Đây là kiến thức trọng tâm của phần này. Gv lưu ý hs chú ý học để nắm chắc các kiến thức cơ bản và nâng cao.
? Nêu hoàn cảnh lịch sử trước thời điểm ta chấp nhận hòa với Pháp.
Dẫn nội dung Hiệp ước Hoa Pháp...
nước ta.
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả đất nước ta. Để thực hiện ý đồ trên, thực dân Pháp kí với chính phủ Tưởng Giới Thạch hiệp ước Hoa - Pháp vào ngày 28-2-1946… -> Hiệp ước Hoa - Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù.
-> Chủ trương của ta:
Hs cặp đôi ghi nhớ nội dung Bản Hiệp định.
? Em có nhận xét gì nội dung H.Đ sơ bộ Việt - Pháp.
- Pháp phải công nhận “Nền tự do” của Việt nam; Ta có nền hoà bình, “ngừng bắn”... - Hạn chế (ta phải chấp nhận): Chưa có Độc lập; nền hoà bình mong manh...
Yêu cầu hs đánh giá ý nghĩa của quyết sách này...
=> Ngày 3-3-1946, Ban thường vụ trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì đã chọn giải pháp “ hòa để tiến”. * Ngày 6-3-1946, tại Hà Nội chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ VNDCCH kí với G. Xanh Tơ Ni, đại diện chính phủ Pháp bản hiệp định sơ bộ.
+ Nội dung hiệp định sơ bộ: Chính phủ Pháp công nhận… Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa thỏa thuận… hai bên ngừng mọi cuộc xung đột…
* Ý nghĩa lịch sử: Việc kí hiệp định sơ bộ hòa hoãn với Pháp, ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi, vì phải chống nhiều kẻ
Gv dẫn thêm: * sau hiệp định sơ bộ 6- 3-1946:
- Thực dân Pháp tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Na Bộ, lập chính phủ Nam kì tự trị, âm mưu tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam…
- Ngày 6-7-1946, cuộc đàm phán bị thất bại, vì Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập và thống nhất của nước ta.
- Tại Đông Dương, Pháp tăng cường những hành động khiêu khích, quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng có nguy cơ bùng nổ chiến tranh.
- Trước tình đó, chủ tịch Hồ Chí Minh đang thăm nước pháp với tư cách là thượng khách của chính phủ Pháp, đã kí với Pháp bản tạm ước 14-9-1946, ta tiếp tục nhân nhương cho Pháp một số quyền lợi về kinh
thù cùng một lúc, đẩy được 20 vạn quân Tưởng cùng bọn tay saira khỏi nước ta, có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau.
tế, văn hóa ở Việt Nam…Bản tạm ước đã tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp không thể tránh khỏi.
C.Một số bài tập thực hành:
Bài 1: Lập bảng tóm tắt các sự kiện lịch sử chính thời kì từ năm 1945-1946.
Hướng dẫn hs lập niên biểu:
Thời gian Sự kiện
2-9-1945 Chủ tịch HCM đọc tuyên ngôn độc lập tuyên bố sự ra đời nước Việt nam Dân chủ cộng hoà.
... ...
( Yêu cầu hs cặp đôi hoàn thành trong khoảng 10 phút....Gv chốt và yêu cầu:
?1. Trong bảng niên biểu trên em hãy chọn 1 số sự kiện tiêu biểu và giải thích tại sao.
VD: Ngày 8-9-1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ - một sự kiện có ý nghĩa: Sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với giáo dục; Tạo cơ sở pháp lí để toàn dân tham gia học tập, cùng nhau diệt giặc dốt...)
?2. Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám có những khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”. Hãy phân tích những khó khăn đó?
+ Hướng dẫn cho HS phần dàn ý:
- Hoàn cảnh đất nước sau cách mạng tháng tám… - Kinh tế…Nạn đói xảy ra nghiêm trọng…
- Tài chính…Ngân quỹ nhà nước trỗng rỗng…
- Văn hóa - Giáo dục…người dân bị mù chữ chiếm hơn 95%... các tệ nạn xã hội phổ biến…
- Thù trong giặc ngoài đe dọa…
* Những khó khăn ấy đang đe dọa sự tồn sự tồn vong của chính quyền cách mạng, chính quyền dân chủ ở trong tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”.
?3. Chủ trương “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược”, được Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ chí Minh vận dụng trong thời gian từ tháng 9-1945 đến trước 19-12-1946 như thế nào?
+ Hướng dẫn cho HS làm bài theo các ý:
- Từ tháng 9-1945 đến trước 6-3-1946, thực hiện việc nhân nhượng với Tưởng ở miền Bắc, tập trung lực lượng đánh Pháp ở Nam Bộ.
- Từ sau 6-3-1946 đến trước 12-9-1946, thực hiện hòa với Pháp để đuổi quân Tưởng ra khỏi miền Bắc.
* Những chủ trương đó, thể hiện sự sáng suốt, tài tình, khôn khéo của Đảng - chính phủ và chủ tịch Hồ chí Minh, đã đưa nhân dân ta vượt qua những thử thách to lớn lúc đó và sẵn sàng tiến vào cuộc chiến đấu mà ta chắc chắn không thể tránh khỏi…
? 4. Chính phủ ta kí Hiệp định sơ bộ với Pháp ngày 6-3-1946 và tạm ước 14-9-1946 nhằm mục đích gì? Ý nghĩa của việc kí Hiệp định sơ bộ và tạm ước?
* - Chính phủ ta kí Hiệp định sơ bộ với Pháp ngày 6-3-1946 nhằm mục đích: Nhanh chóng đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến chống Pháp sau này.
- Kí tạm ước ngày 14-9-1946, nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng và củng cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà ta biết là không thể tránh khỏi.
- Như vậy, việc chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3 và tạm ước 14-9 -1946 đều có chung mục đích: có thời gian hòa bình để xây dựng và củng cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Ý nghĩa...
+ Việc kí Hiệp định sơ bộ tuy không buộc được Pháp công nhận Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất, có chủ quyền, nhưng việc Pháp công nhận nước Việt Nam là một quốc gia tự do là cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh với Pháp.
+ Nhờ hòa với Pháp mà ta đã phá tan được âm mưu của chúng trong việc cấu kết với tưởng dể chống phá cách mạng nước ta...
+ Việc kí Hiệp định và tạm ước với Pháp, chứng tỏ thiện chí hòa bình, đáp ứng mong muốn của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới không muốn có chiến tranh xảy ra, do đó ta tranh thủ được sự đồng tình của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới.