Phân tích các nhân tố ảnh hưởng biến động GDP giai đoạn 2005 –

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2011 (Trang 26)

Phân tích biến động GDP theo giá giện hành do ảnh hưởng của 2 nhân tố: giá cả GDP và khối lượng GDP.

Mô hình phân tích:

= x Biến động tuyệt đối:

Biến động tương đối:

Căn cứ vào Niên giám Thống kê ta có số liệu GDP Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011 và tính toán các hệ thống chỉ số ta có bảng kết quả:

Bảng 7: Biến động GDP Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011 do ảnh hưởng của giá cả và khối lượng

Chỉ tiêu

Thời gian

GDP tăng (giảm) Trong đó

Do giá cả Do khối lượng

Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng)

Năm 2006 so với năm

2005 16.09 135051 7.79 70403 7.70 64648

Năm 2007 so với năm

2006 17.39 169451 9.08 95242 7.62 74209

Năm 2008 so với năm

2007 29.84 341323 22.71 274845 5.81 66478

Năm 2009 so với năm

2008 11.67 173351 6.12 95640 5.23 77711

Năm 2010 so với năm

Năm 2011 so với năm 2010 27.97 554094 21.46 447842 5.36 106252

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.

Bảng phân tích trên cho ta thấy ảnh hưởng của 2 nhân tố đến biến động GDP trong thời kỳ trên. Cụ thể từng năm như sau:

* GDP năm 2006 tăng 16.09% so với năm 2005 tức là tăng 135055 tỷ đồng,đo ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Giá cả Tổng sản phẩm quốc nội năm 2006 tăng 7.79% so với năm 2005 đã làm cho GDP tăng 70403 tỷ đồng.

- Khối lượng Tổng sản phẩm quốc nội năm 2006 tăng 7.70% so với năm 2005 đã làm cho GDP tăng 64648 tỷ đồng.

Vậy trong năm 2006, nhân tố chủ yếu làm tăng GDP là do giá cả.

* GDP năm 2007 tăng 17.39% so với năm 2006 tức là tăng 169451 tỷ đồng, trong đó:

- Giá cả Tổng sản phẩm quốc nội năm 2006 tăng 9.08% so với năm 2005 đã làm cho GDP tăng 95242 tỷ đồng.

- Khối lượng Tổng sản phẩm quốc nội năm 2006 tăng 7.62% so với năm 2005 đã làm cho GDP tăng 74209 tỷ đồng.

Vậy trong năm 2007, nhân tố chủ yếu làm tăng GDP là do giá cả

* GDP năm 2008 tăng 29.84% so với năm 2007 tức là tăng 341323 tỷ đồng, trong đó:

- Giá cả Tổng sản phẩm quốc nội năm 2008 tăng 22.71% so với năm 2007 đã làm cho GDP tăng 274845 tỷ đồng.

- Khối lượng Tổng sản phẩm quốc nội năm 2008 tăng 5.81% so với năm 2007 đã làm cho GDP tăng 66478 tỷ đồng.

Vậy trong năm 2008, GDP theo giá thực tế tăng mạnh chủ yếu là do giá cả * GDP năm 2009 tăng 11.67% so với năm 2008 tức là tăng 173351 tỷ đồng, trong đó:

- Giá cả Tổng sản phẩm quốc nội năm 2009 tăng 6.12% so với năm 2008 đã làm cho GDP tăng 95640 tỷ đồng.

- Khối lượng Tổng sản phẩm quốc nội năm 2009 tăng 5.23% so với năm 2008 đã làm cho GDP tăng 77711 tỷ đồng

Vậy trong năm 2009, nhân tố chủ yếu làm tăng GDP là do giá cả.

* GDP năm 2010 tăng 19.45% so với năm 2009 tức là tăng 322525 tỷ đồng, trong đó:

- Giá cả Tổng sản phẩm quốc nội năm 2010 tăng 12.82% so với năm 2009 đã làm cho GDP tăng 225171 tỷ đồng.

- Khối lượng Tổng sản phẩm quốc nội năm 2010 tăng 5.87% so với năm 2009 đã làm cho GDP tăng 97354 tỷ đồng.

Vậy trong năm 2010, nhân tố chủ yếu làm tăng GDP là do giá cả.

* GDP năm 2011 tăng 27.97% so với năm 2009 tức là tăng 554094 tỷ đồng, trong đó:

- Giá cả Tổng sản phẩm quốc nội năm 2011 tăng 21.46% so với năm 2010 đã làm cho GDP tăng 447842 tỷ đồng.

- Khối lượng Tổng sản phẩm quốc nội năm 2011 tăng 5.36% so với năm 2010 đã làm cho GDP tăng 106252 tỷ đồng.

Vậy trong năm 2011, nhân tố chủ yếu làm tăng GDP là do giá cả.

Nhận xét: Nhìn chung, trong giai đoạn 2005 – 2011, trong quan hệ giữa giá cả hàng hóa và khối lượng hàng hóa tới GDP, GDP Việt Nam theo giá hiện hành tăng lên chủ yếu là do giá cả hàng hóa tăng cao. Điều này cho thấy, GDP theo giá hiện hành tăng trưởng mạnh nhưng do giá cả tăng cao nên mức sống dân cư vẫn chưa ổn định. Trong những năm tiếp theo, cần đẩy mạnh sản xuất tăng khối lượng hàng hóa và kiềm chế lạm phát để tăng trưởng kinh tế đạt đúng kế hoạch và dân cư không phải chịu áp lực của tình trạng giá cả tăng ngày một cao như hiện nay.

Phân tích biến động GDP Việt Nam theo giá hiện hành giai đoạn 2005 – 2010 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: năng suất lao động bình quân chung và tổng số lao động.

Biến động tuyệt đối:

Biến động tương đối:

Căn cứ vào số liệu GDP và vốn đầu tư giai đoạn 2005 – 2010 và qua tính toán các hệ thống chỉ số ta có bảng kết quả:

Bảng 8: Biến động GDP theo giá hiện hành giai đoạn 2005- 2011 do ảnh hưởng của NSLĐ bình quân chung và tổng số LĐ Chỉ tiêu

Thời gian

GDP tăng (giảm) Trong đó

Do NSLĐ chung Do tổng số LĐ Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng)

Năm 2006 so với năm

2005 16.09 135051 14.80 125571.80 1.13 9479.20

Năm 2007 so với năm

2006 17.39 169451 12.44 126577.15 4.40 42873.85

Năm 2008 so với năm

2007 29.84 341323 26.48 310929.83 2.66 30393.17

Năm 2009 so với năm

2008 11.67 173351 8.44 129038.91 2.98 44312.09

Năm 2010 so với năm

2009 19.45 322525 16.43 279485.39 2.60 43039.61

Bảng phân tích trên cho ta thấy ảnh hưởng của 2 nhân tố đến biến động GDP trong thời kỳ trên. Cụ thể từng năm như sau:

* GDP năm 2006 tăng 16.09% so với năm 2005 tức là tăng 135055 tỷ đồng, trong đó:

- NSLĐ bình quân chung năm 2006 tăng 14.80% so với năm 2005 đã làm cho GDP tăng 125571.80 tỷ đồng.

- Tổng số lao động năm 2006 tăng 1.13% so với năm 2005 đã làm cho GDP tăng 9479.20 tỷ đồng.

Vậy trong năm 2006, trong 2 nhân tố trên GDP tăng chủ yếu là do NSLĐ bình quân chung.

* GDP năm 2007 tăng 17.39% so với năm 2006 tức là tăng 169451 tỷ đồng, trong đó:

- Năng suất lao động bình quân chung năm 2007 tăng 12.44% so với năm 2006 đã làm cho GDP giảm 126577.15 tỷ đồng.

- Tổng số lao động năm 2007 tăng 4.40% so với năm 2006 đã làm cho GDP tăng 42873.85 tỷ đồng.

Vậy trong năm 2007, trong 2 nhân tố trên, GDP tăng chủ yếu là do NSLĐ bình quân chung.

* GDP năm 2008 tăng 27.48% so với năm 2007 tức là tăng 341323 tỷ đồng, trong đó:

- Năng suất lao động bình quân chung năm 2008 tăng 26.48% so với năm 2007 đã làm cho GDP tăng 310929.83 tỷ đồng.

- Tổng số lao động năm 2008 tăng 2.66% so với năm 2007 đã làm cho GDP tăng 30393.17 tỷ đồng.

Vậy trong năm 2008, trong 2 nhân tố trên GDP tăng chủ yếu là do NSLĐ bình quân chung.

* GDP năm 2009 tăng 13.74% so với năm 2008 tức là tăng 200351 tỷ đồng, trong đó:

- Năng suất lao động bình quân chung năm 2009 tăng 8.44% so với năm 2008 đã làm cho GDP tăng 129038.91 tỷ đồng.

- Tổng số lao động năm 2009 tăng 2.98% so với năm 2008 đã làm cho GDP tăng 43312.09 tỷ đồng.

Vậy trong năm 2009, trong 2 nhân tố trên GDP tăng chủ yếu là do NSLĐ bình quân chung.

* GDP năm 2010 tăng 19.45% so với năm 2009 tức là tăng 322525 tỷ đồng, trong đó:

- Năng suất lao động bình quân chung năm 2010 tăng 16.43% so với năm 2009 đã làm cho GDP tăng 279485.39 tỷ đồng.

- Tổng số lao động năm 2010 tăng 2.60% so với năm 2009 đã làm cho GDP tăng 43039.61 tỷ đồng.

Vậy trong năm 2010, trong 2 nhân tố trên GDP tăng chủ yếu là do NSLĐ bình quân chung.

Nhận xét: Nhìn chung, trong giai đoạn 2005 – 2011, khi xét mối quan hệ giữa NSLĐ bình quân chung và tổng số lao động trong nền kinh tế tới biến động GDP thì NSLĐ luôn là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng và tích cực tới việc tăng GDP hàng năm. Như vậy, có thể thấy được, chất lượng lao động tăng lên qua các năm nhưng chưa đồng đều giữa các khu vực kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, lực lượng lao động hàng năm đều tăng cao, số người thất nghiệp tăng. Vì vậy, Nhà nước cần có thêm các chính sách tạo công ăn việc làm cho lao động thất nghiệp đi đôi cùng việc nâng cao trình độ lao động, từ đó có thể nâng cao mức tăng trưởng GDP ngày một cao hơn.

Phân tích biến động GDP Việt Nam theo giá hiện hành giai đoạn 2005 – 2010 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Hiệu suất sử dụng vốn bình quân và tổng vốn bình quân.

Mô hình phân tích:

= x

Biến động tuyệt đối: Biến động tương đối:

Căn cứ vào số liệu GDP và vốn đầu tư giai đoạn 2005 – 2010 và qua tính toán các hệ thống chỉ số ta có bảng kết quả:

Bảng 9: Biến động GDP Việt Nam theo giá hiện hành giai đoạn 2005 – 2011 do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn bình quân và tổng vốn bình quân

Chỉ tiêu Thời gian GDP tăng (giảm) Trong đó Do hiệu suất sử dụng vốn bình quân Do tổng vốn bình quân Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng) Năm 2006 so với năm 2005 16.09 135055 -1.57 -15545 17.95 150599.9 Năm 2007 so với năm 2006 17.39 169449 -10.71 -137196 31.47 306645.2 Năm 2008 so với năm 2007 29.84 341323 12.02 159388 15.91 181935 Năm 2009 so với năm 2008 11.67 173351 -2.84 -48395 14.93 221746.2 Năm 2010 so với năm 2009 19.45 322525 1.98 38372.5 17.13 284152.5

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả

Bảng phân tích trên cho ta thấy ảnh hưởng của 2 nhân tố đến biến động GDP trong thời kỳ trên. Cụ thể từng năm như sau:

* GDP năm 2006 tăng 16.09% so với năm 2005 tức là tăng 135055 tỷ đồng, trong đó:

- Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư bình quân năm 2006 giảm 1.57% so với năm 2005 đã làm cho GDP giảm 15545 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư bình quân năm 2006 tăng 17.95% so với năm 2005 đã làm cho GDP tăng 150599.9 tỷ đồng

Vậy trong năm 2006, chỉ có tổng vốn đầu tư bình quân có tác động tích cực làm cho GDP tăng lên.

* GDP năm 2007 tăng 1.17% so với năm 2006 tức là tăng 169449 tỷ đồng, trong đó:

- Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư bình quân năm 2006 giảm 10.71% so với năm 2005 đã làm cho GDP giảm 137196 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư bình quân năm 2006 tăng 31.47% so với năm 2005 đã làm cho GDP tăng 306645.2 tỷ đồng

Vậy trong năm 2007, chỉ có tổng vốn đầu tư bình quân có tác động tích cực làm cho GDP tăng lên.

* GDP năm 2008 tăng 1.30% so với năm 2007 tức là tăng 341323 tỷ đồng, trong đó:

- Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư bình quân năm 2008 tăng 12.02% so với năm 2007 đã làm cho GDP tăng 159388 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư bình quân năm 2008 tăng 15.91% so với năm 2007 đã làm cho GDP tăng 181935 tỷ đồng.

Vậy trong năm 2008, tổng vốn đầu tư bình quân có tác động tích cực chủ yếu làm cho GDP tăng lên.

* GDP năm 2009 tăng 1.12% so với năm 2008 tức là tăng 173351 tỷ đồng, trong đó:

- Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư bình quân năm 2009 giảm 2.84% so với năm 2008 đã làm cho GDP giảm 48395 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư bình quân năm 2009 tăng 17.13% so với năm 2008 đã làm cho GDP tăng 221746.2 tỷ đồng

Vậy trong năm 2009, chỉ có tổng vốn đầu tư bình quân có tác động tích cực làm cho GDP tăng lên.

* GDP năm 2010 tăng 1.19% so với năm 2009 tức là tăng 322525 tỷ đồng, trong đó:

- Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư bình quân năm 2010 tăng 1.98% so với năm 2009 đã làm cho GDP giảm 38372.5 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư bình quân năm 2010 tăng 17.95% so với năm 2009 đã làm cho GDP tăng 284152.5 tỷ đồng

Vậy trong năm 2010, tổng vốn đầu tư bình quân có tác động tích cực chủ yếu làm cho GDP tăng lên.

Nhận xét: Trong mối quan hệ giữa hiệu suất sử dụng vốn đầu tư bình quân và tổng vốn đầu tư bình quân tới tăng trưởng GDP giai đoạn 2005 – 2011, ta thấy tổng vốn đầu tư bình quân luôn là nhân tố tác động làm tăng GDP. Đồng vốn bỏ vào ngày một nhiều, nhưng hiệu suất sử dụng vốn lại không cao. Trong giai đoạn trên, có đến 3 năm, hiệu suất sử dụng vốn bình quân tác động tiêu cực làm giảm sự tăng trưởng GDP. Từ đó thấy được vấn đề đưa ra là phải làm sao để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, để xứng đáng với khối lượng vốn đầu tư lớn như hiện nay. Đó là một thách thức lớn đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Phân tích biến động GDP Việt Nam theo giá hiện hành giai đoạn 2005 – 2011 do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Hiệu suất sử dụng vốn bình quân, mức trang bị vốn bình quân cho 1 lao động và tổng số lao động bình quân.

Mô hình phân tích:

= x x

Biến động tuyệt đối: Biến động tương đối:

Căn cứ vào số liệu GDP và vốn đầu tư giai đoạn 2005 – 2010 và qua tính toán các hệ thống chỉ số ta có bảng kết quả:

quân, mức trang bị vốn bình quân 1 lao động và tổng số lao động bình quân Chỉ tiêu Thời gian GDP tăng (giảm) Trong đó Do hiệu suất sử dụng

vốn bình quân bình quân 1 lao độngDo mức trang bị vốn Do tổng số lao độngbình quân

Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ đồng) Năm 2006 so với năm 2005 16.09 135051 -1.57 -15549.26 16.63 141121.06 1.13 9479.20 Năm 2007 so với năm 2006 17.39 169451 -10.71 -137193.53 25.93 263770.69 4.40 42873.85 Năm 2008 so với năm 2007 29.84 341323 12.02 159388.03 12.91 151541.80 2.66 30393.17 Năm 2009 so với năm 2008 11.67 173351 -2.84 -48395.19 11.60 177434.10 2.98 44312.09 Năm 2010 so với năm 2009 19.45 322525 1.98 38372.53 14.17 241112.86 2.60 43039.61

Bảng phân tích trên cho ta thấy ảnh hưởng của 2 nhân tố đến biến động GDP trong thời kỳ trên. Cụ thể từng năm như sau:

* GDP năm 2006 tăng 16.09% so với năm 2005 tức là tăng 135055 tỷ đồng, trong đó:

- Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư bình quân năm 2006 giảm 1.57% so với năm 2005 đã làm cho GDP giảm 15549.26 tỷ đồng.

- Mức trang bị vốn đầu tư bình quân 1 lao động năm 2006 tăng 16.63% so với năm 2005 đã làm cho GDP tăng 114121.06 tỷ đồng.

- Tổng số lao động bình quân năm 2006 tăng 1.13% so vơi năm 2005 đã làm cho GDP tăng 9479.20 tỷ đồng.

Vậy trong năm 2006, trong 3 nhân tố trên nhân tố có tác động tích cực và ảnh hưởng lớn đến GDP là mức trang bị vốn đầu tư bình quân 1 lao động.

* GDP năm 2007 tăng 1.17% so với năm 2006 tức là tăng 169449 tỷ đồng, trong đó:

- Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư bình quân năm 2006 giảm 10.71% so với năm 2005 đã làm cho GDP giảm 137193.53 tỷ đồng.

- Mức trang bị vốn đầu tư bình quân 1 lao động năm 2006 tăng 25.93% so với năm 2005 đã làm cho GDP tăng 263770.69 tỷ đồng.

- Tổng số lao động bình quân năm 2007 tăng 4.40% so với năm 2006 đã làm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2011 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w