Gắn kết quy mô nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36)

Căn cứ và nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, chi phí vay nợ nước ngoài và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, Chính phủ có thể kiểm soát mức bội chi ngân sách để duy trì tỉ lệ nợ vay/GDP ổn định ở mức hợp lý, không tạo gánh nặng nợ cho tương lai. Bên cạnh đó, để nâng cao tính hiệu quả của nợ nươc ngoài cho tăng trưởng kinh tế, giải pháp hàng đầu đó là chú trọng đến hoạt động xuất khẩu. Bởi vì vấn đề đáng quan tâm trong hoạt động xuất khẩu những năm qua là vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thủy, hải sản, dệt may, da giầy... Bên cạnh đó, các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công. Như vậy, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn. Một số đề xuất nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu:

 Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu

 Tăng hàm lượng công nghệ cao trong sản xuất để xuất khẩu được nhiều sản phẩm tinh hơn

 Đẩy mạnh hơn các hoạt động xúc tiến thương mại

Tiếp theo, cần đổi mới chính sách tài khóa, kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công, hướng đến các biện pháp tăng nguồn thu, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững. Từng bước thiết lập cơ chế phân phối nguồn lực tài chính phù hợp với các mục tiêu ưu tiên của chiến lược tăng trưởng, đồng thời nâng cao tính trách nhiệm, minh bạch trong quản lý chi tiêu công, đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của những chương trình và cung cấp hàng hóa công cho xã hội.

Nguồn lực tài chính trong nước có hạn, trong khi nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế cao, nên nợ nước ngoài đối với Việt Nam vẫn là nguồn tài chính quan trọng bù đắp thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, vay nợ bao nhiêu là an toàn lại là một bài toán rất khó giải và cần có biện pháp tính toán, kiểm soát mức nợ phù hợp với nền kinh tế và kiểm soát tốt quá trình sử dụng nguồn vốn vay.

Do đó, cần phải gắn kết quy mô nợ nước ngoài với mục tiêu tăng trưởng, bảo đảm tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ nước ngoài để không tạo gánh nặng nợ cho quốc gia.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w