tiểu luận Nguyễn Sơn – Vị tướng của hai quốc gia, hiệp sĩ hào hoa một thời trận Mạc nửa phần đời trên đất Trung Hoa

22 259 0
tiểu luận Nguyễn Sơn – Vị tướng của hai quốc gia, hiệp sĩ hào hoa một thời trận Mạc nửa phần đời trên đất Trung Hoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGUYỄN SƠN – VỊ TƯỚNG CỦA HAI QUỐC GIA, HIỆP SĨ HÀO HOA MỘT THỜI TRẬN MẠC NỬA PHẦN ĐỜI TRÊN ĐẤT TRUNG HOA (Ghi chép của Mạnh Việt) LTS: Danh tướng Lưỡng quốc Nguyễn Sơn năm nay vừa tròn 90 tuổi. Ông đã đi vào cõi vĩnh hằng đúng vào tuổi “49 chưa qua…” (1956). Cả đời ông là cả một pho huyền thoại mà càng tìm hiểu càng thấy… huyền thoại. Đã có rất nhiều bài của các tướng lĩnh, giáo sư tiến sĩ, các nhà sử học, hoạ sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà báo… nước ta viết về quãng đời 5 năm sống và hoạt động của ông ở Việt Nam (1945 – 1950). Nhưng còn trọn một phần tư thế kỷ – hơn nửa cuộc đời của ông trải qua trên đất Trung Hoa thì còn nhiều điều ít người biết tới. Trong chuyến đi thăm Trung Quốc mới đây, phóng viên báo Tiền phong đã may mắn được tiếp xúc với những bạn bè chiến đấu thân thiết từng kề vai sát cánh với Nguyễn Sơn từ cuộc Vạn Lý trường chinh đến ngày cách mạng Trung Quốc hoàn toàn thắng lợi. Đặc biệt chúng tôi đã được gặp gỡ và chuyện trò như một người nhà, người vợ thứ hai và hai con trai của tướng Nguyễn Sơn là Tiểu Phong và Tiểu Việt, nhân 90 năm ngày sinh của lưỡng quốc tướng quân, chúng tôi xin ghi lại đôi điều thu lượm được coi như thắp một nén nhang để tưởng nhớ tới vị tướng huyền thoại của hai nước anh em. Do eo hẹp về thời gian, điều kiện khó khăn về địa lý, ngôn ngữ cũng như khả năng hạn chế của phóng viên, chắc bài viết sẽ khó tránh khỏi sơ suất. Rất mong các nhà nghiên cứu, bạn đọc xa gần trong và ngoài nước chỉ giáo. Toà soạn và người viết xin tiếp thu và cảm tạ. Chúng tôi cũng xin có lời cảm ơn sâu sắc nhà văn, nhà báo Lý Linh, đại tá Hàn Thủ Văn, nguyên thư ký riêng của Tướng Nguyễn Sơn ở Trung Quốc đã nhiệt thành giúp đỡ hoàn thành bài ghi chép này. 1 PHẦN I: VĨNH BIỆT MỖI TÌNH ĐẦU Có lẽ rất ít người biết đến “ Tự chuyện của tôi” do Tướng Nguyễn Sơn viết bằng tiếng Trung Quốc. Mãi 15 năm sau khi ông qua đời, người vợ thứ 4 của ông – là Lê Hằng Huân đã dịch ra tiếng việt cho con cháu xem. Tôi đã xin phép gia đình trích đăng nội dung “Tự chuyện” để bạn đọc hiểu rõ hơn về con người Tướng Nguyễn Sơn. “…Sinh ra trong một gia đình địa chủ có nhiều ruộng đất ở làng Kiêu Kỵ – Bắc Ninh (nay thuộc Gia lâm, Hà Nội – PV), ở Hà Nội có hơn 30 căn nhà cho thuê, từ bé tôi sống đời sống vật chất sung túc và học ở một trường (của cha cố) do người Pháp mở …Bố tôi vì cùng ông tôi tham gia chiến dịch năm 1884 chống Pháp ở Hà Nội và bị mất hết ý chí chiến đấu, chỉ lo quản lý việc nhà cầu an, từ bỏ hết mọi lời nói và hành động chống lại bọn thống trị đế quốc Pháp. Do đó việc giáo dục mấy anh em chúng tôi chủ yếu là làm sao yên phận thủ thường. Cách giáo dục đó làm cho các anh em tôi rất buồn khổ và đi theo con đường rượu chè be bét …Tuy rằng bố tôi bị bọn đế quốc Pháp làm cho khiếp sợ nhưng vì do điều kiện gia đình có tài sản, vẫn giữ được tình hữu nghị thân mật với một số chí sĩ yêu nước (như các ông Lê Đại ) và giúp đỡ họ về vật chất. Tháng 9/1908 những người yêu nước này vì vụ "Hà Thành đầu độc (mưu đầu độc trong doanh trại quân Pháp bị vỡ lỡ) nên nhiều người bị bắt và bị đày đi Côn đảo, có mấy người bạn thân của bố tôi. Từ đó bố tôi luôn uống rượu mười mấy năm sau cũng vậy, cho đến năm tôi 16 tuổi là năm bố tôi mất". Như vậy từ khi mới sinh tôi được ít ngày thì mẹ tôi đã bị con ma rượu bắt mất bố tôi. Tất cả tình cảm, hy vọng của bà đều đặt vào tôi. Do đó những sự kiện về “Đông Kinh nghĩa thục” (Phong trào yêu nước của tổ chức phong kiến) và vụ “Hà thành đầu độc” thì từ khi tôi bắt đầu hiểu được , mẹ tôi đã nói cho tôi 2 biết. Tình cảm yêu nước từ đó mà có. Những câu thơ của các nhà yêu nước đã do mẹ tôi ngâm mà tôi nhớ được như: Quốc thù vị báo đầu tiêu bạch Ký độ long truyền dài nguyệt ma (Thù nhà chưa trả đầu đã bạc trắng, mang xuống tuyền đài…) Cùng với loại thơ này tư tưởng anh hùng cá nhân chủ nghĩa cũng in sâu vào trong đầu óc tôi. Do đó mà có khát vọng “ chiêu binh mua ngựa) để đánh Pháp. Trở thành anh hùng dân tộc có tên trong sử sách đã trở thành quyết tâm của tôi, và đó là động cơ chính thúc đẩy tôi vứt bỏ mọi hưởng thụ, cầu an, tìm đường sang Trung Quốc. Đó là tự sự của một người đã ít nhiều trải qua những chặng đường truân chuyên. Chứ thực ra thuở bé ông rất nghịch ngợm và hiếu động. Khi ông chào đời(1/10/1908) người cha đã đặt tên là Bác – Vũ Nguyên Bác với hàm ý là tất cả mọi người phải gọi con ta là “Bác”. Phải chăng điều đó phần nào phản ánh sự phản kháng của một người đã bại trí trước thời cuộc bấy giờ? Một người anh họ của Vũ Nguyên Bác hiện đang sống mạnh khoẻ đã kể lại rằng, thuở bé. Vũ Nguyên Bác là một người luôn trội nổi trong đám bạn bè. đi học về là vứt sách vở lung tung xắn quần móng lợn nhảy ngay ra đường hò hét, đá bóng, đá cầu quên cả ăn. Những dịp nghỉ hè về quê, mắt trước mắt sau là Vũ Nguyên Bác đã dẫn đầu bọn trẻ hết tắm lội, trèo cây, chia hai phe đánh nhau. Ông bố nhiều lúc giận quá nọc Bác ra phản đánh, nhưng cậu ta cũng chỉ chừa được vài bữa là đâu lại vào đó. Tuy nghịch ngợm nhưng Bác rất thông minh và học giỏi . Sau khi học xong tiểu học Đỗ Hữu Vỵ và trường dòng do Pháp mở Vũ Nguyên Bác thi đậu vào trường sư phạm, học nội trú. Chưa hết tuổi nghịch ngợm chàng thanh niên mới lớn này đã bước sang đường yêu đương. Người con gái lọt vào mắt chàng là Hoàng Thị Diệm, hơn cậu học sinh tới 3 bốn tuổi, đó là một người phụ nữ xinh đẹp, thuỳ mị như các cô gái Hà thành đầu thế kỷ. Sinh ra ở đất Hà Nội, nhà ở 35 Quan Thánh, học hết lớp nhì (lớp 11 bây giờ) thì thôi học, giúp mẹ bán hàng vặt. Khi đã phải lòng cô gái, cậu học sinh nghĩ mãi mới tìm ra “diệu kế” để tỏ tình. Hàng ngày cậu sai một đứa cháu ra hàng cô Diệm mua 1 xu thuốc lào, thế rồi sai cháu đem thuốc lào ra trả lại và bảo cô gái rằng “thuốc mốc” Cô gái mở ra thì thuốc đâu có mốc, nhưng bên trong là một lá thư tình. Những bức thư tình trong gói thuốc lào “mốc” cứ đi lại như thế cho đến khi cậu học sinh 16 tuổi và cô bán hàng tròn 20 tuổi thì họ nên vợ nên chồng. Vì gia đình giàu có nên lễ cưới tổ chức khá lớn. Hôm ăn hỏi có lợn quay, bánh dày, trầu cau v.v…Những người mang lễ vật đều mặc áo nẹp đỏ. Cuối năm đó có một bé gái bụ bẫm ra đời với cái tên rất đẹp: Vũ Thanh Các – vừa “thanh tú lại đài các”… Vào một đêm cuối tháng 10/1925 khi đó Vũ Nguyên Bác vừa trong 17 tuổi , không ngủ. Anh cứ đứng mãi bên cửa sổ nhìn những chiếc lá thu rơi xào xác trên đường phố Yên Ninh.Anh không biết nói gì với mẹ và vợ con. Gió cuối thu trong đêm lạnh lẽo như níu kéo bước chân người lính trước giờ phút xuất chinh. Bên ngoài có mấy tiếng vỗ tay, đó là dấu hiệu liên lạc. Lòng quặn đau Vũ Nguyên Bác ra đi để lại mẹ già, người vợ dại và đứa con thơ, Nhìn lại ngôi nhà thân yêu lần cuối, anh lên đường cùng với Tử Chính (Bàng Thống) theo Nguyễn Công Thu (người được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc phái về nước bí mật để đưa thanh niên sang Trung Quốc học tập). Ba người đêm đi ngày nghỉ nhằm hướng biên giới sau 4 ngày 4 đêm họ mới tới trạm liên lạc của biên giới. Sang tới đất Trung Quốc, để tránh sự chú ý của bọn cường hào phản động, mọi người phải cởi áo dài đổi lấy áo địa phượng, nói dối là người Hà Nội đi Quảng Châu kiếm sống. Tới Quảng Châu Vũ Nguyên Bác được gia nhập gia đình họ Lý: Lý Thuỵ (Bác Hồ), Lý Tự Trọng, Lý Tống (Phạm Văn Đồng) Lý Anh Tự (Vũ Nguyên Bác)… 4 Ngay sau khi Vũ Nguyên Bác biệt tích tên chánh mật thám Pháp đến tận nhà tra hỏi bà mẹ: “Vũ Nguyên Bác đi đâu?”. Bà cụ cũng vặn lại: con tôi học nội trú, tức là tôi đã trao nó cho các ông quản lý, nay nó mất tích, tôi chưa bắt đền các ông nay ông còn đến hỏi chúng tôi cái gì”. Tên Pháp này đuối lý bèn chuồn thẳng. Còn hai mẹ con cô gái bán thuốc lào thì chỉ còn biết ôm mặt khóc. Thương yêu chồng, thiếu phụ bế con đi tìm khắp nơi kể cả xem bói cũng không thấy. Mấy năm sau có người đồn Vũ Nguyên Bác đã đi tu ở một chùa Bắc Ninh đã lên “sư bác”. Hai mẹ con lại dắt dìu nhau đi tìm nhưng cũng chẳng thấy đâu. Chờ mãi, cùng quá, hai mẹ con đành lấy ngày ông bỏ đi làm ngày giỗ. Mãi 7 năm sau, thiếu phụ đành lòng đi bước nữa… Hai mươi năm sau họ mới gặp lại nhau. Mối tình đầu trong gói thuốc lào đã thành dĩ vắng. Bà chỉ còn biết khóc. Khi chia tay, ông nhận hết lỗi về phần mình mong bà tha thứ và hứa sẽ chăm sóc dạy dỗ con gái. Chả biết có phải duyên kiếp hay không mà bà cũng mất vào đúng năm 49 tuổi. PHẦN II. BÔNG HOA CỦA TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT – TRUNG Đại tướng Tôn Nghị đã nói một câu đầy xúc động rằng: “Ai đã từng sống bên cạnh Hồng Thuỷ (tức Nguyễn Sơn) suốt đời sẽ không bào giờ quên được anh ấy. Tất cả các tướng lĩnh mà tôi đã từng gặp tại Bắc Kinh đều biểu lộ tình cảm như thế đối với Tướng Nguyễn Sơn, mặc dù trong số các vị tướng này, có người đã xa ông từ 60 năm về trước. Điều đó cũng phần nào lý giải vì sao mỗi lần thăm Việt Nam, các lãnh tụ Trung Quốc như Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân lai, Diệp Kiếm Anh…đều đến viếng thăm mộ tướng Nguyễn Sơn. Tác giả Trần Lực đã có một bài viết đăng trên “Trung Quốc quân chuyên dân báo” nguyên văn đầu đề là: “Tình nghĩa giữa Mao Trạch Đông và tướng Hồng Thuỷ” (Tức Nguyễn Sơn). Tác giả Trần Lực kể lại rằng: Tình bạn giữa Mao 5 Trạch Đông và Hồng Thuỷ có thể tìm trở lại thời kỳ Đại cách mạng Trung Quốc. Năm 1925, Hồng Thuỷ đến Quảng Châu tham gia huấn luyện Thanh Niên cách mạng Việt Nam do Hồ Chí Minh mở tại đây. Khi ấy, anh lấy tên Hồng Tú. Những giảng viên hồi đó có Mao Trạch Đông. Lưu Thiếu Kỳ, Bành Bái. Sau khi kết thúc lớp học do Nguyễn Ái Quốc huấn luyện, Hồng Tú cùng Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Lê Quốc Vọng (tức Lê Thiết Hùng) Phùng Chí Kiên, Lê Văn Chi được được giới thiệu vào trường đào tạo quân sự Hoàng phố nổi tiếng của Trung Quốc. Tháng 10/1926 bế mạc khoá học, Hồng Tú được giữ lại trường làm giáo viên giảng dạy vì Hồng Tú rất giỏi chữ Hán. ngày 12/4/1927. Tưởng Giới Thạch phát động cuộc đảo chính phản cách mạng ở Thượng Hải Ngay lập tức Quảng Châu cũng bị chìm vào bể máu. Trong thời điểm ác liệt này Hồng Tú đã nhìn rõ bộ mặt thật của Quốc Dân Đảng và Tưởng Gới Thạch anh cương quyết ra khỏi Quốc Dân Đảng và tháng 8/1927 được Trần Nhất Dân giới thiệu. Hồng Tú gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc trong điều kiện hết sức bí mật. Tháng 12 năm ấy, ông cùng Diệp Kiếm Anh tham gia khởi nghĩa Quảng Châu . Vì địch mạnh ta yếu nên cuộc khởi nghĩa thất bại. Tổ chức đã sắp xếp cho Hồng Tú chuyển sang Thái Lan hoạt động. Năm 1928, Hồng Tú được gọi về Hồng Kông tham gia công tác bí mật phong trào công nhân công hội Thuỷ thủ Hồng Kông. Đầu năm 1929, Hồng Tú tham gia cuộc đấu tranh vũ trang của Hồng quân công nông Trung Quốc giữ chức Chính Uỷ đại đội du kích Hồng quân ở Đông Giang. Ông lãnh đạo đánh du kích rất linh hoạt khiến cho địch bị nhiều đòn hiểm hóc. Có lần, ông chỉ huy lực lượng đánh dẹp được một thị trấn nhìn thấy trên đường đi có những tấm áp phích do địch viết “Hồng quân là "nước lũ” “Thú dư” v.v…ông rất bực tức rồi nói: Trong lịch sử Trung Quốc, có bao giờ lại có “nước lũ” (tiếng Hán: Hồng Thuỷ) như vậy mà nói từ nhân dân mà ra không ? quân địch 6 chưởi chúng ta là nước lũ, thú dữ , chúng ta là nước lũ, thú dữ đã đánh tan thế lực phản động để đại chúng cần lao có cơm ăn áo mặc. Kể từ nay về sau, các đồng chí cứ gọi tôi là Hồng Thuỷ ! từ đó cái tên Hồng Thuỷ đã gắn bó với ông cho tới khi về Việt Nam. Cuối năm 1931, Mao Trạch Đông đề nghị thành lập Trường Hồng Quân ở Thuỵ kim. Sau khi trường quân sự chính trị Trung ương được thành lập. Hồng Thuỷ đuợc cử giữ chức Trưởng phòng tuyên truyền, giáo viên chính trị văn hoá, hội viên nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và phụ trách câu lạc bộ, Ông dạy học tận tình, tỏ ra có nhiều tài năng, công tác rất tích cực để bồi dưỡng các cán bộ Hồng Quân, được nhiều người mến phục. Mỗi lần tới thăm trường, Mạo Trạch Đông đều gặp gỡ chuyện trò và khen ngợi, động viên Hồng Thuỷ. Cuối năm 1932, lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Trung Quốc, một đoàn kịch ra đời lấy tên là "đoàn kịch công nông" do đích thân Hồng Thuỷ làm Trưởng đoàn, kiêm bí thư Đảng Đoàn. Và cũng chính Hồng Thuỷ tham gia diễn xuất vai chính trong vở kịch nổi tiếng "Ngọn lửa Thượng Hải" được nhân dân Thuỵ Kim nhiệt liệt hoan nghênh. Các vị lãnh đạo Trung ương như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức đến xem và rất tán thưởng. Tháng 1/1934, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 2 nước cộng hoà Xô Viết Trung Hoa diễn ra tại khu xô viết Trung ương. Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch uỷ ban chấp hành Trung ương. Hồng Thuỷ cùng với Tôn Sĩ Đệ là hai người nước ngoài duy nhất được bầu làm uỷ viên Ban chấp hành T.Ư nước CHXV Trung Hoa. Tháng 6/1936, vượt qua bao gian nan vất vả trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh, Hồng Thủy đến được Diên An và vào học Trường Đại Học Hồng Quân do Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai là 2 giảng viên thường xuyên. Hồng Thuỷ rất chăm học, chỗ nào không rõ, ông lại trao đổi kỹ với Mao Trạch Đông. Hiểu rõ lập trường vững vàng và lòng nhiệt thành của Hồng 7 Thuỷ, Mao Trạch Đông rất vui cùng anh trao đổi các vấn đề. Tình thầy trò, và tình bạn giữa họ phát triển thêm một bước. Năm 1945, Hồng Thuỷ được lệnh trở về tổ quốc. Biết tin này, Mao Trạch Đông bèn tìm gặp Hồng Thuỷ để hàn huyên. Với tình cảm sâu sắc, Mao Trạch Đông nói với Hồng Thuỷ: "nghe nói anh sắp lên đường, tôi với anh quyến luyến rất tiếc sự chia tay này; chỉ có thể đồng ý cho anh đi vì nơi đó là Tổ quốc của anh, ở đó hiện nay khó khăn lắm, còn cần phấn đấu gian khổ" Đến phút chia tay, Mạo Trạch Đông, Chu Ân Lai và các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng cộng sản Trung Quốc đã đến tiễn đưa Hồng Thuỷ. Năm 1950 Hồng Thuỷ đến Trung Quốc lần thứ 2. Mao Trạch Đông và T.Ư ĐCS Trung Quốc nhiệt liệt hoan nghênh Hồng Thuỷ trở lại Trung Quốc và thu xếp cho ông nghỉ tại "Trung Nam Hải". Mặc dầu bận trăm công ngàn việc, Mao Trạch Đông vẫn luôn cùng ông hàn huyên nhiều giờ Tháng 9/1955, lần đầu tiên quân đội TQ phong quân hàm cấp tướng Hồng Thuỷ là người nước ngoài duy nhất được phong Thiếu tướng. Dịp quốc khánh nước CHND Trung Hoa 1955, trên lầu Thiên An Môn hai người bạn già Mao Trạch Đông - Hồng Thuỷ lại gặp nhau. Vì Hồng Thuỷ cởi mở, dí dỏm nên cứ mỗi lần gặp mặt nhau, Mạo Trạch Đông không khỏi tươi cười, vui vẻ. Cuối năm 1955, sức khoẻ của Hồng Thuỷ ngày càng giảm, ho rất nhiều, luôn cảm thấy tức ngực, tức thở. Tác giả Lưu Thủ Lương kể về cuộc chia tay đầy tình anh em, tình đồng chí giữa các nhà lãnh đạo TQ và Hồng Thuỷ trên tờ văn nghệ hậu cần Trung Quốc. Phát hiện ra bệnh của Hồng Thủy,bác sỹ Lý Đại Vỹ buộc Hồng Thuỷ phải đến bệnh viện Bắc Kinh khám. Tại đây, đã phát hiện một khối u lớn bằng quả hạnh đào gần ngay động mạch trong phổi. Bệnh 8 của Hồng Thuỷ làm náo động khắp các bộ môn liên quan. Giáo sư Ngô Nhiệm Khải, người đầy quyền uy trong y học, chuyên gia nghiên cứu khối u đã được mời tới theo dõi và phẫu thuật cho Hồng Thủy. Sau phẫu thuật, khối u nằm trên động mạch lớn mặc dầu chưa khuyếch tán, nhưng y học thời ấy không có cách nào giải quyết khối u nằm trên động mạch. Bệnh tình của Hồng Thuỷ ngày càng nặng. Nguyên Soái Diệp Kiếm Anh rất lo lắng. Lúc đó đã vào mùa thu 1956. Sau Đại hội 8 TƯ ĐCS Trung Quốc. Mao Trạch Đông chủ trì Hội nghị UBTV. Sau Hội nghị, Bành Đức Hoài báo cáo bệnh tình của Hồng Thuỷ. Mao Chủ tịch vội nói "Nào, chúng ta cùng đi thăm nhé". Thế rồi cả Chu Ân Lai, Bành Đức Hoài, Diệp Kiếm Anh cùng Mao Chủ tịch thăm hỏi người bạn chiến đấu từ mấy chục năm nay. Hồng Thuỷ ngồi giữa Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông hỏi thân mật: - Chúng ta khá lâu không gặp nhau: Hồng Thuỷ nói ngay - Thưa Chủ tịch, năm ngoái chúng ta đã chẳng gặp nhau trên Lầu Thiên An môn sao, hơn một năm rồi. - Tôi thấy là đã lâu rồi - Mao Chủ tịch nói nghe nói anh ốm nặng, muốn về quê chữa bệnh cho tốt nghe nói thầy thuốc trong bệnh viện Việt - Đức ở Hà Nội giỏi lắm, điều kiện chữa bệnh cũng tốt. Hồng Thuỷ đáp: - Thật ra là tôi muốn trở về cội nguồn. Mao Chủ tịch cải chính: "Đừng nói thế, Trung Quốc cũng là cội nguồn của anh, anh đã lập công cho nhân dân Trung Quốc " Hồng Thuỷ rất cảm động! - Tôi rất có cảm tình với Trung Quốc. Tôi đã sống trên 1/4 thế kỷ ở Trung Quốc. Trung Quốc cũng là nhà tôi. Tôi muốn về thăm nhiều người nhà ở Việt Nam. 9 Chu Ân Lai ngồi bên hỏi rất chân tình: "Đồng chí Hồng Thuỷ, anh có khó khăn gì không? Anh cứ nói, chúng ta là bạn cũ, lão chiến hữu, anh đừng khách sáo nhé!" Chu Tổng lý quay sang phía Mao Chủ tịch: "Anh ấy là nhân tài văn nghệ, trong Trường chinh đã diễn kịch, đã làm xã trường (chủ nhiệm báo) , là người nhiều tài, nhiều nghệ" - Lần này đi không biết bao giờ trở lại? Khi nói câu này, mắt Mao Chủ tịch đã ướt đẫm. ông kéo tay Hồng Thuỷ: "Anh muốn bao giờ trở lại, chúng tôi đều hoan nghênh " Mọi người cùng đứng dậy, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đều không cầm được nước mắt Ngày 27/9/1956 hơn 200 vị ở Bộ Ngoại giao, các Tổng cục trong quân uỷ, quân, binh chủng, trong đó có Bành Đức Hoài, Diệp Kiếm Anh, Hoàng Khắc Mành, Tiêu Khắc, Tôn Nghị, Diệp Thúc Bình đã ra ga tiễn đưa Hồng Thuỷ về nước. Ngày 30/9/1956, Lưỡng quốc Tướng quân về tới Hà Nội. Hôm sau, ông được ăn sinh nhật lần thứ 49 của mình trên đất Hà Nội. Hai mươi ngày sau, 21/10/1956 ông đã vĩnh viễn ra đi để lại niềm thương đau vô hạn cho gia đình, bạn bè, đồng chí cả hai dân tộc Việt - Trung. PHẦN III. BA LẦN BỊ KHAI TRỪ KHỎI ĐẢNG Như đã biết, năm 1932, Hồng Thuỷ được cử làm xã trường công nông kịch xã kiêm bí thư Đảng Đoàn. Ông đã thẳng thắn viết trong tự chuyện: "Lúc bấy giờ, do sống ở một nơi căn cứ địa tương đối an toàn và ở Trung tâm (Thuỵ Kim) làm công tác trường học nên một hình thức khác của chủ nghĩa cá nhân của tôi lại bộc lộ ra Năm 1934, tổ chức Đoàn thanh niên T.Ư đưa Đội kinh nghiệm đi kiểm tra sổ sách bất ngờ. Lúc đó tôi là xã trưởng (Trưởng đoàn) của "kịch xã công nông". Sau khi kiểm tra 1 ngày thấy thiếu mất 20 10 [...]... cùng 2 con Tiểu Phong - Tiểu Việt đã bị máy bay giặc ném bom chết Nguyễn Sơn nén đau thương tập trung tất cả trí lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp Tháng 10/1948, lễ phong hàm thiếu tướng cho Tư lệnh quân khu IV Nguyễn Sơn được long trọng tổ chức Ngày hôm sau, hôn lễ giữa tướng Nguyễn Sơn với Lê Hằng Huân được tổ chức Năm sau, một bé gái ra đời với cái tên là Thanh Hà Lúc đó, tướng Nguyễn Sơn đâu có... Nam Hồng Thuỷ đổi tên là Nguyễn Sơn Chính quyền cách mạng non trẻ gặp bao chông gai trở ngại Thực dân Pháp đang lăm le tái chiếm Việt Nam Giữa lúc nước sôi lửa bỏng đó, Nguyễn Sơn được bổ nhiệm vào vị trí xung yếu: Chủ tịch UBKC miền Nam Việt Nam kiêm Chủ tích UBKC niềm Nam Trung bộ Cuối năm đó (1946), một tin sét đánh ngang tai Nguyễn Sơn, : Ở Trung Quốc, Hồ Tôn Nam đã tập trung 20 vạn quân tấn công... Ngũ Đài Sơn, thành lập UB hành chính huyện Đông Dã gồm Triệu Hằng Phi, Mã Trí Viễn và một nữ duy nhất là Trần Ngọc Anh, người sau này trở thành vợ thứ hai của Hồng Thuỷ Chuyện này xin kể sau Lúc bấy giờ Đông Bắc Sơn Tây đang là dinh luỹ của phong kiến Sơn Tây - quê hương của Diêm 13 Tích Sơn - một tướng quân phiệt khét tiếng có quyền thế ở địa phương Đảng cộng sản chủ tương đoàn kết các thành phần kháng... chặng đường hơn hai ngàn dặm để tới nơi an toàn Tôi lặng người đi trong câu chuyện của nguời phụ nữ Trung Quốc can trường Một mình bà đã làm hai cuộc trường chinh theo đúng nghĩa đen của 20 nó Còn một cuộc "trường chinh" nữa mà bà đã âm thầm nén chịu, giấu bạn bè, đồng chí, giấu con cái để mình vượt qua- một cuộc "trường chinh" không có độ dài thời gian, khoảng cách, chỉ có nỗi cô quạnh của một thiếu phụ... khục" PHẦN IV: PHẬN LIỄU ĐÀO VỚI BA CUỘC TRƯỜNG CHINH Trước khi tới thăm người vợ thứ hai ở Bắc Kinh của Tướng Nguyễn Sơn, tôi rất phấp phỏng, hồi hộp vì sắp được tiếp kiến với một nhân vật lịch sử mà cuộc đời đã từng gắn bó với vị tướng huyền thoại Bà ở trong một căn hộ tầng hai trong dãy nhà tập thể nằm trên đường Nam sân vận động Bắc Kinh Khu tập thể này hình như đã được xây dựng từ lâu với đường nét... lệnh của Trung ương tiến lên phía Bắc và tự tiện chỉ huy Tả lộ quân và phương diện quân 4 chạy trốn về vùng Thiên Toàn, Lư Sơn biên giới Tứ Xuyên Tây Khang Vì chấp hành đường lối của Trung ương nên Hồng Thuỷ đã mặt đối mặt chống lại chủ nghĩa chia rẽ và chạy trốn của Trương Quốc Đào Kết quả Trương Quốc Đào đã quy cho Hồng Thuỷ tội "Gián điệp quốc tế" rồi khai trừ Hồng Thuỷ ra khỏi Đảng Sau đó, Trương Quốc. .. cho nó một mẻ Đa số Đặc uỷ miền Đông Bắc Sơn Tây không đồng ý cách làm này Nhưng mãi một năm sau, Đảng uỷ Quân khu Tấn -Ký- Sát mới phê chuẩn, khôi phục Đảng tịch cho Hồng Thuỷ" Tôi có đem chuyện ba lần bị khai trừ khỏi Đảng của Hồng Thuỷ kể cho một đồng nghiệp ở Bắc Kinh nghe Vị này vỗ đùi "Tâm phục - khẩu khục" PHẦN IV: PHẬN LIỄU ĐÀO VỚI BA CUỘC TRƯỜNG CHINH Trước khi tới thăm người vợ thứ hai ở Bắc... "tội" Bà nói chuyện một cách rất tự nhiên, lưu loát với một trí minh mẫn tuyệt vời khiến cho tôi không thể tin rằng mình đang ngồi chuyện trò với một cụ bà đã được vào tuổi 85 15 Bà kể: "Quê tôi ở huyện Ngũ Đài Sơn, đây cũng là quê của Tướng quân phiệt Diêm Tích Sơn khét tiếng Sau này, hắn ta trốn sang Đài Loan và chết tại đó Ngũ Đài Sơn thuộc Đông Bắc Sơn Tây là nơi nổi tiếng là đất Phật vùng này hình... Việt Nam Lúc đó trong bụng tôi lại thêm một thai nhi Hồng Thuỷ dặn: dù trai hay gái, hãy đặt tên là Tiểu Việt, tôi bồng Tiểu Phong tiễn đưa Hồng Thuỷ về nước Hồng Thuỷ ôm chặt Tiểu Phong rồi đứt áo ra đi Tới Côn Minh, Hồng Thuỷ mua 19 gửi cho hai mẹ con một mảnh vải hoa Tôi quấn mảnh vải vào Tiểu Phong rồi ôm chặt con vào lòng và chờ đợi, rồi hy vọng và lại chờ đợi PHẦN V PHẬN LIỄU ĐÀO VỚI BA CUỘC TRƯỜNG... núi cao, trong đó có một ngọn cao vào loại nhất nước, ở trên còn có tượng phật La Hán nổi tiếng Huyện được chia làm 6 tiểu khu, tôi ở khu Đông Nghiệp rất nhiều núi non hiểm trở, đất đá cằn cỗi nên rất nghèo Ông nội tội vốn là một đại địa chủ có đồn điền, nhà cửa, nhưng giữa chừng phá sản, đến đời bố tôi thì trở nên vô cùng túng quẫn khiến cho bố tôi phải sung vào lính của Diêm Tích Sơn để có tiền nuôi . NGUYỄN SƠN – VỊ TƯỚNG CỦA HAI QUỐC GIA, HIỆP SĨ HÀO HOA MỘT THỜI TRẬN MẠC NỬA PHẦN ĐỜI TRÊN ĐẤT TRUNG HOA (Ghi chép của Mạnh Việt) LTS: Danh tướng Lưỡng quốc Nguyễn Sơn năm nay vừa. nước ta viết về quãng đời 5 năm sống và hoạt động của ông ở Việt Nam (1945 – 1950). Nhưng còn trọn một phần tư thế kỷ – hơn nửa cuộc đời của ông trải qua trên đất Trung Hoa thì còn nhiều điều. cách mạng Trung Quốc hoàn toàn thắng lợi. Đặc biệt chúng tôi đã được gặp gỡ và chuyện trò như một người nhà, người vợ thứ hai và hai con trai của tướng Nguyễn Sơn là Tiểu Phong và Tiểu Việt,

Ngày đăng: 24/04/2015, 16:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan