1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Tính ổn định tương đối của trật tự thế giới hiện nay, đồng thời đưa ra dự báo tình hình thế giới đến mỹ

28 1,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 178 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Chiến tranh lạnh đi đến hồi kết cũng đã khép lại một trật tự thế giới hai cực đối đầu gay gắt trong nhiều thập kỉ. Trật tự thế giới mới, một bàn cờ mà trên đó không thể thiếu vắng vai trò của các nước lớn đã được định hình, và ở đây, Mỹ trở thành quân cờ chủ chốt chi phối mạnh mẽ tới toàn bộ ván cờ chính trị thế giới. Thế giới 20 năm sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đã có rất nhiều biến chuyển, một thế giới biến động mau lẹ và sâu sắc trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa. Thế giới đã chứng kiến những sự chuyển dịch địa chính trị, sự xuất hiện của nhiều nhân tố mới, sự nổi lên với cường độ ngày càng gia tăng của các chủ thể mới khiến cho hệ thống chính trị quốc tế ngày càng trở nên phức tạp hơn, đa dạng hơn với rất nhiều các mối tương tác đan xen. Do vậy, nhiều quan điểm khác nhau về mô hình cũng như sự hoài nghi về trạng thái ổn định tương đối của trật tự thế giới hiện nay đã nảy sinh. Khi các chủ thể phi quốc gia xuất hiện ngày càng lớn mạnh, từ các tổ chức quốc tế, đến các công ty xuyên với sức mạnh tài chính và công nghệ vượt trội, hay các tổ chức vì hòa bình, các giáo hội tôn giáo hay thậm chí kể cả những tổ chức ly khai cực đoan và khủng bố quốc tế,…đang chứng tỏ vai trò và tác động to lớn của mình tới các quốc gia, thì liệu rằng các chủ thể nhà nước có bị thay thế, và liệu chúng có khiến thế giới vận hành trong trạng thái hỗn loạn hay vô cực hay không? Khi nước Mỹ bị cuốn vào vòng xoáy cơn bão tài chính 2008 với sự sụp đổ của hàng loạt các tập đoàn lớn, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế xã hội, trong khi Trung Quốc đang trỗi dậy như một trung tâm quyền lực mới, liệu sự hoán đổi quyền lực có xảy ra, và trật tự thế giới đa cực có đang thực sự thành hình ? Dù bối cảnh nền chính trị thế giới luôn biến động hết sức phức tạp và khó dự liệu như vậy, sự vận hành của trật tự thế giới hiện nay vẫn tồn tại những nhân tố cơ bản khó có thể có sự thay đổi lớn để dẫn đến một trật tự thế giới mới trong tương lai gần. Trong khuôn khổ của mình, bài viết sẽ đề cập đến các vấn đề nêu trên nhằm chứng minh cho tính ổn định tương đối của trật tự thế giới hiện nay, đồng thời đưa ra dự báo tình hình thế giới đến năm 2020. Do hiểu biết còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót, kính mong được sự góp ý của thầy cô để bài viết của em hoàn thiện hơn. I. Vài nét về trật tự thế giới hiện nay 1. Trật tự thế giới Trật tự thế giới là cái khung cơ bản của môi trường quốc tế, là khái niệm khoa học nhằm phân định nền chính trị thế giới 1 . Còn H. Buller thì lại cho rằng trật tự thế giới là “mô hình hoạt động làm cơ sở cho những mục tiêu xã hội của các nhà nước hay xã hội quốc tế” 2 . Có những cách hiểu khác nhau về trật tự thế giới, nhưng tựu trung lại thì trật tự thế giới là sự sắp xếp các mối liên hệ chặt chẽ, tổng thể có tính ổn định cao (tương đối) và vì thế nó quy định hành vi của các chủ thể trong trật tự đó. Như vậy, trật tự thế giới gắn với tư duy quyền lực, thể hiện vị trí của nước có ảnh hưởng lớn nhất trong quá trính xây dựng và thực hành “luật chơi”- nguyên tắc xử sự giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Ví dụ, trật tự Anh (Pax-Britana) là trật tự trong đó Anh là nước có ảnh hưởng lớn nhất tới việc xây dựng và thực hành luật pháp và tập quán quốc tế. Tương tự như vậy, trật tự Mỹ (Pax-Americana) bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, thể hiện Mỹ là nước có ảnh hưởng lớn nhất tới việc xây dựng và hình thành luật chơi. Trật tự Mỹ tiếp diễn cho đến khi có một cường quốc khác vượt trội Mỹ về ảnh hưởng của mọi mặt tới quan hệ quốc tế. Như vậy, trật tự thiên về thứ bậc trong một giai đoạn dài . Trật tự thay đối khi có sự đảo lôn về thứu bậc giữa các cương quốc, là kết quả của quá trình biến chuyển cục diện hoặc một đại khủng hoảng (chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai) 1 Nguyễn Quốc Hùng - Hoàng Khắc Nam, Quan hệ quốc tế- những khía cạnh lý thuyết và vấn đề, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006, tr.9 2 Maridon Tuarennơ, Sự đảo lộn của thế giới ( Địa chính trị thế kỉ XXI), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội 1996, tr. 38 2. Tính ổn định của trật tự thế giới Liệu có sự ổn định của trật tự thế giới hay không? Có 2 quan niệm : Quan điểm thứ nhất cho rằng phải có sự ổn định, bởi lẽ có sự ổn định mới tạo thành trật tự thế giới, theo như định nghĩa ở trên. Quan điểm khác lại lập luận rằng trật tự thế giới không có sự ổn định, bởi lẽ quan hệ quốc tế có tính vô chính phủ, khó lường, chủ quan, thế giới luôn biến động. Như vậy, sự ổn định của thế giới, nếu có, cũng chỉ là một trật tự tương đối, ở trạng thái động và linh hoạt. Phát triển và thay đổi không ngừng diễn ra, nhưng chúng thời được diễn ra trong một quá trình điều chỉnh và thích nghi, không tạo ra sự thách thức đối với luật lệ hiện hành. Sự ổn định chỉ bị phá vỡ khi các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ bị thách thức, không được công nhận. Lúc đó trật tự mới sẽ ra đời. 3. Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh a. Tương quan lực lượng của một trật tự “Nhất siêu đa cường” Mỹ vẫn giữ được vị trí cường quốc số một trên thế giới. Về kinh tế, GDP của Mỹ chiếm khoảng 27% và 25% tổng kim ngạch ngoại thương thế giới, trong khi dân số chỉ chiếm có 5%. Mỹ kiểm soát hầu hết các tổ chức tài chính, tiền tệ và thương mại quốc tế như: IMF, WB, WTO. Phần lớn các công ty đa quốc gia là của Mỹ Mỹ đi đầu trong kinh tế tri thức, chiếm 70% sản phẩm công nghệ cao của thế giới… Sau chiến tranh lạnh, Liên Xô sụp đổ hoàn toàn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Nga đang nỗ lực khôi phục lại vị trí của mình, đối đầu với Mỹ trong một số vấn đề xung đột. Giờ đây dưới sự lãnh đạo của cặp bài trùng V. Medvedev và V. Putin, nước Nga đang từng bước lấy lại ảnh hưởng quốc tế, tiếp tục là một đối trọng lớn trong quan hệ quốc tế. Hiện với việc triển khai phát triển “nước Nga trí tuệ” không phụ thuộc vào thế mạnh tài nguyên, nhất là dầu mỏ, nước Nga đang cho cả thế giới thấy quyết tâm lấy lại ánh hào quang của thời Liên bang Xô viết. Các cường quốc mới nổi lên như EU, Nhật Bản , tuy có những bước tiến mạnh mẽ nhưng chưa đủ mạnh để vựơt qua Mĩ. Gần đây, sự tăng trưởng của các quốc gia này có phần chững lại Vai trò của nhân tố mới Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng, không những trong kinh tế mà còn trong các lĩnh vực khác như chính trị, quân sự… trở thành mối đe dọa với vị thế đứng đầu của Mĩ. Với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 9-10%/năm, sau hơn 30 năm tiến hành cải cách, và đến năm 2010, Trung Quốc đã vượt Nhật trở thành nước có nền kinh tế thứ hai thế giới. Các quốc gia vừa và nhỏ ngày càng tham gia tích cực và có vai trò nhiều hơn trong đời sống quốc tế, và có xu hướng liên kết để tạo ra ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế, ASEAN là một ví dụ thiết thực trong số đó. Các tổ chức quốc tế, công ty xuyên quốc gia dần khẳng định vị thế của mình, tăng dần sự ảnh hưởng đối với đời sống quốc tế. Những chủ thể phi quốc gia đang xuất hiện với tư cách là những quyền lực trong hệ thống quốc tế khiến các chủ thể quốc gia mất đi thế độc quyền về quyền lực và trong một vài trường hợp, sức mạnh của chủ thể phi quốc gia còn nổi trội hơn. Điều này đã được chứng minh qua tầm ảnh hưởng của các tổ chức và các định chế quốc tế, từ cấp độ toàn cầu như IMF, WB… cho đến các TNC với sức mạnh tài chính và công nghệ lớn, các tổ chức như Hòa bình xanh, thầy thuốc không biên giới, các giáo hội tôn giáo hay thậm chí kể cả những tổ chức ly khai cực đoan và khủng bố quốc tế,… Rõ ràng, quyền lực trong quan hệ quốc tế đã được chia sẻ chứ không còn tập trung vào riêng chủ thể nào; và đương nhiên, sự suy giảm tương đối về quyền lực của chủ thể nhà nước sẽ làm tăng thêm quyền lực cho những chủ thể phi quốc gia. Điều đó có nghĩa là, hệ thống thế giới không còn bị tác động bởi một, hai hay một vài chủ thể quốc gia mà bị ảnh hưởng bởi rất nhiều chủ thể với những loại hình quyền lực khác nhau. Đó là một sự thay đổi quan trọng so với những trật tự đã từng hiện hữu trong các thời kỳ trước . 3 Với các chủ thể đó, có học giả đã cho rằng nền chính trị thế giới sau chiến tranh lạnh có dạng kim tự tháp được chia thành bốn tầng. Tầng cao nhất là tầng quân sự, tầng này chỉ có một cực là Mỹ, vì chỉ có Mỹ mới có khả năng triển khai quân sự trên phạm vi toàn cầu. tần thứ hai là tầng kinh tế bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản bên cạnh các nền kinh tế lớn mới nổi như Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Brazil (BRIC). Tầng thứ ba là tầng chính trị , thể hiện ở số lượng chủ thể là quốc gia trong hệ thống quốc tế ngày càng đông (với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ) nên có thể coi tầng này là đa cực. Tầng dưới cùng là tầng do các chủ thể phi quốc gia hợp thành nên có thể nói là tầng này không có cực. 4 b. Hệ thống luật chơi: Thứ nhất, Mỹ đứng đầu và thiết lập vai trò lãnh đạo. Trong diễn văn đọc tai Alabama, tổn g thống Mỹ G. Bush đã nêu những nguyên tắc sau đây của trật tự thế giới do Mỹ đứng đầu: - Giải quyết hòa bình tranh chấp - Đoàn kết chống xâm lược ( Chống Iraq xâm lược Kuwait) - Cắt giảm và quản lý kho vũ khí - Đối xử công bằng đối với mọi dân tộc 5 Hai là, các nước lớn vẫn nắm quyền chi phối đến đời sống chính trị thế giới. Ba là, hòa bình ổn định và hợp tác để phát triển kinh tế, coi kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp mỗi quốc gia. 3 Haas, Richard (2008): The Age of Nonpolarity- What will follow US Dominance? Foreign Affair, May June 2008, vol 87, no.3 4 Nữu Tiên Chung (2002): Dự báo chiến lược thế kỷ XXI, Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội, tr.44-45 5 Confidence Building and Conflict Reducion in the Pacific, Edited by Rohana Nahmood & Rustam a Sani, ISI Malaysia, 1992, tr. 3-4 Bốn là, tuy hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi rõ rệt, nhưng hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt. Năm là, các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau bởi những mối ràng buộc trong các thể chế quốc tế, cũng việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Nhìn chung, xét về luật chơi, khác với các giai đoạn trước, luật chơi trong trật tự thế giới mới này sẽ xác định qua các hiệp định song phương là chính, trước hết là thỏa thuận giữa các quốc gia. Các cơ chế và luật chơi cũ như Liên Hợp Quốc, Tổ chức thương mại thế giới, G7/G8, NATO, OSCE… vẫn tiếp tục. Song nhiều luật chơi sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tương quan lực lượng mới. Luật chơi vẫn đảm bảo lợi ích cho các “diễn viên chính”, song có lẽ không được rõ ràng, minh bạch như trước bởi bị che đậy bởi các ngôn từ “cộng đồng”, do tác động của dân chủ hóa quan hệ quốc tế. Các vấn đề về hòa bình và an ninh vẫn được coi trọng, song các vấn đề về kinh tế, xã hội sẽ được ưu tiên cao hơn. 6 II. Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh- sự ổn định mang tính tương đối 1. Khả năng thay đổi so sánh lực lượng thấp 1.1 Mỹ vẫn giữ vai trò siêu cường trong 10-15 năm tới-Chính sách của Mỹ khó có khả năng đột biến Có thể nói, Mỹ đóng vai trò là hạt nhân trong trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh, vai trò và vị thế của nước này khó có thể bị thay thế trong thời gian gần vì những lý do sau: a. Khả năng vượt trội về mọi mặt: Xét về tương quan lực lượng, Mỹ vẫn là số một. Năm 2008, Mỹ đã chi hơn 600 tỷ USD cho quốc phòng, chiếm hơn 41% tổng chi tiêu quốc phòng toàn cầu và lớn hơn tổng chi cho quốc phòng của 14 nước xếp tiếp theo sau đó gộp lại. Hơn nữa, dù tỷ trọng trong nền kinh tế toàn cầu liên tục suy giảm 6 Vũ Dương Huân, Về trật tự thế giới hiện nay, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 11 (151), 2008 bởi sự vươn lên của các trung tâm kinh tế mới của thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil… song với GDP đạt trên 14 nghìn tỷ USD và năm 2009, Mỹ vẫn là nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Về văn hóa, dù còn non trẻ, song những tinh hoa của văn hóa Mỹ như phim ảnh, âm nhạc lại đang có sức lôi cuốn lớn đối với một bộ phận không nhỏ giới trẻ và trên hết nó cũng đang chứng tỏ khả năng tiếp biến cao trong thời đại kỹ thuật số và vi tính hóa. Nước Mỹ cũng đang được coi là thiên đường của giáo dục và khoa học khi hàng năm thu hút được hàng trăm sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đến học tập và nghiên cứu, và trong những năm gần đây, 2/3 các nhà khoa học đạt giải Nobel mang quốc tịch Mỹ. Những trung tâm quyền lực khác có thể là EU, một Trung Quốc đang trỗi dậy hay Nga với mong muốn trở lại thời kỳ hoàng kim của Liên Xô trước kia. Trong những cực trên, về kinh tế, chỉ có EU được coi là tương đương với Mỹ nhưng các nước Tây Âu chưa thể so sánh với Mỹ về quân sự nến không muốn nói là phải sống dưới sự bảo trợ an ninh của Mỹ. Nga- quốc gia duy nhất trên thế giới hiện nay có thể đáp trả sòng phẳng với Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang, nhưng sức mạnh kinh tế của Nga còn lâu mới so được với Mỹ. Trung Quốc xét về dài hạn, có vẻ toàn diện nhất so với những trung tâm quyền lực khác, được đem ra làm đối trọng với Mỹ, nhưng 30 năm trỗi dậy của nước này chưa mang lại cho họ vị thế của một siêu cường, hơn nữa, về khoa học, và công nghệ, Trung Quốc còn đi sau Mỹ hàng chục năm. b. Thể hiện vai trò chủ chốt trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu: Đứng trước mức độ nguy hại của một loạt vấn đề có tính toàn cầu như khủng bố quốc tế, nạn dịch SARC, H5N1, sóng thần, động đất Bên cạnh vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên hay chương trình phát triển hạt nhân của I-ran, xung đột vũ trang đẫm máu ở Trung Đông ,ở Iraq, Afganistan … Mỹ luôn chứng tỏ mình là nước có năng lực, với tư cách của một siêu cường duy nhất, thể hiện vai trò của lãnh đạo của mình . Ví dụ như chính quyền Bush đã tận dụng tối đa cơ hội mà sự kiện ngày 11-9 đem lại để giương cao ngọn cờ chống khủng bố do Mỹ đứng đầu, khẳng định vai trò của một “bá quyền Mỹ”. c. Các cơ chế quốc tế đều ít nhiều chịu sự chi phối của Mỹ Do các cơ chế quốc tế như Liên hợp quốc, NATO, IMF, WB và cả WTO đã hình thành từ trong Chiến tranh lạnh, nên đều chịu ảnh hưởng của Mỹ ở một mức độ nhất định. Các cơ chế này tỏ ra yếu kém trong việc giải quyết các vấn đề và dường như vô hiệu trong việc ngăn cản Mỹ thực hiện tham vọng của mình. Thậm chí Mỹ còn thông qua các tổ chức này để hợp pháp hóa hành động xâm lược của mình. d. Sự e dè của các cực chống Mỹ Nhìn chung, dù nhiều trung tâm quyền lực khác đã nổi lên, nhưng bản thân mỗi trung tâm còn tồn tại rất nhiều khiếm khuyết và chưa thể thách thức Mỹ một cách toàn diện. Những nỗ lực hợp tác, liên minh đối trọng lại Mỹ, ví dụ như trục Trung Quốc – Nga - Ấn Độ, cho đến nay chưa phát huy tác dụng vì bản thân giữa các cường quốc mới nổi lên cũng có rất nhiều bất đồng, tranh chấp và bản thân từng nước đều có lợi ích trong việc duy trì quan hệ với Mỹ. Thế giới Hồi giáo cũng không đoàn kết và nhất trí trong cách đánh giá và quan hệ với Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố do Mỹ khởi động. e. Chính sách của Mỹ khó có khả năng đột biến: Nhìn lại chính sách đối ngoại của Mỹ từ thời tổng thống G. Bush cha, B. Clinton cho đến Bush con và B. Obama sau này, chính sách của Mỹ không có nhiều thay đổi đáng kể dù cách thức thực hiện có khác nhau, thì vẫn là duy trì khả năng lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới. Dựa trên “Chiến lược vượt lên ngăn chặn” của G.Bush, tổng thống B.Clinton điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh thành “Chiến lược an ninh quốc gia cam kết và mở rộng” (đầu năm 1995). Chiến lược gồm 3 nội dung chính: - Thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ - Phổ biến và thựuc thi giá trị của Mỹ ra toàn thế giới - Về an ninh, đảm bảo ổn định toàn cầu và khu vực nhằm bảo vệ lợi ích chiến lược Mỹ Mục đích thực sự chiến lược trên của Mỹ là lãnh đạo thế giới. Tổng thống B. Clinton công khai tuyên bố: “ hiện tại Mỹ có nhiệm vụ giữ vai trò lãnh đạo khác là người tổ chức lực lượng hòa bình và tiến bộ, hướng các quá trình tự phát của kinh tế thế giới và dòng chảy tích cực, tạo điều kiện cho sự thịnh vượng chung của chúng ta, củng cố các lý tưởng và giá trị dân chủ của chúng ta, tạo ra những đảm bảo cho an ninh của chúng ta” 7 Để thực hiện chiến lược trên, Mỹ tiến hành chiến tranh vùng Vịnh năm 1991; chiến dịch “Con cáo sa mạc” năm 1998 và đe dọa, trừng phạt, can thiệp nhiều nước khác… Sau sự kiện 11/9/2001, giơ cao ngọn cờ chống khủng bố, Mỹ đã tiến công quân sự lật đổ các chính quyền ở Afganistan (2001), Iraq(2003) và thiết lập các chế độ thân Mỹ; đồng thời nhân thời cơ trên tạo sự hiện diện ở Trung Á, nhằm kiểm soát khu vực địa chính trị cực kỳ quan trọng này, thu hẹp khu vực ảnh hưởng các đối thủ là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ… và nắm lấy nguồn dầu lửa có trữ lượng lớn thứ hai thế giới. Tháng 6/2002, tổng thống Mỹ G. W. Bush công bố “Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ”, nêu quan điểm “đánh đòn phủ đầu” nếu có nguy cơ đe dọa nước Mỹ hoặc thách thức vai trò bá chủ của Mỹ. Đồng thời, Mỹ cũng đặc các nước trước sự lựa chọn: nếu không theo Mỹ tức là ủng hộ khủng bố. Mỹ cũng xúc tiến mở rộng NATO về phía đông, thu hẹp không gian chiến lược của Nga, Trung Quốc về vấn đề dân chủ dân quyền 7 Lời tựa cho “Chiến lược anh ninh quốc gia của Mỹ thế kỷ XXI”, tài liệu Vụ Châu Mỹ, Bộ Ngoại giao Tổng thống Obama ngay sau đó, dù có mềm mỏng hơn cũng đã đi đầu trong cuộc chiến ở Lybia trong sự kiện mùa Xuân Ả Rập và các vấn đề khác. 1.2 Quốc gia vẫn là chủ thể quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế Cho dù sự xuất hiện của các chủ thể phi quốc gia có làm phức tạp thêm môi trường chính trị quốc tế, nhưng trên thực tế, các quốc gia vẫn là chủ thể chính, chi phối chủ yếu quan hệ quốc tế cũng như giữ được tác động tương đối lớn với những chủ thể khác, bởi những yếu tố sau: Một là, ưu thế về khả năng chính trị (Morghenthau). Các tổ chức liên chính phủ thực chất cũng chỉ là sự thỏa thuận giữa các nước, được thành lập dựa tren cơ sở ý thức về quyền lợi của nhà nước. Thực tế, các tổ chức liên chính phủ ( IGOs) không thay thế được nhà nước khi chủ quyền quốc gia vẫn là nguyên tắc bất khả xâm phạm trong quan hệ quốc tế. Những IGO có mức độ hội nhập cao, như EU hiện nay chỉ có thể được nắm một số quyền cơ bản khi được các thành viên tự nguyện trao cho. Ngay cả các tổ chức đa phương rộng lớn nhất như Liên hợp quốc cũng không thể đưa ra các biện pháp cưỡng chế hay ép buộc các thành viên phải thực thi những nghị quyết của mình. ” Hơn nữa, các IGO không phải lúc nào cũng điều hòa được lợi ích của các quốc gia thành viên, và thậm chí IGO có thể chấm dứt sự tồn tại của mình nếu có một số lượng thành viên nhất định từ chối tham gia. NGO có khả năng gây sức ép từ công luận quốc tế. Tuy nhiên, so với QG thì lĩnh vực hoạt động của NGOs tương đối hẹp, lại có tính không bền vững, và dễ bị phụ thuộc . TNC chỉ hoạt động trên lĩnh vực kinh tế, và so với Quốc gia thì nó không có khả năng giải quyết các vấn đề như xung đột khu vực hay chiến tranh . Hai là, Môi trường xã hội chỉ quốc gia mới có (R.Aron): Quốc gia có một môi trường xã hội đặc biệt, mà không một chủ thể nào có được. Quốc gia có thầm quyền riêng biệt về chủ quyền và khả năng chi phối toàn diện trên [...]... dịch có thể lây lan sang Mỹ nếu không bị ngăn chặn ở châu Á16 III Dự báo về trật tự thế giới những thập niên đầu của thế kỷ XXI Bàn cờ quốc tế đang sắp xếp lại với những thay đổi to lớn Tương lai của thế giới có thể là một trật tự thế giới đa cực với trách nhiệm và vị thế cân bằng của các cường quốc trong việc ổn định tình hình thế giới Hoặc cũng có thể là một trật tự hai cực xuất hiện sau 30-40 năm nữa,... một mảng màu tươi sáng của hòa bình và hợp tác Dẫu vậy, sự ổn định tương đối của trật tự thế giới hiện nay cũng mang lại những lợi ích tích cực cho phần đông nhân loại, so với trật tự hai cực trước đây, và để hình thành một trật tự thế giới mới, thế giới có lẽ sẽ không tránh 19 Phạm Tiến, Nhận diện nền chính trị thế giới 10 năm đầu thế kỷ XXI, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 8 ( 172), 2010... Đông” của mình cũng thân với Mỹ và phương Tâyhơn… Mối quan hệ giữa các cường quốc và những điều chỉnh của họ rõ ràng có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế, và sự ổn định trong quan hệ giữa các nước này sẽ góp phần duy trì trật tự thế giới hiện nay, và trong một tương lai gần sẽ khó có thế lực nào có thể thách thức sự ổn định đó 2.2 Hợp tác, liên kết là xu thế. .. xuất hiện của các tác nhân phi truyền thống tới sự vận động của nền chính trị thế giới thời gian qua, nhưng chắc chắn đây không phải là sự hỗn loạn, hay nói cách khác đấy không phải là một trật tự vô cực 2 Tính chắc chắn của những luật chơi cơ bản : 2.1 Quan hệ giữa các nước lớn tương đối ổn định dựa vào các hiệp ước Đối tác chiến lược” Trước hết, đây là sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn sau thời. .. nỗ lực cải cách và giữ ổn định của hệ thống thế giới 18 18 Cục diện thế giới, các nhân tố tác động và xu hướng phát triển , Phạm Bình Minh, Cục diện thế giới đến 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 KẾT LUẬN Thế giới 20 năm qua đã trải qua biết bao thăng trầm.Trong hai thập kỷ đó, có thời điểm ranh giới bạn thù bị đặt cược vào dây bom của những kẻ khủng bố liều chết, có thời điểm những rường cột... 50 đến những năm 70, tốc độ phát triển kinh tế của thế giới là 5,9%, nhưng tốc độ phát triển của thương mại thế giới từ 1948 đến 1971 là 7,3% Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là nền kinh tế của các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng lên Ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. .. vật chất" cho xu thế toàn cầu hóa" 9 Ba là, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới được tăng cường mạnh mẽ do quá trình quốc tế hóa rất nhanh của nền tài chính thế giới Từ đầu những năm 70, hoạt động về ngân hàng trên thế giới tăng với tốc độ 20% hàng năm, nhanh hơn tốc độ phát triển thương mại thế giới và hơn tốc độ phát triển của tổng sản phẩm thế giới nhiều lần Gần đây, những trao đổi về tiền... diện nền chính trị thế giới 10 năm đầu thế kỷ XXI, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 8 ( 172), 2010 6 Lý Thực Cốc - Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996 7 Maridon Tuarennơ, Sự đảo lộn của thế giới ( Địa chính trị thế kỉ XXI), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội 1996 8 Lại Khắc Toàn ,Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh- phân tích và dự báo, Nxb Khoa học xã... năm tới sẽ là sự thể hiện của kết cấu nhất siêu đa cường Mỹ vẫn tiếp tục thể hiện được vai trò dẫn dắt và chi phối sự phát triển của thế giới Trật tự thế giới cũng có những biến chuyển nhất định, nhưng không có sự thay đổi lớn, và sẽ được cải tổ theo hướng : Đáp ứng hiệu quả hơn nhu cầu đối phó với các thách thức toàn cầu ; phù hợp với thay đổi tương quan lực lượng, lợi ích chung của các trung tâm quyền... tôn giáo lớn của thế giới, có mặt trong 75 nước với 1 tỷ tín đồ Đạo Hồi đang hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực chính trị thế giới, nhất là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan - "Nó giống như cơn sóng không lồ không chỉ tung phá biên giới quốc gia và khu vực, làm rung động toàn bộ thế giới Hồi giáo, mà còn trên chừng mực nhất định, ảnh hưởng đến sự thay đổi và phát triển tình hình thế giới Trong đó, thế lực chủ . dẫn đến một trật tự thế giới mới trong tương lai gần. Trong khuôn khổ của mình, bài viết sẽ đề cập đến các vấn đề nêu trên nhằm chứng minh cho tính ổn định tương đối của trật tự thế giới hiện. thì trật tự thế giới là sự sắp xếp các mối liên hệ chặt chẽ, tổng thể có tính ổn định cao (tương đối) và vì thế nó quy định hành vi của các chủ thể trong trật tự đó. Như vậy, trật tự thế giới. Tuarennơ, Sự đảo lộn của thế giới ( Địa chính trị thế kỉ XXI), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội 1996, tr. 38 2. Tính ổn định của trật tự thế giới Liệu có sự ổn định của trật tự thế giới hay không?

Ngày đăng: 12/04/2015, 00:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w