Ngăn ngừa công tác phòng chống buôn bán trẻ em ở xã phú lũng”

19 574 0
Ngăn ngừa công tác phòng chống buôn bán trẻ em ở xã phú lũng”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nhất là từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tình hình tội phạm buôn bán người xảy ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Một bộ phận trẻ em bị buôn bán ở trong nước, chủ yếu từ các vùng nông thôn, miền núi ra thành phố, thị xã để làm gái mại dâm; phần lớn số còn lại bị buôn bán ra nước ngoài với nhiều hình thức và mục đích khác nhau. Tệ nạn buôn bán trẻ em đã trở thành vấn đề nóng bỏng, nhức nhối ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt của xã hội, phong tục tập quán còn lạc hậu, bộn tội phạm ngày càng tinh vi, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, tiềm ẩn những nhân tố xấu về an ninh quốc gia và trật tự xã hội, ở trên trái đất này, không ít trong chúng ta bắt gặp những cảnh tượng hết sức đau lòng; bố mẹ mất con; con cái không được sự chăm sóc của cha mẹ, anh mất em… Các em nhỏ, chỉ ở độ tuổi ê a, vậy mà đã trở thành hàng hóa để trao đổi mua bán, số lượng không nhỏ các em phải vật lội với cuộc sống hàng ngày vì không có người thân, không ít cảnh các em nhỏ phải đi xin từng đồng tiền lẻ của những người đi đường. Những tia nắng cuộc đời đã chiếu lên làn da non nớt của chúng, sạm đen và dày hơn. Tự hỏi, trong cuộc sống còn bao nhiêu đứa trẻ như thế nữa, tại sao chúng lại phải gánh trên vai số phận nghiệt ngã như vậy! Trong khi những đứa trẻ đồng trang lứa thì đang sống trong bầu không khí đầy ắp tình thương của biết bao người, còn các em đan lưu lạc ở những phương trời xa lạ, với bao tủi nhục cay đắng bởi những con người không có trái tim, Chính vì những lý do trên mà em đã chọn tiểu luận “ Ngăn ngừa công tác phòng chống buôn bán trẻ em ở xã Phú Lũng” làm bài tình huống “Trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt" của mình. Nghiên cứu vấn đề này em xin đưa ra vấn đề, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục tình trạng trên. Do khuôn khổ thời gian có hạn và là lần đầu Bài viết còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự góp ý từ phía giáo viên và các thầy cô bộ môn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN II: NỘI DUNG 1.Mô tả tình huống Theo công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niêm sớm hơn. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam: Điều 1 quy định: Trẻ em được hiểu là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Từ định nghĩa này, Điều 40 đã quy định: "Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật". Nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: - Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang. - Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (Ông, bà nội ngoại; bố mẹ nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa.Trẻ em mồ côi còn được hiểu bao gồm cả trẻ em dưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa. - Trẻ em khuyết tật là trẻ em bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho sinh hoạt, học tập và lao động gặp nhiều khó khăn. - Trẻ em lao động. - Trẻ em phạm pháp. - Trẻ nghiện ma túy. - Trẻ em nghèo Buôn bán người là các hành vi bao gồm: tuyển dụng, vận chuyển, che giấu hoặc tiếp nhận người bằng cách sử dụng bạo lực hay bằng các hình thức khác như ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, bằng cách sử dụng quyền lực hay lạm dụng hoàn ảnh dễ bị tổn thương bằng cách đưa hoặc nhận các khoản tiền hay lợi ích để đạt được sự đồng ý một người có quyền kiểm soát người khác nhằm mục đích bóc lột.( Theo công ước của Liên Hợp Quốc)  Buôn bán trẻ em: Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa chính thức thế nào là “ buôn bán phụ nữ và trẻ em”. Tuy nhiên, từ những thông tin tìm hiểu về vấn đề này em xin đưa ra cách hiểu của mình về buôn bán trẻ em. Buôn bán trẻ em là hành vi mua và bán vì mục đích tư lợi , hay là việc chuyển giao phụ nữ, trẻ em từ một người khác nhằm mục đích vụ lợi đổi lấy tiền hay lợi ích vật chất khác 2.Phân tích nguyên nhân và hậu quả. 2.1 Nguyên nhân Khi nghiên cứu tình hình buôn bán trẻ em tôi nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ và trẻ em trở thành nạn nhân của vụ việc này. Sau đây tôi xin đề cập tôi xin đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Ham lợi ích vật chất là yếu tố đầu tiên dẫn đến việc buôn bán phụ nữ và trẻ em, do cả hai phía: kẻ buôn người và nạn nhân. Kẻ buôn người bất chấp pháp luật và đạo lý bởi một “hình thức kinh doanh” không mất vốn mà lại thu được số lợi nhuận quá hời. Nạn nhân, bị hấp dẫn bởi những “chiếc bánh vẽ” ngon lành về lợi ích kinh tế mà bọn buôn người đưa ra, kết cục là sa vào bẫy của bọn chúng. - Trình độ dân trí thấp, hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến nạn buôn bán người… là những tồn tại phổ biến trong dân cư vùng sâu vùng xa, thậm chí cả với những đô thị, thành phố lớn nhưng gia đình, nhà trường chưa có sự quan tâm, giáo dục sát sao về vấn đề này. Nhiều vụ việc xảy ra với những tình tiết đơn giản đến không ngờ mà nếu như một người có nhận thức, hiểu biết về vấn đề này sẽ không bao giờ mắc phải. Trên thực tế, các nạn nhân vẫn bị dỗ ngon, dỗ ngọt bởi các chiêu bài tìm việc làm nhàn hạ nhưng lại có thu nhập cao. Họ dễ dàng theo đối tượng có khi chỉ quen biết sơ sơ đến những nơi xa lạ để mong một sự đổi đời. - Nguyên nhân khách quan Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhu cầu và xu hướng di dân tìm việc làm và thu nhập, nó chứa đựng cả hai yếu tố nói trên. Đói nghèo và thất nghiệp dẫn đến những ham hố lợi ích vật chất của nạn nhân và thất học dẫn đến sự hạn chế về nhận thức, hiểu biết. Nạn nhân sống trong tình trạng nghèo đói, không có việc làm, thiếu kiến thức và giáo dục là những điều kiện thuận lợi cho bọn buôn người tiếp cận, lôi kéo, dụ dỗ. - Nguyên nhân chủ quan Đây là một nguyên nhân quan trọng. Không ít các gia đình mà bố mẹ chỉ biết chu cấp vật chất đầy đủ cho con cái mà thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Nhiều trường hợp con bỏ nhà đi mấy ngày bố mẹ mới biết. Những bậc phụ huynh này, có người vì quá ham kiếm tiền hoặc mải mê với những thú vui ích kỷ mà quên mất rằng con trẻ, nhất là trong hoàn cảnh xã hội phức tạp như ngày nay, rất cần có sự che chở, yêu thương, quan tâm, dạy dỗ của bố mẹ. Nhưng cũng có những người vì cuộc sống quá cơ cực, bần hàn, họ phải lăn lộn để mưu sinh nên không còn thời gian và sức lực để chăm sóc con cái. 2.2, Hậu quả Trong những năm gần đây, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, phát triển kinh tế thị trường đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, làm chuyển biến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, việc mở rộng giao lưu giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng đã làm nảy sinh những vấn đề mới trong đó có việc buôn bán người, đặmc biệt là buôn bán trẻ em. Việt Nam được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm về mua bán người. Giới tội phạm lợi dụng mọi hoàn cảnh để đưa người đi di cư trái phép, môi giới làm con nuôi, xuất khẩu lao động Thủ đoạn hoạt động của bọn chúng là lợi dụng số trẻ em ở nông thôn nghèo có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thất nghiệp, thiếu việc làm bằng những lời đường mật, như hứa tìm việc làm thích hợp nhẹ nhàng ở thành phố, khu đô thị với mức lương ổn định sau đó tìm mọi cách để bán cho chủ lao động. Những năm qua, đặc biệt gần đây, Nhà nước ta đã ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhiều văn bản pháp luật về phòng chống nạn mua bán người, tạo nên một khung pháp lý tương đối toàn diện như Hiến pháp, Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, Bộ luật Lao động, Luật Bình đẳng Giới, Luật Hình sự, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm, các nghị quyết, chỉ thị, nghị định, quyết định của Chính phủ và các bộ ngành chức năng. Tuy nhiên vẫn còn thiếu một văn bản mang tính pháp lý mạnh mẽ, do vậy Luật Phòng, chống mua bán người nếu được ban hành là một cam kết pháp lý mạnh mẽ, vững chắc của Nhà nước ta đối với cuộc chiến mua bán người đang diễn ra rất tinh vi, phức tạp hiện nay. a. Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người gồm 7 chương 53 điều: Chương II gồm 10 điều, từ Điều 8 đến Điều 17 với đầy đủ các nội dung cần thiết nhằm ngăn ngừa nạn mua bán người như : Thông tin, giáo dục, truyền thông - Tư vấn - Quản lý về an ninh, trật tự - Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ - Lồng ghép nội dung phòng chống mua bán người vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội - Phát hiện và tố giác tội phạm - Phát hiện tội phạm về mua bán người thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra - Phát hiện, ngăn chặn tội phạm về mua bán người thông qua hoạt động nghiệp vụ phòng, chống tội phạm – Giải quyết tin báo, tố giác tội phạm về mua bán người hoặc kiến nghị khởi tố vụ án về mua bán người – Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án về mua bán người b. Các quyết định pháp luật mạng tính chất phòng ngừa: *Hiến pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Điều 63: Quy định quyền bình đẳng nam - nữ, nghiêm cấm hành vi buôn bán phụ nữ và trẻ em. - Điều 65: Quy định quyền được chăm sóc và bảo vệ của trẻ em. - Điều 71: Quy định quyền bất khả xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. * Luật: - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2002 có nhiều chế định liên quan đến phòng ngừa các điều kiện, nguyên nhân liên quan đến buôn bán trẻ em. Đó là các chế định về kết hôn, nhận nuôi con nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng con cái và cấp dưỡng nuôi con nuôi khi cha mẹ ly hôn. Cụ thể: + Điều 67: Nghiêm cấm việc lợi dụng nuôi con nuôi. + Điều 77: Quy định chặt chẽ thủ tục cho và nhận con nuôi nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thấy nghi ngờ mục đích, động cơ có thể không cho phép nhân nuôi con nuôi. - Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em(2004) nhấn mạnh đến việc bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ bị lạm dụng tình dục, sức lao động, bắt cóc, mua bán. * Các chế tài hình sự, dân sự, hành chính - Hình sự: Luật hình sự ban hành năm 1999 có 2 điều luật áp dụng đối với hành vi mua bán phụ nữ và mua bán trẻ em. + Điều 199: Tội mua bán phụ nữ. . Hình phạt chính: Xử phạt giam giữ tối thiểu là 2 năm và tối đa là trung thân. . Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 5.000.000đ – 50.000.000đ hoặc phạt quản chế từ 1 năm – 5 năm. + Điều 120: Tội mua bán, đánh tráo và chiếm đoạn trẻ em. - Hình phạt chính: giam giữ tối thiểu là 3 năm đến trung thân. - Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề. Bị quản chế từ 1- 5 năm. - Chế tài dân sự, hành chính: + Trong Luật dân sự không có quy định riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến buôn bán người. Nhưng theo nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại: Người nào xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc tài sản, quyền lợi của người khác thì phải bồi thường. Tuy vậy những người buôn bán người sẽ bị áp dụng các chế tài này để bồi thường thiệt hại cho nạn nhân + Chế tài phạt hành chính quy định phạt cảnh cáo, phạt tiền, tước giấy phép hành nghề, tịch thu phương tiện, trục xuất đối với người nước ngoài. * Nhà nước ban hành các quy định về bồi thường, tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân bị buôn bán. - Quyết định về tiếp nhận và hồi hương cho nạn nhân bị buôn bán. Ban hành tại Quyết định 132/2007/QĐ-TT ngày 30/11/2007 về phê duyệt các đề án của chương trình. - Quy định về tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị buôn bán: + Quy định tất cả phụ nữ, trẻ em bị buôn bán về địa phương đều được hưởng các chế độ về hỗ trợ, giáo dục để ổn định cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng. + Trợ giúp đối tượng trong việc làm giấy chứng minh thư nhân dân, nhập hộ khẩu, làm giấy khai sinh cho trẻ đi học và tùy từng đối tượng và khả năng hỗ trợ của địa phương được xem xét hỗ trợ đất đai canh tác và làm nhà ở, Tùy khả năng của địa phương mà tổ chức lớp dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng, hỗ trợ họ tiếp cận các nguồn vốn vay. Trợ cấp cho nạn nhân trở về kinh phí tái hòa nhập cộng đồng. 3. Xác định mục tiêu xử lý tình huống. Vấn đề buôn bán phụ nữ trẻ em tại xã nói riêng, trên toàn huyện nói chung hiện là nỗi nhức nhối đau xót chung của cả nhân loại. Chế độ nô lệ dã man buôn bán phụ nữ và trẻ em. Điều đau lòng nhất là Việt Nam hiện đang trở thành điểm nóng của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em. Vào tháng 6 năm 2005, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra báo cáo rằng Việt Nam là một trong những nước cần chú ý vì có tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam sang Trung Quốc để làm thuê, làm công việc mại dâm, trong năm vừa qua, đã có rất nhiều hội nghị tổ chức tuyền truyền để tìm cách ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em. Trong mấy năm qua đã tích cực triển khai chương trình hành động này và kết thúc giai đoạn I từ 2004-2006. Tuy nhiên, do phạm vi hoạt động của loại tội phạm này không gói gọn trong một số Huyện giáp biên, mà dính líu tổ chức xuyên quốc gia, cũng như tội phạm xuất phát và hầu hết nạn nhân có liên quan từ nhiều xã, cho nên việc đánh giá tình hình tội phạm và nhận định công tác phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em phải trên phạm vi cả nước, trong đó có sự đóng góp của các huyện và các xã, số trẻ em bị lừa bán ở lứa tuổi từ 10 đến 16 chiếm đa số ở các huyện biên giới. So với năm 2005, số vụ buôn bán trẻ em của năm 2006 được phát hiện nhiều hơn so với các năm khác. Số trẻ em vắng mặt lâu ngày tại địa phương nghi đã bị bán, cho đến nay, theo thống kê, có 19 trẻ em được đưa vào danh sách chính thức bị bán sang trung quốc và 7 trẻ em vắng mặt lâu ngày tại địa phương bị nghi là đã bị bán. Như vậy trên 26 mảnh đời trẻ em Việt Nam đã ghi nhận là nạn nhân của tội ác buôn bán trẻ em, đã bị vùi chôn nghiệt ngã trong những địa ngục trần gian mà những người có lương tri không bao giờ có thể tưởng tượng được, Và trong đó bao nhiêu người hiện còn đang sống với nỗi đọa đày xác thân bị vùi dập ngày đêm làm trò tiêu khiển và mang lại lợi nhuận cho những loại người không còn nhân tính; bao nhiêu người đang rên siết trong bệnh hoạn, cô đơn, trong nỗi niềm tuyệt vọng, và bao nhiêu người đã chết dần mòn trong đớn đau tủi nhục…. Mặc dù phong trào phòng, chống tội phạm buôn bán trẻ em đã được thực hiện rộng khắp trên phạm vi toàn quốc, nhất là trẻ em ở các vùng có nguy cơ cao đã được nâng cao, song tình hình hoạt động của tội phạm buôn bán trẻ em vẫn diễn biến phức tạp. Tính chất và qui mô hoạt động phạm tội có chiều hướng gia tăng, có tổ chức chặt chẽ và xuyên quốc gia…Bọn tội phạm thường lợi dụng triệt để số trẻ em ở các vùng nông thôn nghèo, có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hứa tìm việc làm thích hợp, nhẹ nhàng ở thành phố, thị xã với mức lương ổn định, hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt … sau đó tìm mọi cách đưa qua biên giới bán cho các chủ chứa hoặc các tổ chức tội phạm ở nước ngoài. Một cách tổng quát, khi nói đến vấn đề buôn bán trẻ, ai cũng bức xúc nghĩ ngay đến những kẻ tội phạm đã làm những hành vi tội ác vô nhân, và mong muốn góp phần tìm những phương cách để tiêu diệt, để ngăn chặn nó, để chấm dứt những bi kịch đau thương trong đó không chỉ nhân phẩm con người bị chà đạp mà cả tính mạng con người cũng bị rẻ rúng, nhất là đối với trẻ em vô tội. Việc buôn bán trẻ em đã xảy ra từ cuối những năm 80, nhưng việc này chỉ xảy ra lẻ tẻ ở một vài nơi mà thôi, mà nguyên nhân của nó bắt nguồn từ sự mở cửa kinh tế, buôn bán dọc theo biên giới Việt Nam và Trung Quốc. Tại các chợ biên giới do có rất nhiều người từ Việt Nam sang để làm thuê, chuyển hàng…và những “dịch vụ vui chơi, giải trí” đã hình thành. Đó chính là đầu đến của những việc buôn bán trẻ em từ Việt Nam sang Trung Quốc, Tệ nạn này càng ngày càng phát triển, nhất là Trẻ em Việt Nam bị đưa ra trung quốc chủ yếu bằng đường bộ qua các tuyến đường biên giới. Tại khu vực biên giới Trung Quốc, bọn tội phạm chủ yếu “xuất khẩu” người làm gái mại dâm hay con nuôi, chúng đưa những em gái tuổi vị thành niên sang làm gái mại dâm, hoặc làm điểm trung chuyển để mang sang nước thứ ba. Đa số các vụ buôn người đều có “bàn tay” của các đường dây tội phạm xuyên quốc gia, mang lại cho chúng lợi nhuận khổng lồ, Đau lòng nhất là tình trạng trẻ em bị mua bán để phục vụ tình dục, Các nạn nhân thường bị bóc lột tình dục, bóc lột sức lao động và phải đi ăn xin. Tại các xã biên giới, vấn đề này đang có chiều hướng gia tăng. Những phụ nữ trẻ chưa chồng, trình độ học vấn thấp và hầu như không có thông tin đều là những đối tượng có nguy cơ bị lừa gạt cao, Các nạn nhân thường bị lừa bằng tình yêu, sang Trung Quốc làm thuê, Hành vi lừa gạt, câu móc của bọn tội phạm rất tinh vi. Ngoài thủ đoạn dụ dỗ bắt cóc, mua chuộc bọn lừa đảo còn “sáng tạo” ra những chiêu thức mới như qua hình thức du học, lao động xuất khẩu, du lịch, Nạn nhân được một nhóm người đến giới thiệu, mời chào đi du học. Em gái này không phải mất tiền để lo lót “thủ tục” mà còn bị bán cho một nhóm người ở Trung Quốc. Đau lòng hơn khi một gia đình ở B2 mất cả 2 đứa cháu gái. Mọi chuyện bắt đầu khi một nhóm người đến giới thiệu là đại diện của một công ty quản đông trung quốc đi tuyển người đi làm việc trả lương cao. Nhưng một năm trời trôi qua, gia đình không hề nhận được tin tức của những đứa trẻ này. Chẳng ai biết chúng ở đâu và cũng chẳng biết công ty nào đã đưa cháu mình đi trung quốc Lo lắng và ân hận, mọi người đều cứu cạnh khắp nơi, mong nhận được tin tức của con cháu mình. Qua những tình hình đã nêu thì có thể kết luận, trong vấn đề buôn bán trẻ em tại Việt Nam hiện nay, mánh lới lường gạt của bọn buôn người rất đa dạng, nhưng chủ yếu gồm các hình thức: Dùng tiền bạc để lung lạc cha mẹ của nạn nhân. Môi giới hôn nhân, hay du lịch. Giới thiệu việc làm có thu nhập cao.Lợi dụng tình cảm các cô gái rồi gạt đem bán.Cưỡng ép dưới nhiều hình thức: cho mượn nợ, hăm dọa… Bắt cóc: bằng thuốc gây mê rồi chuyển đi, Nạn nhân của những đường dây “buôn người” này thường tập trung ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, các tỉnh giáp biên giới. Những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm, gặp cảnh “éo le” về tình cảm, thiếu hiểu biết xã hội, nhẹ dạ cả tin thường là đối tượng bị chúng dụ dỗ. Với những lời hứa hẹn đường mật. Cũng có những có gái trẻ, thích hưởng thụ, bị dụ dỗ đi du lịch, tham quan… và rơi vào cảnh ngộ bị bán. Đau đớn hơn, có những nạn nhân bị chính những người thân của mình lừa gạt đem [...]... chúng ta đã đẩy mạnh việc phòng ngừa, đấu tranh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em, gắn liền với công tác phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội Tại Hội nghị triển khai chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2007-2010, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã nêu rõ nguy cơ về tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay, đồng... trung tuyên truyền ở những địa bàn trọng điểm; duy trì tốt các câu lạc bộ như câu lạc bộ “ phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em , “ bạn giúp bạn” , “ tư vấn truyền thông pháp luật cho phụ nữ”…với nội dung sinh hoạt phong phú, các nội dung về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em được truyền tải rất đa dạng Về công tác tiếp nhận nạn nhân, các Sở Lao động thương binh và xã hội ở các xã có nạn nhân đã... biên giới Theo đó đề án phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em do B Công an và Bộ Tư lệnh Biên phòng chủ công thực hiện Đề án tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về phòng chống tội phạm do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì Việc tiếp nhận những nạn nhân là phụ nữ, trẻ em từ nước ngoài trở về do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đảm nhiệm Công tác xây dựng, hoàn thiện... phụ nữ, trẻ em em bán ở nước ngoài Một số văn bản pháp luật chưa được hoàn thiện, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung trình Quốc hội thông qua Luật về chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em nhằm tạo một hành lang pháp lý cho công tác đấu tranh có hiệu quả.Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đã có Quyết định 130 với 4 đề án phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán người... cóc trẻ em ở xã Phú lũng, huyện Yên Minh Đến thời điểm này, cơ quan công an đã bắt được những đối tượng do Ông thào Dũng Sò, quốc tịch Trung Quốc cầm đầu Để thực hiện đến cùng ý đồ bắt cóc trẻ em, chúng không từ cả thủ đoạn sát hại những người có ý định ngăn cản, chống đối Đường dây buôn bán, bắt cóc trẻ em của thào Dũng Sò có mối quan hệ chặt chẽ với những đối tượng xấu người Việt Nam sinh sống ở vùng... phát hiện, điều tra làm rõ nhiều đường dây buôn bán phụ nữ và trẻ em với số lượng đối tượng phạm tội khá lớn và giải cứu được cho hàng chục nạn nhân bị buôn bán trở về, phòng chống buôn bán người là việc làm khó khăn để đấu tranh có hiệu quả, toàn hệ thống các đồn vận động quần chúng trên cơ sở 4 cùng, tận dụng mọi nguồn tin của quần chúng trong đấu tranh chống buôn người, qua đó quần chúng nhân dân dọc... tướng cũng đề nghị 2 ngành Công an và Bộ đội biên phòng tăng cường công tác điều tra khảo sát , cập nhật, bổ sung đầy đủ thông tin vào dữ liệu có liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em ở địa phương và tập trung điều tra, khám phá các vụ án phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng xuyên quốc gia thông qua việc tổ chức các đợt cao điểm tấn công tội phạm trên dọc các... toàn xã hội để ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ loại tội phạm này Xây dựng và hoàn thiện sớm hệ thống pháp luật về phòng, chống buôn bán người một cách thống nhất và đồng bộ, trong đó ưu tiên xây dựng Luật Phòng chống buôn bán người để sớm trình Quốc hội phê duyệt Bên cạnh đó, các Bộ, ngành chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, làm cho người dân, nhất là các đối tượng phụ nữ, trẻ em hiểu... tượng dễ bị tổn thương bởi nạn buôn bán người, xét cả về sức khỏe và tâm lý họ khó có thể hồi phục nếu trở thành nạn nhân của bọn buôn người Bởi vậy xã hội cần quan tâm nhiều tới đối tượng này Khép lại bài viết này em mong muốn, trên khắp mọi miền tổ quốc sẽ không còn những trường hợp trẻ em vì nghèo khổ, không hiểu biết…vô tình trở thành nạn nhân của buôn bán người Tất cả những em nhỏ đều được vui chơi,... sở vật chất và các điều kiện khác giúp các nạn nhân bị lừa bán trở về đoàn tụ gia đình, tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống… Từ công tác tuyên truyền, đấu tranh trấn áp tội phạm, tiếp nhận nạn nhân, thi hành chính sách pháp luật và hợp tác quốc tế, có thể nói, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta đã từng bước phát huy được sức mạnh tổng hợp và phần nào hạn chế tình trạng buôn bán . " ;Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em. chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật". Nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: - Trẻ em lang. phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán người qua biên giới. Theo đó đề án phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em do B Công an và Bộ Tư lệnh Biên phòng chủ công thực

Ngày đăng: 18/04/2015, 20:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan