1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LIÊN HỆ THỰC TẾ RỦI RO PHÁP LÝ GẶP PHẢI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

16 3K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 161 KB

Nội dung

RỦI RO PHÁP LÝ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP A. Lý thuyết I. Khái niệm 1. Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây tổn thất cho con người. Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất lợi, bất ngờ, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu, tàn phá các thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển của mình. 2. Khái niệm và đặc điểm của rủi ro pháp lý  Khái niệm Rủi ro pháp lý là khả năng khách quan sảy ra sự sai lệch bất lợi so với dự tính liên quan đến pháp luật.Rủi ro pháp lý là những sự kiện pháp lý bất lợi xảy ra một cách bất ngờ gây nên những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho các doanh nghiệp,bị gây nên bởi yếu tố chủ quan của doanh nghiệp và yếu tố khách quan từ bên ngoài xay ra trong quá trình hoạt động.  Đặc điểm - Rủi ro pháp lý là một sự kiên khách quan,xảy ra bất ngờ - Doanh nghiệp có thể lường trước cũng như không lường trước sự việc đó - Rui ro pháp lý ẩn chứa nhiều mối nguy (khách quan và chủ quan ) - Nguyên nhân chủ yếu dấn đến rủi ro pháp lý là các quy định của phap luật II. Phân loại rủi ro pháp lý của doanh nghiệp 1. Nhóm rủi ro chủ quan: Yếu tố văn hóa, cách hành xử, thói quen coi nhẹ pháp lý trong kinh doanh, xem nhẹ vai trò của luật sư, thiếu kinh nghiệm đàm phán, chọn nhầm đối tác… 1.1. Nhóm tranh chấp nội bộ a) Tranh chấp thành viên góp vốn: - Tranh chấp quyền quản lý, điều hành; - Tranh chấp tài sản công ty; - Tranh chấp trong quá trình chào bán, chuyển nhượng, tặng cho vốn góp; - Tranh chấp số liệu báo cáo tài chính; - Tranh chấp tài sản góp vốn là bất động sản; - Tranh chấp về thẩm quyền quyết định; - Tranh chấp quyền kiểm soát. b) Tranh chấp lao động: - Tranh chấp chấm dứt hợp đồng lao động; - Tranh chấp tiền lương; - Tranh chấp trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc; - Tranh chấp thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; - Tranh chấp về an toàn lao động và kỷ luật lao động; c) Tranh chấp bảo hiểm xã hội: - Tranh chấp về mức đóng bảo hiểm xã hội; - Tranh chấp về thủ tục bảo hiểm xã hội; d) Lợi dụng danh nghĩa gây thiệt hại tài sản công ty: - Thất thoát tài sản do quy trình kiểm soát nội bộ yếu; - Ký kết giao dịch trái thẩm quyền; - Vụ lợi cá nhân như: nhận huê hồng, khai chênh lệch giá, bán hợp đồng … e) Mất cắp nội bộ: - Mất cắp trong quá trình xuất nhập kho; - Mất cắp trong quá trình sản xuất, mua bán hàng hóa; - Mất cắp do các nguyên nhân khác. 1.2. Nhóm tranh chấp bên ngoài a) Tranh chấp hợp đồng: - Rủi ro do thiếu thẩm định năng lực tài chính, uy tín của đối tác; - Rủi ro do vô hiệu hợp đồng (hình thức và nội dung); - Rủi ro do các điều khoản của hợp đồng không chặt chẽ; - Rủi ro do thỏa thuận điều khoản thẩm quyền giải quyết tranh chấp; - Rủi ro do không am hiểu thông lệ kinh doanh quốc tế; b) Tranh chấp ngoài hợp đồng: - Bị kiện vì vi phạm sở hữu trí tuệ; - Bị người khác khai thác, sử dụng trái phép quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp; - Bị người khác cạnh tranh không lành mạnh; - Bị tiết lộ thông tin kinh doanh nội bộ; - Bị tiết lộ bí mật công nghệ; 1.3. Nhóm tranh chấp với cơ quan Nhà nước: a) Nghĩa vụ thuế: - Bị truy thu thuế; - Bị xử phạt hành chính về thuế; b) Nghĩa vụ bảo hiểm xã hội: - Bị truy thu bảo hiểm xã hội; - Bị xử phạt hành chính về bảo hiểm xã hội. c) Vi phạm hành chính: - Bị xử phạt vi phạm hành chính về các lĩnh vực khác: lao động, môi trường, vi phạm luật doanh nghiệp … 2. Nhóm rủi ro khách quan: Như sự cố, thiên tai, thay đổi thể chế, hay yếu tố thị trường ( giá cả, lao động…) 1.1. Nhóm rủi ro do chính sách: - Chính sách pháp luật thay đổi gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp; 1.2. Nhóm rủi ro khách quan khác: - Một công nghệ mới ra đời làm triệt tiêu công nghệ hiện tại của doanh nghiệp. Ngoài ra, ta có thể phân loại như sau: - Rủi ro liên quan đến kỹ thuật xây dựng hợp đồng - Rủi ro do thiếu hiểu biết pháp luật quốc tế - Rủi ro pháp lý từ tình trạng chưa gia nhập điều ước quốc tế - Rủi ro do lưa chọn mô hình pháp lý không phù hợp III. Nguyên nhân của rủi ro pháp lý 1. Thói quen - Doanh nghiệp không có thói quen tuân thủ và thượng tôn pháp luật; - Doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng luật sư riêng; 2. Doanh nghiệp thiếu hiểu biết pháp luật và thông lệ kinh doanh - Kiến thức pháp luật của cán bộ chủ chốt doanh nghiệp bị hạn chế; - Trong bộ máy quản lý thiếu cán bộ pháp chế, luật sư riêng; - Thông lệ kinh doanh quốc tế rất phức tạp, vị thế doanh nghiệp Việt Nam quá non trẻ trong các giao dịch thương mại quốc tế; 3. Thiếu sự chuẩn bị - Công tác chuẩn bị để thực hiện việc đàm phán, ký kết hợp đồng kém; - Thiếu chuẩn bị kiến thức liên quan đến giao dịch sắp thực hiện; - Thiếu chuẩn bị nhân sự chuyên ngành để lường trước và đối phó với những rủi ro pháp lý có thể xảy ra; - Thiếu công tác tiên liệu các rủi ro pháp lý thường gặp; 4. Thiếu kinh nghiệm - Thiếu kinh nghiệm tổ chức bộ máy quản lý; - Thiếu kinh nghiệm kiểm soát các quy trình hoạt động trong doanh nghiệp; - Thiếu kinh nghiệm dự đoán các rủi ro pháp lý có thể xảy ra; - Thiếu kinh nghiệm xử lý nhanh các tình huống rủi ro pháp lý trước khi xảy ra hậu quả. LIÊN HỆ THỰC TẾ RỦI RO PHÁP LÝ GẶP PHẢI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM I. Rủi ro pháp lý do yếu tố chủ quan I.1. Vụ kiện 10 năm của Luật sư Liberati Đây là vụ kiện do Tòa sơ thẩm Roma – Ý xem xét diễn ra từ năm 1994 đến năm 2000 giữa nguyên đơn là ông Maurizio Liberati (một luật sư tại Ý) với các bị đơn gồm Công ty Falcomar.Ltd (Đại lý bán vé của Vietnam Airlines tại Ý - đã giải thể trong quá trình Tòa sơ thẩm Roma xem xét vụ kiện) và Vietnam Airlines liên quan đến việc thanh toán các chi phí đối với các công việc do ông Liberati đã thực hiện cho Công ty Falcomar.Ltd. Vụ kiện có nguồn gốc từ năm 1991, khi Tổng Công ty hàng không Việt Nam có hợp đồng chỉ định Falcomar là đại lý tại thị trường Italia. Tháng 11/1994, Vietnam Airlines nhận được giấy triệu tập của Tòa sơ thẩm Roma và theo giấy triệu tập, ngày 30/11/1995 đại diện Vietnam Airlines phải có mặt tại Tòa án Roma (Italia) để tham dự phiên tòa do một luật sư người Italia mang tên Maurizio Liberati khởi kiện. Đến thời điểm trên, Tòa án Rome mở phiên tòa xét xử vụ kiện giữa luật sư với Công ty Falcomar, yêu cầu công ty này phải thanh toán chi phí cho các công việc mà luật sư Liberati thực hiện. Do Falcomar là đại lý của Vietnam Airlines nên tòa đã triệu tập đại diện Vietnam Airlines tham dự tòa. Phiên tòa vắng mặt đại diện của Vietnam Airlines bởi phía Vietnam Airlines cho rằng không có ràng buộc pháp lý gì. Ngày 07/03/2000, Tòa sơ thẩm Roma đã ban hành Bản án số 8395/2000 tuyên bố Vietnam Airlines phải bồi thường khoản tiền 4.851.891.000 Lia và thuế, phía luật sư liên quan cho ông Liberati. Vietnam Airlines cũng không kháng cáo bản án này. Năm 2002, phía nguyên đơn là luật sư Liberati yêu cầu Vietnam Airlines phải thanh toán số tiền trên nhưng Vietnam Airlines không chấp nhận do những dấu hiệu khuất tất của vụ kiện và đang tiến hành các thủ tục kháng án. Phía nguyên đơn đã đề nghị thi hành án và tháng 8/2004, Ủy ban đòi nợ và Tịch biên Pháp tiến hành phong tỏa số tiền 1,3 triệu Euro của Vietnam Airlines trong tài khoản tại Pháp. Vietnam Airlines khởi kiện, yêu cầu Tòa án Paris giải tỏa lệnh kê biên nhưng bản án sơ thẩm ngày 28/5/2004 của Tòa án Paris đã tuyên bác yêu cầu của Vietnam Airlines. Ngày 9/3/2006, Tòa án Paris đã mở phiên phúc thẩm tuyên bố bác yêu cầu giải tỏa kê biên của Vietnam Airlines, đồng thời buộc Vietnam Airlines phải nộp vào tài khoản cho đủ số tiền 5,2 triệu Euro để thi hành bản án do Tòa án Rome xét xử. Từ năm 2004 đến nay, Vietnam Airlines đã phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và luật sư tại Pháp, Ý để thực hiện song song các thủ tục kháng án, yêu cầu hủy bỏ Bản án số 8395/2000 tại các tòa án có thẩm quyền của Ý cùng với việc thực hiện các thủ tục để chống lại việc ông Liberati đang tiến hành các vụ kiện tại Ý và Pháp nhằm buộc Vietnam Airlines thi hành Bản án số 8395/2000. Tổng số tiền đã chuyển khoản và bị phong tỏa là 5.468.287 EUR, tương đương 155,9 tỷ đồng (số tiền này đang được ghi nhận là khoản ký cược, ký quỹ dài hạn trên bảng cân đối kế toán hợp nhất của Vietnam Airlines tại ngày 31/12/2013). Hiện Vietnam Airlines vẫn đang theo đuổi vụ kiện và quá trình tố tụng đang được tiếp diễn nên việc xử lý số tiền 5.468.287 EUR sẽ căn cứ theo phán quyết của các Tòa án có thẩm quyền. Nguyên nhân của rủi ro - Vào những năm 1994, hiểu biết về pháp luật quốc tế của Vietnam Airlines chưa nhiều. - Chúng ta đã sử dụng tư duy Việt Nam khi làm việc với đối tác nước ngoài: Đầu năm 2005, một số quan chức của VNA cũng lạc quan rằng khả năng thắng kiện của phía Việt Nam là lớn. Ông Lê Đức Tứ (Ủy viên hội đồng quản trị VNA, giữ chức tổng giám đốc từ tháng 4/1993 đến tháng 4/1998) đánh giá vụ việc không liên quan VNA. Bởi việc ký hợp đồng đại lý với Falcomar được thực hiện từ tháng 11/1992 với Tổng công ty Hàng không VN cũ. Sau đó, đơn vị này giải thể. Năm 1995, Tổng công ty Hàng không VN mới được thành lập. Hợp đồng với Falcomar thanh lý từ năm 1995. Ở đây có sự nhẫm lẫn giữa Vietnam Airlines cũ và mới . Như vậy, theo Vietnam Airlines, có sự khác biệt giữa Tổng công ty Hàng không VN cũ và Tổng công ty Hàng không VN mới . Nhưng đây chỉ là cách nhìn của người Việt Nam. Việc Tòa án Ý vẫn đưa Tổng công ty Hàng không VN mới vào vụ kiện và việc Tòa án Pháp vẫn yêu cầu Tổng công ty Hàng không VN mới thi hành quyết định của Tòa án Ý đã cho thấy điều ngược lại. Năm 2002, khi nhận trát đòi tiền của luật sư Liberati, Vietnam Airlines rất ngỡ ngàng vì kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng không có thông tin gì về việc này. Vietnam Airlines đã rà lại hồ sơ tài liệu từ năm 1991 đến 2002 và phát hiện vào năm 1994 công ty có nhận được giấy triệu tập tham dự phiên tòa, có cả bản dịch tiếng Anh đơn kiện. Đơn kiện hồi đó được trình lên văn phòng đối ngoại. Anh Nguyễn Hải, lúc đó là trưởng ban tiếp thị hành khách đã báo cáo bằng văn bản Vietnam Airlines không liên quan vì đại lý Falcomar thuê luật sư Liberati chứ Vietnam Airlines không có giấy tờ gì liên quan đến anh ta. Sau đó, Vietnam Airlines không tham dự phiên tòa. Ở đây theo lập luận của Vietnam Airlines, chúng ta “không tham dự phiên tòa” vì chúng ta “không liên quan”. Cũng có thể nói, đây là cách tư duy rất Việt Nam. I.2. Highlands Coffee bị tố dùng tên miền Trung Nguyên. Công ty cà phê Trung Nguyên cho rằng Công ty cổ phần Việt Thái Quốc tế đã ăn cắp tên miền trungnguyen của mình, vì website trungnguyen.com.au có giao diện và thông tin về sản phẩm Highlands Coffee của Việt Thái. Mới đây, khi đăng ký sở hữu tên miền “trungnguyen” trên Internet tại Australia, Công ty cà phê Trung Nguyên phát hiện Công ty The trustee for Hinchliffe Trust đã đăng ký tên miền này dưới hình thức một website giao dịch thương mại “trungnguyen.com.au”. Đặc biệt, truy cập vào tên miền này dẫn đến website phân phối trực tuyến các sản phẩm mang thương hiệu Highlands Coffee của Công ty cổ phần Việt Thái Quốc tế (VTI), trụ sở tại Việt Nam. Giao diện chính trang trungnguyen.com.au. Ảnh chụp màn hình. Theo đại diện Trung Nguyên, nội dung website trungnguyen.com.au này được hiển thị bằng tiếng Anh, giống hoàn toàn về nội dung, hình ảnh, hệ thống sản phẩm, hình ảnh bao bì được thể hiện bằng tiếng Việt trên website của Công ty Việt Thái Quốc tế. trungnguyen.com.au cũng có giao diện và thông tin y hệt website highlandscoffee.com.au. Công ty Trung Nguyên cho rằng, sự giống nhau này gây ngộ nhận cho nhiều khách hàng quốc tế khi truy cập vào website. Trung Nguyên cũng nhận được nhiều thắc mắc của khách hàng tại thị trường Australia là tại sao bán cà phê Highlands trên website của Trung Nguyên. Bản thân Trung Nguyên đã bị cơ quan cấp tên miền tại Australia từ chối cấp tên miền “trungnguyen” với lý do là đã có công ty khác đăng ký sở hữu, mặc dù doanh nghiệp đã chứng minh rằng sản phẩm phân phối trên website thuộc công ty khác. Sự việc đang được các cơ quan pháp lý tại Australia xem xét. Trung Nguyên cho rằng, VTI thông qua Công ty The trustee for Hinchliffe Trust tại Australia đăng ký sử dụng tên miền trungnguyên để làm tên website thương mại, là hành động có chủ đích và được ngụy trang rất khéo léo bằng việc đăng ký sử dụng hợp pháp tên miền nêu trên. Đại diện VTI khẳng định mình không phải là chủ sở hữu hay điều hành trang web trungnguyen.com.au. Sản phẩm Highlands Coffee của VTI tại Australia có website chính thức highlandscoffee.com.au. Trang web trungnguyen.com.au do Công ty Dynamic Food Brokers (DFB), từng là nhà phân phối sản phẩm cà phê Trung Nguyên tại Australia trước đây, sở hữu và điều hành. VTI cũng tiết lộ, DFB đã nhiều lần liên hệ với Trung Nguyên về việc chuyển nhượng tên miền này. Tuy nhiên việc thương lượng đã không thành công. Trong thời gian đó, DFB cũng thay đổi nhà cung cấp sản phẩm cà phê Việt Nam, đó là Highlands Coffee. VTI đã ra công văn yêu cầu DFB ngừng việc đưa các thông tin về sản phẩm Highlands Coffee lên trang web www.trungnguyen.com.au để tránh những hiểu nhầm không đáng có. Trong khi đó đại diện Trung Nguyên cho biết, DFB chưa hề là nhà phân phối các sản phẩm Trung Nguyên, và DFB cũng chưa từng đề cập đến việc bán lại tên miền cho Trung Nguyên. Vài năm trước, Trung Nguyên đã phát hiện một doanh nghiệp nước ngoài dùng tên thương hiệu của mình. Công ty này đăng ký sở hữu trí tuệ tên và logo cà phê Trung Nguyên với Tổ chức bảo hộ trí tuệ thế giới (WIPO), để kinh doanh cà phê tại thị trường Mỹ. Phải mất rất nhiều thời gian đàm phán và hợp tác, chứng minh, Trung Nguyên mới đòi lại tên thương hiệu của mình tại thị trường Mỹ. Ngay sau đó doanh nghiệp này đã tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu hơn 60 quốc gia trên thế giới. Rắc rối quanh tên miền trungnguyen.com.au Ông Lê Tuyên - Giám đốc truyền thông và tiếp thị Công ty Trung Nguyên bức xúc: “Vụ việc đã gây nhầm lẫn cho rất nhiều khách hàng quốc tế khi truy cập vào website này. Trung Nguyên đã nhận được nhiều thắc mắc của khách hàng tại thị trường Úc là tại sao lại bán cà phê Highlands trên website của Trung Nguyên. Bản thân Trung Nguyên đã bị cơ quan cấp tên miền tại Úc từ chối cấp tên miền “trungnguyen” với lý do là đã có công ty khác đăng ký sở hữu, mặc dù chúng tôi đã chứng minh rằng sản phẩm đang được phân phối trên website này không phải của Trung Nguyên”. II. Rủi ro pháp lý do yếu tố khách quan II.1. Doanh nghiệp dệt Việt Nam không nắm hết các quy định, điều khoản trong giao dịch mua bán bông nên khi có tranh chấp rất dễ bị thiệt. Cuối năm 2008, một số công ty Việt Nam bị một công ty Mỹ phản ứng vì “xù” hợp đồng mua bông. Mới đây, đến lượt một công ty Ấn Độ phản ứng với nội dung tương tự. Đặt mua khi giá cao Ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Sợi Việt Nam cho biết sự vụ lần này liên quan đến ba doanh nghiệp dệt sợi Việt Nam. Đầu năm 2008, ba doanh nghiệp này đã đặt mua khoảng 3.000 tấn bông từ Công ty D.D Cotton (Ấn Độ), giá bông lúc đó còn cao và trên đà tăng giá, cao điểm đến 1.750 USD/tấn bông. Tuy nhiên, trong lúc chưa chuyển hàng, nhận hàng gì thì giá bông thế giới tụt rất nhanh, còn 1.400 USD/tấn. Vì vậy mà doanh nghiệp dệt sợi không muốn tiếp tục hợp đồng. Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục hợp đồng và nhận bông thì phải thanh toán cho Công ty D.D Cotton số tiền tương ứng với giá bông thời điểm ký hợp đồng trước đây (giá cao). Sau khi nhận, nếu doanh nghiệp bán sang tay số bông này cho doanh nghiệp khác thì phải bán theo giá thị trường sau này (giá thấp). Nếu không sang tay mà dùng bông này làm ra sợi hoặc dệt vải và bán cho các doanh nghiệp dệt may thì cũng phải bán theo giá thị trường (giá thấp), nếu bán giá cao thì công ty dệt may sẽ tìm mối hàng khác giá rẻ. Như vậy, tính đường nào cũng chịu lỗ, cứ nhận về mỗi tấn bông thì doanh [...]... từ Việt Nam, bất kể các lô hàng đó có khai nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam hay không Đây là một rủi ro mang tính khách quan không thể lường trước được của doanh nghiệp Việt Nam, nó làm cho việc xuất khẩu đèn huỳnh quang sang các nước Châu Âu gặp khó khăn và làm mất tính cạnh tranh trên thị trường này vì giá xuất khẩu bị độn lên quá cao III Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp. .. đã sang Việt Nam làm việc với Bộ Công thương để yêu cầu mười doanh nghiệp mua bông giải quyết Mười doanh nghiệp này đã đặt mua khoảng 6.000 tấn bông (doanh nghiệp mua nhiều nhất là 1.000 tấn, ít nhất là 200 tấn) vào thời điểm giá cao Ông Tuấn cho biết nhà cung cấp bông của Mỹ đã thực hiện việc mua bán khá uy tín Do đó, khi sự việc xảy ra, dù biết phải chịu lỗ nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chấp... cấp…để doanh nghiệp trong nước có thể tự bảo vệ mình trên thị trường quốc tế và có thể kiện các doanh nghiệp nước ngoài nếu họ vi phạm pháp luật Song song với việc thiết lập hàng rào kĩ thuật bảo vệ mình, ta cần phải san bằng khoảng cách của “chuẩn” Việt Nam và “chuẩn” quốc tế trong các quy định kĩ thuật Ví dụ như nước tương, tiêu chuẩn về hàm lượng 3- MCPD của EU thấp hơn 50 lần so với tiêu chuẩn của Việt. .. Việt Nam cho biết trong vụ tranh chấp với nhà cung cấp Ấn Độ, khi hiệp hội yêu cầu doanh nghiệp giải trình thì các doanh nghiệp cho biết phía nhà cung cấp đã từng trì hoãn, từ chối giao hàng khi giá bông lên cao hơn giá ký hợp đồng, giao không đủ số lượng, không đúng chất lượng Không rành pháp lý, khó mà thắng kiện Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết về mặt pháp lý, phải thừa nhận rằng doanh nghiệp dệt Việt. .. lượng của Việt Nam sẽ bị áp mức thuế 66,1% khi xuất khẩu sang Châu Âu Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Đèn huỳnh quang xuất khẩu vào Châu Âu vừa bị các nước này áp dụng thuế chống bán phá giá Điều đáng nói là hàng hóa Việt Nam phải gánh chịu đòn trừng phạt này bắt đầu từ những vụ kiện mà bị đơn không phải là doang nghiệp Việt Nam VCCI cho biết, trong kết luận cuối cùng của Tổng... của doanh nghiệp khác Ngoài ra, ở Mỹ, ngành bông liên kết chặt chẽ với ngành dệt may, nếu nhà cung cấp bông liên kết với nhau và gây tác động trong ngành, phản ứng với doanh nghiệp dệt may Việt Nam thì sẽ ảnh hưởng đến lượng dệt may xuất khẩu sang thị trường này Trong khi Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam thì các doanh nghiệp dệt sợi khó có thể để mất uy tín, gây ảnh... nghiệp Việt Nam 1.Hoàn thiện hành lang pháp lí, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho xuất khẩu Rà soát lại hệ thống, điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa rõ ràng, trước hết là các luật như : luật Thương Mại, Luật Khuyến Khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài Xây dựng hệ thống luật pháp minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế là giải pháp quan trọng để tránh rủi ro pháp lí cho doanh. .. khi doanh nghiệp Việt Nam cho rằng nhà cung cấp bông đã từng cố tình trễ hẹn giao hàng khi giá cao thì nhà cung cấp lại cho rằng trễ đó là trễ chính đáng do không có tàu, không có container Doanh nghiệp Việt Nam lại không có điều kiện đi chứng minh là nhà cung cấp cố tình trì hoãn chứ không phải do kẹt tàu Hơn nữa, khi nhà cung cấp trễ giao hàng, giao hàng không chất lượng thì doanh nghiệp Việt Nam. .. phải chấp nhận rủi ro Hiện đã có tám trong số mười doanh nghiệp đàm phán thống nhất phương pháp giải quyết tranh chấp Theo đó, nhà cung cấp cũng đồng ý giảm giá bán để bên này đỡ lỗ hoặc là họ sẽ không giao hàng nữa nhưng bên mua phải đền một khoản tiền, dù sao cũng nhẹ hơn khoản lỗ nếu nhận hàng Hơn nữa, nếu doanh nghiệp dệt sợi “xù” hợp đồng mua bông thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp khác... minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế là giải pháp quan trọng để tránh rủi ro pháp lí cho doanh nghiệp trong quá trình hội nhập Bên cạnh đó, một yêu cầu khác cũng khá quan trọng để phòng tránh những rủi ro trong hoạt động thương mại là việc nâng cao tinh thần tôn trọng luật pháp của doanh nghiệp Việt Nam 2.Thay đổi phương thức quản lí nhập khẩu Tăng cường sử dụng các công cụ phi thuế hợp lệ như hàng . RỦI RO PHÁP LÝ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP A. Lý thuyết I. Khái niệm 1. Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây tổn thất cho con người. Rủi ro trong. đến rủi ro pháp lý là các quy định của phap luật II. Phân loại rủi ro pháp lý của doanh nghiệp 1. Nhóm rủi ro chủ quan: Yếu tố văn hóa, cách hành xử, thói quen coi nhẹ pháp lý trong kinh doanh, . Rủi ro do thiếu hiểu biết pháp luật quốc tế - Rủi ro pháp lý từ tình trạng chưa gia nhập điều ước quốc tế - Rủi ro do lưa chọn mô hình pháp lý không phù hợp III. Nguyên nhân của rủi ro pháp lý 1.

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w