Tài liệu Phối hợp thuốc kháng sinh, đại học

31 9.2K 14
Tài liệu Phối hợp thuốc kháng sinh, đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phối hợp kháng sinh PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức – Trong sử dụng kháng sinh, có khi ta phải phối hợp dùng 2 kháng sinh trở lên cùng lúc để đạt hiệu quả trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Sự phối hợp kháng sinh phải nhằm đạt 3 mục đích: - Mở rộng phổ kháng khuẩn. - Loại trừ nguy cơ xuất hiện chủng đề kháng. - Ðạt được tác dụng diệt khuẩn. Vì phối hợp kháng sinh sẽ làm số kháng sinh phải dùng nhiều hơn, dẫn đến chi phí điều trị tăng cao, nhất là tỷ lệ bị tác dụng phụ do thuốc nhiều hơn nên sự phối hợp đòi hỏi thận trọng và cân nhắc tối đa. Cần khu trú một số trường hợp cần phối hợp kháng sinh như: - Khi bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn (như bị abces não có khi phải phối hợp ba loại kháng sinh thuộc loại đặc biệt: Vancomycin + Cefotaxim + Metronidazol). - Sốc nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn nặng chờ kết quả xét nghiệm (thường phối hợp beta-lactam + Aminosid). - Nhiễm khuẩn giảm bạch cầu hoặc bị suy giảm miễn dịch (có khi phải phối hợp Tobramycin + Ticarcillin). - Viêm màng trong tim (Penicillin + Aminosid, hoặc đối phó với đề kháng: Vancomycin + Aminosid). - Lao, brucellose (điều trị lao thường phải phối hợp 3 kháng sinh). - Nhiễm loại vi khuẩn đặc biệt: Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter, Seratia, Citrobacter, Listeria, Enterococcus do các loại vi khuẩn này rất dễ đột biến tạo chủng đề kháng (như trị P. aeruginosa có khi dùng Ceftazidim + Amikacin). - Khi dùng loại kháng sinh cần phải phối hợp với kháng sinh khác vì nếu dùng một mình rất dễ bị đề kháng (Rifampicin, acid Fusidie, Fosfomycin). Khi phối hợp 2 kháng sinh, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: 1. Hai kháng sinh phối hợp nên cùng loại tác dụng, hoặc cùng có tác dụng hãm khuẩn hoặc cùng có tác dụng diệt khuẩn Hãm khuẩn (còn được gọi là kiềm khuẩn, tĩnh khuẩn, trụ khuẩn hay “ngưng trùng”, bacteriestatic) là đặc tính của loại kháng sinh chỉ ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không tiêu diệt. Còn diệt khuẩn (bactericidal) là đặc tính của kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Ta chỉ dùng kháng sinh hãm khuẩn trong trường hợp cơ thể còn sức đề kháng, vì thuốc chỉ làm vi khuẩn ngưng phát triển, yếu đi và hệ thống đề kháng của cơ thể sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt chúng. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng, cơ thể bị suy yếu, bắt buộc phải dùng kháng sinh diệt khuẩn. Không được phối hợp kháng sinh hãm khuẩn và kháng sinh diệt khuẩn vì sẽ dẫn đến hiệu ứng đối kháng. Lấy ví dụ, kháng sinh nhóm beta- lactam (trong đó có Cefalexin và Amoxicillin) có tác dụng diệt khuẩn do ngăn chặn sự tổng hợp lớp vỏ bao bọc của vi khuẩn (khi vi khuẩn không có vỏ bọc, nó sẽ vỡ tung và xem như bị tiêu diệt) và tác dụng diệt khuẩn này chỉ phát huy khi vi khuẩn còn có sự phát triển tốt, tổng hợp được lớp vỏ. Nếu phối hợp kháng sinh beta-lactam với một kháng sinh có tác dụng hãm khuẩn như: Tetracyclin, Chloramphenicol… xem như beta- lactam bị đối kháng không còn có tác dụng. Bởi vì kháng sinh hãm khuẩn thường tác động đến ribosom (một bộ phận trong cơ thể vi khuẩn giúp nó tổng hợp protein để phát triển và tăng trưởng), làm ribosom không hoạt động, tức làm cho vi khuẩn không còn phát triển, không tiếp tục tổng hợp lớp vỏ bọc là đích tác dụng mà beta-lactam tác động vào. Ở đây cũng cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt. Kháng sinh nhóm aminosid (như Streptomycin, Gentamycin, Kanamycin…) tuy tác động vào ribosom nhưng lại có tác dụng diệt khuẩn (chứ không có tác dụng hãm khuẩn như Tetracyclin). Vì vậy, có thể phối hợp thuốc nhóm beta- lactam với nhóm aminosid. Kháng sinh Cotrim (còn gọi cotrimoxazol, biệt dược thông dụng Bactrim) thực sự là thuốc phối hợp 2 kháng sinh: Sulfamethoxazol là một sulfamid với một kháng sinh khác là Trimethoprim. Sulfamethoxazol và Trimethoprim là 2 kháng sinh hãm khuẩn nhưng khi phối hợp trong Cotrim thì lại đạt được tác dụng hiệp đồng (synergism) là diệt khuẩn. Erythromycin được xem là kháng sinh hãm khuẩn vì tác động trên ribosom của vi khuẩn nhưng nếu khi dùng, đạt được nồng độ thuốc trong máu cao sẽ có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy, có khi Erythromycin được phối hợp với kháng sinh diệt khuẩn. Nếu không rõ vấn đề trên, ta sẽ thắc mắc đối với chỉ định phối hợp Erythromycin và Cotrim (Cotrim như đã trình bày, phối hợp sẵn 2 kháng sinh đạt được tác dụng diệt khuẩn, trong nhiều trường hợp chỉ dùng một mình Cotrim cũng đủ để trị bệnh nhiễm khuẩn, tuy nhiên một số nhà điều trị vẫn phối hợp nó với kháng sinh khác), thậm chí có ý kiến còn thắc mắc với cả thuốc đã được phối hợp sẵn do ta sản xuất như Erybactrim, Sulferycin. 2. Hai kháng sinh phối hợp không cùng một cơ chế tác dụng hoặc không gây độc trên cùng một cơ quan Thí dụ như không nên phối hợp 2 beta-lactam vì có cùng tác dụng trên vỏ bọc của tế bào vi khuẩn, hoặc không phối hợp 2 kháng sinh cùng nhóm aminosid vì nhóm aminosid gây độc đối với tai và thận, nếu phối hợp 2 kháng sinh cùng nhóm sẽ làm điếc và suy thận trầm trọng trong khi hiệu quả điều trị lại không tăng. 3. Hai kháng sinh phối hợp không kích thích sự đề kháng Thí dụ như không phối hợp Cefoxitin với Penicillin vì Cefoxitin kích thích vi khuẩn đề kháng với Penicillin bằng cách tiết ra enzym phân hủy kháng sinh phối hợp với nó. Những điều trình bày trên cho thấy lý do vì sao có khuyến cáo chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Bởi vì nhiều vấn đề liên quan đến sử dụng kháng sinh chỉ có người chuyên môn am tường. Ðối với thắc mắc về sự phối hợp Cephalexin (hoặc Amoxicillin) với Cotrim, sự phối hợp này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phối hợp 2 kháng sinh cùng loại diệt khuẩn (chỉ có vấn đề cần xem xét là sự phối này có thật sự cần thiết hay không?). Còn vấn đề phối hợp Penicillin và Streptomycin, tuy không trái với nguyên tắc phối hợp kháng sinh nhưng được khuyến cáo không nên phối hợp vì Streptomycin hiện là loại kháng sinh được dùng rất hạn chế (chỉ dùng làm thuốc kháng lao). Hơn nữa thay vì phối hợp, ta đã có nhiều kháng sinh mới dùng đơn độc đạt hiệu quả cao hơn. Nguyên tắc phối hợp kháng sinh: Nhóm 1: kháng sinh diệt khuẩn gồm Beta- lactam, aminosid, Polypeptid, vancomycin, quinolon. Nhóm 2: kháng sinh kìm khuẩn gồm tetracyclin, cloramphenicol, macrolid, lincomycin, sulfamid. • Kết hợp kháng sinh nhóm 1 với nhau sẽ có tác dụng cộng hoặc tăng mức • Kết hợp kháng sinh nhóm 2 với nhau sẽ có tác dụng cộng • Kết hợp kháng sinh nhóm 1 và nhóm 2 sẽ có tác dụng đối kháng. 1. Không đối kháng - Nhóm Aminosid phối hợp với các nhóm: Tetracyclin, Phenicol, Macrolid, Trimethoprim - Nhóm Polypeptid phối hợp với các nhóm: Tetracyclin, Phenicol, Macrolid, Trimethoprim - Nhómbeta-lactam phối hợp với các nhóm: Polypeptid, Sulfamid 2. Đối kháng - Nhóm beta-lactam đối kháng với các nhóm: Tetracyclin, Phenicol, Macrolid, Trimethoprim - Nhóm Quinolon đối kháng với các nhóm: Tetracyclin, Phenicol, Macrolid, Trimethoprim 3. Đồng vận - Nhóm Aminosid tác dụng đồng vận với các nhóm: beta-lactam và Quinolon - Nhóm Quinolon tác dụng đồng vận với nhóm Polypeptid Một số kháng sinh thuộc các nhóm trên: - Nhóm beta-lactam: Penicillin G, Nafcillin, Methicillin, Oxacillin, Cloxacillin, Dicloxacillin, Ampicillin, Amoxycillin, Carbenicillin, Ticarcillin, Piperacillin, Azlocillin, Mezlocillin, Cephalothin, Cefazolin, Cephradine, Cephapirin, Cephalexin, Cafamandole, Cefonicid, Cefuroxime, Cefaclor, Cefoxitin, Cefotetan, Cefmetazole, Cefotaxime, Ceftriaxone, Certizoxime, Cefoperazone, Ceftiofur, Cefpiramide, Cefepime, Aztronam, Imipenem, Meropenem, Clavulanate, Sulbactam, Tazobactam. - Nhóm Aminosid: Streptomycin, Gentamicin, Tobramycin, Neomycin, Netilmicin, Kanamycin, Amikacin - Nhóm Macrolid: Erythromycin, Josamycine, Spiramycin, Tylosin, Azithromycin, timicosin - Nhóm Tetracyclin Chlotetracyclin, Tetracyclin, Oxytetracyclin, Doxycillin, Minocyclin, Iymecyclin - Nhóm Phenicol Chloramphenicol, Thiamphenicol, Florfenicol - Nhóm Polypeptid Polymycin, Colistin - Nhóm Quinolon Nalidixic acid, Oxolinic acid, Flumequin, Norfloxacin, Ofloxacin, Enrofloxacin, Ciprofloxacin. Chỉ định phối hợp kháng sinh Nhiễm 2 hoặc nhiều vi khuẩn một lúc Nhiễm khuẩn nặng mà nguyên nhân chưa rõ Sử dụng tác dụng hiệp đồng làm tăng hoạt tính kháng sinh trong một số nhiễm khuẩn đặc biệt:Viêm nội tâm mạc: penicilin + streptomycin, Trimethoprim + sulfamethoxazol, Kháng sinh β lactam + chất ức chế lactamase Phòng ngừa xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh. Chỉ phối hợp kháng sinh cho một số ít các trường hợp nhiễm khuẩn trong bệnh viện như cầu khuẩn ruột, một số trực khuẩn gram (-) (trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn một loại Serratia, Enterobacter, Citrobacter). Nhược điểm của phối hợp kháng sinh: Khi thầy thuốc không hiểu rõ và phối hợp không đúng sẽ: Dễ gây kháng do sự chọn lựa của vi khuẩn Tăng độc tính của kháng sinh Hiệp đồng đối kháng Giá thành điều trị cao. Nói chung, nên hạn chế phối hợp vì đã có kháng sinh phổ rộng Các nhóm kháng sinh hiện hành Nhóm kháng sinh beta lactam Dược động học Hấp thu: bị dịch vị phá huỷ nên không uống được. Tiêm bắp, nồng độ tối đa đạt được sau 15 - 30 phút, nhưng giảm nhanh (cần tiêm 4h/ lần). Tiêm bắp 500.000 UI, pic huyết thanh 10 UI/ mL. Phân phối: gắn vào protein huyết tương 40 - 60%. Khó thấm vào xương và não. Khi màng não viêm, nồng độ trong dịch não tuỷ bằng 1/ 10 huyết tương. Trên người bình thường, t/2 là khoảng 30 - 60 phút. Thải trừ: chủ yếu qua thận dưới dạng không hoạt tính 60 - 70%, phần còn lại vẫn còn hoạt tính. Trong giờ đầu, 60- 90% thải trừ qua nước tiểu, trong đó 90% qua bài xuất ở ống thận (một số acid hữu cơ như probenecid ức chế quá trình này, làm chậm thải trừ penicilin) Độc tính Penicilin rất ít độc, nhưng so với thuốc khác, tỷ lệ gây dị ứng khá cao (1 - 10%), từ phản ứng rất nhẹ đến tử vong do choáng phản vệ. Có dị ứng chéo với mọi β lactam và cephalosporin. Chế phẩm, liều lượng Penicilin G lọ bột, pha ra dùng ngay. Liều lượng tuỳ theo tình trạng nhiễm khuẩn, từ 1 triệu đến 50 triệu UI/ 24h chia 4 lần, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch (pH dịch t ruyền 6- 7). Trẻ em trung bình cho 100.000 UI/ kg/ 24h. Penicilin có phổ G, tác dụng kéo dài: kết hợp với các muối ít tan và chậm hấp thu sẽ kéo dài được tác dụng của penicilin G: . Bipenicilin (natri benzylpenicilinat + procain benzylpenicilinat): mỗi n gày tiêm 1 lần, không dùng cho trẻ em. . Extencilin (benzathin penicilin): tiêm bắp 1 lần, tác dụng kéo dài 3 - 4 tuần. Dùng điều trị lậu, giang mai và dự phòng thấp khớp cấp tái nhiễm - lọ 600.000, 1.000.000 và 2.400.000 UI. Penicilin có phổ G, uống được. Penicilin V (Oracilin, Ospen): không bị dịch vị phá hủy, hấp thu ở tá tràng, nhưng phải dùng liều gấp đôi penicilin G mới đạt được nồng độ huyết thanh tương tự. Cách 6h/ lần. Penicilin kháng penicilinase Methicilin Là penicilin bán tổng hợp. Phổ kháng khuẩn và thời gian tác dụng tương tự penicilin G, nhưng cường độ tác dụng thì yếu hơn. Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 2- 8 g/ 24h chia làm 4 lần. Không uống dược. Một số thuốc khác vững bền với dịch vị, uống được: oxacilin (Bristopen), cloxacilin (Orbenin): uống 2- 8g một ngày chia làm 4 lần. Chỉ định tốt trong nhiễm tụ cầu sản xuất penicilinase (tụ cầu vàng) Có thể gặp viêm thận kẽ, ức chế tủy xương ở liều cao. Penicilin có phổ rộng Ampicilin, amoxicilin Là penicilin bán tổng hợp, amino- benzyl penicilin có một số đặc điểm: Trên các khuẩn Gr (+) tác dụng như penicilin G, nhưng có thêm tác dụng trên một số khuẩn gram (-): E. coli, salmonella (thương hàn, phó thương hàn), Shigella, proteus, hemophilus influenzae,…. Bị penicilinase phá huỷ. Không bị dịch vị phá hủy, uống được nhưng hấp thu không hoàn toàn (khoảng 40%). Hiện có nhiều thuốc trong nhóm này có tỷ lệ hấp thu qua đường uống cao (như amoxicilin tới 90%) nên nhiều nước đã không còn dùng ampicilin nữa. Liều lượng: Amoxicilin (clamoxyl, Oramox). Uống: 2- 4 g/ ngày. Trẻ em 50 mg/ kg/ ngày. Chia 4 lần Chỉ định chính: viêm màng não mủ, thương hàn, nhiễm khuẩn đường mật, tiết niệu, nhiễm khuẩn sơ sinh. Các penicilin kháng trực khuẩn mủ xanh Carboxypenicilin và ureidopenicilin. Là nhóm kháng sinh quan trọng được dùng điều trị các nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn gram ( -) như trực khuẩn mủ xanh, Proteus, Enterobacter, vi khuẩn kháng penicilin và ampicilin. Thường là nhiễm khuẩn mắc phải tại bệnh viện, nhiễm khuẩn sau bỏng, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phổi. Các kháng sinh này đều là bán tổng hợp và vẫn bị penicilinase phá huỷ. Carbenicilin, ticarcilin: uống 2- 20g/ ngày. Ureidopenicilin: . Mezlocilin: 5- 15g/ ngày. Tiêm bắp, truyền tĩnh mạch. . Piperacilin: 4- 18g/ ngày. Tiêm bắp, truyền tĩnh mạch. Các cephalosporin lactam. Tuỳ theo tác dụng kháng khuẩn, chia thành 4 "thế hệ".βĐược chiết xuất từ nấm cephalosporin hoặc bán tổng hợp, đều là dẫn xuất của acid amino - 7- cephalosporanic, có mang vòng Cephalosporin thế hệ 1 Có phổ kháng khuẩn gần với meticilin và penicilin A. Tác dụng tốt trên cầu khuẩn và trực khuẩn gram (+), kháng được penicilinase của tụ cầu. Có tác dụng trên một số trực khuẩn gram ( -), trong đó có các trực khuẩn đường ruột như Salmonella, Shigella. Bị cephalosporinase (β lactamase) phá huỷ. Chỉ định chính: sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, nhiễm khuẩn kháng penicilin. Các chế phẩm dùng theo đường tiêm (bắp hoặc tĩnh mạch) có: cefalotin (Kezlin), cefazolin (Kefzol), liều 2- 8g/ ngày Theo đường uống có cefalexin (Keforal), cefaclor (Alfatil), liều 2g/ngày. Để khắc phục 2 nhược điểm: ít tác dụng trên vi khuẩn gram ( -) và vẫn còn bị cephalosporinase phá, các thế hệ cephalosporin tiếp theo đã và đang được nghiên cứu sản xuất. Cephalosporin thế hệ 2 Hoạt tính kháng khuẩn trên gram (-) đã tăng, nhưng còn kém thế hệ 3. Kháng được cephalosporinase. Sự dung nạp thuốc cũng tốt hơn. [...]... huyết nặng do liên cầu: phối hợp với penicilin G Lọ sulfat streptomycin 1g Liều thông thường tiêm bắp 1g/ ngày Trong điều trị lao, tổng liều không quá 80- 100g Các aminosid khác Kanamycin Tác dụng, dược động học và độc tính tương tự như streptomycin Thường dùng phối hợp (thuốc hàng 2) trong điều trị lao Liều 1g/ ngày (xem bài" thuốc chống lao") Gentamycin Phổ kháng khuẩn rất rộng Là thuốc được chọn lựa... 1,0g Nhóm phối hợp sulfamid và trimethoprim Trimethoprim là một chất hóa học tổng hợp có tác dụng ức chế dihydrofolat reductase của vi khuẩn 50.000- 100.000 lần mạnh hơn trên người, và ức chế trên enzym của ký sinh trùng sốt rét 2000 lần mạnh hơn người Cơ chế tác dụng và phổ kháng khuẩn Sơ đồ dưới đây cho thấy vị trí tác dụng của sulfamid và trimethoprim trong quá trình tổng hợp acid folic Hai thuốc ức... (người tiêm thuốc) - Có tác dụng mềm cơ kiểu cura nên có thể gây ngừng hô hấp do liệt cơ hô hấp vì dùng streptomycin sau phẫu thuật có gây mê Không dùng cho người nhược cơ và phụ nữ có thai Cách dùng Do độc tính nên chỉ giới hạn giành cho các nhiễm khuẩn sau: - Lao: phối hợp với 1 hoặc 2 kháng sinh khác (xem bài " thuốc chống lao") - Một số nhiễm khuẩn tiết niệu, dịch hạch, brucellose: phối hợp với tetracyclin... chế β lactamase Cấu trúc Penam: Là những chất có tác dụng kháng sinh yếu, nhưng gắn không hồi phục với β lactamase và có ái lực với β lactam, cho nên khi phối hợp với kháng sinh nhóm β lactam sẽ làm vững bền và tăng cường hoạt tính kháng khuẩn của kháng sinh này Các penem Imipenem Thuộc nhóm carbapenem, trong công thức vòng A thay S bằng C Phổ kháng khuẩn rất rộng, gồm các khuẩn ái khí và kỵ khí: liên... kháng trimethoprim- sulfamethoxazol Nhóm thuốc kháng sinh tetracyclin Các tetracyclin đều là kháng sinh kìm khuẩn, có phổ kháng khuẩn rộng nhất trong các kháng sinh hiện có Các tetracyclin đều có phổ tương tự, trừ minocyclin Nguồn gốc và tính chất lý hóa Đều là kháng sinh có 4 vòng 6 cạnh, lấy từ Streptomyces aureofaciens (clotetracyclin, 1947), hoặc bán tổng hợp Là bột vàng, ít tan trong nước, tan... tác dụng và phổ kháng khuẩn Các tetracyclin đều là kháng sinh kìm khuẩn, có phổ kháng khuẩn rộng nhất trong các kháng sinh hiện có Các tetracyclin đều có phổ tương tự, trừ minocyclin: một số chủng đã kháng với tetracyclin khác có thể vẫn còn nhạy cảm với minocyclin Tác dụng kìm khuẩn là do gắn trên tiểu phần 30s của ribosom vi khuẩn, ngăn cản RNAt chuyển acid amin vào vị trí A trên phức hợp ARNm - riboxom... của vi khuẩn ở 2 khâu của quá trình tổng hợp nên có tác dụng hiệp đồng mạnh hơn 20 - 100 lần so với dùng sulfamid một mình Trimethoprim là một chất hóa học tổng hợp có tác dụng ức chế dihydrofolat reductase của vi khuẩn 50.000- 100.000 lần mạnh hơn trên người, và ức chế trên enzym của ký sinh trùng sốt rét 2000 lần mạnh hơn người Phổ kháng khuẩn rộng và chủng kháng lại ít hơn so với sulfamid Có tác... Enterococcus và Pseudomonas aeruginosa Dùng phối hợp với penicilin, amoxiciline trong sốt giảm bạch cầu và nhiễm trực khuẩn gram (-) như viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai ngoài ác tính Gentamycin sulfat đóng trong ống 160, 80, 40 và 10 mg Liều hàng ngày là 3 - 5 mg/ kg, chia 2- 3 lần/ ngày, tiêm bắp Amikacin Là thuốc có phổ kháng khuẩn rộng nhất trong nhóm và kháng được các enzym làm mất hoạt aminoglycosid... nhiễm khuẩn bệnh viện gram ( -) đã kháng với gentamycin và tobramycin Liều lượng một ngày 15 mg/ kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 lần, hoặc chia làm 2 lần Ống 500 mg Neomycin Thường dùng dưới dạng thuốc bôi để điều trị nhiễm khuẩn da - niêm mạc trong bỏng, vết thương, vết loét và các bệnh ngoài da bội nhiễm Dùng neomycin đơn độc hoặc phối hợp với polymyxin, bacitracin, kháng sinh khác hoặc corticoid Nhóm... thành, thuốc không được khử độc bằng quá trình glycuro - hợp và thận không thải trừ kịp cloramphenicol - Ngoài ra, ở bệnh nhân thương hàn nặng, dùng ngay liều cao cloramphenicol, vi khuẩn chết giải phóng quá nhiều nội độc tố có thể gây trụy tim mạch và tử vong Vì vậy, duy nhất trong trường hợp thương hàn nặng phải dùng từ liều thấp Tương tác thuốc Cloramphenicol ức chế các enzym chuyển hóa thuốc ở . Phối hợp kháng sinh PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức – Trong sử dụng kháng sinh, có khi ta phải phối hợp dùng 2 kháng sinh trở lên cùng lúc để đạt hiệu quả trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Sự phối hợp. nhà điều trị vẫn phối hợp nó với kháng sinh khác), thậm chí có ý kiến còn thắc mắc với cả thuốc đã được phối hợp sẵn do ta sản xuất như Erybactrim, Sulferycin. 2. Hai kháng sinh phối hợp không cùng. sử dụng kháng sinh chỉ có người chuyên môn am tường. Ðối với thắc mắc về sự phối hợp Cephalexin (hoặc Amoxicillin) với Cotrim, sự phối hợp này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phối hợp 2 kháng

Ngày đăng: 19/04/2015, 22:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan