1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

40 458 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 418 KB

Nội dung

Đề án môn học GVHD: MỤC LỤC CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI 1 VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 1 1.1. Tổng quan về nợ nước ngoài 1 1.1.1. Khái niệm về nợ nước ngoài 1 1.1.2. Phân loại nợ nước ngoài 1 1.1.3. Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế 2 1.2. Quản lý nợ nước ngoài 3 1.2.1. Vai trò của quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài 3 1.2.2. Mục tiêu của quản lý nợ nước ngoài 3 1.2.3. Nội dung của quản lý nợ nước ngoài 4 1.2.4. Chỉ số đánh giá hiệu quả của quản lý nợ nước ngoài 5 1.2.4.1. Các chỉ tiêu chung đo lường mức độ an toàn nợ nước ngoài của một quốc gia 5 1.2.4.2. Tiêu chí đánh giá an toàn nợ nước ngoài của IMF 5 Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF 6 Bảng 1.2: Ngưỡng nợ nước ngoài theo tiêu chuẩn HIPCs 7 1.2.4.3. Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB 7 Bảng 1.3: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB 7 1.2.4.4. Sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách quản lý nợ nước ngoài 8 Bảng 1.4: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế 8 1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài ở một số nước trên thế giới 8 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của Hy Lạp và Nhật Bản.9 1.3.1.1. Hy Lạp 9 1.3.1.2. Nhật Bản 10 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt nam 11 2.1. Tình hình nợ nước ngoài của Việt nam 13 2.1.1.Quy mô nợ nước ngoài của Việt nam 13 2.1.2.Cơ cấu nợ nước ngoài: 13 Biểu 2.1: Cơ cấu dư nợ chính phủ và được chính phủ bảo lãnh phân theo điều kiện tín dụng 14 SV: Lớp: Đề án môn học GVHD: 2.1.3. Lãi suất vay nợ nước ngoài của Việt nam 15 2.2. Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Việt nam 15 16 Biểu đồ 2.1: Mô phỏng đường cong Laffer nợ của Việt Nam 17 2.3. Thực trạng quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 18 2.3.1. Khung thể chế quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 18 2.3.2. Nội dung quản lý nợ nước ngoài 19 2.3.3. Đánh giá thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam 23 2.3.3.1. Đánh giá độ an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam theo mức ngưỡng của HIPCs 24 Bảng 2.2: Một số chỉ số đo lường hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam năm 2004 – 2010 theo mức ngưỡng của HIPCs (%) 25 2.3.3.2. Đánh giá tính ổn định của nợ theo các tiêu chí giám sát an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam 25 Bảng 2.2: Cơ cấu nợ của Việt Nam năm 2006-2010 26 2.3.3.3. Đánh giá tính ổn định của nợ theo sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách quản lý nợ nước ngoài 27 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam 28 2.4.1. Những kết quả đạt được 28 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 28 2.4.2.1. Những hạn chế 28 2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 29 CHƯƠNG 3 30 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 30 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30 3.1. Định hướng quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 30 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 31 3.2.1. Gắn kết quy mô nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế 31 3.2.2. Hướng đến cân đối tiết kiệm – đầu tư: 31 3.2.3. Nâng cao hoạt động kiểm toán 32 SV: Lớp: Đề án môn học GVHD: 3.2.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý nợ nước ngoài 32 SV: Lớp: Đề án môn học GVHD: DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế SNA Hệ thống thống kê tài khoản quốcgia ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới NIB Ngân hàng đầu tư Bắc Âu BIS Ngân hàng tái thiết quốc tế IBRD Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển GDP Tổng sản phẩm quốc nội ADB Ngân hàng phát triển Châu Á GNI Tổng sản lượng quốc dân NHNN Ngân hàng Nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước ICOR Hệ số sử dụng vốn NHTM Ngân hàng thương mại FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp SV: Lớp: Đề án môn học GVHD: DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH I. BẢNG Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF Error: Reference source not found Bảng 1.2: Ngưỡng nợ nước ngoài theo tiêu chuẩn HIPCs Error: Reference source not found Bảng 1.3: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB.Error: Reference source not found Bảng 1.4: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế Error: Reference source not found Bảng 2.1: Một số chỉ số đo lường hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam năm 2004 – 2010 theo mức ngưỡng của HIPCs (%) Error: Reference source not found Bảng 2.2: Cơ cấu nợ của Việt Nam năm 2006-2010 Error: Reference source not found II. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Mô phỏng đường cong Laffer nợ của Việt NamError: Reference source not found Biểu đồ 2.2: Tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam từ 2003-2010 Error: Reference source not found III. HÌNH Hình 2.1: Cơ cấu dư nợ chính phủ và được chính phủ bảo lãnh phân theo điều kiện tín dụng Error: Reference source not found SV: Lớp: Đề án môn học GVHD: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 1.1. Tổng quan về nợ nước ngoài. 1.1.1. Khái niệm về nợ nước ngoài. Ở Việt Nam, theo khoản 8, điều 2, nghị định 134/2005/ NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 Ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài, khái niệmvề n ợ nước ngoài được định nghĩa như sau: “Nợ nước ngoài của quốc gia: là số dư của mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của Việt Nam. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân”. Theo khoản 5, điều 3, Luật quản lý nợ công 2009 do Quốc hội ban hành, “nợ nước ngoài của quốc gia” được xác định: “ là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam." 1.1.2. Phân loại nợ nước ngoài. • Phân loại theo người đi vay:  Nợ nước ngoài của khu vực công: bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài(nếu có) của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nợ nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước( sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhà nước) trực tiếp vay nước ngoài;  Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân. • Phân loại theo loại hình vay: gồm vay Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay thương mại • .Phân loại theo thời hạn vay: gồm vay ngắn hạn, vay trung và dài hạn. • Phân loại theo chủ nợ và nhóm chủ nợ :  Chủ nợ chính thức: gồm chủ nợ song phương là các Chính phủ hoặc cơ quan đại diện cho Chính phủ và các chủ nợ đa phương là các tổ chức tài chính quốc tế đa phương;  Chủ nợ tư nhân: gồm các ngân hàng thương mại; người sở hữu trái phiếu; các chủ nợ tư nhân khác. Thứ hai, phân loại dựa trên định nghĩa thì nợ nước ngoài được chia thành: • Nợ nước ngoài của Chính phủ trực tiếp vay. • Nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. SV: Lớp: 1 Đề án môn học GVHD: • Nợ nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam. Để thuận tiện cho việc tìm số liệu nghiên cứu. Bài nghiên cứu sẽ tiếp cận theo cách phân loại thứ hai. 1.1.3. Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Trong các tác động liên quan đến tác động tiêu cực tiềm năng gánh nặng nợ nước ngoài đối với tăng trưởng mô hình được sử dụng phổ biến là lý thuyết“ debt overhang”. Krugman (1988) định nghĩa “debt overhang” là tình trạng trong đó số tiền dự kiến chi trả nợ nước ngoài sẽ giảm dần khi dung lượng nợ tăng lên. Lý thuyết : “debt overhang” cho rằng nếu như nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một nước thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ ( dịch vụ nợ) sẽ kìm hãm đầu tư trong nước từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Đường cong Laffer nợ. Lập luận của lý thuyết “ debt overhang” có thể được xem xét qua đường cong Laffer nợ (hình 1). Đường cong Laffer nợ cho thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Trên phần dốc lên của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ cũng tăng lên. Trên phần dốc xuống của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Hình 1: Đường cong Laffer nợ Nguồn: Catherine Pattillo, Hélène Poirson and Luca Ricci (2002):” External D ebt and Growth”, Magazine Finance and Development of the IMF. Mặc dù mô hình “debt overhang” không trực tiếp phân tích ảnh hưởng của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại gợi ý rằng tổng nợ lớn sẽ kìm hãm tăng trưởng do góp phần giảm đầu tư. Do vậy ở mức nợ hợp lý, vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng nhưng tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng. Từ đó có thể kết luận rằng tăng trưởng và nợ có mối quan hệ phi tuyến. SV: Lớp: 2 Debt Overhang Khảnăng trả nợ Dung lượng nợ Đề án môn học GVHD: Đỉnh đường cong Laffer nợ đã gợi ý điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác. Đây là điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng. Vì vậy đỉnh của đường cong Laffer nợ là mức độ nợ tối đa mà một quốc gia có thể duy trì mà không phải lo ngại vấn đề “ Debt overhang”. Tóm lại, nguồn vốn từ vay nợ nước ngoài rất cần thiết cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nhưng vay bao nhiêu và làm thế nào để tăng hiệu quả sử dụng vốn vay, không để xảy ra tình trạng “ debt overhang “ là một câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ với nhiều nước trên thế giới. 1.2. Quản lý nợ nước ngoài. 1.2.1. Vai trò của quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài. Quản lý nợ nước ngoài để đảm bảo an toàn nợ và an ninh cho nền tài chính quốc gia. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới cho thấy quản lý nợ nước ngoài không chặt chẽ, hiệu quả cùng với những sai lầm trong điều hành chính sách vĩ mô có thể đưa đất nước vào tình trạng khó khăn về tài chính, có thể làm cho nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng. Việc quản lý và sử dụng các khoản vay kém hiệu quả, sai mục đích, gây thất thoát khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành các nước nợ trầm trọng và khó có khả năng trả nợ. 1.2.2. Mục tiêu của quản lý nợ nước ngoài. • Đáp ứng được các yêu cầu về huy động vốn của các thành phần kinh tế với chi phí thấp nhất cho đầu tư phát triển đất nước và cơ cấu lại nền kinh tế theo các định hướng, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. • Đảm bảo quản lý, phân bổ và sử dụng vốn có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và áp lực đối với các nguồn lực quốc gia (ngân sách nhà nước, Quỹ dự trữ ngoại hối của quốc gia), đảm bảo an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia. • Tạo điều kiện tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. SV: Lớp: 3 Đề án môn học GVHD: 1.2.3. Nội dung của quản lý nợ nước ngoài. Trong phần tác động của nợ nước ngoài ta đã biết. Khi nợ nước ngoài tăng quá điểm giới hạn thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc quản lý nợ nước ngoài thực sự là việc cần thiết. Quản lý nợ nước ngoài cần được tiến hành một cách đồng bộ, trên cơ sở phối hợp các nhóm chiến lược vay và trả nợ nước ngoài trong ngắn hạn, trung và dài hạn. Nội dung quản lý nợ nước ngoài cần phải được nghiên cứu cẩn thận, trên cơ sở xem xét các khung giải pháp chuẩn đã được Chính phủ ban hành. Một số nội dung quản lý nợ nước ngoài như sau: • Xây dựng chiến lược và kế hoạch vay trả nợ nước ngoài: Đây là một trong những công cụ quan trọng để quản lý nợ nước ngoài. Việc xây dựng chiến lược và kế hoạch vay nợ giúp Chính phủ định hướng tốt mức vốn vay phù hợp cũng như đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn. Ngoài ra, chiến lược vay trả nợ nước ngoài cũng cần phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và 10 năm của đất nước. • Ban hành khung chể thế, xây dựng cơ chế, tổ chức bộ máy quản lý nợ nước ngoài: Không chỉ xây dựng chiến lược và kế hoạch vay trả nợ, Nhà nước còn cần xây dựng được một khuôn khổ pháp lý và thể chế cho quản lý nợ nước ngoài, trong đó có sự phân định rõ ràng giữa trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan chức năng được ủy quyền thay mặt Chính phủ trong việc vay, trả nợ, phát hành bảo lãnh và thực hiện các giao dịch tài chính như cho vay lại. Sự phân định giữa trách nhiệm và quyền hạn trên cần được luật hoá bằng các văn bản luật, như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý nợ hoặc Luật Quản lý nợ nước ngoài và các quy chế cụ thể. Hệ thống các văn bản pháp luật nhất thiết phải nhất quán và đồng bộ cho việc thực hiện. • Hiệu quả của chương trình, dự án sử dụng vốn vay. Đây là một nội dung cần được quản lý chặt chẽ. Đối với các khoản vay ODA, đôi khi các nước vẫn có tư tưởng coi đó là khoản cho không nên việc sử dụng vốn không được quản lý kỹ, dẫn đến thất thoát vốn, tham nhũng xảy ra. • Đảm bảo cân đối giữa vay và khả năng trả nợ, cân đối ngoại tệ và các cân đối vĩ mô khác của nền kinh tế về dài hạn: Chính phủ phải có những chính sách quản lý đảm bảo cân đối giữa lượng vốn vay và nhu cầu sử dụng vốn vay sao cho phù hợp. Tránh tình trạng vốn vay về không biết sử dụng vào đâu. Gây lãng phí nguồn vốn và tăng áp lực trả nợ dẫn đến tình trạng vỡ nợ. SV: Lớp: 4 Đề án môn học GVHD: 1.2.4. Chỉ số đánh giá hiệu quả của quản lý nợ nước ngoài Nợ công nói chung cũng như nợ nước ngoài nói riêng tạo ra nguồn vốn đầu tư giúp Chính phủ thực hiện thành công các chương trình đầu tư công, phát triển kinh tế hay phúc lợi xã hội theo các mục tiêu hoạch định. Đi kèm với đó, chi phí quản lý nợ cũng cần được quan tâm xây dựng một thể chế, chính sách quản lý hiệu quả, tránh tình trạng quản lý yếu kém, mất kiểm soát, dẫn tới khủng hoảng nợ. Quản lý nợ nước ngoài hiệu quả cần phải nhìn nhận và đánh giá theo các tiêu chí phù hợp với mục tiêu quản lý và với thông lệ quốc tế để qua đó hướng tới hoàn thiện thể chế, chiến lược, chính sách trong quản lý nợ nước ngoài nhằm tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu chi phí, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thông qua các phương pháp: Hệ thống, phân tích, đối chiếu, thống kê, tổng hợp, nghiên cứu của nhóm tác giả tiếp cận các tiêu chí mang tính thông lệ quốc tế để phân tích hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, thấy được ngưỡng nợ, mức độ bền vững và an toàn của nợ nước ngoài, thể chế, chính sách liên quan đến nợ nước ngoài, nhằm đưa ra các kiến nghị tăng cường hiệu quả trong quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. 1.2.4.1. Các chỉ tiêu chung đo lường mức độ an toàn nợ nước ngoài của một quốc gia Để đánh giá mức độ nợ của nước ngoài, các chỉ tiêu thường được các tổ chức quốc tế thường dùng là: • Khả năng hoàn trả nợ vay nước ngoài • Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia • Tỷ lệ trả nợ • Tỷ lệ trả lãi 1.2.4.2. Tiêu chí đánh giá an toàn nợ nước ngoài của IMF Theo quan điểm của IMF thì tiêu chí đánh giá an toàn nợ nước ngoài đối với các quốc gia có thu nhập thấp dựa vào hiện giá thuần của nợ và dịch vụ nợ (nghĩa vụ trả nợ), một chính sách nợ yếu đồng nghĩa an toàn về nợ và một chính sách nợ mạnh đồng nghĩa với kém an toàn về nợ. SV: Lớp: 5 [...]... biến giải thích 2.3 Thực trạng quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 2.3.1 Khung thể chế quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam Năm 2002 Luật Ngân sách sửa đổi xác định những định hướng chính trong việc tổ chức hệ thống quản lý nợ nước ngoài, quy định Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về vay trả nợ của Chính phủ, vay trả nợ nước ngoài của quốc gia và xây dựng chiến lược, kế hoạch vay trả nợ. .. TRẠNG QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 2.1 Tình hình nợ nước ngoài của Việt nam Chúng ta sẽ xem xét nợ nước ngoài của Việt Nam trên ba khía cạnh là: Quy mô, cơ cấu và lãi suất 2.1.1.Quy mô nợ nước ngoài của Việt nam Đến năm 2006, tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam bằng 31.4% GDP giảm so với các năm trước đó và chiếm 52% tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng gần 2 lần dự trữ ngoại hối Năm 2007, tổng nợ tính... dần nợ công, đến năm 2030 nợ công không quá 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP SV: 30 Lớp: Đề án môn học GVHD: 3.2 Giải pháp tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 3.2.1 Gắn kết quy mô nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Căn cứ và nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, chi phí vay nợ nước ngoài và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, Chính... Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về vay, trả nợ nước ngoài theo chức năng, thẩm quyền của mình 2.3.3 Đánh giá thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam Phân tích, đánh giá thực trạng nợ nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng trong quy trình quản lý nợ nhằm xem xét nên tăng thêm nợ hay giảm nợ, hoặc lựa chọn nguồn vốn nào tài trợ cho thích hợp, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nợ và sử dụng nợ. .. • SV: Thiếu hụt kinh nghiệm quản lý nợ Nhiều văn bản cùng điều chỉnh một đối tượng quản lý Thiếu hụt đối ngũ cán bộ chuyên môn Hệ thống và quy trình kiểm định các dự án đầu tư còn yếu kém Ứng dụng công nghệ thông tin còn yếu kém 29 Lớp: Đề án môn học GVHD: CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Định hướng quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và... hành quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài vào tháng 10 năm 2006 Các cố gắng này cho thấy một hệ thống lập kế hoạch và quản lý nợ nước ngoài với nhiều đổi mới đang dần được hình thành 2.3.2 Nội dung quản lý nợ nước ngoài Trong các văn bản pháp quy, nội dung quản lý nợ nước ngoài được đề cập khá chi tiết Sau đây là một số nội dung về quản lý nợ nước ngoài được đề cập trong Nghị... Đánh giá thực trạng quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam 2.4.1 Những kết quả đạt được • Quản lý nợ nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc thu hút nguồn vốn ODA, phát triển kinh tế và thúc đẩy quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới • Khung thể chế quản lý nợ nước ngoài đã được từng bước hoàn thiện • Hệ thống tổ chức quản lý nợ nước ngoài đã hoàn thiện và từng bước được cải thiện • Nâng lực cán bộ... tính ổn định của nợ theo các tiêu chí giám sát an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam Trên cơ sở xem xét các chỉ tiêu về nợ nước ngoài của WB và IMF, đồng thời nghiên cứu tình hình vay nợ của các nước trong khu vực, Bộ Tài chính đã đưa ra các chỉ tiêu giới hạn an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam là: • Tổng dư nợ nước ngoài/ GDP: 50% • Tổng dư nợ nước ngoài/ xuất khẩu là 150% • Tổng nghĩa vụ trả nợ /xuất khẩu... phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế đối trường hợp của Việt Nam Nói cách khác nếu tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP thực của Việt Nam nhỏ hơn mức 65% sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nếu tỷ lệ này vượt quá 65% thì nợ nước ngoài sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Độ lớn của hệ số hồi quy cho biết nếu tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP gia tăng 1% GDP thực sẽ gia tăng trung bình... và quản lý cơ sở dữ liệu nợ nước ngoài của Chính phủ, tình hình vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia; là đầu mối công bố, cung cấp thông tin về tình hình vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia theo quy định của pháp luật;  Bảo đảm thực hiện mọi nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ đầy đủ, đúng hạn và có lợi nhất, bao gồm: tổ chức thực hiện việc trả nợ nước ngoài . 30 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 30 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30 3.1. Định hướng quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 30 3.2. Giải pháp tăng. lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 18 2.3.1. Khung thể chế quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 18 2.3.2. Nội dung quản lý nợ nước ngoài 19 2.3.3. Đánh giá thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam 23 2.3.3.1 SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI 1 VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 1 1.1. Tổng quan về nợ nước ngoài 1 1.1.1. Khái niệm về nợ nước ngoài 1 1.1.2. Phân loại nợ nước ngoài 1 1.1.3. Tác động của nợ nước

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w