hiện những giao dịch mà trong đó ẩn chứa nhiều những rủi ro. Hoặc là do bối cảnh của nền kinh tế nước ta hiện nay, có nhiều doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp nhỏ) được ra đời và hoạt động dưới sự điều hành bởi những ông chủ không có trình độ về quản lý kinh tế, không am hiểu về kinh doanh nên khi vào chơi trong một sân chơi lớn đã không đủ trình độ để phân biệt được đâu là cơ hội kinh doanh và đâu là cạm bẫy do vậy đã đưa ra những quyết sách sai lầm hoặc tham gia vào những giao dịch có nhiều rủi do. Một nguyên nhân nữa là các nhà quản trị điều hành doanh nghiệp rất thiếu kiến thức về pháp luật nói chung và kiến thức pháp luật có liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Mặc dù vậy nhưng doanh nghiệp lại không có ý thức sử dụng những dịch vụ tư vấn pháp luật, 9 9 tức là không có ý thức tự phòng bệnh, nên nhiều khi trong các hợp đồng có nhiều khe hở để đối tác có thể lợi dụng để vi phạm dẫn tới phát sinh tranh chấp. Và khi phát sinh tranh chấp (khi bệnh đã phát) thì rất khó để giải quyết hoặc phải chi phí rất nhiều để giải quyết. Đây là những tranh chấp phát sinh do nguyên nhân chủ quan là năng lực yếu kém của các nhà quản trị điều hành doanh nghiệp. - Nguyên nhân khách quan: Do cơ chế thị trường khắc nghiệt, nhiều doanh nghiệp đã gặp phải rất nhiều rủi ro trong kinh doanh tới mức nhiều khi không tự vượt qua được dẫn tới bị phá sản. Khi một doanh nghiệp bị phá sản thì cũng đồng nghĩa với việc một số doanh nghiệp đối tác khác bị doanh nghiệp phá sản vi phạm hợp đồng dẫn tới phát sinh tranh chấp thương mại. Một tâm lý chung của dân tộc Việt Nam đó là duy tình và tâm lý này cũng đã ảnh hưởng nhiều tới các chủ doanh nghiệp Việt Nam. Khi đàm phán, ký kết hợp đồng, các bên thường chỉ bàn bạc tới những vấn đề thuận lợi hoặc những vấn đề không gây mất lòng cho đối tác. Còn những vấn đề “khó nói” hoặc “nhạy cảm” như cơ chế, biện pháp giải quyết tranh chấp; chế tài phạt vi phạm hợp đồng thì các bên lại kiêng kỵ không tiện nói ra vì nể nang, e ngại và vì tâm lý chưa làm đã lo hỏng hóc, đổ vỡ. Và tâm lý chung này đã bị nhiều chủ doanh nghiệp thiếu đạo đức kinh doanh lợi dụng trong các phi vụ làm ăn. Khi đàm phán, giao kết hợp đồng thì dùng tình để giải quyết, tới khi có tranh chấp phát sinh, không thể dùng tình để giải quyết tranh chấp thì phải dùng tới lý nhưng tới lúc đó thì lý không thấy thể hiện trong hợp đồng. 2.2. Các Biện pháp giải quyết tranh chấp 10 10 [...]... bản riêng hoặc chỉ là một điều khoản trong hợp đồng Tuy nhiên thoả thuận trọng tài luôn luôn độc lập với hợp đồng, việc gia hạn, sửa đổi, bổ sung, sự vô hiệu của Hợp đồng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản Trọng tài Điều kiện để một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực: Thỏa thuận trọng tài không bị vô hiệu thì sẽ có hiệu lực đối với các bên Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu bao gồm:... để rồi cầm về một bản án vì bên thi hành án không có khả năng thi hành án Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện một hợp đồng thương mại đã phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, tới khi việc thực hiện hợp đồng bị đổ bể, tiền không thu về được trong khi đó thì các khoản nợ gốc, nợ lãi vẫn đến hạn phải trả dẫn tới lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính thậm chí phải phá sản doanh nghiệp Như vậy, khi... người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự iv) Thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có bất kỳ thỏa thuận bổ sung nào Ví dụ trong hợp đồng các bên có thỏa thuận về điều khoản tranh chấp: “Trong trường hợp có tranh chấp nếu không giải quyết được... nhiên sẽ tốn kém tiền bạc và thời gian của cả hai bên Mặt khác hệ thống toà án của Việt Nam hiện nay là quá tải, đồng thời với nó là chất lượng của các thẩm phán chuyên về thương mại ở nước ta còn rất thấp, những thẩm phán kinh nghiệm và đủ khả năng giải quyết các tranh chấp lớn hợp tình hợp lý chỉ tính trên đầu ngón tay và tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh, còn các địa phương... trong trường hợp này khi phát sinh tranh chấp mà một bên có yêu cầu tòa án giải quyết, thì tòa án yêu cầu người có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài cho biết ý kiến 22 22 bằng văn bản họ có chấp nhận thỏa thuận trọng tài do người có thẩm quyền ký kết trước đó hay không Nếu họ chấp nhận thì trường hợp này thỏa thuận trọng tài không vô hiệu và vụ tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài... như bản chất của các tranh chấp, bất đồng giữa các bên Các bên cũng phải tự nhận thức về trách nhiệm pháp lý của mình khi thương lượng/hoà giải không thành từ đó đưa ra quyết định phù hợp trên cơ sở so sánh những “cái được” so với những “cái mất” khi thương lượng không thành - Trong quá trình tư vấn lựa chọn thương lượng/hoà giải mỗi bên và cả hai bên nên phối hợp/ lấy ý kiến tư vấn của các chuyên gia... bằng thương lượng thì các bên có quyền yêu cầu trọng tài giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam” Trường hợp này thì thỏa thuận trọng tài này vô hiệu vì các bên không thỏa thuận rõ việc tranh chấp sẽ do hội đồng trọng tài do các bên thành lập, do trọng tài viên duy nhất hay do hội đồng trọng tài của mọt trung tâm trọng tài cụ thể nào của Việt Nam giải quyết, Nếu các bên đã có thỏa thuận bổ sung... hiệu, thời hạn yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu là sáu tháng kể từ ngày ký kết thỏa thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng trọng tài mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp vii) Khi được nguyên đơn cho biết bằng văn bản sẽ khời kiện yêu cầu tòa án giải quyết hoặc khi được tòa án thông báo về việc nguyên đơn đã khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp mà trong thời hạn 7 ngày... được căn cứ theo biểu phí trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) - Bên cạnh phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam Giá ngạch Phí trọng tài Án phí và lệ phí toà án (100 0đồng) (100 0đồng) (100 0đồng) 10.000 80 + 0,3% số tiền vượt 500 trên 10.000 10.000 - 100.000 80+ 0,3% số tiền vượt trên 5% giá trị tranh chấp 10.000 (max: 350) 100.000 - 200.000 80+ 0,3% số tiền vượt trên 5.000 + 4%... đuợc xử trong các trường hợp sau: lý như sau: Người đã nộp - Nếu đơn kiện, đơn kiện tiền tạm ứng án phí sơ lại được rút hoặc các bên thẩm/phúc thẩm nếu rút giả đơn kiện trước khi mở thành trước khi Hội đồng phiên toà sẽ đuợc hoàn trọng tài được thành lập sẽ lại 50% số tiền tạm ứng thương lượng/hoà được hoàn 75% số phí, tuy án phí đã nộp nhiên số phí còn lại không thấp hơn 5 triệu đồng - Nếu sau khi HĐTT . mại và được thiết lập trên cơ sở của hợp đồng thương mại; - Có sự vi phạm hợp đồng thương mại; - Sự vi phạm hợp đồng thương mại không phải là kết quả. chấp thương mại phát sinh khi một hoặc nhiều bên tham gia hợp đồng thương mại vi phạm hợp đồng (không thực hiện/thực hiện không đúng/thực hiện không

Ngày đăng: 04/04/2013, 15:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan