Xuất phát từ sự nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của bộ môn lịch sử trong nhàtrường, cho nên các cấp các nghành nói chung cũng như đội ngũ giáo viên giảng dạy bộmôn lịch sử nói riên
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG HUYỆN, TỈNH LỚP
9"
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
Môn lịch sử là một nghành khoa học rất quan trọng trong nền khoa học xã hội vànhân văn, và là một trong những môn học cơ bản trong hệ thống giáo dục phổ thông.Lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ sở về lịch sử dân tộc và thếgiới mà còn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trịtruyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, gìn giữbản sắc dân tộc Lịch sử thế giới đã bước vào kỉ nguyên thông tin và trí thức với xuhướng toàn cầu hóa rất mạnh Trong bối cảnh chung của thời đại và khi đất nước ta đangtrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập thế giới, môn lịch sử càng cầnđược coi trọng và cần phát huy chức năng giáo dục để chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm tròntrách nhiệm và nghĩa vụ công dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như tronggiao lưu với các nền văn hóa khác để tiếp nhận các thành tựu của văn minh nhân loại màvẫn giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và sự đa dạng của văn hóa thế giới
Xuất phát từ sự nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của bộ môn lịch sử trong nhàtrường, cho nên các cấp các nghành nói chung cũng như đội ngũ giáo viên giảng dạy bộmôn lịch sử nói riêng, chúng tôi đã phấn đấu chuyển tải và hướng dẫn những chuẩn mựckiến thức, kĩ năng và thái độ tư tưởng đối với học sinh nhằm khơi dậy niềm tin về lịch sửdân tộc với truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, hình thành và phát triểnnhân cách một cách toàn diện Đặc biệt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấphuyện, tỉnh, tôi luôn hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kĩ năng ghinhớ sự kiện lịch sử, đánh giá bản chất sự kiện lịch sử đúng, để từ đó các em vận dụngtrong viết bài và làm bài lịch sử có hiệu quả và có ý thức bảo vệ truyền thống dựng nước
Trang 3và giữ nước của dân tộc ta trải qua các thời kì lịch sử, hiểu và yêu thích trong học lịch sử
nó gắn kết với mốc thời gian dài, nhiều và đòi hỏi học sinh phải nhớ, mà cách nhớ phải lôgíc để viết bài theo từng giai đoạn lịch sử, có móc xích và liên kết, giọng văn trôi chảy.Mặt khác có quan niệm không đúng về bộ môn lịch sử còn chi phối cả cha mẹ học sinh,nhất là trong hoàn cảnh kinh tế thị trường cá môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ tỏ ra đắcdụng hơn Với những lí do đó, đưa đến học sinh chán học môn sử, khi học lại không nhớhết các sự kiện lịch sử, lẫn lộn sự kiện và nhân vật, thời gian… và điều quan trọng làkhông tạo ra được chút cảm xúc nào trước những trang sử của dân tộc
Trong những năm gần đây, phòng giáo dục và đào tạo huyện Đô Lương chúng tôi đã
tổ chức nhiều lần hội thảo về vấn đề này, nhưng vẫn chưa đưa ra được giải pháp tối ưu đểlàm thế nào gây cho học sinh hứng thú trong học lịch sử ở THCS Tuy nhiên bản thân tôi
là những giáo viên được đào tạo chuyên nghành và cũng giảng dạy tương đối nhiều năm,tôi vô cùng băn khoăn, trăn trở về những vấn đề khó mà hội đồng chuyên môn đã cùngnhau trao đổi, và cũng nhiều năm nay chúng tôi đảm nhận công tác BDHSG huyện, tỉnh
khối 9 đạt hiệu quả khả quan Chính vì lẽ đó tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Xây dựng
chuyên đề BDHS giỏi tỉnh lớp 9 bộ môn lịch sử.”
Trang 4sử ở huyện chúng tôi, đa số đạt chuẩn và trên chuẩn, năng lực chuyên môn khá đồng đều,nhiều người tâm huyết với nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao Đặc biệt là trongnhững năm gần đây, Sở GD và ĐT Nghệ An có thay đổi trong cách thi tuyển chọn họcsinh giỏi bộ môn lịch sử, mà nhất là khâu ra đề thi đã chỉ ra được những yếu tố gặp nhau
Trang 5của giáo viên dạy bồi dưỡng bộ môn sử với học sinh học sử và hệ thống câu hỏi trong đềthi học sinh giỏi tỉnh bộ môn sử, với những yếu tố đó được gặp nhau rất phù hợp và bámsát chuẩn kiến thức bộ môn sử, khâu ra đề không đánh đố học sinh THCS và có thể hiện
sự đổi mới trong ra đề thi, trong cách chấm chiết điểm với sự chỉ đạo của Sở GD rất sátsao Đây là bước ngoặt quan trọng đối với đội ngũ giáo viên chúng tôi, là cơ sở để khẳngđịnh vị trí, vai trò của mình đối với nhà trường và đối với đồng nghiệp Chính vì vậy,chúng tôi như được tiếp thêm sức mạnh, như được đón nhận luồng sinh khí mới để phấnđấu, gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp BDHS giỏi huyện, tỉnh bộ môn lịch
sử ở trường THCS
2 Khó khăn:
- Xuất phát từ chỗ môn lịch sử bị xem nhẹ, nên đội ngũ giáo viên dạy lịch sử cũng
không được coi trọng như những giáo viên các môn khác, nên dẫn đến tình trạng lànhững giáo viên dạy lịch sử không đầu tư thời gian để đổi mới phương pháp dạy học,thậm chí lên lớp cốt để hoàn thành nghĩa vụ, còn chất lượng bài giảng đến đâu, học sinhhiểu và học như thế nào giáo viên không cần để ý Ngoài ra, do đời sống của đại bộ phận
giáo viên dạy lịch sử ở trường THCS gặp nhiều khó khăn, ngoài thời gian lên lớp họ phải
làm thêm để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, tuy nhiên công việc làm thêm đóthường không gắn liền với chuyên môn Những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm
tư tình cảm và chất lượng dạy học của giáo viên
- Do một số bậc phụ huynh với sự nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của
bộ môn lịch sử nên đã hướng con mình vào việc coi nhẹ bộ môn không thật sự muốnnhận thức về nó, và xem môn lịch sử là một môn phụ, khi nào báo môn thi vào THPT thìmới học để thi và thi xong thì nhanh chóng quên ngay, vì theo một số học sinh thườngquan niệm: “ Phải nhớ để làm gì, nó có giúp ích gì đâu…”, phải chăng trong cơ chế thị
Trang 6trường giáo dục cũng đang bị “phân hóa” khi mà xã hội chưa nhận thức đúng về tầmquan trọng của môn lịch sử thì khó đặt nó tương xứng với giá trị thực sự Chúng ta đãtừng nghe: “ Khi anh bắn vào quá khứ một phát súng lục thì tương lai sẽ bắn lại anh bằngmột phát đại bác.” Hay ngược lại “nếu ngày nay ta biết trân trọng quá khứ một chút thìgiá trị mà quá khứ đem lại cho ta nhiều hơn bội phần cái mà ta đã giành cho quá khứ”.
- Do thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh quá dài không có thời giannhiều để tập trung ôn tập thi vào các trường THPT chuyên hay trường công lập Đây mới
là mục tiêu chính mà học sinh phấn đấu trong thời gian học THCS và cũng là mong muốncủa hầu hết tất cả các bậc phụ huynh
- Học sinh học BD đội tuyển môn lịch sử dự thi huyện, tỉnh thường là những họcsinh có học lực không được khá mà chỉ đứng vào tốp trung bình, mà trong đó môn khoahọc tự nhiên các em lại hơi non nếu là những học sinh học vào loại khá, giỏi thì môn sửkhông có sự lựa chọn của các em mà chủ yếu là các môn khoa học tự nhiên và môn ngoạingữ các em tập trung nhiều nhất Đó là một trong những khó khăn của giáo viên dạy BDđội tuyển ở các trường chuyên chúng tôi, có thể nói sau môn Giáo Dục công Dân thìkhông có sự lựa chọn môn nào nữa thì các em lựa chọn vào môn lịch sử, mặc dù những
em này có đạo đức rất ngoan, chăm chỉ nhưng khả năng tiếp thu kiến thức bộ môn lịch sửcòn chậm và kĩ năng viết bài chưa được tốt
Trên đây là những trở ngại lớn của bản thân tôi nói riêng, toàn bộ giáo viên dạy lịch
sử nói chung, đặc biệt trong quá trình tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi Bản thân tôicần phải có nhiều nỗ lực, cố gắng để tìm ra những giải pháp, phương pháp dạy học đểđem đến cho các em học sinh sự hứng thú, niềm say mê Từ đó, rèn luyện ý chí, niềm tin,nghị lực làm hành trang để các em vững vàng tự tin học môn lịch sử và trau dồi kĩ năngviết bài để đưa bộ môn dự thi có hiệu quả hơn
Trang 7II Một số kinh nghiệm trong công tác tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh 9.
1 Chọn đối tượng học sinh:
Đây là một bước quan trọng đầu tiên, đòi hỏi giáo viên phải công tâm, hơn thế nữaphải có nghệ thuật sư phạm để khơi dậy niềm tin, sự hứng thú đối với học sinh
Để chọn được đội tuyển học sinh có kết quả, trước hết giáo viên cần thực hiện đượcmột số yêu cầu sau:
- Chọn những học sinh yêu thích, có nguyện vọng và say mê bộ môn lịch sử
- Chọn một số học sinh có năng lực nhưng không được các bộ môn khác tuyểnchọn
Cụ thể:
+ Đối với học sinh trường chuyên, đa số học khá, giỏi nhưng vì một số yếu tố kháchquan từ gia đình, trào lưu xã hội cho nên không có nguyện vọng thi học sinh giỏi mônlịch sử Từ đó, giáo viên có biện pháp: chọn những em chưa thực sự xuất sắc nhưng say
mê, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với bộ môn lịch sử
+ Đối với học sinh các trường khác: Số lượng học sinh tham gia thi học sinh giỏihuyện nhiều, đa số có học lực khá và giỏi nhưng khó có khả năng để được chọn vào độituyển các môn khác nên chúng tôi động viên, khuyến khích các em thi môn lịch sử ( đây
là khâu thuận lợi cho việc chọn học sinh trường ngoài dự thi học sinh giỏi huyện , tỉnhtham dự bồi dưỡng tại trường chuyên chúng tôi)
+ Khi đã chọn được đội tuyển học bồi dưỡng tại trường chuyên để dự thi tỉnh, đốivới các trường ngoài có học sinh tham gia thì chúng tôi tham mưu với ban giám hiệu cáctrường đó hỗ trợ kinh phí, động viên và tạo điều kiện cho học sinh tham gia học bồi
Trang 8dưỡng và dự thi tỉnh bộ môn lịch sử, luôn giữ mối liên hệ với giáo viên các trường có họcsinh dự thi tỉnh bộ môn sử cần quan tâm, thúc đẩy, nhắc nhở học sinh mình ôn tập và ghinhớ kiến thức bộ môn để dự thi có hiệu quả ở cấp tỉnh.
Dưới sự chỉ đạo sát sao và quan tâm của phòng GD & ĐT huyện Đô Lương, khi sốlượng học sinh đậu học sinh giỏi huyện khối 8 môn sử năm học trước của đội tuyển cũngnhư các đội tuyển khác đều được thành lập và bồi dưỡng tại trường THCS Lý NhậtQuang
2 Thực hiện thành lập đội tuyển dự thi Tỉnh
a Về phía nhà trường:
- Tổ chức tuyển chọn nguồn các đội tuyển từ học sinh lớp 8 (Tham gia thi học sinhgiỏi huyện lớp 8)
- Tiến hành thành lập đội tuyển bồi dưỡng: khoảng 20 đến 25 em
+ Đợt I: 30 buổi, từ 15 tháng 7 đến giữa tháng 12 (Giáo viên chính phụ trách dạytheo khung chương trình)
* Kiểm tra đội tuyển: Thực hiện theo 3 vòng
* Qua mỗi vòng lấy sao: chọn 5 em điểm cao nhất mỗi vòng thi để đánh giá kết quảhọc tập của học sinh
* Tiếp tục thi Huyện và chọn đội tuyển chính thức (Có đề và đáp án)
+ Đợt II: 40 buổi: Bồi dưỡng đội tuyển chính thức Từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 3( Do hai giáo viên phụ trách – có khung chương trình)
* Khi đã chọn được đội tuyển 8 em, Phòng GD&ĐT cùng nhà trường phân cônggiáo viên dạy bồi dưỡng Trường chúng tôi có 2 giáo viên giảng dạy môn lịch sử, mỗi
Trang 9giáo viên phụ trách chính một năm, giáo viên còn lại làm công tác hỗ trợ và luân phiênnhau.
b Đối với giáo viên dạy:
- Lên kế hoạch bồi dưỡng (theo khung chương trình)
- Phân công nhiệm vụ: Giáo viên chính dạy 30 buổi, giáo viên hỗ trợ dạy 10 buổi
- Trước khi dạy BDĐT 9 dự thi tỉnh phải báo cáo kế hoạch với tổ chuyên môn vàBan giám hiệu nhà trường
Sau khi được tổ chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường xét duyệt, chúng tôi lênkhung chương trình bồi dưỡng như sau:
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN MÔN LỊCH SỬ 9,
Trang 10Chuyên đề 1: Liên xô và các nước Đông Âu từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai:
1
Có3lầnkiểmtrachođộituyển
+ HS hiểu rõ về tình hình Liên Xô và Đông Âu từ năm
1945 đến năm 1991
+ Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô, sự sụp
đổ của CNXH ở các nước Đông Âu
+ Đánh giá về vai trò của Liên Xô với phong trào cách
mạng thế giới
2
+ Nhận xét về những thành tựu đạt được và một số sai
lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông
Âu
Chuyên đề 2: Quá trình phát triển của phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La- Tinh từ năm
1945 đến nay:
4
- Những nét chung ở các nước Á, phi, Mĩ la- tinh:
Quá trình đấu tranh giành độc lập và sự phát triển, hợp
tác sau khi giành độc lập
- Trung Quốc và sự ra đời của nước cộng hòa nhân
dân Trung Hoa, thành tựu nổi bật trong 10 năm đổi
mới…
5
Trang 111/2014 - Các nước ĐNA: cuộc đấu tranh giành độc lập, sự ra
đời và phát triển của tổ chức ASEAN, mối quan hệ
Việt Nam và ASEAN …
- Các nước Châu Phi: Tình hình chung, cộng hòa Nam
phi và cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng
tộc, vai trò của Nen xơn Man đê la
- Các nước Mĩ la- tinh: Những nét chung về xây dựng
và phát triển đất nước, Cách mạng Cu Ba…, tìm hiểu
về mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba đến nay, vai
trò của Phiđen catxtơrô
2
Luyện làm bài tập chuyên đề 1 và 2 1
Chuyên đề 3: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay:
+ Các nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ năm
Trang 12+ Những thành tựu chủ yếu của cách mạng KHKT + Đánh giá được ý nghĩa, những tác động tích cực vàhậu quả tiêu cực của CMKHKT.
+ Liên hệ tới bản thân, vấn đề môi trường của địaphương và của đất nước…
2/2014
Chuyên đề 5: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm
+ Phân tích những nội dung chính của lịch sử thế giới
từ sau năm 1945 đến nay
+ Các xu thế phát triển của thế giới ngà nay
+ Nhiệm vụ của Việt Nam trước xu hướng chung củathế giới
- Hướng dẫn HS làm bài tập và viết bài chuyên đề
3, 4 và 5
- Kiểm tra đội tuyển bài 1
2
Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 1954:
chuyên đề 6: Việt Nam trong những năm 1919 – 1930.
- Nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai củathực dân pháp trên mọi lĩnh vực…
+ Sự biến đổi về mặt kinh tế, xã hội nước ta dưới tácđộng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
+ Nhận xét và đánh giá so sánh với cuộc khai thác
2
Trang 13- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đưa đến quátrình thành lập ĐCS việt nam1930
2
Chuyên đề 7: Việt Nam trong những năm 1930- 1939
+ Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt nam: thờigian, địa điểm, nội dung và ý nghĩa của sự thành lậpĐảng
+ Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lậpĐảng cộng sản việt nam năm 1930
+ Phong trào cách mạng trong những năm 1930
-1931, tìm hiểu về xô viết Nghệ - Tĩnh, một số di tíchlịch sử …
+ Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 …hướng dẫn HSnắm được mục tiêu, hình thức đấu tranh trong thời kì
2
Trang 14+ Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của phong tràocách mạng 1930 - 1931 và cuộc vận động dân chủ
1936 -1939
+ Kiểm tra đội tuyển lần 2
Chuyên đề 8: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng
tám năm 1945
+ Hoàn cảnh lịch sử: trên thế giới và Đông Dươngtrong những năm 1939 - 1945
+ Các cuộc khởi nghĩa: Bắc sơn, Nam kì (liên hệ lịch
sử địa phương: Binh biến Đô Lương): nguyên nhânbùng nổ, diễn biến chính, ý nghĩa và bài học kinhnghiệm, nhận xét về những cuộc khởi nghĩa trên…
+ Tình cảnh của nhân dân ta dưới hai tầng áp bứcNhật_ Pháp
+ Các chủ trương của Hội nghị trung ương lần thứ 8(5 -1941), ý nghĩa và tác dụng của Hội nghị
+ Sự ra đời của mặt trận việt minh và việc xây dựnglực lượng chính trị, lực lượng vũ trang trên khắp cácvùng trong cả nước
+ Chủ trương của Đảng và diễn biến Cao trào khángNhật cứu nước, nhận xét về cao trào kháng Nhật cứu
5
Trang 15Chuyên đề 9: Việt nam từ sau cách mạng tháng tám
đến toàn quốc kháng chiến 1945-1946:
+ Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám năm1945: những khó khăn và thuận lợi…
+ Biện pháp của Đảng - chính phủ để giải quyếtnhững khó khăn trong và ngoài nước…
+ Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của hiệpđịnh sơ bộ 6-3-1946
2
Chuyên đề 10: Việt nam từ cuối năm 1946 - 1954.
+ Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp(1946-1950):
5
Trang 16- Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp
- Cuộc chiến đấu trên mặt trận quân sự: Các đô thị
phía Bắc vĩ tuyến 16, chiến dịch Việt Bắc thu - đông
năm 1947, chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950,
cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 - 1954
và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
- Thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa - giáo dục và
ngoại giao trong thời kì lịch sử 1946 - 1954
+ Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1945
-1954
- Kiểm tra đội tuyển lần 3
3 Kinh nghiệm tuyển chọn và bồi dưỡng:
* Công tác tư tưởng:
- Ngày nay, do xu thế xã hội và cách nhìn lệch lạc của một bộ phận phụ huynh, họcsinh về bộ môn lịch sử, xem đây là môn phụ cho nên nhiều em ngần ngại, mặc cảm khihọc và tham gia đội tuyển môn lịch sử Chính vì vậy, khi lựa chọn đội tuyển, bản thângiáo viên chúng tôi là những người trực tiếp giảng dạy BDĐT dự thi tỉnh bộ môn lịch sử,chúng tôi thường trực tiếp gần gũi các em và luôn chia sẻ về những tâm tư, trách nhiệmcủa các em khi được vào học tại trường chuyên, hướng các em có sự yêu thích bộ mônlịch sử và khẳng định rõ tầm quan trọng của bộ môn lịch sử cũng như các bộ môn khác.Ngoài ra bản thân giáo viên chúng tôi luôn giúp cho các em hiểu biết về sự lãnh đạo của
Trang 17Đảng - Bác Hồ, sự đoàn kết của toàn dân tộc trong những cuộc kháng chiến chống chủnghĩa thực dân và bọn đế quốc lớn tầm cỡ quốc tế, mục đích là giúp cho các em hiểu rõ
về tinh thần yêu nước, xây dựng đất nước nay mai của các em Mặt khác, trong quá dạy
BD giáo viên luôn luôn tạo không khí học tập hứng thú, sôi nổi giữa giáo viên và họcsinh có một mỗi quan hệ thân thiện gần gũi hơn, Giáo viên luôn là động lực chia sẻ mọitrở ngại cho học sinh khi các em gặp vướng mắc trong học tập và một số hoạt động kháctrong nhà trường
- Khi giảng dạy bồi dưỡng, giáo viên thường nêu gương những học sinh tiêu biểu,xuất sắc trong những năm học trước để khơi dậy ở học sinh tinh thần lạc quan, tin tưởng
và ý chí phấn đấu để học tập những anh chị các khóa trước, tạo niềm tin nhằm đem lạihiệu quả cao hơn
- Ngoài việc động viên về tinh thần, giáo viên còn động viên cả về vật chất, sau khi
có kết quả thì giáo viên dạy bồi dưỡng, nhà trường và hội khuyến học của huyện thườngkhen thưởng cho những học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh từ đậu cho đến đạt giải cao, đặcbiệt là trong đó phải nói đến sự quan tâm của giáo viên dạy bồi dưỡng đối với các emđộng viên khích lệ các em rất kịp thời khi có kết quả mà nhất là đội học sinh của trường
và cũng là một niềm an ủi cho giáo viên dạy bồi dưỡng tại trường Lý Nhật Quang chúngtôi
Nói tóm lại, làm công tác tư tưởng để lựa chọn học sinh giỏi huyện dự thi học sinhgiỏi tỉnh lớp 9 quả là một công đoạn vất vả của người giáo viên dạy lịch sử Đối với bảnthân chúng tôi, trước khi thành lập đội tuyển dự thi huyện chúng tôi gặp gỡ từng em traođổi về bộ môn, tạo mối thân thiện giữa cô và trò, rồi khuyến khích các em dự thi học sinhgiỏi huyện nếu đạt giải sẽ cộng vào điểm học kì, nếu được vào đội tuyển dự thi học sinhgiỏi tỉnh thì sẽ được ưu tiên và được các giáo viên bộ môn khác chú ý rèn luyện trong học
Trang 18tập nhiều hơn…Thật sự, có những lúc bản thân chúng tôi sau các buổi họp lựa chọn họcsinh dự thi học sinh giỏi huyện, tỉnh nơi trường Lý Nhật Quang chúng tôi giảng dạy thì cảnhóm sử đều nhìn nhau với ánh mắt buồn và có những lúc rơi lệ, buồn vì thấy học sinhtràn sang các bộ môn khác nhiều, còn đối với bộ môn sử chúng tôi chỉ nhận được câu trảlời của các em: “ Em cũng muốn tham gia học bồi dưỡng môn sử nhưng bố, mẹ khôngcho đi cô à…” rồi mỗi lần nhìn đồng nghiệp có học sinh đỗ đạt của các môn trong nhàtrường, nhận lời khen của cấp trên, danh hiệu được nhắc đến… bản thân chúng tôi cũngcảm thấy chạnh lòng và quyết tâm trong công tác tư tưởng đã cố gắng thuyết phục và lựachọn học sinh có sự đồng nhất, cố gắng tìm được sự gặp gỡ trong học tập và giảng dạygiữa cô và trò, mong cho bộ môn lịch sử ở trường Lý Nhật Quang chúng tôi có hiệu quả
và có học sinh dự thi cấp tỉnh như những trường khác
* Phương pháp bồi dưỡng:
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh trước hết phải xác định động cơ, hứng thú học
tập bộ môn lịch sử Xác định mục tiêu học tập là hình thành ở học sinh động cơ đúng đắntrong học bộ môn lịch sử, động cơ là động lực bên trong thúc đẩy trực tiếp con người tahoạt động, trong đó bước đầu là giáo viên phải khơi gợi được hứng thú của học sinh đốivới việc học tập, làm rõ mục đích học tập, công việc này tập trung tiến hành trong bài mởđầu cũng như phần đầu của bài giảng trong suốt quá trình giảng dạy, những người dạy cókinh nghiệm thường kết hợp hai yêu cầu đó, trong bài mở đầu giáo viên phải giúp chohọc sinh thấy được mục đích và yêu cầu của toàn chương trình học, đồng thời biết nêu ramột số vấn đề trong nội dung học tập có khả năng khêu gợi hứng thú học tập của họcsinh, khiến học sinh khát khao muốn được biết, kích thích tính tích cực học tập của họcsinh
Trang 19Trong động cơ học tập môn lịch sử của học sinh, phải được tạo ra bởi quyền lợiđược hưởng của các em như: được khen thưởng, cộng điểm… hoặc bằng sức mạnh củanội dung bài học Nếu không có động cơ học tập thì học sinh sẽ không có nhu cầu thamgia tích cực vào bài học, cho nên muốn nâng cao chất lượng BD học sinh giỏi bộ môn sửtại trường chuyên thì đòi hỏi người giáo viên phải hình thành ở học sinh động cơ, thái độhọc tập đúng đắn.
- Giáo viên phải sớm hình thành ở học sinh những năng lực học và làm bài thi bộ mônlịch sử Năng lực học và là khả năng tự mình chiếm lĩnh kiến thức lịch sử một cách cóhiệu quả dưới sự điều khiển hướng dẫn của giáo viên Muốn vậy, học sinh phải đượctrang bị những cơ sở mang tính phương pháp luận nhận thức lịch sử, kiến thức lịch sử màhọc sinh lĩnh hội là những kiến thức đã được khoa học xác nhận và được ghi chép trongsách giáo khoa bộ môn Xuất phát từ đặc trưng của kiến thức lịch sử, thì giáo viên dạycần hình thành cho học sinh những kĩ năng sau:
Thứ nhất, kĩ năng ghi nhớ các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử một cách có hệ
thống Lịch sử là cụ thể, các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử luôn luôn gắn liền với mộtkhông gian, thời gian, nhân vật lịch sử nhất định, mà tách các yếu tố đó ra khỏi sự kiệnthì chúng ta không thể hiểu được lịch sử nữa Vì vậy, một trong những yêu cầu quantrọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi là giáo viên phải yêu cầu học sinh thuộc các
sự kiện lịch sử cơ bản
Thứ hai, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề: Học sinh giỏi môn lịch sử là những
học sinh ham thích say mê nghiên cứu và học tập môn lịch sử, học sinh phải tự mình pháthiện ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề trong quá trình học tập, học sinh phải luônluôn có ý thức tìm hiểu để làm sáng tỏ các sự kiện lịch sử và giải thich vì sao như thế?
Trang 20Thứ ba, cách làm bài thi môn lịch sử: Với xu thế thi học sinh giỏi huyện, tỉnh ngày
nay theo hình thức tự luận, đề thi học sinh giỏi thường từ 3 đến 4 câu, trong thời gian cóhạn 150 phút thì đòi hỏi học sinh phải có những kĩ năng cơ bản trong việc nhận thức đề,phân bổ thời gian, giải quyết đề và trình bày bài
Những kĩ năng trên không phải ngày một ngày hai có được, mà phải là một quá trìnhgiảng dạy, bồi dưỡng của giáo viên đối với học sinh Nó từng bước hình thành ngay từkhi các em được lựa chọn dự học bồi dưỡng để thi cấp huyện, tỉnh Để có những kĩ nănghọc bộ môn lịch sử có hiệu quả, trong quá trình BDHS giỏi giáo viên cần hướng dẫn chocác em làm bài tập lịch sử dưới nhiều dạng khác nhau, kể cả kĩ năng trắc nghiệm, tự luận
và thực hành
* Trong hướng dẫn chung cho bộ môn:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học nội dung cơ bản ở SGK, bám sát chuẩn kiến thức
bộ môn, thu thập những tài liệu tham khảo nhưng không nên tràn lan quá, các thông tincập nhật thời sự tin tức trong và ngoài nước, tham khảo một số đề thi huyện, tỉnh củanhững năm trước đó
- Giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh dự thi tỉnh bám sát vào hai phần : Phần thứ nhất
“lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay”, phần thứ hai “lịch sử Việt Nam từ 1919đến 1954”
III Xây dựng chuyên đề BDHSG Tỉnh lớp 9:
Nội dung cụ thể: Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến Toàn Quốc kháng chiến (1945 - 1946).
A Kiến thức cần đạt:
Trang 21- HS nắm được tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đó là nhữngkhó khăn và thuận lợi; Biện pháp của Đảng- chính phủ, Bác Hồ để củng cố, xây dựng vàgiữ vững chính quyền, đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản; Những chính sách đốingoại của Đảng - chính phủ, Bác Hồ (Việc kí hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và tạm ước 14-9-
1946 với Pháp )
- Giáo dục các em sự khâm phục tài năng lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, đứng đầu
là chủ tịch Hồ Chí Minh Ý thức xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt nam XHCN
- HS so sánh được sự khác nhau trong biện pháp đối phó với giặc ngoại xâm của ta,nhận xét và đánh giá được ý nghĩa chung, lập bảng tóm tắt các sự kiện tiêu biểu của thời
kì lịch sử từ năm 1945 - 1946
B.
Hoạt động dạy học :
HĐ1.Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945:
Hoạt động của giáo viên- học sinh Kiến thức cơ bản
Mở đầu buổi học gv gợi mở để hs tái
hiện lại nét chính về tình hình nước ta
- Gợi ý: Hãy phát hiện ra các mặt
Thuận lợi, tìm các khó khăn nổi bật
Trang 22nước VN DCCH vào thời điểm đó.
Hs theo nhóm làm việc
Cô - trò chốt nhanh các ý
(Kiến thức ở đây chủ yếu ở dạng
Biết- là buổi Bd HSG nên hs cần làm
Mỹ La Tinh phát triển mạnh mẽ;phong trào đấu tranh vì hòa bình vàquyền sống, vì tự do dân chủ của giaicấp công nhân và nhân dân lao động
và các nước TBCN phát triển mạnh + Trong nước: Cách mạng ViệtNam có Đảng lãnh đạo, một Đảng đãdày dạn kinh nghiệm qua 15 năm, cóBác Hồ lãnh đạo một lãnh tụ đượcnhân dân mến yêu và tin tưởng; nhândân ta đã giành được chính quyền vàlàm chủ, bước đầu được hưởng mọiquyền lợi do chính quyền cách mạngđưa lại nên rất phấn khởi gắn bó vớichế độ; dân tộc ta có truyền thống