1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở Đảng cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay

210 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 210
Dung lượng 794,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác tư tưởng có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và trong sự lãnh đạo của Đảng. Công tác tư tưởng nhằm xây dựng Đảng luôn vững mạnh về tư tưởng, từng bước nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, xây dựng và củng cố niềm tin, biến niềm tin thành ý chí và hành động cách mạng sáng tạo của mọi người dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, củng cố và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và trong xã hội. Cùng với công tác tổ chức và công tác kiểm tra, công tác tư tưởng góp phần xây dựng Đảng ta trở thành đội tiên phong, bé tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc, một chính đảng cách mạng, đủ khả năng lãnh đạo nhân dân ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN), làm thất bại mọi âm mưu chống phá về tư tưởng của các thế lực thù địch trong mọi thời kỳ. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề có liên quan đến công tác tư tưởng và chất lượng công tác tư tưởng luôn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Sau khi hệ thống XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các thế lực thù địch ráo riết xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin; xuyên tạc đường lối đổi mới; thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình"; khai thác triệt để vấn đề dân tộc và tôn giáo, những khó khăn và yếu kém của ta để phục vụ cho mưu đồ của chúng. Trong toàn bộ hoạt động đó, chúng coi việc chống phá về tư tưởng là một trọng điểm cần tập trung sức đẩy mạnh. Ngày nay, việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng giữ vị trí thống trị 1 trong đời sống tinh thần của xã hội, đồng thời tăng cường nghiên cứu để làm rõ những vấn đề mà cuộc sống đặt ra, đấu tranh với các tư tưởng tiêu cực, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của kẻ thù là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng ta. Đảng ta đã khẳng định, sự nghiệp đổi mới đất nước càng đi vào chiều sâu càng xuất hiện nhiều vấn đề mới mẻ cần được nghiên cứu, giải quyết. Nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội mới, nhưng cũng có không Ýt nguy cơ, thách thức. Tình hình và nhiệm vụ mới của đất nước đang đặt ra hàng loạt vấn đề đòi hỏi phải phát huy hơn nữa vai trò công tác tư tưởng, nhằm động viên sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân tiếp tục đổi mới, phấn đấu hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động; xóa đói, giảm nghèo; thực hiện công bằng xã hội; thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi; v.v Mét trong những vấn đề cấp thiết đặt ra trong công tác xây dựng Đảng lúc này là không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tư tưởng ở tất cả các cấp, các ngành, chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của các tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ), vì TCCSĐ là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Các tỉnh Bắc Trung Bé bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Vùng này là dải đất nhỏ, hẹp, thường xuyên bị thiên tai uy hiếp. Bên cạnh số đông là người Kinh sinh sống ở những thị xã, thị trấn, vùng đồng bằng và trung du, ở các tỉnh phía Bắc Trung Bộ còn có trên 20 dân tộc Ýt người khác nhau cư trú ở vùng núi, rẻo cao. Tuy mật độ dân số không cao so với các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, song hầu hết bà con đồng bào dân tộc Ýt người lại sinh sống trên những vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế và quốc phòng. Trong kháng chiến, miền núi, rẻo cao ở các tỉnh Bắc Trung 2 Bộ là căn cứ địa cách mạng, giữ chốt các huyết mạch giao thông quan trọng vào Nam, ra Bắc, nối liền với nước Lào láng giềng. Ngày nay, việc khai thác những thế mạnh về đất đai, tài nguyên ở những vùng này chẳng những là yêu cầu cấp bách để nâng cao mức sống cho bà con đồng bào các dân tộc Ýt người, thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, mà còn là củng cố một vùng "phên giậu" có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước. Sau hơn 10 năm đổi mới, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở vùng này đã có những chuyển biến rõ nét. Nhưng, những kết quả đạt được chưa tương xứng với công sức bỏ ra và tiềm năng sẵn có. Về cơ bản, ở vùng cao các tỉnh Bắc Trung Bộ, sản xuất tự cấp, tự túc vẫn là đặc trưng chủ yếu, kinh tế hàng hóa vừa mới hình thành, còn rất sơ khai, phát triển rất chậm. Cá biệt, có những dân tộc hiện nay vẫn duy trì tình trạng du canh, du cư. Cuộc sống của họ dựa vào yếu tố tự nhiên hơn là dựa vào tính chủ động cải tạo cuộc sống bằng chính bàn tay, khối óc của bản thân con người. Gắn liền với những yếu kém trong đời sống kinh tế là những hạn chế về các mặt văn hóa, giáo dục, y tế. Tình trạng trẻ em mù chữ và tái mù chữ khá phổ biến. Tỷ lệ tử vong do các bệnh thương hàn, tả, lỵ, sốt rét hàng năm còn cao. Tốc độ gia tăng dân số chẳng những chưa được ngăn chặn mà đang có chiều hướng phát triển. Lợi dụng tình trạng khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần và đặc điểm tâm lý của đồng bào các dân tộc Ýt người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, các thế lực thù địch tìm cách "cấy ghép" vào mảnh đất này những tư tưởng phản động hòng gây chia rẽ giữa dân tộc này với dân tộc khác, giữa dân với Đảng và chính quyền làm cho người dân bằng lòng với tư tưởng "an thân", "thủ phận" hoặc tin vào một cuộc sống ngoài trần thế. Qua nghiên cứu động thái hoạt động của các thế lực phản động đối với đồng bào ở vùng này, có thể khẳng định, kẻ địch đã và đang thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" ở những vùng cao, vùng 3 sâu - nơi có đông đồng bào các dân tộc Ýt người sinh sống. Âm mưu thâm độc của chúng là từng bước nhen nhóm và thổi bùng lên ngọn lửa xung đột dân tộc, tôn giáo, làm lung lạc niềm tin của đồng bào các dân tộc vào Đảng, Nhà nước đã được xây đắp từ trong lịch sử đấu tranh cách mạng 70 năm qua. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên có nhiều, nhưng có một nguyên nhân nổi bật là chưa phát huy tốt vai trò công tác tư tưởng của TCCSĐ, nhất là vai trò của người đứng đầu tổ chức đảng và tổ chức chính quyền ở cơ sở. Chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ còn thấp. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa theo kịp với đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới. Đa số người dân chưa thoát ra khỏi nếp nghĩ, cách làm trong cơ chế quan liêu, bao cấp trước đây, tư tưởng tự ti, trông chờ, ỷ lại còn nặng. Nhiều người chưa bứt ra khỏi tư tưởng và tập quán lạc hậu. Để khắc phục tình trạng đó phải tìm và áp dụng nhiều giải pháp, trong đó nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ - nhất là cấp xã - là yêu cầu hết sức cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Về đặc điểm dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ở vùng đồng bào dân tộc Ýt người, đã có không Ýt các văn kiện của Đảng, những bài nói, bài viết đề cập ở từng khía cạnh, từng mặt vấn đề, được công bố trên các sách, báo, tạp chí. Chẳng hạn: "Các dân tộc miền núi Bắc Trung Bộ - sự phân bố dân cư và những đặc trưng văn hóa" của Mạc Đường, do Nhà xuất bản Khoa học xuất bản năm 1964; "Các dân tộc Ýt người ở Việt Nam - Các tỉnh phía Bắc" do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1978; "Những đòi hỏi mới đối với công tác tư tưởng" của Thái Ninh, Tạp chí Cộng sản, số 4-1992; "Nâng cao cảnh giác, chống chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng của địch" của Lê Long, Tạp chí Công tác tư tưởng - văn hóa, số 4-1992; "Â m mưu và thủ đoạn của kẻ thù" 4 của Hồ Văn, Tạp chí Công tác tư tưởng - văn hóa, số 12-1992; "Suy nghĩ về công tác tư tưởng ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số" của Hồng Lĩnh, Tạp chí Công tác tư tưởng văn hóa, số 7-1994 "Các dân tộc Ýt người ở Bình Trị Thiên" của Nguyễn Quốc Lộc, do Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản năm 1984; "Xây dựng lực lượng làm công tác tư tưởng từ cơ sở" của Từ Thiện, Tạp chí Công tác tư tưởng - văn hóa, số 4-1997; "Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi" của GS Bế Viết Đẳng (chủ biên), do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản năm 1996; "Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp" của GS,PTS Trịnh Quốc Tuấn (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1996; "Kinh tế miền núi và các dân tộc: thực trạng - vấn đề - giải pháp" của PTS Phạm Văn Vang, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1996; "Vấn đề dạy chữ dân tộc" của Chu Văn Tài, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, sè 2-1986; "Xây dựng chương trình tiếng Việt cho học sinh dân tộc" của Mông Ký Slay, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, sè 6-1987; v.v Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) ở vùng đồng bào dân tộc Ýt người các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tiếp thu các kết quả nghiên cứu trên, tác giả luận án đặt cho mình nhiệm vụ nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống vấn đề chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) vùng đồng bào dân tộc Ýt người ở các tỉnh vùng này trong thời kỳ mới. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án thực hiện nhằm mục đích: góp phần nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) vùng đồng bào dân tộc Ýt người các tỉnh Bắc Trung Bé trong thời kỳ mới. Để đạt mục đích trên, luận án có các nhiệm vô: 5 - Làm rõ quan niệm chất lượng công tác tư tưởng và những nhân tố chi phối trực tiếp đến công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) vùng đồng bào dân tộc Ýt người các tỉnh Bắc Trung Bé. - Phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân làm cho chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) vùng này trong thời gian qua còn thấp, xác định những vấn đề đặt ra trong công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) vùng đồng bào dân tộc Ýt người các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) vùng đồng bào dân tộc Ýt người ở các tỉnh Bắc Trung Bé trong thời kỳ mới. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã (đảng bộ xã) vùng có đông đồng bào dân tộc Ýt người ở 6 tỉnh Bắc Trung Bộ từ Đại hội VI của Đảng đến nay. 4. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Luận chứng các yếu tố cấu thành và liên quan đến chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) ở vùng đồng bào dân tộc Ýt người thuộc các tỉnh Bắc Trung Bé. - Phân tích những căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của các TCCSĐ (cấp xã) vùng đồng bào dân tộc Ýt người thuộc các tỉnh Bắc Trung Bé. - Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) ở vùng đồng bào dân tộc Ýt người các tỉnh Bắc Trung Bé trong thời kỳ mới. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được tiến hành trên cơ sở các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cộng sản nói chung 6 và công tác tư tưởng nói riêng; các văn kiện của Đảng và các văn bản của Nhà nước liên quan đến miền núi và đồng bào dân tộc. Luận án kết hợp chặt chẽ phương pháp lô-gích với phương pháp lịch sử, chú trọng khảo sát thực tế, sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tích tổng hợp và một số phương pháp khác. Luận án có sử dụng những kết quả nghiên cứu về dân tộc học, tâm lý học vận dụng vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn của công tác tư tưởng ở cơ sở. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng phục vụ việc nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) ở vùng đồng bào dân tộc Ýt người các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng và vùng có đông đồng bào dân tộc cả nước nói chung trong thời kỳ mới. Những tư liệu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy ở các trường chính trị tỉnh, ở các địa phương có đồng bào dân tộc. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương, 7 tiết. 7 Chương 1 CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM 1.1. QUAN NIỆM VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG (CẤP XÃ) 1.1.1. Quan niệm về công tác tư tưởng và công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng * Tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng Tư tưởng và hệ tư tưởng Cùng với quá trình tác động vào tự nhiên và xã hội để tạo lập cho mình một phương thức sống thích hợp, con người luôn động não suy nghĩ, nhận thức về thế giới chung quanh. Nói cách khác, suy nghĩ và nhận thức là đặc điểm riêng biệt vốn có của con người và xã hội loài người. Trong tác phẩm "Phê phán khoa kinh tế chính trị", sau khi phân tích đặc điểm quá trình lao động của con người, C. Mác đã viết: " điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng chúng ở trong đầu óc của mình rồi" [83, 266]. Xã hội càng phát triển càng đặt ra yêu cầu nghiên cứu, tìm tòi, khám phá về những điều mà con người còn chưa biết, chưa nhận thức được. Nhận thức, tư duy của con người đạt đến trình độ cao là điều kiện để con người làm chủ mọi hoạt động của mình trước hiện thực cuộc sống. Như vậy, nói một cách tổng quát, tư tưởng là một hình thái của ý thức xã hội chỉ "quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội" [123, 1035]. Tư tưởng có những đặc trưng cơ bản sau: - Gắn với cá nhân hay một tổ chức xã hội nhất định. Tư tưởng của cá nhân đa dạng, phong phú, phản ánh đời sống, hoạt động vật chất và đời 8 sống tinh thần của con người và xã hội. Tư tưởng cá nhân mang tính chủ quan của cá nhân, nhưng tư tưởng của cá nhân cũng chịu sự chi phối của xã hội và có thể trở thành tư tưởng chung của xã hội khi tư tưởng đó phản ánh đúng hiện thực khách quan, tiếp cận được chân lý và luôn bảo vệ lợi Ých chung của cộng đồng, xã hội. - Tư tưởng bị chi phối và quyết định bởi tồn tại xã hội. Là hình thái của ý thức xã hội, tư tưởng phản ánh tồn tại xã hội và chịu sự chi phối, quyết định của tồn tại xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi thì tâm lý, tình cảm, tư tưởng của con người cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, nhiều khi tồn tại xã hội đã thay đổi, nhưng tư tưởng vẫn chưa thay đổi, vì tư tưởng có sức ỳ rất lín, do ảnh hưởng của tồn tại xã hội cũ đã thấm sâu vào phong tục, tập quán, suy nghĩ, cách sống của con người, do chỗ các lực lượng xã hội, các đảng phái, giai cấp lỗi thời tìm cách duy trì xã hội cũ, chống lại tư tưởng mới tiến bộ. Vì thế, người ta hay dùng các thuật ngữ "tư tưởng lạc hậu"; "tư tưởng bảo thủ". Mặt khác, tư tưởng có tính vượt trước. Mặc dầu phản ánh tồn tại xã hội, chịu sự quyết định của tồn tại xã hội, nhưng tư tưởng vẫn có tính độc lập tương đối và có tính vượt trước tồn tại xã hội khi nã tiến bộ, khoa học. Thông thường, những tư tưởng tiến bộ, vượt trước là nhờ nắm bắt được quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng, tìm ra khuynh hướng phát triển của tồn tại xã hội và phản ánh Ýt nhiều chính xác khuynh hướng đó. Trong những trường hợp như thế, tư tưởng thường đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo cuộc sống, cải tạo tác động đối với tồn tại xã hội. - Tư tưởng có quan hệ mật thiết, tác động qua lại các yếu tố khác của ý thức xã hội, đặc biệt là ý thức chính trị Trong giai đoạn hiện nay, ý thức chính trị của giai cấp cách mạng có vai trò định hướng nhận thức, tư tưởng cho mọi tầng lớp nhân dân, mọi giai tầng trong xã hội theo chiều tích cực, tiến bộ. Những hoạt động tư tưởng mà tách rời ý thức chính trị, 9 tách rời đường lối chính trị đổi mới đúng đắn của Đảng sẽ dẫn đến những nhận thức lệch lạc, những quan điểm sai trái, làm mất ổn định chính trị tư tưởng trong xã hội, không thể đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Khái niệm tư tưởng liên quan chặt chẽ với khái niệm hệ tư tưởng. Theo Từ điển triết học, "hệ tư tưởng là hệ thống quan điểm, tư tưởng và khái niệm do mét giai cấp hay một chính đảng truyền bá" [116, 878]. Giáo trình Triết học Mác - Lênin do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1999 viết: "Hệ tư tưởng là trình độ cao của ý thức xã hội, nó được hình thành khi con người nhận thức sâu sắc hơn về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo), kết quả của sự khái quát hóa những kinh nghiệm xã hội. Hệ tư tưởng được hình thành một cách tự giác, nghĩa là tạo ra bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định và được truyền bá trong xã hội" [50, 570]. Hệ tư tưởng, một mặt, phản ánh lợi Ých giai cấp; mặt khác, nó còn vạch rõ mục tiêu, con đường, biện pháp để cho giai cấp mình giành và giữ quyền thống trị đối với xã hội. Trong xã hội có giai cấp, tư tưởng chủ đạo của mỗi giai cấp phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất, địa vị kinh tế của giai cấp mình. Giai cấp nào giữ địa vị thống trị trong xã hội thì tư tưởng của giai cấp đó sẽ là tư tưởng thống trị xã hội. Trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã khẳng định: "Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị" [79, 625]. Chừng nào trong xã hội còn giai cấp và đấu tranh giai cấp, thì không thể có hệ tư tưởng nói chung, không thể có hệ tư tưởng phi giai cấp, chung cho mọi giai cấp. "Bất cứ quan điểm, lý luận nào, một học thuyết nào cũng đều mang dấu Ên của giai cấp, đều có tính chất giai cấp, đều phản ánh lợi 10 [...]... trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng, chất lượng công tác tư tưởng của Đảng không tách rời hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng ở mỗi giai đoạn lịch sử Chất lượng công tác tư tưởng là mức độ đạt được của công tác tư tưởng ở các đối tư ng so với yêu cầu mà chủ thể tiến hành công tác tư tưởng đặt ra Chất lượng công tác tư tưởng của Đảng thể hiện trên các khía cạnh: Thứ nhất, tác dụng nâng cao nhận... chú ý là tư tưởng và diễn biến tư tưởng của các giai tầng xã hội rất đa dạng và không kém phần phức tạp, nổi lên là các hình thái tư tưởng - tâm lý của nông dân; tư tưởng của người sản xuất nhỏ; tư tưởng của cán bộ, công nhân viên chức nhà nước đã nghỉ hưu hoặc nghỉ chế độ mất sức; tư tưởng dòng tộc, dòng họ; v.v Đương nhiên, mặc dầu về nội dung và tính chất, công tác tư tưởng của Đảng ở các cấp có... tại nhiều hệ tư tưởng khác nhau: hệ tư tưởng phong kiến; hệ tư tưởng tư sản; hệ tư tưởng vô sản Nhưng, chưa có một hệ tư tưởng nào chiếm được đỉnh cao như hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, hệ tư tưởng Mác - Lênin Bởi vì, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản là sản phẩm của sự kết tinh những tinh hoa nhân loại Đó là hệ tư tưởng mà toàn bộ tinh thần của nó nhằm phục vụ con người, giải phóng con người thoát... kiện của Trung ương Đảng, của các cấp ủy đảng cấp trên Phương thức tiến hành công tác tư tưởng ở cơ sở là vừa trực tiếp, vừa thông qua TCCSĐ, cán bộ, đảng viên, thông qua các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở; vừa bằng cơ chế (tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục thậm chí bao gồm cả kỷ luật Đảng) bằng uy tín, bằng sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên để tiến hành công tác tư tưởng Công tác tư tưởng ở cơ sở. .. chúng và mọi tầng lớp nhân dân ở cơ sở, làm cho các tổ chức chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân tin tư ng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, giải quyết kịp thời và dứt điểm các lệch lạc về tư tưởng, không để tạo ra những biến động tiêu cực về mặt tư tưởng - Về đối tư ng: Công tác tư tưởng ở cơ sở là TCCSĐ, là từng cán bộ, đảng viên và từng gia đình, từng người. .. tư tưởng của Đảng ở mỗi thời kỳ lịch sử cũng có sự khác nhau Trong cách mạng dân tộc dân chủ, chất lượng công tác tư tưởng của Đảng thể hiện chủ yếu ở đường lối chính trị, ở việc xây dựng tư tưởng tiến công cách mạng và kết tinh cao nhất là ở phong trào mạnh mẽ của quần chúng đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho nước nhà Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, chất lượng công tác tư tưởng của. .. đến cùng, chất lượng công tác tư tưởng vẫn là điều đáng quan tâm nhất tạo nên bước tiến 23 trong quá trình làm cho thế giới quan khoa học và cách mạng thâm nhập sâu vào quần chúng, đưa mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống 1.1.2 Quan niệm về chất lượng công tác tư tưởng của Đảng và chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã trước yêu... giữa công tác tư tưởng trong Đảng và ngoài xã hội là ở đối tư ng, phạm vi mà chủ thể công tác tư tưởng cần tác động Và, điều này dẫn đến sự khác nhau giữa nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành công tác tư tưởng trong Đảng và ngoài xã hội Đối tư ng công tác tư tưởng trong Đảng là những cán bộ, đảng viên Họ là những người am hiểu thực tiễn, được giác ngộ lý luận cách mạng ở mức độ nhất định Đối tư ng... triển của tư tưởng và văn hóa nhân loại" [66, 400] Tư tưởng và hệ tư tưởng là các khái niệm có sự khác nhau, nhưng xét về tính chất, chúng quan hệ chặt chẽ với nhau Hệ tư tưởng khoa học tiến bộ sẽ góp phần làm cho đời sống tư tưởng xã hội ổn định, tư tưởng của các nhóm xã hội, của từng cá nhân mang tính tiến bộ, nhân bản Hệ tư tưởng là cơ sở để hình thành đường lối, chủ trương, chính sách của đảng cầm... giữa các tổ chức, các chủ thể, các phương tiện tiến hành công tác tư tưởng Thứ tư, mức độ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, phù hợp với các đối tư ng và các hoàn cảnh cụ thể của các cấp, các ngành, các TCCSĐ và các địa phương, đơn vị Thứ năm, tính chiến đấu, khắc phục những nhận thức lệch lạc, các tư tưởng lạc hậu và đấu tranh chống các tư tưởng phản động Gần gũi với khái niệm "chất lượng" trong công tác tư tưởng . niệm về công tác tư tưởng và công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng * Tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng Tư tưởng và hệ tư tưởng Cùng với quá trình tác động vào tự nhiên và xã hội để tạo. TƯ TƯỞNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM 1.1. QUAN NIỆM VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG (CẤP XÃ) 1.1.1. Quan niệm về công. tộc Ýt người các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tư tư ng của TCCSĐ (cấp xã) vùng đồng bào dân tộc Ýt người ở các tỉnh Bắc Trung Bé trong

Ngày đăng: 17/04/2015, 11:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Ban chấp hành Đảng bộ huyện A Lưới, Lịch sử Đảng bộ huyện A Lưới. Nxb Thuận Hóa, tháng 1 - 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện A Lưới
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
[2]. Ban chấp hành Đảng bộ Thừa Thiên - Huế, Lịch sủ Đảng bộ Thừa Thiên - Huế. Tập I (1930 - 1954). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sủ Đảng bộ Thừa Thiên - Huế
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[3]. Ban Tư tưởng - văn hóa trung ương, Hỏi - đáp về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạp chí Tư tưởng - văn hóa. Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi - đáp về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
[4]. Ban Tư tưởng - văn hóa trung ương, Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay (tài liệu học tập Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị). Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội
[5]. Ban Tư tưởng - văn hóa trung ương, Tài liệu hướng dẫn công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở. Nxb Chính trị quốc gia.Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội
[6]. Nguyễn Đức Bình, Tư tưởng, tổ chức và kinh tế. Tạp chí Cộng sản, số 9-1983, tr. 15-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng, tổ chức và kinh tế
[7]. Trần Văn Bính (chủ biên), Vai trò văn hóa trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay. Nxb Lao động. Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò văn hóa trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay
Nhà XB: Nxb Lao động. Hà Nội
[8]. Bộ Lâm nghiệp, Báo cáo tổ chức lại sản xuất lâm nghiệp và xây dựng kinh tế - xã hội trên địa bàn miền núi các tỉnh khu IV (theo nghị quyết 22 của Bộ Chính trị khóa VIII và Quyết định 72 của HĐBT. Tháng 11-1990) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổ chức lại sản xuất lâm nghiệp và xây dựng kinh tế - xã hội trên địa bàn miền núi các tỉnh khu IV
[9]. M.I. Ca-li-nin, Giáo dục cộng sản . Tập II. Nxb Thanh niên. Hà Nội, 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục cộng sản
Nhà XB: Nxb Thanh niên. Hà Nội
[10]. Các dân tộc Ýt người ở Việt Nam - Các tỉnh phía Bắc. Nxb KHXH, Hà Nội, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dân tộc Ýt người ở Việt Nam - Các tỉnh phía Bắc
Nhà XB: Nxb KHXH
[11]. Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam. Tác phẩm chọn lọc, tập II. Nxb Sự Thật. Hà Nội, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự Thật. Hà Nội
[12]. Chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về lịch sử. Nxb Sử học. Hà Nội, 1961 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về lịch sử
Nhà XB: Nxb Sử học. Hà Nội
[13]. Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX - 06 "Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội", Sắc thái văn hóa địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển đất nước. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội
[14]. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính sách và chế độ pháp lý đối với đồng bào dân tộc và miền núi. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và chế độ pháp lý đối với đồng bào dân tộc và miền núi
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội
[15]. Lê Duẩn, Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tập 1. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự Thật
[16]. Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban chấp hành Đảng bộ huyện A Lưới, Báo cáo của Ban chấp hành đảng bộ huyện tại Đại hội đại biểu toàn huyện lần thứ VII (nhiệm kỳ 1996 - 2000) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Ban chấp hành đảng bộ huyện tại Đại hội đại biểu toàn huyện lần thứ VII
[18]. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng bộ tỉnh Quảng Trị - Đảng bộ huyện Hướng Hóa, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XII. Khe Sanh, tháng 3-1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XII
[25]. Đảng Cộng sản Việt Nam - Tỉnh ủy Thanh Hóa. Báo cáo sè 24, ngày 31-12-1992, Về tình hình năm 1992. Kho lữu trữ Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa, Phông số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tình hình năm 1992
[26]. Đảng Cộng sản Việt Nam - Tỉnh ủy Thanh Hóa. Báo cáo số 21, ngày 15-11-1995 về tình hình năm 1995. Kho lưu trữ Văn phòng Tỉnh ủy, Phông số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: về tình hình năm 1995
[27]. Đảng Cộng sản Việt Nam - Tỉnh ủy Thanh Hóa. Báo cáo số 18, ngày 04-01-1997, Về tình hình năm 1996. Kho lưu trữ Văn phòng Tỉnh ủy, Phông số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tình hình năm 1996

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w