1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Mô tả truyền thuyết về đền Cảnh Xanh ở thị xó Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang

32 620 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Tuyên Quang cũng như bao vùng quê đất Việt khác, nhân dân có những tín ngưỡng dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như tục thờ tổ tiên, thờ Mẫu, thờ đa thần… Theo GS.VS Nguyễn Duy Q

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

“Quê hương là chùm khế ngọt Cho con chèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay…”

Con người ai cũng có quê hương, nguồn cội, và khi xa quê họ sẽ nhớ về những gì thân thiết nhất, từng gắn bó với họ một thời như kiểu “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương/ Nhớ ai dãi nắng dầm sương/ Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”…

Là một người con xa quê đi học, ngoài việc nhớ đến cha mẹ, người thân

là điều tất yếu, tụi cũn luụn đõu đáu rằng mình phải làm được một điều gì đó cho nơi mình sinh ra và lớn lên Và bài viết này, tuy nó không hề to tát, nhưng

là tấm lòng, là thành ý của tôi đối với quê hương Tuyên Quang yêu dấu Tụi yờu cả tờn đất,tờn rừng, yêu cả những tín ngưỡng, tập tục và những con người nơi đây

Tuyên Quang cũng như bao vùng quê đất Việt khác, nhân dân có những tín ngưỡng dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như tục thờ tổ tiên, thờ Mẫu, thờ đa thần…

Theo GS.VS Nguyễn Duy Quý, “tớn ngưỡng thờ Mẫu là một gia trị văn hóa tinh thần cao đẹp của Việt Nam Đó là tinh hoa được chắt lọc trong suốt chiều dài lịch sử, là biểu tượng cho sức mạnh của cộng đồng, cho sự sáng tạo

và phát triển không ngừng của dân tộc Việt Nam”

Thờ Mẫu Thượng Ngàn tuy đã được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chưa thật đầy đủ Công việc nghiên cứu này bên cạnh việc mong muốn thể hiện tình yêu đối với quê hương và giới thiệu về một tỉnh trung du miền núi phía Bắc với những đặc sắc văn hóa nổi bật, còn nhằm đóng góp thêm vào kết quả nghiên cứu về hiện tượng thờ Mẫu ở nước ta để có cái nhìn sâu sắc hơn về Bà cũng như về một địa điểm thờ ở đền Cảnh Xanh - Tuyên Quang

Trang 2

2 Lịch sử vấn đề

Vấn đề nghiên cứu về Bà Chúa Thượng Ngàn nói riêng và nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung có lịch sử không lâu nhưng có sức hút kì lạ, bởi tin ngưỡng thờ Mẫu là một nét văn hóa hết sức nhạy cảm Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình văn hóa - tâm linh nên vấn đề này ở từng giai đoạn nhân thức của xã hội và ở từng người có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau

Đến nay, tín ngưỡng thờ Mẫu được quan tâm hơn rất nhiều, đã có nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu về Bà Chúa Thượng Ngàn như cuốn “Suối Mỡ” in năm 1989 tại Hà Bắc tập hợp các bài viết của một số tác giả địa phương đã “mở ra một cách nhìn rộng hơn về các mặt địa lý, lịch sử, phong tục tập quán của một đất danh thắng” Trong cuốn “Tiếp cận tín ngưỡng dân

dã Việt Nam” của Nguyễn Minh San, NXBVHDT 1994 đã đề cập tới vấn đề

“Bà Chúa Thượng Ngàn và hội đền công đồng Bắc Lệ”

Bên cạnh đó là các cuốn “Linh thần đất Việt” của Vũ Ngọc Khánh và Phạm Minh Thảo, NXBVHTT, HN 2002 giới thiệu về Bà Chúa Thượng Ngàn; Rồi cuốn “Nữ Thần và Thánh Mẫu Việt Nam” của các tác giả Vũ Ngọc Khánh, Mai Ngọc Chúc, Phạm Hồng Hà, NXB Thanh Niên 2002

Trong “Tổng tập văn học dân gian tập 4”, Viện KHXH VN, NXBKHXH-HN 2004 có đề cập đến hai truyền thuyết về Bà Chúa Thượng Ngàn Một truyền thuyết kể về công chúa La Bình và một truyền thuyết kể về công chúa Quế Nương

Ở Tuyên Quang cũng có một số nghiên cứu về Bà Chúa Thượng Ngàn nhưng còn lẻ tẻ, chủ yếu có trong các truyền thuyết ở các miếu, đền

Như vậy, Bà Chúa Thượng Ngàn đã được nhiều sách, tài liệu của các nhà nghiên cứu đề cập đến

3 Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành vận dụng phương pháp chuyên môn và chuyên ngành vào việc tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung sau:

Trang 3

Thứ nhất, tìm hiểu khái quát một số vấn đề về tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu ở thị xã Tuyên Quang nói riêng.

Thứ hai, tìm hiểu, phân tích và đánh giá giá trị tư tưởng thẩm mỹ của truyền thuyết về đền Cảnh Xanh thị xã Tuyên Quang

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp điền dã

- Phương pháp tiếp cận hệ thống

- Phương pháp so sánh loại hình

5 Cấu trúc của bài làm

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung chính của bài viết gồm

Trang 4

1 Hình tượng thờ Nữ thần ở Việt Nam

Mặc dù chưa có thống kê một cách chính xác ở nước ta có bao nhiêu vị

nữ thần được thờ phụng Nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng đây là một hiện tượng tín ngưỡng có từ lâu đời và phổ biến ở nhiều vùng, nhiều địa phương trên địa bàn nước ta

Các thần nữ trong huyền thoại và truyền thuyết thường gắn với việc tạo lập vũ trụ như Nữ thần mặt trời, Nữ thần mặt trăng, và gắn với các biểu tượng

về đất nước, về quê hương, dân téc như các Nữ thần nghề dệt, nghề méc, nghề làm bánh hay các Nữ thần tham gia chống giặc cứu nước như Hai Bà Trưng, Nguyên Phi Ỷ Lan, Bùi Thị Xuân…Họ được nhân dân tôn thành thần, thánh, và được triều đình ban sắc phong Những Nữ thần này có thể có thật hoặc hoang đường nhưng vai trò của họ trong lịch sử dựng nước và giữ nước là rất lớn

Trong các nữ thần, nhân dân đã tôn nhiều bà là Mẫu thánh như Thánh Mẫu, Vương Mẫu, Quốc Mẫu, nhưng không phải tất cả các nữ thần đều là Mẫu Khảo sát các Mẫu trong huyền thoại và truyền thuyết, chúng ta thấy Mẫu ở đây không chỉ để gọi những nữ thần sinh ra một người nào đó mà quan trọng hơn rất nhiều là các nữ thần trở thành Mẫu này đều là những nữ thần có vai trò vô cùng quan trọng như một người “Mẹ”

Nh vậy, các Mẫu - Thánh Mẫu vừa có nguồn gốc thiên thần, vừa có nguồn gốc nhân thần, là hình thức tín ngưỡng “nâng cao”, “lên khuôn” từ cái nền thờ nữ thần vốn rất phổ biến và cổ xưa của nước ta

Trang 5

2 Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam

a Về định nghĩa “tín ngưỡng”, theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học thì đó là “tin theo một tôn giáo nào đó” Còn theo tài liệu chuyên đề về “nghiên cứu văn học dân gian từ mã và mã văn hóa” của PGS -

TS Nguyễn Bích Hà thì “tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa do con người quan hệ với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mà hình thành Tín ngưỡng là niềm tin về những điều linh thiêng, những sức mạnh huyền bí, vĩ đại mà con người chỉ cảm nhận được mà không thể nhận thức được” Hai cách định nghĩa tuy có khác nhau nhưng chúng có một điểm chung rằng: tín ngưỡng là một niềm tin vào một điều gì đó linh thiêng, không thể nhận thức mà chỉ có thể cảm nhận được

b Dân téc Việt Nam là một dân téc có đời sống văn hóa tâm linh hết sức phong phó Không kể các tôn giáo được du nhập từ nước ngoài vào như Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chóa giáo… chúng ta có nhiều tín ngưỡng bản địa hình thành từ lâu đời, phổ biến ở nhiều dân téc như tín ngưỡng thờ Tổ tiên ở các gia đình, thờ Thành hoàng ở các làng, xã và thờ Mẫu trong cộng đồng các dân téc Việt

Theo GS.VS Nguyễn Duy Quý (nguyên GĐ trung tâm KHXH & NV quốc gia) thì tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng “lấy việc tôn thờ người phụ

nữ, người mẹ làm đấng sáng tạo và bảo trì cho sự tồn tại, sinh thành của vũ trụ, đất nước và con người” Đến nay tín ngưỡng thờ Mẫu này đẫ có xu hướng phát triển trở thành một tôn giáo thể hiện qua việc một nhóm các Mẫu đã hình thành cho mình một đạo riêng: Đạo Tam phủ - Tứ phủ Đó là Thiên phủ ở trên trời với Mẫu Cửu Thiên huyền nữ; Nhạc phủ ở núi rừng với Mẫu Thượng Ngàn; Thủy phủ ở sông biển với Mẫu Thoải; và Địa phủ ở dưới đất với Mẫu Địa Đặc biệt sau này xuất hiện thêm Mẫu Liễu Hạnh đã đưa tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta lên một tầm cao hơn, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn

c Tín ngưỡng thờ Mẫu hình thành và phát triển trên cơ sở coi trọng vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội Xưa kia nền kinh tế của

Trang 6

người Việt còng nh của các nước Đông Nam Á đều là nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, từ đấy nảy sinh các tập tục, nghi lễ gắn liền với nền văn minh của cây lúa nh tín ngưỡng thờ Đất, thờ Lúa, thờ Nước Tất cả đều được gọi bằng Mẹ và được thờ ở nhiều nơi: Đất thì có Mẫu Địa thờ ở Láng

Hạ - Hà Nội; Nước thì có Mẫu Thoải thờ ở các tỉnh Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang; Còn lúa thì có Mẫu Lúa xuất hiện trong “Mẹ Lúa xuống đồng” ở Yên Lập - Phó Thọ Ngoài ra, các yếu tố tự nhiên khác có liên quan đến canh tác cây lúa cũng được người dân suy tôn nh Thần Sấm, Thần Chớp, Thần Mây, Thần mưa Cây lúa muốn sinh sản được tất yếu cần phải có đất, nước và bản thân cây lúa cũng sản sinh ra thóc gạo để nuôi sống con người Chính vì vai trò vô cùng quan trọng và không thể thay thế được nh vậy, nên các yếu tố này được người dân rất coi trọng và suy tôn Vì có khả năng sinh sản nên hiển nhiên các vị thần này được gọi là Nữ thần

Trong chế độ Mẫu hệ thời xưa, vai trò Êy của người phụ nữ lại càng được củng cố hơn, họ có quyền hành và chi phối đời sống cộng đồng Đến khi chế độ phụ hệ lên ngôi và sau này là chế độ phong kiến đã kìm kẹp, không coi trọng người phụ nữ, nhưng không vì thế mà vai trò của họ bị mất đi Vào thời

Lê Thánh Tông, trong bộ luật Hồng Đức đã có nhiều điều khoản khẳng định

vị trí và quyền lợi của người phụ nữ ở mức cao nhất, có phần ưu ái Họ có quyền hủy bỏ hôn nhân nếu phát hiện người con trai có ác tật hoặc phạm vào hành án Như vậy có thể thấy quyền lợi và hạnh phóc của người phụ nữ được bảo vệ, vị thế của họ được khẳng định vững chắc

d Tín ngưỡng thờ Mẫu hình thành ở nước ta còn xuất phát từ ý thức tưởng nhớ tổ tiên, lòng tôn kính, sự tin tưởng vào những thế hệ đi trước Dân téc ta có nhiều truyền thống quý báu được truyền từ đời này qua đời khác, một trong những truyền thống đó là “uỗng nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “kính lão đắc thọ” Các nghi lễ thuộc về tuổi già thường được tổ chức linh đình là lễ mừng thọ, lễ chúc thọ hay lễ sinh nhật Người già sau khi mất, các con cháu còn tổ chức đám giỗ Đây là một truyền thống mà không

Trang 7

phải dân téc nào cũng có được Cùng với việc tiếp thu ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc được du nhập vào nước ta trong thời kì Bắc thuộc, tín ngưỡng này đã hình thành và định hình một thứ đạo Mẫu mang tính hệ thống hơn.

e Tín ngưỡng thờ Mẫu còn gắn bó chặt chẽ, thiết thực với những yêu cầu

về đời sông tâm linh của người dân Tin ngưỡng thờ Mẫu gắn với những nhận thức rất cụ thể về môi trường tự nhiên - xã hội với những ước muôn thiết thực trong đời sống của con người Qua tín ngưỡng dân gian chóng ta có thể thấy quần chúng nhân dân luôn luôn tin và cầu mong sự giúp đỡ từ sức mạnh của thế giới tự nhiên như hạn hán cầu Thần Mưa, không có nắng cầu thần Mặt Trời…

Tín ngưỡng thờ Mẫu gắn với uy lực của các bà Mẹ, và một số địa phương lại có một bà Mẹ riêng của mình Mỗi Mẹ có chức năng, quyền lực riêng Nhưng bao giê Mẹ cũng có sức mạnh thần kì bảo hộ và giúp đỡ những người lương thiện, trừng phạt kẻ xấu Mẫu sẵn sàng đáp ứng thỉnh cầu cụ thể của con người nh: cầu sức khỏe, cầu tài léc, cầu được mùa, cầu hạnh phúc…

Nh vậy, tin ngưỡng thờ Mẫu không những xuất phát từ vai trò quan trọng của người phụ nữ trong sản xuất còng nh trong gia đình mà còn xuất phát từ những yêu cầu thiết thực về đời sống tâm linh của người dân trong xã hội

3 Tam tòa Thánh Mẫu

Trong cuốn “Nữ thần và thánh Mẫu Việt Nam” của các tác giả Vũ Ngọc Khánh, Mai Ngọc Chúc, Phạm Hồng Hà, ba tòa ở đây chính là ba cõi: cõi Trời, cõi Non, cõi Nước Tam tòa Thánh Mẫu là hiện tượng thờ phụng có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ Nữ thần phát triển mà thành

Có ba hình thức thờ phông: Thờ Nữ thần, thờ Mẫu và thờ Tam tòa Thánh Mẫu Đó là các mốc của một quá trình phát triển thống nhất qua mỗi giai đoạn với những bước tiến ngày càng cao dần Từ thờ Nữ thần đến thờ Mẫu là một sự phát triển cao hơn về vị trí, vai trò của các Nữ thần trong cảm quan của nhân dân Từ thờ Mẫu đến Tam tòa Thánh Mẫu là sù phát triển về tính hệ thống

II Truyền thuyết về Mẫu Thượng ngàn trong dân gian

Trang 8

Mẫu Thượng Ngàn được mặc trang phục màu xanh, là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ Nương (trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng cầu hôn Mỵ Nương, con gái vua Hùng).Khi còn trẻ, Mẫu là một cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ đặt tên là

La Bình

La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng Trong địa hạt mà Tản Viên Sơn Thánh cai quản, Ngài đã dạy dân không thiếu điều gì, từ săn bắn thú

dữ đến chăn nuôi gia súc, từ trồng cây ăn quả, trồng lúa nương đến việc đắp ruộng bậc thang, trồng lúa nước Rồi dựng nhà dựng cửa, hái cây thuốc chữa bệnh Ngài cũng thường dùng các vị Sơn thần, Tù trưởng luận đàm thế sự và bàn soạn công việc

Do luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điều Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏi Những khi Sơn Thánh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha ủy nhiệm

đi thay Những lần như thế, La Bỡnh luụn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi cụng việc.Cỏc Sơn thần, Tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh chủ tướng Còn bản thân nàng, chẳng những hòa hợp, ân cần với mọ người, mà còn rất thân thuộc, quyến luyến với phong cảnh, từ cây

cỏ hoa lá đến hươu nai chim chóc

Khi Tản Viên và Mỵ Nương về trời, trở thành hai vị thánh bất tử, thì Ngài cũng phong La Bình là Công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam ta

Trở thành chúa tể của miền núi non và trung du, Thượng Ngàn công chúa vẫn luôn luôn chăm chỉ, hàng ngày hết sức làm tròn các trọng trách của mình Ngài bảo ban các loài cầm thú phải biết sống hòa hợp với nhau Dạy

Trang 9

chúng đừng ăn những loài quả độc, nấm độc, biết tránh khỏi những cây cối

đổ, những cơn lũ quét Ngài dạy bảo con người cũng thật chu đáo, tỉ mỉ Những gì cha Ngài đã dạy, Ngài đều đem ra áp dụng Khi tiếp xúc với các Tù trưởng, Ngài cũng học thêm ở họ được nhiều điều Thế là Ngài lại đem những điều hiểu biết mới đi truyền bá ra mãi

Ngài cải tiến và hoàn thiện thêm những gì mà trước kia, ở cha Ngài chỉ mới bắt đầu Làm nhà không những đã chắc chắn, lại còn phải biết trạm trổ cho thật đẹp đẽ Ở mũi các thuyền độc mộc cũng thế, có khắc cả hình hai đầu rồng chạm hẳn vào nhau Cách nấu nướng thức ăn,chẳng những chỉ có kho, luộc mà còn chế thêm ra được nhiều món mới.Rồi công việc đồng áng, Ngài dạy mọi người cách lấy ống bương để dẫn nước từ khe núi xuống Lại đi phân phát hạt giống, cho nên nơi nào cũng có cơm dẻo nếp thơm

Trong các con vật nuôi trong nhà, Ngài đem về thêm nhiều giống gia súc mới Lại trồng thêm nhiều giống cây ăn quả Rồi trồng cả những hoa thơm cỏ lạ lấy từ trên rừng núi về Công lao của Ngài đối với dân chúng thực không kể sao cho hết Ngọc Hoàng Thượng đế còn ban tặng cho Ngài thêm nhiều phép thuật thần thông, đi mây về gió, và trở thành vị Thánh bất tử

để luôn luôn gần gũi, gắn bó với cõi trần, vĩnh viễn ở miền trung du và núi non hùng vĩ

Khi dân chúng sinh sôi nảy nở ra thêm, từ miền núi non và trung du tràn xuống các miền đồng bằng và ven biển, đã mang theo những cách thức làm ăn và phong tục tập quán từ hồi còn ở trong rừng, dưới sự bảo ban dìu dắt của Công chúa Thượng Ngàn

Cùng với nhiều vị thần thỏnh khỏc, Công chúa Thượng Ngàn vẫn ngày đêm lặng lẽ âm phù cho sự bình yên của mọi người dân nước Việt Và thật là

tự nhiên, khi mọi người đều gọi Ngài là Mẫu, một cách vừa trìu mến gần gũi

mà cũng vừa tôn kính

Lịch sử nước Việt từ các thời về trước, đã từng ghi lại các chiến công

âm phù lừng lẫy của Ngài.Tướng sĩ của nhà Lý đỏnh quõn Tống, tướng sĩ nhà

Trang 10

Trần đỏnh quõn Nguyờn, đều có Ngài âm phù Các triều đại này, sau khi thắng lợi đều có lễ tạ ơn và có sắc thượng phong cho Ngài.

Lại đến đầu hồi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, lúc ấy lực lượng nghĩa quân còn yếu, đang đồn trú ở Phản Ấm thì giặc Minh kéo đến bao vây Nghĩa quân người ít chống cự không nổi, phải tan tác mỗi người mỗi nơi Trong đêm tối, Công chúa Thượng Ngàn đã hóa phép thành bó đuốc lớn, soi đường cho quân sĩ, tập hợp và dẫn dắt họ đi vào đất Mường Yên, về cơ sở núi Chí Linh Ánh đuốc thiêng của Ngài, chỉ quân sĩ của ta biết được, cũn quõn giặc thì không thể nào nhìn thấy

Ở Chí Linh, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tập luyện và tập hợp, phát triển thêm lực lượng Thật gian khổ, lắm phen không còn lương thực, phải lấy

củ nâu củ mài thay cơm, nhưng nhờ sự che chở của Công chúa Thượng Ngàn, quân ta vẫn ngày một thêm lớn mạnh Quân Minh nhiều lần đến bao vây cũng đành phải chịu rút về Từ Chí Linh, quân ta tiến vào giải phóng Nghệ An, Thuận Hóa Sau đú,với những trận thắng oanh liệt, ở Tốt Động, ở Chi Lăng,

và cuối cùng, bao vây bức hàng quân giặc ở Đụng Quan,đó giải phóng hoàn toàn đất nước

Sau chiến thắng vẻ vang, Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi, viết bản Bình Ngô đại cáo, tổng kết lại cuộc chiến tranh Trong bản Bỡnh Ngụ cú cõu: "Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần", là nhắc lại thời nghĩa quân ở núi Chí Linh, tuy gian lao vất vả nhưng vẫn bảo toàn được lực lượng, vỡ đó được sự âm phù, che chở của Cụng chúa Thượng Ngàn

Công chúa Thượng Ngàn, cũng như bao nhiêu vị thần thánh được mọi người tôn thờ, chính là hồn thiêng của sông núi, bao nhiêu đời nay dẫn dắt con cháu vững bước đi lên Ngài có mặt ở khắp nơi, theo bước chân của dân chúng, khi từ miền rừng núi rồi xuống miền đồng bằng.Vỡ vậy, ở nơi nào dân chúng cũng lập điện thờ, thờ phụng Ngài.Tuy nhiên, đại bản doanh của Ngài vẫn là vùng núi non và các cửa rừng Những người đi rừng, muốn bình yên, mọi sự tai qua nạn khỏi, thường cầu xin sự che chở, phù trợ của Ngài Ai

Trang 11

muốn săn bắt hay khai thác thứ gì trong rừng, cũng đặt lễ, thắp hương, cầu xin

để được Ngài chấp thuận

 Tiểu kết:

Nh vậy, ta có thể thấy tÝn ngưỡng thờ Mẫu là một nét văn hóa đặc sắc, mang đậm tính bản địa của dân téc Việt Nam, nã có nội dung và ý nghĩa giáo dục đạo đức sâu sắc Đến nay, truyền thuyết và tín ngưỡng này vẫn còn nguyên giá trị, Mẫu Thượng Ngàn được thờ ở rất nhiều vùng miền khác nhau trên khắp nước Việt Nam Tỉnh Tuyên Quang cũng là một trong những miền quê lưu giữ truyền thuyết đó

Trang 12

Chương II

MÔ TẢ TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐỀN CẢNH XANH Ở

THỊ XÃ TUYÊN QUANG - TỈNH TUYÊN QUANG

I Tuyên Quang - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa

1 Điều kiện địa lý tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giỏp Thỏi Nguyờn và Bắc Kạn, phía Tây giỏp Yờn Bỏi, phía Nam giỏp Phỳ Thọ và Vĩnh Phúc Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.800 ha, trong

đó có 70% diện tích là đồi núi

Tuyên Quang có 5 huyện, 1 thị xã, 137 xã, 3 phường và 5 thị trấn, trong

đó có 51 xã và 72 thôn bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn Là tỉnh nằm sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm kinh tế - thương mại lớn của cả nước, Tuyên Quang chưa có đường sắt và đường không vì vậy việc thông thương sang các tỉnh khác và ra nước ngoài nhờ vào hệ thống đường bộ quốc lộ 2 và quốc lộ 37; tỉnh cú sụng Lụ chảy qua nên rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ

250, (2) vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang và phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250, (3) vùng đồi

Trang 13

núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du.

1.3 Khí hậu

Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh – khô hanh; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 – 240C, lượng mưa trung bình từ 1.500 mm – 1.800 mm; độ ẩm trung bình là 85%

Hệ thống sông suối của Tuyên Quang khá dày đặc, phân phối tương đối đều giữa cỏc vựng, có thể chia làm 3 vùng trong đó sụng Lụ có khả năng vận tải tốt, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ của tỉnh

1.4 Tài nguyên thiên nhiên

Thiờn nhiờn Tuyờn Quang tươi đẹp và hùng vĩ, tiềm ẩn nguồn tài nguyên phong phú về khoáng sản, đất rừng, du lịch…

Tuyên Quang có tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng phong phú Tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức đa dạng về chủng loại, chất lượng tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, thích ứng với các loại cây trồng Bao gồm cỏc nhúm chớnh: đất đỏ vàng trờn đỏ sét và đá biến chất, diện tích, chiếm 67,2% diện tích tự nhiên; đất vàng nhạt trên đá cát, chiếm 11,55%; đất đỏ vàng trên đá macma, chiếm 4,17% diện tích; đất vàng

đỏ trờn đỏ biến chất, chiếm 3,89%; đất phù sa ven suối chiếm 1,66%; đất dốc

tụ - thung lũng, chiếm 1,38%; ngoài ra cũn cú một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ; đất phù sa không được bồi đắp…

Tổng diện tích rừng Tuyên Quang có khoảng 357.354 ha, trong đó rừng

tự nhiên là 287.606 ha và rừng trồng là 69.737 haTuyờn Quang có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồng thời phát triển rừng trên diện tích đồi, núi chưa sử dụng khoảng 120.965 ha

Trang 14

Về khoáng sản, Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau như quặng, barit, mănggan, đỏ vụi…và cỏc loại khoáng sản quý phục vụ cho công nghiệp hóa chất, chế tạo máy.

2 Đời sống văn hóa

2.1 Văn hóa đời thường

Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em (22 dân tộc), tiêu biểu như các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Mụng, Sỏn Dỡu, Pà Thẻn…

Tuyên Quang là một vùng văn hoá đa hương sắc Suốt chiều dài lịch

sử, cộng đồng các dân tộc anh em đang chung sống trên mảnh đất Tuyên Quang đã đoàn kết, gắn bó, phát huy truyền thống lao động cần cù để xây dựng, bảo vệ quê hương và sáng tạo ra những giá trị văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc

2.2 Tôn giáo tín ngưỡng

Nét chung về đời sống tín ngưỡng, tâm linh của các dân tộc tỉnh Tuyên Quang là đều thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất, Thành Hoàng làng, người có công mở đất, dạy nghề, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” Ngoài ra, mỗi dân tộc cú nột riờng, như: Dân tộc Kinh chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, một bộ phận theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành, một bộ phận theo đạo Phật; các dân tộc thiểu số cũng chịu ảnh hưởng của Tam giáo và còn thờ cúng các loại ma, thần; riêng dân tộc Mụng cú một bộ phận theo đạo Tin Lành

2.3 Phong tục và lễ hội dân gian

Mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán riêng Về tiếng nói, được xếp vào 4 nhúm chớnh là: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (có dân tộc Kinh); nhóm ngôn ngữ Tày - Thỏi (cú cỏc dân tộc Tày, Cao Lan, Nùng); nhúm ngôn ngữ Mông - Dao (cú cỏc dân tộc Mông, Dao, Pà Thẻn, Tống); nhóm ngôn ngữ Hỏn (cú cỏc dân tộc Sỏn Dỡu, Hoa) Các phong tục tập quán mang nét chung là có liên quan đến chu kỳ một đời người như: Phong tục sinh đẻ, nuôi con, cưới xin, làm nhà, tang lễ và trong lao động sản xuất, sinh hoạt; trong đó,

có những phong tục đẹp như: hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày, hát

Trang 15

Soọng cô của dân tộc Sỏn Dỡu, hỏt Pỏo dung và cấp sắc của dân tộc Dao, hỏt Sỡnh ca của dân tộc Cao Lan,

Lễ hội dân gian của các dân tộc thường được tổ chức sau tết Nguyên Đán với phần nghi lễ trang trọng và phần hội đậm đà bản sắc dân tộc, tiêu biểu có lễ hội Lồng Tông (xuống đồng) của dân tộc Tày, lễ hội Dâng hương tại đình Giếng Tanh, Minh Cầm của dân tộc Cao Lan, lễ Cầu mùa của dân tộc Dao Tiền

3 Tuyên Quang – mét vùng đất huyền thoại

3.1 Tuyên Quang - vùng đất giàu truyền thống cách mạng

"Tuyên Quang là tỉnh có kho tàng di tích lịch sử - cách mạng độc đáo và

vô giá" sử sách đã ghi chép khá chi tiết, rõ ràng rằng, khi tìm địa điểm bí mật tiện lợi để chỉ đạo kịp thời chuẩn bị Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945, từ Pác Bú (Cao Bằng) Bác Hồ đã quyết định chọn Tuyên Quang - Tân Trào Bởi lẽ Người nhận thấy ở đú (Tuyờn Quang) "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" Và Tuyên Quang - Tân Trào trở thành "Thủ đô khu giải phóng", rồi một lần nữa là trung tâm của "Thủ đô kháng chiến", nơi Bác Hồ, Trung ương Ðảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan đầu não ở và làm việc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến ngày thắng lợi

Cách mạng thành công, kháng chiến thắng lợi, những địa điểm được Bác Hồ, Trung ương Ðảng, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương ở và làm việc thành những di tích vô cùng quý giá.Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 498 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 74 di tích cách mạng, 348 di tích kháng chiến chống thực dân Pháp Đó là căn cứ địa cách mạng ghi đậm dấu ấn từ mỏi lỏn Nà Lừa, mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào… nơi ngọn lửa cách mạng đã được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo

3.2 Tuyên Quang - nơi lưu giữ một kho tàng truyền thuyết dân gian phong phú với tục thờ Mẫu.

Trên khắp vùng miền cả nước, hệ thống thờ Mẫu trong đạo tứ phủ đã khẳng định những người Mẹ “chủ trỡ” trong cõi dân gian Mẹ trên trời (Mẫu Cửu trựng thiờn), Mẹ núi rừng ở Đụng Cuông Yờn Bỏi (Mẫu Thượng Ngàn),

Trang 16

Mẹ sông biển ở Hà Trung Thanh Hóa (Mẫu Thoải), Mẹ trần gian ở Phủ Dày Nam Định (Mẫu Liễu Hạnh)… Có thể nói những địa danh đó là xứ sở của các

Mẹ đã hóa thân trong cảm quan huyền thoại và đi vào hơi thở của cuộc sống con người, cùng với một gia tài đầy ắp chất dân gian Đó là những truyền thuyết, sự tích về Mẹ

Tuy hình tượng các Mẫu thần Việt Nam được thống nhất trong đạo tứ phủ như y xiêm, lễ vật thờ cúng, quyền năng sức mạnh và nguồn gốc xuất xứ… nhưng ta dễ nhận thấy nột riờng trờn mỗi vùng đất, thông qua phong tục, tập quán, đền thờ, lễ hội Và người dân Tuyên Quang vẫn coi các Mẫu thần này là của riêng mình (Mẫu bản tỉnh) thể hiện ở việc có những truyền thuyết bản địa Có lẽ, sự hội tụ của mây trời, non nước ở đây đủ cho bốn cõi

để con người sáng tạo ra một vùng văn hóa tâm linh, di dưỡng tâm hồn

Theo “Võn Cỏt Thần Nữ” của giáo sư Vũ Ngọc Khánh và Nguyễn Văn

Tỵ, ở tỉnh Tuyên Quang có hệ thống thờ Mẫu thần như: Núi Dựm, Mỏ Than, Minh Lương, Đền Cấm, Đền Ỷ La, Đền Hạ… Sách đã dẫn “…Nguồn gốc hình tượng các Mẫu thần chắc chắn từ văn hóa nông nghiệp và xã hội Mẫu hệ mà ra…” Trong hoàn cảnh đó, Đền Cảnh Xanh được khai sinh không ngoài những khát vọng hòa nhập vào với thiên nhiên của con người.Tỉnh Tuyên Quang có nhiều đền, miếu thờ, và các ngôi chùa cổ kính, linh thiêng. Mỗi đền thờ một vị thần Mẫu riêng: Đền Hạ thờ Phương Dung công chúa, Đền Thượng thờ Ngọc Lân công chúa, Đền Cảnh Xanh thờ La Bình công chúa (Cô Bé)… Danh thờ tuy có khác nhau nhưng đều chung một màu sắc tín ngưỡng, sự tôn vinh những giá trị tinh thần không ngoài những khát vọng của người đời và những giá trị tinh thần ấy đã hóa thân vào mơ ước, cuộc sống con người

II Truyền thuyết về Đền Cảnh Xanh ở thị xã Tuyên Quang, kết cấu và cỏc mụtip nổi bật

1 Giới thiệu

Một ngày nào đó, du khách có dịp ngược dòng Lô Giang về với Tuyên Quang, thăm lại vùng đất lich sử - chiếc nôi của quê hương cách mạng trong

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w