1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận truyện ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu - thông điệp văn hóa hay là sex

16 2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 122 KB

Nội dung

Xuất hiện trên văn đàn Việt với tác phẩm “Bóng đè”, Đỗ Hoàng Diệu đang là cái tên được chú ý trong đời sống văn học.. Chọn đề tài tìm hiểu về “truyện ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu - thô

Trang 1

A Mở đầu.

1 Lý do chọn đề tài.

Văn học là một hình thái ý thức xã hội, bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống, bày tỏ một quan điểm, một cách nhìn đối với đời sống Xem xét văn học trong mối quan hệ với chủ thể sáng tạo, ta thấy rõ vai trò của thế giới khách quan và sáng tác, tài năng, vốn sống, cá tính của người nghệ sĩ Xuất hiện trên văn đàn Việt với tác phẩm “Bóng đè”, Đỗ Hoàng Diệu đang là cái tên được chú ý trong đời sống văn học Truyện của chị có người thích, người chê nhưng tất cả đều phải công nhận đó

là hơi thở mới Những thông điệp ráo riết, có phần quyết liệt được chị chuyển đến với người đọc dưới cái vỏ rất sex

Tác phẩm “Bóng đè” đã gây kinh ngạc cho nhiều người, xôn xao văn giới hải ngoại và rồi trong nước, nhất là khi truyện được đưa vào tuyển “Văn Mới 2005”-NXB Hội Nhà văn Xung quanh “Bóng đè” còn rất nhiều ý kiến khác nhau Đọc tác phẩm, tôi thật sự thấy thú vị, song song với đó là những nỗi băn khoăn khó tả Chọn

đề tài tìm hiểu về “truyện ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu - thông điệp văn hóa

hay là sex”, tôi muốn đưa ra những ý kiến riêng của bản thân, sự cảm nhận của chính mình sau khi đọc và cảm thụ tác phẩm

2 Mục tiêu đạt được.

2.1 Về lí luận.

- Có sự nhìn nhận đúng đắn về tác phẩm “Bóng đè”

- Hiểu được phần nào tâm tư, tình cảm của tác giả trẻ Đỗ Hoàng Diệu cũng như đưa ra những nhận xét của bản thân về tác phẩm

- Từ những lí luận chung rút ra một kết luận xác đáng

2.2 Về thực tiễn.

- Tập thao tác nghiên cứu khoa học

- Từ những hiểu biết có được qua đề tài, xây dựng cho bản thân một cơ sở lý luận làm hành trang trên con đường tri thức cũng như trong cuộc sống

- Dẫu biết bài tiểu luận này còn khiêm tốn về tri thức nhưng cũng mong góp phần nhỏ, phần chưa biết nhà văn Đỗ Hoàng Diệu và truyện ngắn “Bóng đè”,

Trang 2

cũng là cơ hội để thực hành, sử dụng những kiến thức đạt được qua học phần

Tiếp nhận văn học để đi vào một tác phẩm cụ thể.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Đối tượng nghiên cứu.

- Tác phẩm “Bóng đè”

- Thông điệp của Đỗ Hoàng Diệu qua tác phẩm

3.2 Phạm vi nghiên cứu.

- Những tác phẩm cùng thể loại

- Đi sâu vào nghiên cứu truyện ngắn “Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp tổng hợp tư liệu

- Phương pháp lôgic

- Phương pháp so sánh, đối chứng

- Phương pháp phân tích, bình luận

5 Lịch sử vấn đề.

Truyện ngắn “Bóng đè” là một tác phẩm mới trên văn đàn, tuy nhiên nó dành được rất nhiều sự quan tâm từ dư luận cũng như các phóng viên, các nhà nghiên cứu Bàn luận về tác phẩm “Bóng đè” có nhiều ý kiến khác nhau và gây nhiều tranh cãi Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Những phản ứng nhiều

chiều cho thấy Bóng đè quả thực là một hiện tượng văn học thách thức cảm nhận và

đánh giá của giới trong nghề, và của giới độc giả rộng rãi Vì tư tưởng của tác phẩm, vì cách viết của tác giả Truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu gần như chủ yếu viết

về phụ nữ và dục tính Phụ nữ trong quan hệ với dục tính, nhưng quan trọng hơn, phụ nữ và dục tính trong quan hệ với xã hội và lịch sử Ở đây, có phần nào màu sắc

nữ quyền Tuy nhiên, chị dùng người nữ và chuyện dục tính như một bộ mã để gửi

đi một thông điệp của mình cho cuộc sống này” Khác với nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng không đánh giá cao tác phẩm

Bóng đè: “Tôi không thích cách hành văn của Đỗ Hoàng Diệu Văn chương được

tôi đánh giá cao phải là văn chương giản dị, dứt khoát, trực tiếp Qua Đỗ Hoàng Diệu, tôi thấy người viết văn Việt Nam vẫn bị ràng buộc bởi những mặc cảm về quá

Trang 3

khứ, mặc cảm nhược tiểu Tôi mong được đọc những nhà văn mới, viết với một phong thái hào sảng.”

Còn rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh truyện ngắn “Bóng đè”, bài tiểu

luận này xin tập trung tìm hiểu, làm rõ “Truyện ngắn Bóng đè – thông điệp văn hóa

hay là sex” qua cách nhìn chủ quan của cá nhân tôi

6 Cấu trúc của bài tiểu luận.

Bài tiểu luận này được sắp xếp thành 3 phần theo thứ tự A, B, C

A Mở đầu: Giới thiệu chung, hoàn thành các mục cơ bản của bài tiểu luận

B Nội dung:

Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

Chương 2: Truyện ngắn “Bóng đè” – thông điệp văn hóa hiện lên qua vỏ bọc sex

C Kết luận: Hệ thống lại những luận điểm, nội dung chính của bài tiểu luận

Trang 4

B Nội dung.

Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.

Sex trong văn chương có phải là đề tài quan thiết, hay chỉ là “giả vấn đề” do một số tác giả còn ở trong tình trạng thiếu thốn khả năng sáng tạo, thiếu thốn năng lực tư duy đã không thể khai sinh ra các ý tưởng mới mẻ hơn?

1.1 Sex trong văn học trẻ hiện nay.

Trên thực tế, văn học trẻ nhiều năm trở lại đây, đang khoác trên mình cái

“mốt thời thượng” - đấy là tự đánh bóng tên tuổi mình bằng những trang viết về sex, cách nói đó là dựa trên cái nhìn tiêu cực, còn trên phương diện tích cực ta có thể nói văn học nước nhà đang có những bước chuyển mình, hiện đại hóa bản thân

và xích lại gần hơn với nền văn học thế giới

Tính dục trong văn học là một vấn đề không mới, nó đã định hình từ rất lâu ở các nước phương Tây Tuy nhiên, nó lại là một vấn đề khá nhạy cảm trong văn học Việt Nam Bởi xét cho cùng, ngay ở những nước mà các giá trị văn hóa được xác lập một cách chắc chắn thì việc phân biệt giữa tác phẩm khiêu dâm, vi phạm đạo đức nhân bản, và tác phẩm dùng sex để biểu hiện những khát khao chân thực của con người, thậm chí cao hơn nữa, nó mang trong mình những giá trị văn chương nghệ thuật thì bao giờ cũng là một việc khó khăn

Cho dù hiện nay một số đông những người viết trẻ, dù ít dù nhiều đều đã đưa vào tác phẩm của mình những “cảnh nóng” với những ngụ ý cụ thể của tác phẩm, nhưng xét đến cùng, những câu truyện ấy, đều đã đi qua và lẫn vào trong vô số những câu chuyện tình tang thời hiện đại mà không để lại trong lòng công chúng những giá trị sâu đậm Đa phần bạn đọc Việt còn khắt khe và e ngại với sex trong văn chương Tuy nhiên, điều này đang ngày càng thay đổi, đặc biệt ở giới trẻ Thế

hệ 7X, 8X với một sự hối thúc từ nhu cầu tự thân và ảnh hưởng từ nhiều luồng văn hóa đương đại, họ đề cập đến lĩnh vực nhạy cảm này tương đối nhiều Họ nói đến nhục dục một cách rất tự nhiên, thậm chí, đôi khi họ còn cho rằng, những ai không viết về sex, hay không biết về một tác phẩm sex gây sốc trong thời gian gần đây đã

là một sự tụt hậu về nhận thức văn học Bên cạnh những ý kiến đồng tình và ủng hộ sex trong văn chương thì không ít những ý kiến phản bác Họ cho rằng “trưng” ra

Trang 5

cái “mác” hiện đại nhưng kỳ thực, bên trong sex ẩn chứa cả sự bế tắc, thậm chí là ngõ cụt, lạm dụng quá nhiều ngôn từ liên quan đến dục tính chốn phòng the, thậm chí nhiều người viết còn liệt kê tỉ mỉ các “bộ phận” của giới tính, không hề gượng tay để mô tả việc yêu đương, làm tình Sau cuộc “mây mưa” đó là sự thác loạn của

ý nghĩ, sự rống rễnh của tâm hồn và thể xác

Có thể nói, sự tiếp biến văn hóa phương Tây, gần hơn là Trung Quốc với một loạt các tác phẩm viết về sex như “Quạ đen”, “Búp bê Bắc Kinh”, “Thiếu nữ đánh

cờ vây”… đã cho giới viết trẻ có một cái nhìn “thoáng” hơn về dục tính Viết về tính dục cũng là một con đường đi ngắn hơn, dễ “nổi đình nổi đám” hơn Nhưng, con đường ngắn nhất chưa phải là con đường gần nhất Sự trần trụi hóa nhục dục trong các tác phẩm văn học trẻ là một điều không còn xa lạ nữa, nhưng chính vì thế, văn học trẻ đang đi vào sự thừa ứ các tác phẩm nhàn nhạt kiểu “chưa đọc đã biết nói

gì rồi” thì đang là một sự báo động cho thị hiếu thẩm mỹ thưởng thức văn học Qua

đó ta cũng phải thừa nhận rằng cuối cùng những trang văn ở lại, được đại đa số người nhớ và nằm lòng vẫn là những tác phẩm nói lên nỗi khát vọng nhân bản về tình yêu, hạnh phúc, về những nỗi niềm, những khát khao của con người

1.2 Sex trong văn học - nên hay không nên.

Trong văn học xưa nay đã có những kiểu nhân vật bị ám ảnh về cái đói, cái khát, cái nghèo, không có lý gì lại không xuất hiện kiểu nhân vật bị ám ảnh về khả năng tính giao Nếu xét trên bình diện nhu cầu sinh học của con người thì tất cả các nỗi ám ảnh kia đều “bình đẳng” như nhau trước sự mổ xẻ của nhà văn Vì vậy yếu

tố sex trong văn học như một yếu tố hiển nhiên xuất phát từ nhu cầu đời sống, ở đâu

có cầu thì ở đó có cung Chuyện sex trong văn học ta có thể liên tưởng tới chuyện nude trong nhiếp ảnh Một bức ảnh nude sẽ là tác phẩm nghệ thuật hay chỉ là phương tiện khiêu dâm? Câu trả lời theo tôi khá đơn giản: tùy thuộc vào việc bức ảnh ấy đẹp hay xấu Đẹp: nó là nghệ thuật Xấu: nó là trò khiêu dâm Tuy nhiên, yếu tố tính dục trong mỗi tác phẩm văn chương đạt được hiệu quả thẩm mỹ đến đâu còn tùy thuộc vào “tạng” và “tài” của mỗi nhà văn Nếu tác phẩm không hay thì tự

nó sẽ chết Cuộc sống muôn màu muôn vẻ và văn chương cũng vậy Thử đọc những trang viết về sex dày đặc trong tác phẩm của Haruki Murakami hoặc “Những kẻ thiện tâm” của Jonathal Littel, tôi tin rằng bất cứ ai cũng thấy trong mình hai cảm

Trang 6

giác: cái sex của họ “sống” và “thật”, những tác phẩm này đã thu được tiếng vang lớn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc không đơn thuần chỉ là sex mà quan trọng là những thông điệp văn hóa của tác giả

Mỗi nền văn hóa đều có một “khung” riêng, sự bứt phá ra khỏi những rào cản

là đều cần thiết để có thể tiến xa hơn nhưng sự bứt phá đó phải nằm trong khuôn khổ có thể chấp nhận được của “khung” văn hóa Đọc những trang văn có yếu tó sex của nhà văn Việt, cá nhân tôi vẫn còn những ngỡ ngàng và e ngại nhất định bởi đơn giản tôi lĩnh thụ nền văn hóa Việt, một nền văn hóa truyền thống với những quan điểm thẩm mỹ theo tư tưởng của Nho gia, Đạo gia, sex là một vấn đề còn mới

mẻ Nói như vậy để thấy rằng nhiệm vụ của các nhà văn khi nói đến sex cần chú ý đến khung văn hóa, làm sao để bạn đọc Việt có thể cảm thụ được tác phẩm Việt Đều này còn phụ thuộc ở tài năng, ở cá tính sáng tạo của nhà văn, chúng ta luôn ghi nhớ một đều rằng “cái mới” chỉ thật sự được coi là “mới” khi nó ra đời như là sự tiếp nối có tính lô-gic của sự phát triển Sex chỉ là một trong nhiều cách thức nhà văn sử dụng để gửi gắm ý nghĩa tinh thần, do đó, sex không phải là phương tiện đặc hiệu duy nhất có khả năng mở ra cánh cửa thâm nhập vào thế giới nội tâm của con người Nhìn chung, với văn học Việt Nam đương đại thì sex là một trong những cánh cửa “mới” dẫn đến thế giới nội tâm sinh động và tinh tế của con người Vì là cánh cửa mới nên có rất nhiều cơ hội cho các nhà văn khai thác, đặc biệt là các nhà văn trẻ Đưa sex vào văn học chính là cơ hội và cũng là thách thức đối với cả nhà văn và bạn đọc, đó cũng là một bước tiến tất yếu trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam đương đại

Trang 7

Chương 2: Truyện ngắn “Bóng đè” – thông điệp văn hóa hiện

lên sau vỏ bọc sex.

2.1 Thông điệp văn hóa hiện lên sau vỏ bọc sex.

Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của tác giả và không ai nỡ đối xử tệ với đứa con của mình cả, Đỗ Hoàng Diệu cũng vậy Là một nữ nhà văn trẻ, với nhiệt huyết và tài năng của mình, chị luôn cố gắng tìm tòi và cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp văn chương Sự trở lại của chị sau một thời gian dài vắng bóng trên văn đàn đã gây sự chú ý của dư luận, đặc biệt với truyện ngắn “Bóng đè”, cái tên

Đỗ Hoàng Diệu đã gây nên một hiện tượng

Năm 2006, Đỗ Hoàng Diệu cho ra mắt tác phẩm “Bóng đè” - có thể nói đây

là tác phẩm dữ dội nhất về sex tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận định: “Văn học phản ánh đời sống con người, về những giá trị vật chất lẫn tinh thần và viết về tình dục ũng là chuyện bình thường Ở phương Tây đã từng có một “cuộc cách mạng tình dục”, tức là một cuộc cách mạng quan điểm và họ đã có một sự thay đổi, một cách nhìn phóng khoáng hơn cho văn chương - nghệ thuật Phải chăng chúng ta cũng nên như vậy? Lâu nay, các nhà văn Việt Nam viết nhiều về tình yêu nhưng không nghiêng về mặt nhục thể vì tuân theo những nguyên tắc, ràng buộc thuộc về thuần phong mỹ tục Nay nhiều người bắt đầu đi vào đề tài này nhưng vấp phải phản ứng từ phía độc giả, cũng là điều dễ hiểu Tác phẩm “Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu cũng vậy, cô viết về tình nhiều về dục Cốt truyện Bóng đè cũng khá là đơn giản, nhân vật chính của truyện là một cô gái, một cô gái bình thường như những cô gái khác, nếu có gì đặc biệt ở cô gái ấy thì chính là đôi tay của cô Đôi tay được Đỗ Hoàng Diệu miêu tả kỹ càng, mang vẻ đẹp tinh khôi, thánh thiện, là cây thập giá đối với con quỷ dục vọng trong cô và trong tâm tưởng của những cái xưa cũ, đôi tay chính là vũ khí để cô chống lại những bóng đen Câu chuyện khi nàng dâu - nhân vật nữ chính theo chồng về làm giỗ cho nhà

bố chồng ở nhà quê, cách thành phố khoảng 3 giờ tàu hỏa Một căn nhà “ẩn náu phía đáy làng” của một “vùng đất vẫn giữ được những nét cổ xưa hiếm hoi thời cuộc” Một bàn thờ nhà chồng to dài quá cỡ, “có rất nhiều bát nhang và những bức trướng chữ Tàu”, một tấm phản mang quá khứ của một gia đình xa xôi, chất chồng

Trang 8

“dễ đã bảy tám đời ngủ nghê, ăn uống, sinh con đẻ cái và khâm liệm” Một khu mộ chứa nhiều oan khuất của tổ tiên, Tất cả đều mang ý nghĩa tượng trưng “Nó là cả một thời đại, một lịch sử, một thân phận lớn” Nó là di sản của văn hoá truyền thống

một nền văn hoá vốn chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá phong kiến phương Bắc

-và nó còn là di sản của tăm tối Truyện đã thật sự tạo được ấn tượng trong lòng người đọc bởi những ám ảnh ma quái, hư thực đầy dụng ý của người viết Con người được cho là bị bóng đè ấy đã mượn cái lốt phụ nữ trần trụi của nhục thể để giải mã những khát khao, những đau đớn của số phận Hình ảnh người phụ nữ “cất giữ bí mật của riêng mình” trong những ham muốn, khát thèm tội lỗi Vừa muốn chạy trốn, vừa lại muốn khám phá những ngóc ngách của bóng tối Vừa quẩy đạp, bứt phá lại vừa cam chịu, khuất phục: “Tôi điên đảo, đau đớn, nộ cuồng rồi tôi cười gằn thoả mãn với ý nghĩ mẹ chồng tôi cũng đã nằm trên tấm phản nầy Sáng tối lẫn lộn Tôi nhắm mắt cho trăm đời dòng dõi đế vương quần thảo, cho đến lúc đỉnh đầu nhức buốt, tôi bật nức nở mang dại ” Tôi thật sự bị ám ảnh bởi “bàn tay nhỏ nhắn

và mềm mại hiếm thấy” được chị tạo dựng từ đầu câu chuyện Bàn tay được người viết tách rời khỏi thể xác “Bàn tay diệu kỳ không trọng lượng và cũng không chấp nhận, không đồng loã, không thoả hiệp mọi chuyện” Bàn tay có thể sẻ chia những hoài nghi của chủ thể khi đang ngập ngoạ, đau đớn trong vùng lũ xoáy của nhục dục Bàn tay cố vực dậy một thân thể thoát khỏi mê man Và bàn tay ấy đã được người viết giữ gìn thanh sạch để rồi nở ánh lên cuối truyện: “Nắng lung linh trên năm ngón dài ngắn thanh tao lạ thường Chiến tranh, giông gió, bão lũ, hạn hán, tôi

có thể chết đi rồi mà bán tay vẫn nguyên vẹn Một bàn tay biết níu giữ tự do cho

dù thân thể bị buộc trói Nắng tắt, mà bàn tay vẫn óng ánh diệu kỳ” Đỗ Hoàng Diệu

đã lấy một bố cục “tàn bạo” để diễn tả được hết ý mình Lối viết của Đỗ Hoàng Diệu mạnh mẽ, đầy cá tính, tự tin, văn phong của cô mới mẻ tạo thành một sắc thái rất đặc trưng của Đỗ Hoàng Diệu Lối diễn tả của cô trắng trợn, không nề hà bất cứ một hành động nào trong một cuộc ái ân giữa một cặp trai gái hoặc ngay khi bị ông

bố chồng như cái bóng nhào ra ghì lấy cô con dâu với đầy đủ những thú tính cuồng nộ

Theo tôi, truyện “Bóng Đè” của Đỗ Hoàng Diệu không nhằm viết về sex

“Bóng Đè” có giá trị văn học cao hơn, phong cách xây dựng hình tượng thông qua

Trang 9

văn học một cách nghệ thuật hơn, mặc dù từ ngữ đôi khi gây phản cảm cho người đọc Truyện phản ánh một hình tượng thủ dâm của một dân tộc thủ dâm, vừa tự ti một cách hèn hạ vừa tự tin một cách lố bịch, nhờ nhờ, nhạt nhạt, không bản sắc, bị hiếp dâm tư tưởng bởi Tàu, Tây, Nhật, Mỹ, Liên Xô, Trung quốc , đã thế lại không thoát ra khỏi cái bóng đè của quá khứ 4000 năm, nên mặc dù cần cù, dũng cảm, trung hậu, đảm đang, nhưng muốn vươn lên thành rồng, thành hổ thì chỉ có trong những cơn say và những cuộc thủ dâm mà thôi Cô con dâu ngày hôm nay “ám ảnh

vì một thứ tội tổ tông”, số phận đàn bà như đã được định sẵn… Đỗ Hoàng Diệu mạnh bạo hơn nhiều nhà văn khi đề cập đến tình dục, chị mô tả những “cú thúc từ phía sau”, những “bóp nát, bục vỡ, khoan sâu”, những bộ ngực cương cứng vì thèm khát, những cào cấu cắn xé, cô còn có gì, những “âm thanh ập è sin sít”, “hơi thở đều đều vung vãi”, tất cả đều rất thật Nhưng đằng sau đó là một hình hài khác, người phụ nữ của Đỗ Hoàng Diệu là người phụ nữ phải gánh chịu “cả một quá khứ phi phàm”, bị đeo đuổi vì một thứ “tội tổ tông”, “quá thông minh nhưng quá cả tin”… Dấn thân để kiếm tìm cái “tôi” đầy nữ tính trong những ràng buộc định mệnh Dấn thân để khám phá chiếc bóng của đời mình - một chiếc bóng thân phận:

“chúng cũng sống động như thân thể tôi khát thèm vực thẳm” Dấn thân để tận hưởng thú đau thương của cõi người vốn nhiều hệ luỵ: “chúng tôi không biết chọn lựa vì cơ thể chúng tôi đòi hỏi những nhục cảm mà bóng tối ban phát” Dấn thân để hơn một lần được giáp mặt quá khứ phi phàm, để thức dậy chiếc bóng của tổ tông

Đỗ Hoàng Diệu dấn thân trong ý thức thân phận nên nhân vật của chị luôn hoài nghi: “ Phải chăng tôi đồng loã, phải chăng tôi đã ưỡn người lên chờ đón ? Phải chăng vòng quay đã được sắp đặt Tôi là ai, từ đâu đến ?” Và dấn thân trong ý thức tội lỗi: “Tôi biết như thế là tội lỗi, nhưng rồi lại tự nhủ đó là một thứ tội tổ tông

mà chẳng ai có quyền chê trách” Cây bút nữ Đỗ Hoàng Diệu phải chăng đã tự vấn

mình? Những cuộc “hoan lạc” với “tổ tiên nhà chồng” của “tôi” trong Bóng đè dịch

chuyển từ ngỡ ngàng, kinh hãi đến thích thú, đam mê đã phần nào làm sáng tỏ, vượt

ra khỏi ý tưởng nguyên gốc Sống trong ba chiều quá khứ - hiện tại - tương lai, sống giữa các mối liên hệ văn hóa trong và ngoài cộng đồng như đã trở thành một “mặc định sinh tồn” của loài người, dù vùng vẫy thế nào, người ta cũng không thể lảng tránh sự hiện diện của quá khứ trong hiện tại, không thể thoát khỏi ảnh hưởng của

Trang 10

các nền văn hóa khác mình nhưng có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ Tôi thấy chị đã dám dấn thân “lặn ngụp trong vực thẳm rẩy nóng của chính mình và phát ra tiếng kêu khát khao hạnh phúc” Lối viết miên man, lặp đi lặp lại các phiến đoạn cảm xúc

nội tâm của nhân vật nữ ở truyện ngắn Bóng đè, trong và sau những cuộc “truy

hoan” đã đem lại ấn tượng về một lối viết tinh tế, khác lạ và mới mẻ

Từ đây có thể kết luận sex không phải là đích của truyện ngắn “Bóng đè”, đằng sau nó là những trăn trở khác, những góc khuát, những ám ảnh sâu xa của người phụ nữ về quá khứ, đời sống tinh thần và tất nhiên cả những khao khát bản năng Đỗ Hoàng Diệu “bọc” những điều đó trong một cái vỏ khá bạo liệt – vỏ bọc sex Chúng ta đang sống trong một thời đại mà bản thân nó thật sự là một cuộc chạy nước rút dường như không biết ngừng nghỉ Sự kiện nối tiếp sự kiện, thông tin nối tiếp thông tin… tất cả cùng hối hả, dồn dập Nhiều sự kiện - con người tưởng chừng

sẽ còn ám ảnh lâu dài thì ngoảnh đi ngoảnh lại đã trở thành quá vãng Bộ nhớ tự nhiên của con người đang đứng trước một thách thức: làm thế nào để vừa có thể thâu nhận thông tin mới một cách cập nhật, vừa phải chọn lọc để lưu giữ, vừa phải dọn chỗ để nạp thông tin mới hơn Hôm nay, tinh thần dân chủ, tính năng động cùng khả năng liên tục thay đổi của các sản phẩm văn minh thời đại đã thâm nhập, tác động vào mọi ngóc ngách của cuộc sống Văn chương không phải là ngoại lệ Tình dục, nó là một phần của đời sống Nó đẹp như đời sống đang diễn ra Nó nồng nàn như đời sống nhưng mặt khác nó cũng tăm tối như đời sống Văn chương đạt đến văn chương nhất đấy là khi viết về cái phần mà ẩn sâu, giấu kín nhất trong con người Và sex là cái ẩn giấu nhất của con người Hàng trăm năm đã trôi qua, nỗi khát khao đó, nỗi đam mê rất người đó một lần nữa lại cháy lên trong những trang viết đầy nhục cảm của Đỗ Hoàng Diệu Nếu không có những nhà văn tiên phong như Đỗ Hoàng Diệu văn học chúng ta không có những bứt phá ngoạn mục Tôi thấy

tự hào và tin vào tương lai của thế hệ trẻ Đó là những người dám nói thẳng, nói thật, không giả dối, nói đúng lòng mình, cho thế hệ mình một cách có văn hóa, có nhân tính Nếu không có những bút phá đó, Việt Nam sẽ mãi mãi bị những bóng ma quá khứ đè nặng và không thể bay lên Tôi biết rằng không thể có câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi liệu xã hội Việt Na có bị nhiều ám ảnh về sex không Tuy vậy, lấy sự phát triển lan tràn các dịch vụ giải trí có kèm theo sex tại để minh chứng cho

Ngày đăng: 19/04/2015, 00:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w