tiểu luận Mô tả vương quốc Đàng Ngoài

13 558 0
tiểu luận Mô tả vương quốc Đàng Ngoài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phụ lục Mô tả vương quốc Đàng Ngoài Thành phố Kẻ Chợ là thủ phủ của Đàng Ngoài, nằm ở vĩ độ 21 0 bắc, cách biển khoảng 40 dặm (league) và với sự rộng rãi của mình, nó có thể được so sánh với nhiều thành phố ở châu á, nhưng đông đúc hơn hẳn, nhất là vào những ngày mồng một và mười lăm âm lịch hàng tháng, là những ngày họp chợ của họ hoặc là ở một phiên chợ lớn; nơi mà người dân từ những làng quê phụ cận đến đây với những vật phẩm của mình, và với số lượng người như vậy thì thật là đông đúc không thể tưởng tượng nổi; vài đường phố dù rất rộng rãi mà cũng trở nên chật cứng đến nỗi một người có thể tìm thấy nhiều việc để làm nếu anh ta đi xuyên qua một đám đông khoảng một trăm bước trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Mỗi hàng hoá khác nhau bán ở thành phố này được sắp đặt vào một phố nhất định, và những phố này một lần nữa cũng nhận hàng từ một, hai hay nhiều làng khác nhau, mà dân các làng này mới có đặc quyền mở cửa hiệu ở đây, cũng phần nhiều giống với một số công ty hay nghiệp đoàn ở những thành phố châu Âu. Những cung điện của Nhà vua, tướng lĩnh, hoàng tử… và những cung điện to lớn và cao khác của triều đình được đặt tại đây, mà tôi chỉ có thể nói là chúng toạ lạc trên một vùng đất rộng: những công trình quan trọng nhưng lại với một hình thức tầm thường, được xây bằng gỗ, số còn lại được làm bằng tre và đất sét, không được chắc chắn cho lắm; rất Ýt nhà được xây bằng gạch, trừ những thương điếm của người nước ngoài là nổi trội hơn cả. Nhưng quả thực đồ dộ là ba vòng thành của kinh đô cũ và cung điện; mặc dù bị tàn phá nhưng chúng vẫn hiện diện là những công trình hùng mạnh với những chiếc cổng rộng uy nghi, được lát bằng một loại đá hoa cương; cung điện nằm trong khoảng chu vi là 6 hoặc 7 dặm (mile); những chiếc cổng, cung điện, nhà cửa… thể hiện một cách khuếch đại sự lộng lẫy và nguy nga trước đây của kinh thành. Hơn thế, trong thành phố này cũng có một căn cứ quân đội hùng hậu, luôn sẵn sàng trong bất cứ tình huống nào, và ở đây cũng có một công binh xưởng hay kho vũ khí của Nhà vua phục vụ cho chiến tranh, đóng bên bờ một con sông, gần một đảo cát, ở trên đó có Thecadaw (Tế kỳ đàn) mà dưới đây sẽ đề cập tới. Con sông này được người bản địa gọi là Songkoy (sông Cái), hoặc con sông chính yếu; nó bắt nguồn từ Trung Quốc và sau khi chảy qua hàng trăm dặm (league), nó chảy qua đây và đổ ra vịnh An Nam, bằng 8 hoặc 9 cửa sông, hầu hết những cửa sông này tàu thuyền đều có thể vào được với một mực nước sâu tối thiểu. Con sông này thực sự rất tiện lợi cho kinh thành, từ khi tất cả những hàng hoá được đem đến đây, tụ điểm hàng hoá này dường như là hình ảnh thu nhỏ của vương quốc này, bởi vô số thuyền buôn bán ra vào nước này nhộn nhịp; tuy nhiên những lái buôn này có nhà ở của họ theo cách riêng của họ và tất cả không sống cùng nhau trên thuyền, như ghi chép của Tác-vê- ni-ê (Taverniere), trừ khi đi du hành trên biển. Phủ tướng quân đặt tại Kẻ Chợ, gần như là ở giữa thành phố: nó rất là rộng và được xây tường xung quanh; trong đó có đầy những ngôi nhà nhỏ, thấp và không được xây [bằng gạch - ĐTTL] vốn thuận tiện cho binh lính ở; ở trong đó có hai cái gác cao hầu như lộ thiên. Những cái cổng rộng và trang nghiêm, tất cả đều làm bằng sắt, dường như đây mới chính là phần vĩ đại nhất của cung điện. Nơi ở của ông ta và những người vợ của ông ta cũng rất uy nghi và tốn kém ngang với những toà lây đài, bốn phía đều được trạm trổ, mạ vàng và sơn mài. ở cánh đồng đầu tiên của cung điện là những cái chuồng cho những con voi to nhất và những con ngựa tốt nhất của ông ta; phần đằng sau là nhiều công viên, những khu rừng nhỏ, những con đường bách bộ, chỗ ở, ao cá, và tất cả những gì có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu khiển hay những lúc nghỉ ngơi giải trí của ông ta mà hiếm khi ông ta thoả mãn cho lắm. Lịch sử Đàng Ngoài (Trích dịch) Richard Thành phè duy nhất, hoàn toàn xứng đáng với cái tên của nó, là Kacho hay Kecho (Kẻ Chợ), thủ đô của vương quốc. Nhà vua sống ở đây: thành phố này nằm bên con sông Cái, cách biển khoảng 40 dặm (league), ở vào vĩ độ 21 0 bắc. Quy mô của nó có thể so sánh với hầu hết những thành phố nổi tiếng ở châu á, và chu vi của nó có thể tính được Ýt nhất là bằng chu vi của Pari, nhưng không một thành phố nào, theo như tôi được biết, có thể bằng với nó về quy mô dân số, đặc biệt là vào những ngày mồng một và ngày mười lăm âm lịch hàng tháng, khi mà những phiên chợ lớn được họp, thu hút gần như tất cả cư dân của các thị trấn và làng quê ở cách nó một khoảng đáng kể. Một người có thể đoán được về những đám đông mà được tập hợp lại, và bỗng nhiên được thêm vào bằng hàng triệu con người, đến một mức độ mà phải khó khăn vất vả lắm mới có thể tiến thêm được khoảng trăm bước trong vòng nửa giờ đồng hồ, mặc dù những con đường này khá là rộng. Mặc dù có những đám người đông vô kể này, khắp nơi trong thành phố vẫn giữ được một trật tự hoàn hảo nhất. Mọi mặt hàng được bán ở đây đều có những phố riêng biệt để phân phối nó, mà những phố này lại phụ thuộc vào một, hai hoặc nhiều làng và chỉ những làng này mới có quyền mở cửa hiệu tại đó. Những con phố của Kẻ Chợ rất rộng và đẹp, được lát bằng gach, trừ những nơi mà voi, ngựa, xe ngựa của nhà vua, và súc vật đi qua. Hai phần ba những ngôi nhà ở đây làm bằng gỗ, còn lại là bằng gạch; ở giữa những ngôi nhà này có những cửa hàng của những lái buôn nước ngoài, mà rất dễ phân biệt giữa một đống những ngôi nhà lụp sụp làm bằng tre và đất sét. Những cung điện của quan lại và những toà lâu đài của các cơ quan triều đình, chiếm một vùng rộng lớn, không có gì nổi bật ở chúng ngoại trừ toà nhà bằng gỗ rộng lớn mà tạo thành phần chính yếu và được xây dựng chắc chắn hơn phần lớn những ngôi nhà thông thường ở đây, nó được trang trí với những vật trạm trổ và những bức tranh; ở phía trong được chia ra làm vài gian, hành lang và sàn nhà rất sạch sẽ, và trần nhà lợp ngói với nhiều màu khác nhau được sắp xếp khéo léo. Những ngôi nhà chung (commom house) được tạo bởi những cái mái được chống đỡ trên những cây cột trụ, phần lớn được phủ rơm, hoặc những cái lá lớn mà nếu không có gì bất trắc thì chúng có thể bền 30 đến 40 năm. Những ngôi nhà này không có trần cũng như lầu gác; chúng chỉ đơn giản được chia ra làm nhiều phần khác nhau ngăn cách bởi những ván ghép với những công dụng khác nhau; và những ngôi nhà này tất cả chỉ là một nền nhà trống rỗng. Không có kính cửa sổ, điều này không được biết đến ở đất nước này; nơi này chỉ được đáp ứng bởi vải gai và những tấm chiếu làm bằng tre hoặc mây, nhưng đẹp chẳng kém gì pha lê. Với kiểu xây nhà như vậy thì lửa là một mối hoạ lớn, vì vậy người ta đưa ra những cách bảo vệ tốt nhất chống lửa: chính vì vậy mà người ta cấm thắp lửa vào ban đêm, và họ chỉ cho phép thắp lửa trong khoảng những giờ nào đó của ngày; cảnh sát (lính tuần) sẽ đi tuần tra vào những lúc Ýt đề phòng nhất, và những ai mà bị phát hiện là thắp lửa trong giờ cấm sẽ bị phạt tiền. Một trật tự lớn chi phối thành phố này nói chung: đó là nó được chia ra thành những phường và những hội buôn bán khác nhau, mà những hội này đều có những người đứng đầu và được thành lập bởi nhiều nhóm người khác nhau với lực lượng bảo vệ và luật lệ của riêng họ. Quy mô buôn bán của họ rất lớn và được tiến hành với những người rao hàng và bằng những con thuyền trên con sông rộng chảy qua thành phố này. Mỗi con thuyền phải trả khoảng hai xu rưỡi phí đỗ thuyền, mà cũng tạo ra một khoản thu nhập đáng kể. Số lượng thuyền thì thật khổng lồ đến nỗi rất khó có thể tiến gần vào được bờ; những con sông nước chúng tôi và hầu hết những cảng buôn bán, thậm chí Venice, với tất cả thuyền dài (1) và thuyền nhỏ, cũng không thể nào bằng được sự nhộn nhịp và đông đúc trên sông ở Kẻ Chợ, mặc dù đó chỉ là số người cần thiết còn lại để quản lý thuyền và bảo vệ hàng hoá của họ: tất cả các lái buôn đều có nhà riêng của họ ở những làng xung quanh, không ai trong số họ sống trên những chiếc thuyền, đúng như sự miêu tả của Tác-vê-ni-ê (Tavernier) và những người khác. Cung điện của nhà vua chiếm một phần của thành phố; nó có những bức tường bao quanh, toàn bộ được che khuất bởi những ngôi nhà xung quanh. Người ta nói rằng những bức tường này chu vi phải đến 3 dặm (league), cao 6 hoặc 7 feet, và dầy cũng đến nh vậy, mà tạo thành một chỗ đi dạo cho dân chúng. Khu này là nơi đẹp nhất và được xây dựng tốt nhất của thành phố này, đây cũng là nơi ở của những người nổi tiếng nhất: những nhân vật quan trọng của vương quốc, của triều đình, của toà án đều ở đó, và giá đất rất cao để có thể xây nhà ở đó. Kiến trúc của cung điện cũng không đặc biệt hơn là mấy so với những lâu đài chính của thành phố: cái lối vào của nó 1 Lo¹i thuyÒn cong vµ dµi, thêng ®i trªn 50 ngêi ë thµnh phè Venice. chẳng có dấu hiệu gì cao sang cho thấy ông vua đang ở đây cả, cũng không chứa đựng một sự giàu có: phía trong nã Ýt được biết đến, ngoại trừ là có những vật điêu khắc và tranh vẽ theo nghi lễ mà đây cũng là những môn nghệ thuật được cho phép ở nước này. Những toà nhà được làm bằng thứ gạch và gỗ tốt nhất, vàng và bạc được dát ở khắp nơi một cách xa xỉ: trong vườn hoa, trên những con kênh đào, ở những cái ao và tất cả những thứ mà có thể đem lại sự giải trí và tiện nghi cho những ai sống cả cuộc đời ở đây; đặc biệt là những người vợ của hoàng tử, những người mà chẳng bao giê ra khỏi đây, cũng như là những người đàn bà và những thái giám hầu hạ họ. Trước khi cuộc nổi dậy diễn ra mà lập nên chính phủ hiện nay của Đàng Ngoài, những toà nhà này đẹp và chắc chắn hơn nhiều so với chúng lúc này. Ba vòng thành của kinh đô cũ và của cung điện cổ, những cung điện lát đá hoa cương, sự đổ nát của những cái cổng và điếm canh, đã đem lại một vài ý niệm về nó như thế nào khi còn lộng lẫy, và làm mỗi người chúng ta đều hối tiếc về sự tàn phá của một trong những lâu đài đẹp nhất và rộng lớn nhất của châu á. Hiện tại, kinh đô này không có những tường thành cũng như bất cứ sự phòng thủ bên ngoài nào, cũng giống như những thành phố khác, hay khá nhiều nơi ở vương quốc này, nó chỉ được rào lại xung quanh bằng những hàng rào tre, mà thực sự thì lại bảo vệ nó tốt hơn khỏi trộm cướp, thậm chí cả những cuộc tấn công bất ngờ, tốt hơn bất cứ bức tường nào mà họ có thể xây ở đất nước này. Bao quanh kinh đô này là những khu kiên cố với một loạt đồn lính mà với chúng, nhà vua có thể sẵn sàng trước bất cứ tình huống nào. Những công binh xưởng, những kho vũ khí và lương thực thực phẩm dự trữ khác phục vụ cho chiến tranh thì được đặt bên bờ sông. Còn bên bờ kia của sông Cái là một cái dinh hay thành phố của người Tàu; trước đây người nước ngoài và thậm chí người châu Âu được phép đi vào trong kinh thành; nhưng hiện tại họ đều không được vào, lý do là vì người Trung Quốc đã và đang trở nên giàu có và tăng lên về số lượng ở Đàng Ngoài, ngoài ra họ còn đang tự hào và nhẫn nại với những công việc kinh doanh của mình, họ rất đáng sợ và rất có thể trở nên có thế lực đủ để kích động một cuộc phản loạn, như họ đã làm ở Batavia, Manillas, Xiêm (Siams), và những [...]... Lịch sử Đàng Ngoài (History of Tonquin), trong “A general collection of the best and most interesting Voyages and Travels in all parts of the world”, London 1811 5 Samuel Baron, Mô tả vương quốc Đàng Ngoài (A description of the kingdom of Tonqueen), trong “A general collection of the best and most interesting Voyages and Travels in all parts of the world”, London 1811 6 Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài (British... thương mại đã thu hút họ, họ thậm chí đáng sợ hơn rất nhiều ở Đàng Ngoài, hơn bất cứ nơi nào khác, bởi vì vương quốc này có lần đã trở thành một phần của đế chế Trung Hoa; họ có nhiều hơn những lý do dù không chính đáng, và có lẽ là cũng nhiều cách thức hơn để tiến hành một cuộc bạo loạn Tuy nhiên họ vẫn được phép đi lại mọi nơi trong vương quốc này, những nơi họ tiến hành việc buôn bán chui lủi của... công nhận là được đi vào trong kinh thành, nhưng không được ở lại đó Tất cả những người ngoại quốc khác thì bị cấm không cho vào, hoặc thậm chí cũng không được cập bến nếu không có sự cho phép đặc biệt (Trang 713 đến 715) Đỗ Thuỳ Lan Tài liệu tham khảo và sử dụng 1 Alexandre de Rhodes, Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, (bản dịch của Hồng Nhuệ), Tử sách Đại Kết, Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí... “A general collection of the best and most interesting Voyages and Travels in all parts of the world”, London 1811 6 Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài (British factory in Tonkin), Tư liệu lưu trữ Thư viện Quốc gia Anh 7 William Dampier, Một chuyến du hành sang Bắc Kỳ vào năm 1688, Tư liệu bản dịch Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV, Ký hiệu VT 359 8 William Dampier, Du hành và Khám phá (Voyages and Discoveries), . Phụ lục Mô tả vương quốc Đàng Ngoài Thành phố Kẻ Chợ là thủ phủ của Đàng Ngoài, nằm ở vĩ độ 21 0 bắc, cách biển khoảng 40 dặm (league). sử Đàng Ngoài (History of Tonquin), trong “A general collection of the best and most interesting Voyages and Travels in all parts of the world”, London 1811. 5. Samuel Baron, Mô tả vương quốc Đàng. hoạt động thương mại đã thu hút họ, họ thậm chí đáng sợ hơn rất nhiều ở Đàng Ngoài, hơn bất cứ nơi nào khác, bởi vì vương quốc này có lần đã trở thành một phần của đế chế Trung Hoa; họ có nhiều

Ngày đăng: 24/04/2015, 16:24

Mục lục

    Mô tả vương quốc Đàng Ngoài

    Lịch sử Đàng Ngoài

    Tài liệu tham khảo và sử dụng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan