PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2011

60 1.2K 4
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Nga MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 SV: Hoàng Thị Hiên Lớp: Thống kê Kinh doanh 50 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Nga DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 2 LĐ Lao động 3 NSLĐ Năng suất lao động 4 SPSS Phần mềm xử lý số liêụ kinh tế xã hội 5 CNH – HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 6 PGS.TS Phó giáo sư. Tiến sỹ 7 Th.S Thạc sỹ SV: Hoàng Thị Hiên Lớp: Thống kê Kinh doanh 50 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Nga DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ Bảng 10: Biến động GDP theo giá hiện hành giai đoạn 2005 – 2011 do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn bình quân, mức trang bị vốn bình quân 1 lao động và tổng số lao động bình quân 32 Đồ thị 1: Tốc độ phát triển GDP Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011 Error: Reference source not found theo giá cố định 1994 Error: Reference source not found Đồ thị 2: Tốc độ phát triển GDP giai đoạn 2005 – 2011 Error: Reference source not found theo giá thực tế Error: Reference source not found Đồ thị 3: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo Error: Reference source not found Đồ thị 4: Xu hướng biến động GDP theo thời gianError: Reference source not found theo giá cố định 1994 Error: Reference source not found SV: Hoàng Thị Hiên Lớp: Thống kê Kinh doanh 50 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Nga MỞ ĐẦU Từ Đại hội VI đến Đại hội X của Đảng, Đảng ta đã phân tích, đánh giá tình hình trong nước và thế giới một cách khách quan, xác định các xu thế phát triển tất yếu của thế giới và đã thực hiện bước chuyển đổi quan trọng cả về lý luận và thực tiễn: xóa bỏ cở chế quản lý tập trung, hành chính, quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghía. Công cuộc đổi mới tiến hành 25 năm đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua 25 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ. Hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần và bộ máy quản lý của Nhà nước được đổi mới một bước quan trọng. Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với kinh tế các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam dã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)… Đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng trong quan hệ đối ngoại. Trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 đi đôi với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 7,5% - 8%. Kinh tế Nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xóa bao cấp, thực hiện chế độ công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh. Từ những khuyến khích từ Nhà nước đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển về quy mô và cơ cấu theo khu vực kinh tế và theo thành phần kinh tế. SV: Hoàng Thị Hiên Lớp: Thống kê Kinh doanh 50 1 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Nga Tổng sản phẩm quốc nội – GDP, là một chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), là một trong các chỉ tiêu dùng để đánh giá tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Để tìm hiểu sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua, vận dụng những kiến thức thống kê đã học, em lựa chọn đề tài: “PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2011”. Đề tài nghiên cứu gồm 2 chương: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI VÀ LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH GDP. CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GDP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2011. Mục đích chủ yếu của chuyên đề là thông qua các phương pháp thống kê đã được học để tìm hiều một cách khái quát về chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và các chỉ tiêu thống kê phân tích tình hình phát triển của chỉ tiêu GDP; từ đó, dự đoán ngắn hạn chỉ tiêu GDP và đưa ra những kiến nghị đề xuất đối với công tác thống kê. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự biến động Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011. Qua đây em xin chân thành cảm ơn ThS.Trần Thị Nga – Giảng viên khoa Thống kê trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề của mình. SV: Hoàng Thị Hiên Lớp: Thống kê Kinh doanh 50 2 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Nga CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI VÀ LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH GDP 1.1 Những vấn đề chung về Tổng sản phẩm quốc nội 1.1.1 Khái niệm - Theo kinh tế vĩ mô: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một thời kỳ nhất định. - Theo thống kê kinh tế: GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân phản ánh lượng giá trị mới do lao động tạo ra và phản ánh tài sản cố định của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Giá trị tăng thêm (VA) và tổng sản phẩm quốc nội giống nhau về nội dung (các yếu tố hợp thành C 1 +V+M) nhưng khác nhau về phạm vi tính toán. Chỉ tiêu VA được tính cho từng đơn vị kinh tế, từng ngành kinh tế và có thể tổng hợp theo nhóm ngành, GDP là chỉ tiêu tính cho toàn bộ nền kinh tế của một địa phương hay toàn quốc. Tổng sản phẩm quốc nội là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ, được tính theo đơn vị giá trị (theo giá hiện hành, so sánh và cố định). 1.1.2 Cơ cấu Cơ cấu Tổng sản phẩm quốc nội có thể được nghiên cứu theo các tiêu thức: - Ngành, vùng, thành phần kinh tế nhằm chỉ rõ vai trò của từng ngành, vùng, thành phần kinh tế trong việc tạo ra Tổng sản phẩm quốc nội. - Yếu tố cấu thành giá trị: Toàn bộ Tổng sản phẩm quốc nội gồm : C 1 , V, M. - Loại thu nhập: Toàn bộ Tổng sản phẩm quốc nội chia ra thu nhập của các hộ (người lao động), thu nhập của các doanh nghiệp và của Nhà nước. - Theo mục đích sử dụng SV: Hoàng Thị Hiên Lớp: Thống kê Kinh doanh 50 3 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Nga Xét theo quan điểm vật chất, Tổng sản phẩm quốc nội bao gồm: tiêu dùng cuối cùng của cá nhân và xã hội, tích lũy, xuất khẩu hàng hóa thuần. Xét theo quan điểm tài chính, Tổng sản phầm quốc nội bao gồm: chi cho tiêu dùng cuối cùng của hộ và chính phủ, tiết kiệm, số dư quan hệ kinh tế với nước ngoài. 1.1.3 Nguyên tắc tính Tổng sản phẩm quốc nội Là một bộ phận của Tổng giá trị sản xuất, Tổng sản phẩm quốc nội được tính theo nguyên tắc sau: - Nguyên tắc thường trú (hay theo lãnh thổ kinh tế): Chỉ được tính vào GDP kết quả sản xuất của các đơn vị thường trú. - Tính theo thời điểm sản xuất: Kết quả sản xuất của thời kỳ nào được tính vào GDP của thời ký đó. - Tính theo giá thị trường. Các nguyên tắc trên cần được quán triệt khi tính toán, phân tích các chỉ tiêu thuộc GDP phù hợp với các đặc điểm cụ thể của chúng. 1.1.4 Các phương pháp tính Là một chỉ tiêu biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất, GDP vận động trải qua ba giai đoạn: được sản xuất ra trong các ngành sản xuất, được phân phối để hình thành các khoản thu nhập, được đem sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân và xã hội. Tương ứng với ba giai đoạn vận động của nó có ba phương pháp tính Tổng sản phẩm quốc nội: Phương pháp sản xuất, phương pháp phân phối và phương pháp sử dụng cuối cùng. - Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hoàng hóa và dịch vụ. - Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trong nước bằng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo phương pháp này, Tổng sản phẩm quốc nội gồm bốn yếu tố: Thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật), thuế sản xuất, khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất. SV: Hoàng Thị Hiên Lớp: Thống kê Kinh doanh 50 4 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Nga - Phương pháp sử dụng cuối cùng: Tống sản phẩm quốc nội bằng tổng của ba yếu tố: Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư và Nhà nước, tích lũy tài sản (cố định, lưu động và quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Tổng sản phẩm quốc nội theo giá thực tế thường được dùng để nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách. Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh đã loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua các năm, dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất. 1.1.5 Đặc điểm GDP Việt Nam Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số đông, trong hơn 30 năm qua đang phải phục hồi khỏi sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát chỗ dựa về tài chính sau khi Liên bang Xô viết tan rã và sự cứng nhắc của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Sau nhiều năm với các cuộc chiến tranh kéo dài, trong hoàn cảnh bị cô lập về chính trị và trì trệ về kinh tế, Việt Nam đang nhanh chóng hòa mình vào dòng chảy chung của kinh tế và chính trị thế giới. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ 59 trên thế giới trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô Tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 128 xét theo Tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2011, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng GDP cao lên qua các quý. So với cùng kỳ năm trước, GDP quý I tăng 5,57%; quý II tăng 5,68%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng 6,10%. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010. tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006 – 2010 đạt bình quân 7%/năm. Các chỉ số tăng trưởng cho các ngành cũng thể SV: Hoàng Thị Hiên Lớp: Thống kê Kinh doanh 50 5 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Nga hiện một xu hướng phục hồi rõ rệt. Chỉ số GDP tăng đều trong cả ba khu vực. Trong đó, khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản với mức tăng 4%; khu vực công nghiệp và xây dựng cũng tăng 5,53%, và khu vực dịch vụ tăng 6,99% .Công nghiệp tiếp tục là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nhóm ngành công nghiệp - sản xuất có tỷ trọng lớn nhất trong GDP và có tốc độ tăng giá trị tăng thêm 6,8%. Tỷ lệ này dù thấp hơn tốc độ tăng của năm 2010 (7,7%), nhưng cao hơn tốc độ chung. Nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được kết quả tích cực (giá trị sản xuất toàn ngành tăng 5,2%, cao hơn tốc độ tăng 4,7% của năm trước; giá trị tăng thêm đạt 2,3%).Nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong GDP và có tốc độ tăng giá trị tăng thêm 6,4%, mặc dù thấp hơn tốc độ tăng của năm trước (7,52%), nhưng cao hơn tốc độ tăng chung. 1.2 Lựa chọn phương pháp thống kê phân tích GDP Có nhiều phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu biến động GDP, mỗi phương pháp có một tác dụng khác nhau, tùy từng mục đích nghiên cứu mà ta sử dụng các phương pháp khác nhau. Dưới đây là đặc điểm vận dụng một số phương pháp thống kê được sử dụng trong bài viết. 1.2.1 Phương pháp đồ thị Đồ thị trong thống kê là hình vẽ hoặc đường nét kết hợp với các con số, màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng nghiên cứu.Đồ thị thống kê trình bày các thong tin thống kê một cách khái quát và sinh động, thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ. Trong bài viết phương pháp đồ thị sử dụng để biểu diễn biến động GDP cả về quy mô và cơ cấu. Đồ thị được sử dụng trong bài viết là đồ thị dạng cột biểu thị cơ cấu GDP và đồ thị dạng đường biểu hiện tốc độ phát triển GDP giai đoạn 2005 – 2011. 1.2.2 Phương pháp phân tích dãy số thời gian Phương pháp phân tích dãy số thời gian cho phép biểu hiện tính quy luật biến động của chỉ tiêu GDP, xác định mức độ biến động của chỉ tiêu GDP trên cơ sở đó tìm ra quy luật và tiến hành dự báo ngắn hạn chỉ tiêu GDP trong tương lai. Để phân tích đặc điểm biến động của GDP theo thời gian ta sử dụng 5 chỉ tiêu sau: SV: Hoàng Thị Hiên Lớp: Thống kê Kinh doanh 50 6 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Nga - Mức độ bình quân theo thời gian: phản ánh được mức độ đại diện cho tất cả các mức độ của GDP trong giai đoạn 2005 – 2011. Có nhiều công thức để tính toán mức độ bình quân: + Đối với dãy số thời kỳ: + Đối với dãy số thời điểm có biến động đều, số liệu có ở đầu kỳ và cuối kỳ: + Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau: +Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau và biến động dãy số là không đều: Do đặc điểm của chỉ tiêu GDP là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ nên GDP bình quân giai đoạn 2005 – 2011 được tính theo công thức đầu tiên. - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: phản ánh sự thay đổi về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu GDP trong dãy số giữa hai thời gian nghiên cứu. Có các lượng tăng (giảm) tuyệt đối: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn ( i δ ), lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc ( i ∆ ), lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân ( δ ). - Tốc độ phát triển: là số tương đối phản ánh tốc độ và xu hướng của hiện tượng theo thời gian được tính theo lần hay %. Có các tốc độ phát triển sau: Tốc độ phát triển liên hoàn ( i t ), tốc độ phát triển định gốc( i T ), tốc độ phát triển bình quân ( t ). - Tốc độ tăng (giảm): phản ánh GDP Việt Nam giữa hai thời kỳ đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %). Tương ứng với mỗi tốc độ phát triển, chúng ta có các tốc độ tăng (giảm) sau: Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn( i a ), tốc độ tăng (giảm) định gốc( i A ), tốc độ tăng (giảm) bình quân ( a ). SV: Hoàng Thị Hiên Lớp: Thống kê Kinh doanh 50 7 [...]... Lớp: Thống kê Kinh doanh 50 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Nga CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GDP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2011 2.1 Phân tích đặc điểm biến động GDP và cơ cấu GDP Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011 2.1.1 Phân tích đặc điểm biến động GDP Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011 2.1.1.1 Phân tích đặc điểm biến động GDP Việt Nam theo giá cố định 1994 giai đoạn 2005. .. liên hệ của tổng số lao động bình quân tới GDP Việt Nam theo giá thực tế giai đoạn 2005 – 2011 Phương trình hồi quy tuyến tính là: Trong đó: : GDP theo giá thực tế (tỷ đồng) x : Tổng số lao động bình quân (nghìn người) SV: Hoàng Thị Hiên 22 Lớp: Thống kê Kinh doanh 50 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Nga 2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng biến động GDP giai đoạn 2005 – 2011  Phân tích biến động... nhân tố: giá cả GDP và khối lượng GDP Mô hình phân tích: = x Biến động tuyệt đối: Biến động tương đối: Căn cứ vào Niên giám Thống kê ta có số liệu GDP Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011 và tính toán các hệ thống chỉ số ta có bảng kết quả: Bảng 7: Biến động GDP Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011 do ảnh hưởng của giá cả và khối lượng Chỉ tiêu Thời gian Năm 2006 2005 Năm 2007 2006 Năm 2008 2007 Năm 2009 2008... GDP năm 2011 tăng 27.97% so với năm 2009 tức là tăng 554094 tỷ đồng, trong đó: - Giá cả Tổng sản phẩm quốc nội năm 2011 tăng 21.46% so với năm 2010 đã làm cho GDP tăng 447842 tỷ đồng - Khối lượng Tổng sản phẩm quốc nội năm 2011 tăng 5.36% so với năm 2010 đã làm cho GDP tăng 106252 tỷ đồng Vậy trong năm 2011, nhân tố chủ yếu làm tăng GDP là do giá cả Nhận xét: Nhìn chung, trong giai đoạn 2005 – 2011, ... tế Việt Nam trong những năm tiếp theo  Phân tích biến động GDP Việt Nam theo giá hiện hành giai đoạn 2005 – 2011 do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Hiệu suất sử dụng vốn bình quân, mức trang bị vốn bình quân cho 1 lao động và tổng số lao động bình quân Mô hình phân tích: = x x Biến động tuyệt đối: Biến động tương đối: Căn cứ vào số liệu GDP và vốn đầu tư giai đoạn 2005 – 2010 và qua tính toán các hệ thống. ..  Phân tích biến động GDP Việt Nam theo giá hiện hành giai đoạn 2005 – 2010 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Hiệu suất sử dụng vốn bình quân và tổng vốn bình quân Mô hình phân tích: = x Biến động tuyệt đối: Biến động tương đối: SV: Hoàng Thị Hiên 29 Lớp: Thống kê Kinh doanh 50 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Nga Căn cứ vào số liệu GDP và vốn đầu tư giai đoạn 2005 – 2010 và qua tính toán các hệ thống. .. kinh tế thế giới đang gặp khó khăn như thời điểm hiện tại SV: Hoàng Thị Hiên 12 Lớp: Thống kê Kinh doanh 50 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Nga 2.1.1.2 Phân tích đặc điểm biến động GDP Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011 theo giá thực tế Để nắm được một cách cụ thể tình hình phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011 thông qua xem xét đặc điểm biến động của chỉ tiêu GDP Ta cần xét đến cả ảnh hưởng... nhân tố: - Giá cả Tổng sản phẩm quốc nội năm 2006 tăng 7.79% so với năm 2005 đã làm cho GDP tăng 70403 tỷ đồng - Khối lượng Tổng sản phẩm quốc nội năm 2006 tăng 7.70% so với năm 2005 đã làm cho GDP tăng 64648 tỷ đồng Vậy trong năm 2006, nhân tố chủ yếu làm tăng GDP là do giá cả * GDP năm 2007 tăng 17.39% so với năm 2006 tức là tăng 169451 tỷ đồng, trong đó: - Giá cả Tổng sản phẩm quốc nội năm 2006 tăng... bước đường CNH – HĐH hòa nhập với nền kinh tế thế giới Để nắm được chi tiết cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 – 2011, thông qua tính toán, ta có được bảng và đồ thị dưới đây: Bảng 3: Cơ cấu GDP Việt Nam theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2011 Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Trong đó Nông, lâm Công nghiệp và nghiệp và thùy xây dựng sản Tuyệt Tuyệt... 40,23 Tổng số Dịch vụ Tuyệt Tương đối đối (tỷ (%) đồng) 319003 38,01 370771 38,06 436706 38,18 563544 37,95 644280 38,85 759202 38,32 957939 37,76 Nguồn: Số liệu GDP 2005 – 2011 Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả Từ kết quả bảng trên, ta thấy cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo nghành kinh tế giai đoạn 2005 – 2011 có sự thay đổi qua các năm, cụ thể: SV: Hoàng Thị Hiên 16 Lớp: Thống kê Kinh . Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011 2.1.1 Phân tích đặc điểm biến động GDP Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011 2.1.1.1 Phân tích đặc điểm biến động GDP Việt Nam theo giá cố định 1994 giai đoạn 2005 - 2011 Để. VỀ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI VÀ LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH GDP 1.1 Những vấn đề chung về Tổng sản phẩm quốc nội 1.1.1 Khái niệm - Theo kinh tế vĩ mô: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP –. một quốc gia. Để tìm hiểu sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua, vận dụng những kiến thức thống kê đã học, em lựa chọn đề tài: “PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI VIỆT

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan