Nâng cao hoạt động kiểm toán

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 37 - 40)

Kiểm toán là hoạt động vô cùng quan trọng, nhằm làm minh bạch các hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân. Các hoạt động của kiểm toán Nhà nước:

 Tiến hành kiểm toán độc lập các hoạt động quản lý nợ hàng năm.

 Tiến hành thường xuyên để có thể kiểm soát kịp thời các rủi ro trong quản lý

 Kiểm tra, xác nhận số liệu nợ, đánh giá tính bền vững của nợ trong mối quan hệ với đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, cơ cấu nợ, tỷ lệ vay nước ngoài trong tổng nợ, cơ chế quản lý nợ, mục đích sử dụng các khoản vay nợ (nhất là nợ nước ngoài), tính minh bạch và đầy đủ trong các khoản nợ

Thông qua các kết quả của hoạt động kiểm toán Nhà nước, Chính phủ có số liệu xác thực về tình trạng tài chính của các doanh nghiệp để đề ra các giải pháp tổng thể, đảm bảo bền vững ngân sách.

• Xây dựng chiến lược vay nợ an toàn.

Việt Nam đã có Luật quản lý nợ công, cơ sở pháp lý quan trọng để tiến tới một chiến lược quản lý nợ công, nợ nước ngoài hoàn chỉnh. Tuy nhiên, Luật quản lý nợ công Việt Nam không đề cập việc xây dựng chiến lược quản lý nợ mà chỉ quy định chung là Quốc hội quyết định “mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn 5 năm”. Do đó, cần xây dựng kế hoạch chiến lược về vay nợ công trên cơ sở phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ. Kế hoạch chiến lược về vay nợ công xác định rõ mục đích vay (vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại hoặc vay để tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư quan trọng, hiệu quả, vay nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia), mức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối tượng vay trong nước và ngoài nước, với hình thức huy động vốn và lãi suất thích hợp. Kế hoạch chiến lược về vay nợ công cũng cần chỉ rõ đối tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định chính xác thời điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng. Đồng thời, lựa chọn hợp lí các nguồn vay nước ngoài nhằm hướng tới nâng cao chất lượng nguồn vay. Bởi vì, mỗi nguồn vốn có đặc điểm riêng, cần phối hợp các nguồn vay nợ nước ngoài một cách thích hợp nhất theo mục đích sử dụng trên nguyên tắc khai thác triệt để các nguồn vốn ưu đãi có thời gian dài, thời gian ân hạn dài, lãi suất thấp, tỷ lệ ưu đãi cao như viện trợ phát triển chính thức để đầu tư phát triển cơ sở hạn tầng, vì cần vốn đầu tư lớn, tác động đến tăng trưởng lâu dài, bền vững. Chính sách nợ công hiệu quả cần xem xét liệu chiến lược quản lý nợ công có hấp thu tốt các khoản vay cho tăng trưởng kinh tế hay không; có giảm thiểu rủi ro tài khóa và đảm bảo ổn định nợ dài hạn hay không; nợ công phải hướng đến duy trì ổn định nợ và mức độ phối hợp giữa quản lý nợ công và chính sách vĩ mô; trong chiến lược quản lý nợ công, thông tin phải được cập nhật đầy đủ và kịp thời; bộ phận quản lý nợ công có đủ năng lực kiểm soát các khoản nợ mới nhằm đảm bảo ổn định nợ.

• Nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh.

Đây là vấn đề cốt yếu bảo đảm cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ công. Chính phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các

doanh nghiệp; trong mọi trường hợp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ.

• Công khai minh bạch thông tin về nợ nước ngoài của quốc gia.

Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ nước ngoài và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ. Việc công bố thông tin và minh bạch chính sách liên quan đến ngân sách và nợ nước ngoài là hết sức cần thiết và quan trọng. Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước. Để giảm bớt tình trạng tham nhũng cần:

Minh bạch, công khai đầy đủ các thông tin như thông tin liên quan đến tài chính và thủ tục hành chính bởi vì khi có tình trạng thông tin bất đối xứng thì người nắm giữ thông tin sẽ được lợi nhờ giảm được chi phí còn người thiếu thông tin sẽ phải gia tăng chi phí để có được thông tin. Điều này dễ nảy sinh tình trạng nhũng nhiễu và hối lộ. Do vậy, các quy hoạch, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu sử dụng ngân sách nhà nước phải công khai, phải phù hợp với mặt bằng giá cả trong từng thời kỳ nhất định. Mọi thông tin liên quan đến quy trình th ực hiện các thủ tục phải niêm yết công khai trên các bản thông báo, trên mạng hoặc phương tiện thông tin đại chúng để người dân có thể tiếp cận;

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Sách, Công trình nghiên cứu và tạp chí, trang điện tử:

•Nguyễn Thị Thanh Hương – trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2007): “Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế;

•Phạm Văn Dũng – trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2011): “Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế;

•Nguyễn Hữu Tuấn, “Mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 4-14, tháng 5-6/2012;

•Các Bản tin nợ nước ngoài số 1,2,3,4,5,6 và 7 - Bộ Tài chính;

•Luật quản lý nợ công của Quốc hội khóa XII số 29/2009/QH12 ngày 17 tháng 6năm 2009, hiệu lực 01/01/2010; và các Nghị định , thông tư hướng dẫn;.

•Ngân hàng Thế giới: www.worldbank.org •Quỹ Tiền tệ Quốc tế: www.imf.org

•Ngân hàng Phát triển Châu Á: www.adb.org • Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn

•Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn • Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn

• Diễn đàn Cao học Kinh tế Việt Nam: www.caohockinhte.info

Tiếng Anh

Catherine Pattillo, Hélène Poirson and Luca Ricci, 2002, Finance & Development- A quarterly magazine of the IMF June 2002, Volume 39, Number 2;

•Earth Trends (2010), Vietnam Economic Indicator 2010

Paul A. Samuelson – William D. Nordhaus, Kinh tế học (Tập 1), NXB Chính trị Quốc gia (1997);

• Paul A. Samuelson – William D. Nordhaus, Kinh tế học (Tập 2), NXB Chính trị Quốc gia (1997);

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w