1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ XVII-XVIII qua mô tả của người nước ngoài (một vài nét sơ lược)

24 2,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 117,5 KB

Nội dung

Thế kỷ XVI-XVIII, ở Việt Nam, cùng với sự hiện diện của người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,… là sự hưng khởi của một loạt đô thị lớn đóng vai trò là trung tâm buôn bán nh ThăngLong – Kẻ

Trang 1

Mở đầu

Phương Tây sau những phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI củaCrítxtốp Côlômbô, của Magienlăng… đã thực sự bước vào một thời kỳ tìm kiếmthị trường mới, nhằm thoả mãn những yêu cầu bức xúc mà chủ nghĩa tư bản vànền kinh tế hàng hoá tuy mới hình thành nhưng đã bắt đầu đặt ra Cùng với sựphát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là thiên văn, địa lý và kỹ thuật hàng hải,người phương Tây đã vượt qua đại dương, đặt những bước chân đầu tiên củamình lên mảnh đất á châu trù phú, trong đó có khu vực Đông Nam á mà ViệtNam, Inđônêxia, Thái Lan (Xiêm)… là những điểm dừng chân quan trọng của họ

Sự có mặt của người phương Tây đã làm cho khu vực này trở nên nhén nhịp vàphát triển, hình thành những luồng giao lưu buôn bán quốc tế và tạo nên một thời

kỳ mà trong lịch sử gọi là “Thời kỳ thương mại biển Đông” Thế kỷ XVI-XVIII, ở

Việt Nam, cùng với sự hiện diện của người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,… là

sự hưng khởi của một loạt đô thị lớn đóng vai trò là trung tâm buôn bán nh ThăngLong – Kẻ Chợ, Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam)…

Không phải là một đô thị mới hình thành trong thời gian này, Thăng Long

đã có một lịch sử phát triển lâu dài với vai trò là thủ đô đầu não của nước Đại Việt

từ thế kỷ XI Tuy nhiên, trong bối cảnh của “Thời kỳ thương mại”, Thăng Long

-Đông Kinh mới thực sự đột khởi lên trong một đà phát triển mạnh mẽ, cả ở khuvực thành lẫn khu vực thị, đặc biệt là khu vực thị, trở thành một trung tâm buônbán nhén nhịp mang tầm cỡ quốc tế, thu hót sự có mặt của người Hà Lan, Anh…

Nó đã trở thành một Thăng Long – Kẻ Chợ, một trung tâm chính trị – kinh tế lớnnhất trong cả nước, “một trong những thành thị lớn của vùng Đông Nam á vàPhương Đông nói chung, trước sự chú ý và chiêm ngưỡng không phải là không có

cơ sở của các lái buôn và giáo sĩ phương Tây”(1)

1 NguyÔn Thõa Hû, Th¨ng Long - Hµ Néi thÕ kû XVII - XVIII - XIX, Nxb Héi Sö häc ViÖt Nam, H.

1993, tr 5.

Trang 2

Để phục vụ cho những mục đích buôn bán, truyền đạo, những người châu

Âu có mặt ở đây trong khoảng thời gian này đã có những ghi chép mô tả vềThăng Long – Kẻ Chợ một cách rất khách quan và chân thực Đây là những tưliệu quý và độc đáo, góp phần phục dựng lại diện mạo của Thủ đô Thăng Long –

Hà Nội của chúng ta, một công việc có ý nghĩa mà các học giả và nhân dân HàNội cũng như cả nước đang hướng tới để kỷ niệm ngày thành phố tròn một nghìntuổi

Tuy nhiên, trong bài viết nhỏ này, do điều kiện trình độ, thời gian và tư liệuhạn chế, chúng tôi chỉ xin phác qua một vài nét sơ lược về Thăng Long – Kẻ Chợqua miêu tả của một vài người nước ngoài, đó là Samuel Baron, WilliamDampier, Richard và Alexandre de Rhodes Họ là những thương nhân (S Baron

là nhân viên của công ty Đông Ên Anh, William Dampier…), giáo sĩ (Alexandre

de Rhodes)… đến Đông Kinh nói riêng và Đàng Ngoài nói chung trong khoảngthời gian thế kỷ XVII-XVIII (William Dampier là 1688, Alexandre de Rhodes1627…)

Dù rất cố gắng song bài tiểu luận này chỉ là một góc nhìn hẹp, chúng tôicũng chưa có điều kiện để so sánh đối chiếu với sử liệu và tài liệu Việt Nam vàchắc chắn cũng còn nhiều thiếu sót Kính mong Thầy giáo chỉ bảo và hướng dẫnthêm

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Nội dung

I Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ XVII-XVIII qua mô tả của người nước ngoài (một vài nét sơ lược)

1 Vị trí địa lý và quy mô

Những người nước ngoài đến Thăng Long – Kẻ Chợ thời kỳ này đều có

những định vị khá giống nhau về thành phố Trong cuốn sách “Mô tả vương quốc

Đàng Ngoài”, Samuel Baron đã viết: “Thành phố Kẻ Chợ là thủ phủ của Đàng

Ngoài, nằm ở vĩ độ 210 bắc, cách biển khoảng 40 dặm (league(2))”(3) Richard đếnĐàng Ngoài thì cho rằng ở đây chẳng có một thành phố nào ngoài Kẻ Chợ, ôngcho rằng đây là “thành phố duy nhất, hoàn toàn xứng đáng với cái tên của nó, làKacho, hay Kecho, thủ đô của vương quốc Nhà vua sống ở đây: thành phố nàynằm bên con sông Cái (Songkay), cách biển khoảng 40 dặm (league), ở vào vĩ độ

210 bắc”(4) Còn theo William Dampier, Kẻ Chợ nằm ở “trái tim của vương quốc,nằm ở giữa những tỉnh phía Đông, Tây, Bắc và Nam”(5) Dampier còng cho biếtthêm: “Nó cách xa biển chõng 80 dặm (mile), ở về bên tây con sông, trong mộtđồng bằng nhỏ”(6)

Về quy mô, theo sự mô tả của những người này, đây quả thực là một thànhphố lớn Ở Kẻ Chợ lúc này có tới hai mươi nghìn nóc nhà, diện tích rất rộng rãi,

có thể sánh ngang với những thành phố lớn của Châu á Theo Richard, “quy môcủa nó có thể so sánh với hầu hết những thành phố nổi tiếng ở châu á, và chu vi

2 1 league = 1 h¶i lý = 5820 mÐt, cßn 1 mile = 1850 mÐt.

3 S Baron, M« t¶ v¬ng quèc §µng Ngoµi, trong “A general collection…”, London 1811, tr 659

4 Richard, LÞch sö §µng Ngoµi, trong “A general collection…”, S®d, tr 713.

5 William Dampier, Du hµnh vµ kh¸m ph¸, Nxb Argonaut, London 1931, tr 21.

sö, tr 34.

Trang 4

của nó tính ra thì có thể bằng chu vi của Pari, nhưng không một thành phố nàotheo như tôi được biết, có thể bằng nó về quy mô dân số”(7) Cả Baron và Richardđều bị Ên tượng và mô tả rất kỹ về sự đông đúc của thành phố trong những ngàyhọp chợ là mồng một và mười lăm âm lịch Vào những ngày này, theo quan sátcủa họ, những đám đông người chật kín cả những con đường rộng, đến nỗi phảimất nửa giê đồng hồ để đi được một khoảng trăm bước chân

Theo giáo sĩ Alexandre de Rhodes trong cuốn sách “Lịch sử vương quốc

Đàng Ngoài” thì chóa Trịnh ở Đàng Ngoài hùng mạnh một phần là do có số dân

đông mà chỉ cần nhìn vào Kẻ Chợ là có thể biết: “…tuy kinh thành này chỉ dàibằng sáu ngàn bước và rộng cũng như vậy, phố phường thì rất rộng và rất có thể

để cho mười hay mười hai con ngựa qua lại dễ dàng được Thế nhưng mỗi thánghai lần vào ngày mồng một và ngày rằm, họ nghỉ việc và người ta thấy rất đôngdân chúng đi đi lại lại, rao khắp phố phường, đụng chạm nhau, đến nỗi nếu ai vội,nhưng mỗi lúc một bị ngừng, thành thử mất nhiều thời giê mà chỉ tiến được chút

Ýt Rồi thêm vào nhiều phỏng đoán khác, theo dư luận chung thì dân cư ở kinhthành lên tới một triệu người (?) Có một chứng cớ chính (bỏ các chứng cớ khác)

để hiểu số đông dân ở đây số là người dân có thãi quen dùng một thứ trái cây đểtăng cường sức khoẻ và có mùi vị thơm ngon, gọi là trầu cau… Nhưng đa số quầnchúng vẫn ăn hằng ngày nhưng không có người phục dịch để têm sẵn ở nhà.Người ta nói có tới năm mươi ngàn người bán lẻ và bán lẻ ở nhiều địa điểm trongthành phố Vì thế có thể kết luận là số người tới mua thì đông vô lường”(8)

Có thể thấy rằng sự phỏng đoán của Alexandre de Rhodes là còn thiếu cơ

sở Tuy nhiên qua những ghi chép của vị giáo sĩ này còng nh những người khác,

ta cũng có được một ý niệm về quy mô dân số của kinh đô trong thời kỳ thươngmại

7 Richard, S®d, tr 713.

8 Alexandre de Rhodes, LÞch sö v¬ng quèc §µng Ngoµi, Tñ s¸ch §¹i KÕt, Uû ban §oµn kÕt C«ng

gi¸o thµnh phè Hå ChÝ Minh, 1994, tr 16, 17.

Trang 5

Nói tóm lại, thế kỷ XVII-XVIII, Đông Kinh đã thực sự phát triển và trởthành một thành phố quy mô lớn, tập trung một số lượng dân cư khá đông đúc, cóthể so sánh với những thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới

2 Diện mạo và các công trình kiến trúc

Hiện lúc này, kinh đô không có những tường thành cũng như không có sựphòng thủ bên ngoài nào mà theo Richard đây cũng là một đặc điểm chung củanhiều thành phố khác ở đây Theo quan sát của ông, Kẻ Chợ chỉ được rào lại bằngnhững hàng rào tre mà thực tế thì lại tốt hơn những bức tường được xây bằnggạch, có thể ngăn trộm và những đợt tấn công bất ngờ từ ngoài vào Quan sát nàycũng được William Dampier chia sẻ, thậm chí theo Dampier, Kẻ Chợ “cũng trốngnhư vậy, chẳng có tường, luỹ hay rào”

Tuy nhiên, bù lại, theo Richard, “bao quanh kinh đô này là những khu kiên

cố với một loạt đồn lính mà với chúng, nhà vua có thể sẵn sàng trước bất cứ tìnhhuống nào Những công binh xưởng, những kho vũ khí và lương thực thực phẩm

dự trữ khác phục vụ cho chiến tranh thì được đặt bên bờ sông”(9) Baron cũng mô

tả về những căn cứ quân sự này: “Hơn thế, trong thành phố này cũng có một căn

cứ quân đội hùng hậu, luôn sẵn sàng trong bất cứ tình huống nào, và ở đây cũng

có một công binh xưởng hay kho vũ khí của nhà vua phục vụ cho chiến tranh,đóng bên bờ một con sông, gần một đảo cát, ở trên đó có Thecadaw (Tế kỳđàn)”(10)

Theo sự mô tả của Richard, Thăng Long – Kẻ Chợ thời gian này có nhữngcon phố “rất rộng và đẹp, được lát bằng gạch, trừ những nơi mà voi, ngựa, xengựa của vua và các súc vật đi qua”(11) Tuy nhiên, bên cạnh những phố lớn thìcũng có những con đường hẹp Hầu hết đường phố được lát đá nhưng theo

9 Richard, S®d, tr 714.

10 Baron, S®d, tr 659.

11 Richard, S®d, tr 713.

Trang 6

Dampier, thực ra chỉ là rải những hòn đá nhỏ và rất cẩu thả “Về mùa mưa, cácphố này rất lầy lội; và người ta thấy ở trong thành phố còng nh quanh đấy, khithời tiết khô ráo, nhiều vũng nước mới đọng và những hố tràn đầy một thứ bùnđen…”(12) Trên các đường phố đều có những trạm lính gác để giữ gìn an ninh trật

tự và ngăn chặn những rối loạn Những lính gác đứng trên những bậc thang cạnhđiếm gác của mình để kiếm tra người qua đường Họ cũng chăng dây thừng ngangđường và không người nào qua mà thoát được sự kiểm tra này Đây là quy địnhđược đặc biệt thi hành ở những thành phố lớn mà nhất là ở Kẻ Chợ(13)

Tại Kẻ Chợ lúc này có đến khoảng gần hai chục vạn nóc nhà theo sù quansát của William Dampier, “Những nhà này thường là thấp, tường trát bằng bùn,

và mái nhà thì lợp bằng rơm Tuy vậy có một vài nhà xây bằng gạch, và lợp ngãi.Hầu hết những nhà này đều có một cái sân hay một khoảng sau nhà cũng thuộcvào đấy”(14) Cả Richard và Baron đều có những mô tả tương tự: “Hai phần banhững ngôi nhà ở đây làm bằng gỗ, còn lại là bằng gạch; ở giữa những ngôi nhànày có những cửa hàng của những lái buôn nước ngoài, mà rất dễ phân biệt giữamột đống những ngôi nhà lụp sụp làm bằng tre và đất sét”(15) Theo Baron, ngoàinhững cung điện làm bằng gỗ, “số còn lại làm bằng tre và đất sét, không đượcchắc chắn cho lắm, rất Ýt được xây bằng gạch, trừ những thương điếm của ngườinước ngoài là trội hơn cả”(16) Còng vì có nhiều kiểu nhà tre gỗ này mà hoả hoạn

là một vấn nạn thường xuyên Trong kinh thành dân chúng không được thắp lửaqua đêm, ngay cả ban ngày cũng chỉ được thắp những giê nhất định “Cảnh sát”tức lính đi tuần sẽ đi kiểm tra và phạt tiền những nhà nào vi phạm quy định này

Nh vậy, nhìn chung khu vực dân cư của kinh thành trong thời gian nàycũng rất đơn sơ, phổ biến là những nhà tranh vách đất Richard cũng nhắc đến

12 William Dampier, Mét chuyÕn du hµnh sang B¾c Kú vµo n¨m 1688, S®d, tr 35.

13 William Dampier, Du hµnh vµ kh¸m ph¸, S®d, tr 57.

14 William Dampier, Mét chuyÕn du hµnh sang B¾c Kú vµo n¨m 1688, S®d, tr 34.

15 Richard, S®d, tr 713.

16 Baron, S®d, tr 659.

Trang 7

một loại nhà mà ông gọi là “Nhà chung” (common house) có mái lợp bằng rơmhoặc một loại lá lớn, có nhiều cột trụ và đặc biệt là rộng rãi nhưng gần như trốngrỗng, chỉ được phân ra làm nhiều phần với những công dụng khác nhau Có thểđây là những cái đình chăng?

Bên cạnh khu vực dân cư, kinh đô cũng có những công trình kiến trúc lớn

Đó là những cung điện, lâu đài của nhà vua, quan lại, các tướng lĩnh, hoàng tử…tạo thành một khu vực đối lập với khung cảnh xung quanh Khu vực này đượcngăn cách bởi một vòng thành trong, tức Hoàng thành: “Cung điện của nhà vuachiếm một phần của thành phố, nó có những bức tường bao quanh, toàn bộ đượcche khuất bởi những ngôi nhà xung quanh Người ta nói rằng những bức tườngnày chu vi phải đến 3 dặm (league), cao 6 hoặc 7 feet(17), và cũng dầy đến nh vậy,tạo thành một chỗ đi dạo tốt cho dân chúng”(18) William Dampier cũng mô tả khá

kỹ về vòng thành này: “Các bức tường thành vây xung quanh rất là đặc biệt:người ta nói rằng chu vi của chúng đo được ba dặm (league) Chiều cao của tườngthành có tới năm hay sáu bộ và cũng gần bằng Êy chiều ngang hay bề dầy Cả haimặt tường thành đều có xây gạch che bên ngoài Có nhiều cổng nhỏ để ra vàotrong cung điện; nhưng cổng chính quay về phía thành phố Có hai cổng bé hơngần cổng chính này, mỗi bên có một cái… được phép trèo lên tường thành bằngnhững bậc thang ở chân cổng và đi dạo khắp xung quanh; có một vài chỗ cửa bứctường thành này đã sụp đổ”(19)

Hơn thế, Richard cũng có nhắc đến ba vòng thành và cho rằng đó là củakinh đô cũ trước đây Baron còng cho rằng, trong các công trình kiến trúc của KẻChợ thì đồ sộ hơn cả là “ba vòng thành của kinh đô cũ… mặc dù bị tàn phá”(20)

Khu vực cung điện chiếm một vùng rộng lớn, chu vi khoảng 6 hoặc bảydặm (mile), mà theo Baron còng nh Richard thì cũng không có gì nổi bật Phần

17 1 foot (sè nhiÒu lµ “feet”) = 1 bé = 0.3048 mÐt.

18 Richard, S®d, tr 714.

19 William Dampier, Mét chuyÕn du hµnh sang B¾c Kú vµo n¨m 1688, S®d, tr 36.

20 S Baron, S®d, tr 659.

Trang 8

lớn được xây dựng bằng gỗ, với những nét “hình thức tầm thường”, “không có gìnổi bật” Tuy nhiên, Ên tượng nhất đối với những người nước ngoài đó là cungđiện của nhà vua Đó là “một toà nhà bằng gỗ rộng lớn mà tạo thành phần chínhyếu [của khu vực này - ĐTTL], được xây dựng chắc chắn hơn phần lớn nhữngngôi nhà thông thường ở đây, được trang trí với những vật trạm trổ và những bứctranh: ở phía trong được chia làm vài gian, hành lang và sàn nhà rất sạch sẽ, vàtrần nhà lợp ngãi với nhiều màu khác nhau được sắp xếp khéo léo”(21) WilliamDampier cũng mô tả rất kỹ về khu vực này với toà cung điện của nhà vua: “Cácông vua xứ Bắc Kỳ chọn thành phố này làm chốn xây dựng triều đình, có ở đâyhai hay ba lâu đài Có hai lâu đài chẳng lấy gì làm to tát: chúng dựng bằng gỗ,nhưng có nhiều khẩu thần công đặt trong các nhà xung quanh Cũng có nhữngchuồng ngựa của nhà vua để nhốt voi và ngựa, và một khoảng đất hình vuông vàkhá rộng là nơi binh lính sắp hàng rất trật tự trước mặt nhà vua Người ta gọi lâuđài thứ ba là cung điện của nhà vua Nó được xây dựng nguy nga hơn hai lâu đàikia nhiều, tuy cũng chỉ làm bằng gỗ và để trống trải giống nh người ta kể lại vềcác phòng khách ở bên Thổ Nhĩ Kỳ”(22) Đi vào bên trong, Richard cũng miêu tảthêm: “Những toà nhà được làm bằng thứ gạch và gỗ tốt nhất, vàng và bạc đượcdát khắp nơi một cách xa xỉ: trong vườn hoa, những con kênh đào, những cái ao,

và ở tất cả những thứ mà có thể đem lại sự giải trí và tiện nghi cho những ai sống

cả đời ở đây”(23) Cung điện này đã kém lộng lẫy đi so với trước kia, mà Richardcho rằng những gì còn lại của nó cũng đủ “làm mỗi người chúng ta đều hối tiếc về

sự tàn phá của một trong những lâu đài đẹp nhất và rộng lớn nhất của châu á”(24)

ở trong khu vực này cũng có những hồ rộng thả thuyền để nhà vua giải trí

Samuel Baron cũng đã mô tả về phủ chóa Trịnh mà ông gọi là “Phủ tướngquân”, cũng là một công trình kiến trúc lớn ở kinh thành “Phủ tướng quân đặt tại

21 Richard, S®d, tr 713.

22 William Dampier, Mét chuyÕn du hµnh sang B¾c Kú vµo n¨m 1688, S®d, tr 36.

23 Richard, S®d, tr 714.

24 Nh trªn.

Trang 9

Kẻ Chợ, gần như là ở giữa thành phố: nó rất là rộng và xây tường xung quanh;trong đó có đầy những ngôi nhà nhỏ, thấp và không được xây [bằng gạch -ĐTTL] vốn thuận tiện cho binh lính ở; ở trong đó có hai gác cao hầu như lé thiên.Những cái cổng rộng và trang nghiêm, tất cả đều làm bằng sắt, dường như đâymới chính là phần vĩ đại nhất của khu cung điện Nơi ở của ông ta và nhữngngười vợ của ông ta cũng rất uy nghi và tốn kém ngang với những toà lâu đài, bốnphía đều được trạm trổ, mạ vàng và sơn mài ở cánh đồng đầu tiên của cung điện

là những cái chuồng cho những con voi to nhất và những con ngưạ tốt nhất củaông ta; phần đằng sau là nhiều công viên, những khu rừng nhỏ, những con đườngbách bộ, chỗ ở, ao cá, và tất cả những gì có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu khiểnhay những lúc nghỉ ngơi, giải trí của ông ta, bởi ông ta hiếm khi thoả mãn”(25).Còng giống nh lâu đài của nhà vua, “ở đằng trước phủ Chóa (Choua) có một thaođường rộng, một sân hình vuông để cho binh lính sắp hàng Một phía là chỗ cácquan ngồi xem binh lính tập, còn phía bên kia là một cái nhà chứa đồ mà trong đó

có xếp xung quanh những khẩu đại bác và súng hạng nặng”(26)

Trong thời kỳ thương mại, số người nước ngoài sống ở Thăng Long – KẻChợ khá đông Họ đã thành lập nên những chi điếm của mình tại đây, mà chủ yếu

là chi điếm của người Hà Lan và người Anh William Dampier cũng đã mô tả khá

kỹ về những ngôi nhà trụ sở chi điếm này khi ông đến Đông Kinh vào năm 1688:

“Nhà của chi điếm Anh Cát Lợi, không có nhiều người, đặt ở phía bắc của thànhphố, tại một chỗ thật thó vị và nhìn ngay ra sông Đây là một ngôi nhà thấp, trôngđẹp mắt, và là ngôi nhà đẹp nhất mà tôi đã trông thấy trong thành phố ở chínhgiữa có một căn phòng đẹp đẽ là nơi người ta ăn cơm, và ở mỗi bên là những cănnhà dành riêng cho các thương gia, các người đại lý và những người hầu hạ củacông ty, có sắp đặt nhiều phương tiện sinh hoạt thuận lợi khác nữa Ngôi nhà nàyxây dựng song song với con sông, và ở mỗi đầu nhà lại có những căn nhà khác

25 S Baron, S®d, tr 692.

26 William Dampier, Du hµnh vµ kh¸m ph¸, S®d, tr 52.

Trang 10

nhỏ hơn, dùng vào nhiều việc khác nữa như nhà bếp, các kho… xếp thành mộthàng dài đi từ căn nhà chính ra tận sông, và tạo thành hai cánh có một cái sânvuông để trông về phía trông ra sông ở trong sân vuông này, gần bờ sông có mộtcái cột, người ta chủ tâm dựng lên để treo quốc kỳ Anh Cát Lợi, khi nào cầnthiết…

Chi điếm của người Hoà Lan giáp vào chi điếm của chúng tôi ở phía Nam,nhưng tôi chưa bao giê tới đây, như vậy là tôi chẳng nói được gì hơn về chi điếm

Êy ngoài những điều người khác đã kể lại cho tôi nghe, tức là họ không chiếm đấtrộng như chúng ta, tuy rằng họ đặt chi điếm ở đây trước ta nhiều năm: người Anh

từ Hiến (Hean) là nơi họ đặt trụ sở lúc đầu chuyển về đây chưa được bao nhiêulâu”(27)

Ngoài ra, Richard trong “Lịch sử Đàng Ngoài” còn nhắc đến một khu vực

nhiều người Tàu sinh sống ở cạnh kinh thành, ở phía bên kia sông Cái, tức sôngHồng Trước đó, người nước ngoài thậm chí người châu Âu được vào trong kinhthành nhưng sau đó thì lại bị cấm Người Trung Quốc buôn bán ở đây trở nêngiàu có, có thế lực, lấn át cả thương nhân Việt Nam và rất có thể từ sức mạnh vềkinh tế sẽ dẫn đến những đe doạ về chính trị cho triều đình Đông Kinh, do đó đãkhông được phép vào đây Đó là theo ghi chép của Richard

Nói tóm lại, qua những ghi chép của người nước ngoài được liệt kê trênđây, ta có thể hình dung kinh thành Thăng Long – Kẻ Chợ trong thời gian này làmột quần thể với nhiều công trình kiến trúc khác nhau Bên cạnh sự xa hoa củacác cung điện, lâu đài (theo như người ngoại quốc gọi), những ngôi nhà tiện nghitrụ sở thương điếm, thì cũng tồn tại phần lớn những đường phố, nhà cửa bình dânđược xây dựng đơn giản Và rõ ràng Thăng Long – Kẻ Chợ lúc này do nhữngbiến động chính trị, xã hội cũng đã có phần bị tàn phá so với trước

27 William Dampier, Mét chuyÕn du hµnh sang B¾c Kú vµo n¨m 1688, S®d, tr 36, 37.

Trang 11

3 Hoạt động kinh tế

Người châu Âu đến Đông Kinh đều phải trầm trồ về sự tấp nập trong nhữngphiên chợ của người dân bản địa được tổ chức đều đặn vào mồng một và ngàyrằm hàng tháng Những phiên chợ này thu hót một số lượng lớn dân xung quanhkinh thành đến trao đổi buôn bán tại đây với rất nhiều loại hàng hoá tạo một sốlượng người đông “không thể tưởng tượng nổi; vài đường phố dù rất rộng rãi màcũng trở nên chật cứng đến nỗi một người có thể tìm thấy nhiều việc để làm nếuanh ta đi xuyên qua một đám đông khoảng 100 bước trong vòng nửa tiếng đồnghồ”(28)

Với lợi thế giao thông đường thuỷ, đó là con sông Cái – sông Hồng, kinhthành là trung tâm buôn bán lớn, thu hót nhiều thuyền hàng ra vào tập nập TheoRichard, số lượng thuyền “khổng lồ” đến nỗi mà mỗi chiếc chỉ cần trả hai xu rưỡiphí đỗ thuyền thôi mà cũng có thể thành một khoản thu nhập lớn Các loại thuyềnđậu san sát đến nỗi “rất khó có thể tiến vào gần được bờ sông; những con sông ởnước chúng tôi và hầu hết những cảng buôn bán, thậm chí Venice, với tất cảthuyền dài(29) và thuyền nhỏ, cũng không thể nào bằng được sự nhén nhịp và đôngđúc trên sông ở Kẻ Chợ, mặc dù đó chỉ là số người cần thiết ở lại để quản lýthuyền và bảo vệ hàng hoá còn lại của họ: tất cả các lái buôn đều có nhà riêng của

họ ở những làng xung quanh, không ai trong số họ sống trên những chiếcthuyền”(30)

Tuy đông đúc nh vậy nhưng những hoạt động buôn bán của người dân ởđây lại rất quy củ mà Richard gọi là “một trật tự hoàn hảo” Mỗi loại hàng hoákhác nhau “được sắp đặt vào một phố nhất định, và những phố này một lần nữacũng nhận hàng bởi một, hai hay nhiều làng khác nhau; những người dân tại

28 S Baron, S®d, tr 659.

29 Lo¹i thuyÒn cong vµ dµi thêng ®i h¬n 50 ngêi ë thµnh phè Venice.

30 Richard, S®d, tr 714.

Trang 12

những làng này mới có đặc quyền mở cửa hiệu ở đây, cũng phần nhiều giống vớimột số công ty hay nghiệp đoàn ở những thành phố châu Âu”(31) Hoạt động buônbán của Kẻ Chợ được chia ra thành những phường mà cụ thể là có khoảng 36phường “Nhiều trong sè 36 phường này (đơn vị hành chính) của Thăng Longđược đặt dưới cái tên của những sản phẩm thủ công được làm ra ở đây Mỗiphường này nắm giữ một phố nhất định với những cửa hàng được dành bán loạisản phẩm của họ”(32) Những thương nhân ở đây cũng thành lập những Hội buônbán Những hội này đều có người đứng đầu, thu hót nhiều nhóm người khác nhau,

có lực lượng bảo vệ và luật lệ riêng “Quy mô buôn bán rất lớn dưới hình thứcchủ yếu là qua những người rao hàng và những con thuyền trên con sông rộngchảy qua thành phố này”(33)

Trong “thời kỳ thương mại”, hoạt động buôn bán của Kẻ Chợ không chỉ bó

hẹp trong nước mà còn được mở rộng giao lưu quốc tế Những thương điếm HàLan, Anh đã lần lượt được thành lập ở đây điều khiển mọi hoạt động buôn báncủa cả vùng Theo những ghi chép của người Hà Lan, Anh, Kẻ Chợ là một trungtâm buôn bán lớn trong hệ thống các thành phố thương mại quốc tế dọc tuyếnsông Đàng Ngoài, trong đó, Thăng Long/Kẻ Chợ – Phố Hiến – Domea là nhữngđịa danh được nhắc đến nhiều hơn cả Theo William Dampier, “nhưng công việckinh doanh ở vương quốc này làm ở Cacho (Kẻ Chợ), là thành phố chính Vì vậycho nên các công ty Đông Ên của người Anh và người Hoà Lan đặt tại đây những

uỷ viên thường trực Thành phố này còn ngược xa hơn nữa trên con sông, nằmcách chỗ chúng tôi thả neo (Domea) chõng độ tám chục dặm (mile)”(34)

Với sù nhén nhịp buôn bán đó, ở Kẻ Chợ tập trung nhiều mặt hàng phongphú Hơn thế, theo ghi chép của những người Âu, đây là một vùng đất rất trù phú:

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w