1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Thanh Sơn

56 216 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 710,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Thanh Sơn 3 năm 2006,2007,2008……………………………………………………………… 8 Bảng 2.1 : Phiếu xuất kho Số 53……………………………………………….25 Bảng 2.2 : Chứng từ ghi sổ Số 186…………………………………………….25 Bảng 2.3 : Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ…………………………………………27 Bảng 2.4 : Sổ chi tiết tài khoản 621……………………………………………27 Bảng 2.5 : Sổ cái tài khoản 621…………………………………………………28 Bảng 2.6 : Bảng phân bổ tiền lương……………………………………………29 Bảng 2.7 : Bảng phân bổ KPCĐ, BHXH, BHYT………………………………30 Bảng 2.8 : Chứng từ ghi sổ Số 191…………………………………………… 31 Bảng 2.9 : Sổ chi tiết tài khoản 622…………………………………………….31 Bảng 2.10 : Sổ cái tài khoản 622……………………………………………….32 Bảng 2.11 : Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ…………………………….35 Bảng 2.12 : Chứng từ ghi sổ Số 196……………………………………………37 Bảng 2.13 : Sổ cái TK627………………………………………………………37 Bảng 2.14 : Sổ chi tiết TK627………………………………………………… 38 Bảng 2.15 : Chứng từ ghi sổ Số 198…………………………………………….39 Bảng 2.16 : Sổ cái TK154……………………………………………………….40 Bảng 3.1 : Bảng phân bổ tiền lương và BHXH………………………………….54 Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thanh Sơn…………… 13 Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng tại Công ty Thanh Sơn………….14 Sơ đồ 2.1 : Bộ máy kế toán của Công ty Thanh Sơn…………………………….18 Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty Thanh Sơn……………… 20 Sơ đồ 2.3 : Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương và thanh toán với người lao động.42 Sơ đồ 2.4 : Quy trình luân chuyển chứng từ tăng TSCĐ………………………….46 Sơ đồ 2.5 : Quy trình luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ…………………………46 Sơ đồ 2.6 : Trình tự ghi sổ kế toán TSCĐ…………………………………………48 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HTK : Hàng tồn kho NVL : Nguyên vật liệu CCDC : Công cụ dụng cụ TSCĐ : Tài sản cố định TK : Tài Khoản SXKD : Sản xuất kinh doanh BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn PX : Phân xưởng XM : Xi măng NV : Nghiệp vụ CBCNV : Cán bộ công nhân viên TL : Tiền lương KH : Khấu hao QLPX : Quản lý phân xưởng CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC : Chi phí sản xuất chung CPSXKDDD : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 3 LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển nhanh chóng của một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt nam đã có những sự thay đổi to lớn. Bên cạnh đó, sự đòi hỏi cần phải hội nhập đa phương, liên kết phát triển cùng với các nền kinh tế trong khu vực và quốc tế nói chung cũng đã mang lại sự đa dạng và thay đổi ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Hệ thống doanh nghiệp Việt nam cũng đã có những sự tăng trưởng đáng kể về số lượng cũng như sự đa dạng về lĩnh vực hoạt động, về quy mô và mô hình tổ chức, về phương thức huy động và sở hữu vốn, Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của từng doanh nghiệp, bộ phận Tài chính – Kế toán có nhiệm vụ phải đảm bảo phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh, là nơi tập trung xử lý các thông tin cần thiết để thực hiện các báo cáo thuế và một số nghiệp vụ khác. Như vậy, công tác tổ chức và vận hành bộ máy kế toán, tài chính trong các doanh nghiệp ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng và luôn cần phải được quan tâm phát triển nghiên cứu, đào tạo một cách hợp lý về nhân lực, chuyên môn phù hợp với quy mô và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Là một sinh viên chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán, sau một quá trình học tập và theo yêu cầu của chương trình đào tạo tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, em đã tham gia tìm hiểu thực tế công tác kế toán tài chính tại Công ty Thanh Sơn. Trong thời gian một tháng thực tập, cùng với sự giúp đỡ của phòng kế toán trong Công ty nói chung và sự hướng dẫn trực tiếp của một kế toán viên, em đã thu nhận được rất nhiều kiến thức thực tế bổ ích. Đợt thực tập này đã cho phép em có cơ hội làm quen và tiếp cận thực tế với các quy trình tổ chức, các tác nghiệp cụ thể của công tác kế toán, tài chính tại doanh nghiệp – đó sẽ là những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp em trong quá trình tham gia công tác sau khi tốt nghiệp. Trên cơ sở tiếp xúc với các số liệu kế hoạch, các số liệu tài chính - kế toán cụ thể trong các năm gần đây, cùng với kiến thức đã được đào tạo tại Nhà trường và sự hướng dẫn tận tình của cô Đặng Thuý Hằng em đã hoàn thành bài báo cáo kiến tập này. Báo cáo kiến tập của em được trình bày với ba nội dung chính: 4 Phần I: Tổng quan về Công ty Thanh Sơn Phần II: Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Thanh Sơn Phần III: Đánh giá thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Thanh Sơn và và một vài kiến nghị Trong thời gian hoàn thành bài báo cáo này không tránh khỏi những sai sót vì vậy kính mong thầy giáo cùng bạn đọc có thể góp ý thêm cho em để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Ngày tháng năm 2008 Sinh viên kiến tập Nguyễn Công Bảo 5 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THANH SƠN 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Thanh Sơn. 1.1.1. Khái quát chung về công ty Thanh Sơn. Công ty Thanh Sơn tiền thân là Trung đoàn pháo phòng không 223 (thành lập năm 1972), đến ngày 12/7/1976 theo chủ trương của Đảng và Quyết định của Bộ Quốc phòng Trung đoàn đã di chuyển từ Phú Bài (Thừa Thiên Huế) về xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An chuyển hướng nhiệm vụ làm kinh tế kết hợp với Quốc phòng. Ngày 03/2/1977 Bộ Tư lệnh Quân khu khởi công xây dựng nhà máy Xi măng công suất 1 vạn tấn/năm. Với khí thế hừng hực của buổi đầu xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, nhiệm vụ đầu tiên là phải xây dựng nền kinh tế, tạo lập cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất, các chiến sĩ của Trung đoàn đã tham gia lao động cả ngày đêm, đến ngày 19/5/1979 nhà máy cho ra lò tấn Xi măng đầu tiên và quyết định chuyển Trung đoàn thành “Xí nghiệp 19/5”. Trong quá trình hội nhập kinh tế ở thời kỳ mới, để đáp ứng nhu cầu về vật tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, ngày 27/2/1995 Bộ Quốc phòng có QĐ số 146/QĐ- BQP phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Xi măng 19/5 công suất 88.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư được duyệt 53 tỉ đồng. Ngày 09/3/1995 tiến hành làm lễ động thổ, đến ngày 19/12/1996 đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị và đi vào sản xuất thử. Ngày 19/4/1996 Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 525/QĐ- BQP thành lập Công ty Thanh Sơn trên cơ sở sáp nhập 3 xí nghiệp: + Xí nghiệp 30/4 sản xuất gạch ngói bằng lò nung Tuynel. + Xí nghiệp xây dựng 10 với chức năng đa ngành nghề: Xây dựng dân dụng công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, dò tìm xử lý bom mìn, vật nổ, khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại. + XN 19/5 sản xuất Xi măng, kinh doanh xăng dầu, vật tư xây dựng. 6 Tháng 10/1997 Bộ tư lệnh Quân khu cho phép cơ quan của Công ty Thanh Sơn được chuyển từ Vinh lên Anh Sơn trực tiếp chỉ đạo sản xuất và hạch toán sản xuất kinh doanh tại nhà máy Xi măng 19/5. Ngày 9/9/2004 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định 111/2004/QĐ- BQP về việc sáp nhập Công ty Thanh Sơn và Công ty Lam Hồng thành các Công ty con của Công ty Hợp tác kinh tế. Trước yêu cầu của việc hội nhập kinh tế, để phù hợp với sự vận động và linh hoạt của thị trường cùng chính sách chuyển đổi Công ty Nhà nước, ngày 23/6/2005 theo chủ trương sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước của Đảng, theo Quyết định số 1104/QĐ- HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty hợp tác kinh tế về việc tách Xí nghiệp 30/4 ra khỏi Công ty Thanh Sơn, cũng trong ngày 23/6/2005 có Quyết định số 1106/QĐ- HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Hợp tác kinh tế về việc thành lập Công ty xây dựng 10 và tách Xí nghiệp 10 ra khỏi Công ty Thanh Sơn. Trong quá trình phát triển Công ty Thanh Sơn đã có nhiều cống hiến vào sự phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Việc cung cấp Xi măng PCB30 chất lượng cao kịp thời đã đảm bảo được sự ổn định thị trường cung ứng cho nhu cầu xây dựng, đảm bảo tiến độ thi công của các công trình xây dựng đặc biệt là các công trình Quốc phòng, thuỷ lợi, đê điều. Uy tín và độ tin cậy của sản phẩm Xi măng luôn được nâng cao ghi nhận cho những đóng góp to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế thời gian qua sản phẩm của Công ty luôn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường: Sản phẩm Xi măng của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn Việt nam 2620-1997. Năm 1998 sản phẩm Xi măng của Công ty Thanh Sơn Bộ Quốc Phòng được Bộ Khoa học và Công nghệ môi trường trao “Giải bạc chất lượng Việt Nam”. Từ năm 2001 được Trung tâm chứng nhận tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001- 2000. Ngày 06-05-2002 Công ty Thanh Sơn được Bộ Quốc phòng xếp hạng Doanh nghiệp Nhà nước hạng I. Cũng trong năm 2002 sản phẩm Xi măng PCB30 được tặng giải thưởng “Giải vàng chất lượng Việt Nam”. 7 Tháng 5/2005 nhận Cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng. Một số chỉ tiêu chủ yếu mà Công ty đạt được trong thời gian qua. Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh Công ty Thanh Sơn Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vốn kinh doanh (đồng) 10.628.247.31 5 15.343.930.661 18.976.700.756 Doanh thu (đồng) 76.995.929.476 82.395.198.999 90.361.943.572 Sản lượng (tấn) Sản xuất 80.077,31 89.498,1 97.471,55 Tiêu thụ 79.500,6 91.399,2 108.113,85 Nộp ngân sách (đồng) 347.191.8761 405.673.882 599.020.168 Tổng lợi nhuận (đồng) 2.879.727.488 5.174.008.574 9.296.171.222 Số lao động (người) 466 496 514 Thu nhập BQ/người LĐ (đồng/người/tháng) 1.116.543 1.398.141 1.618.475 Từ bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2006, 2007 và 2008 của Công ty Thanh Sơn, ta có 1 số nhận xét sau: Doanh thu của Công ty tương đối lớn. Năm 2007, doanh thu của Công ty là 15.343.930.661 đồng, tăng so với năm 2006 là 4.715.683.350 đồng (tương đương 44,4%). Đặc biệt năm 2008 doanh thu của Công ty là 18.976.700.756 đồng, tăng 3.632.770.090 đồng so với năm 2007 (tương đương 23,7%) mặc dầu giá cả vật tư, nguyên liệu đầu vào không ngừng tăng giá, khách hàng không cho nợ, nhưng công ty luôn chủ động đa dạng hoá nguồn cung cấp, cơ cấu lại những mặt hàng có kết quả kinh doanh yếu kém, thua lỗ, hoàn thiện dây chuyền sản xuất xi măng PCB30 có chất lượng cao đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, vì vậy mà lợi nhuận của Công ty đã tăng cao tới 80% của năm 2007 so với năm 2006 và nguồn doanh thu chủ yếu của Công ty có được chủ yếu là do việc sản xuất và kinh doanh Xi măng mang lại, có được thành quả đó là do sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ, công nhân viên toàn Công ty đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, tiết kiệm chi phí sản xuất và tận dụng được một số tài sản đã hết khấu hao đưa vào sản xuất làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận lên cao 1.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Thanh Sơn 8 Công ty Thanh Sơn là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng, vừa là Công ty con của Công ty Hợp tác kinh tế (mô hình thí điểm của Bộ Quốc phòng), vì vậy xét về tổ chức có nhiều nét đặc thù riêng, đảm bảo sự chặt chẽ trong tổ chức theo quy định Nhà nước, cũng như của Bộ Quốc phòng, bên cạnh đó bộ máy Công ty Thanh sơn phải có sự “mềm dẻo” linh động nhất định để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh, mang lại thu nhập ổn định cho người lao động và lợi ích kinh tế Nhà nước. - Phương thức tổ chức, chức năng nhiệm vụ trong bộ máy quản lý của Công ty Thanh Sơn như sau: - Ban Giám đốc Công ty Thanh Sơn. + Giám đốc Công ty: Là người thay mặt nhà nước làm chủ tài sản ở đơn vị, chịu trực tiếp trước pháp luật về tình hình chung của Công ty cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, là người điều hành chung toàn bộ hoạt động của đơn vị. + Phó Giám đốc kế hoạch, kỹ thuật: Là người giúp Giám đốc quản lý điều hành các mặt công tác kế hoạch, công tác kỹ thuật, công tác kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm, kế hoạch thu mua vật tư, nguyên vật liệu điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, đôn đốc công việc được giao của các bộ phận chức năng, duy trì điều độ mọi hoạt động của Công ty. + Phó Giám đốc kinh doanh: Là người giúp Giám đốc quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn trong khâu lưu thông, thực hiện các nhiệm vụ của Giám đốc giao và làm tăng hiệu quả hoạt động của toàn Công ty. + Phó Giám đốc chính trị: Là người giúp Giám đốc quản lý điều hành các mặt công tác Đảng, công tác chính trị theo đặc thù trong quân đội và theo sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, quản lý sắp xếp cán bộ, nhân lực, điều hành công tác hành chính, công tác nội vụ trong toàn Công ty, đôn đốc công việc được Giám đốc giao và quan tâm, nâng cao chất lượng đời sống, vật chất cũng như tinh thần của toàn bộ cán bộ và công nhân viên trong toàn công ty. 9 Các phòng, ban của Công ty Thanh Sơn. + Phòng kế hoạch: Là phòng chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Phó Giám đốc kế hoạch, kỹ thuật với nhiệm vụ và chức năng dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của toàn Công ty theo kế hoạch đồng thời lập những kế hoạch sản xuất trong những năm tiếp theo. Lập kế hoạch và điều hành công tác sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Lập kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch nguồn nhân lực của toàn Công ty. Lập kế hoạch đảm bảo vật tư nguyên liệu để duy trì cho hoạt động sản xuất của Công ty một cách liên tục. Điều hành và duy trì mọi mặt hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 mà Công ty đã được các cơ quan nhà nước cấp chứng chỉ. Để có hiệu quả cao, qua đó tạo nên thế chủ động cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh đề ra được các biện pháp đề phòng rủi ro trong kinh doanh. + Phòng thị trường: Chịu sự điều hành quản lý trực tiếp của Phó Giám đốc kinh doanh, với chức năng, nhiệm vụ tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng, đồng thời là phòng có quan hệ chặt chẽ với phòng kế hoạch và phòng tài chính, đây là phòng chịu trách nhiệm về việc thực hiện chiến lược doanh thu, sản lượng tiêu thụ của Công ty, thu hồi vốn trong khâu lưu thông, cung cấp các số liệu thống kê về kết quả thực hiện được để phòng kế hoạch dự báo đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. + Phòng Tài chính: Là phòng chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Giám đốc, có mối quan hệ trực tiếp với các phòng, các phân xưởng trong toàn công ty, chức năng chính của phòng là tổ chức hạch toán công tác kế toán, lập các báo cáo tài chính, các báo cáo kế toán quản trị, kê khai thuế theo định kỳ. Đồng thời giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động sử dụng vốn và quản lý tài sản của công ty, đây là phòng có vai trò quan trọng đảm bảo sự ổn định về tài chính của công ty. Bên cạnh đó phòng Tài chính còn lập kế hoạch tài chính và điều hành công tác tài chính theo kế hoạch được duyệt. 10 [...]... công nghệ sản xuất Xi măng tại Công ty Thanh Sơn PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THANH SƠN 2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Thanh Sơn 15 Phương thức tổ chức kế toán tại Công ty Thanh Sơn là phương thức tập trung Do đó công tác quản lý kinh tế tài chính được hạch toán tại phòng tài chính của Công ty, các phân xưởng, đội sản xuất không có bộ phận kế toán. .. nguyên tắc kế toán chung áp dụng tại Công ty Hình thức sổ kế toán áp dụng: Theo hình thức Chứng từ ghi sổ: Công ty Thanh Sơn áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính để hạch toán Kế toán Công ty Thanh Sơn hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Kỳ hạch toán tại Công ty Thanh sơn theo tháng Kế toán tính và nộp thuế giá trị gia... thủ tục thanh toán 18 KẾ TOÁN TRƯỞNG K/TOÁN TỔNG HỢP KIÊM KTTSCĐ K/TOÁN CHI NHÁNH NHÀ MÁY K/TOÁN CP GIÁ THÀNH, KQ TIÊU THỤ K/TOÁN CHI NHÁNH DIỄN CHÂU KT T/TOÁN T/LƯƠNG, TG N/HÀNG K/TOÁN CHI NHÁNH VINH K/TOÁN CÔNG NỢ, THUẾ K/TOÁN CHI NHÁNH HÀ TĨNH Sơ đồ 2.1 : Bộ máy kế toán của Công ty Thanh Sơn 2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ và chính sách kế toán tại công ty Thanh Sơn 2.2.1 Các nguyên tắc kế toán chung... tiến tổ chức sản xuất, công tác quản lý và phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty Tổ chức và thực hiện công tác quyết toán các hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị, tổng hợp báo cáo quyết toán toàn Công ty với cấp trên Thực hiện báo cáo kế toán tháng, quý, năm theo quy định của Quân khu, Nhà nước 16 Quyền hạn: Kế toán trưởng phân công chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán tại. .. thuận tiện cho công tác quản lý chi phí Phòng Tài chính gồm 5 người, Kế toán trưởng là người dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ kế toán, đồng thời căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, trách nhiệm, quyền hạn của từng phần hành kế toán được thể hiện như sau: - Kế toán trưởng: Trách nhiệm tổ chức điều hành công tác kế toán toàn Công ty theo luật kế toán ban hành... Kê,….) công ty có thể cung cấp các báo cáo khác nhằm phục vụ các công tác khác (ví dụ như công tác thống kê, dự báo….) như: - Báo cáo về tình hình doanh thu trong một số năm - Báo cáo về tổng số nộp ngân sách - Báo cáo về tốc độ thanh quyết toán các công trình - Báo cáo vế mức tăng trưởng cổ tức - …… 2.3 Đặc điểm tổ chức hạch toán một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty Thanh Sơn 2.3.1 Kế toán chi... - Tổng hợp số liệu lập báo cáo kế toán 2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Hiện nay, công ty áp dụng chế độ về báo cáo kế toán được ban hành kèm theo Quyết định 15 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006 Cuối niên độ kế toán kế toán tiến hành khoá sổ và lập báo cáo kế toán Công ty lập các baó cáo tài chính theo mẫu quy định của Bộ tài chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết... xuyên kiểm tra công tác kế toán, kiểm tra tình hình chấp hành chế độ, chính sách tài chính các đơn vị thuộc quyền ký duyệt chứng từ kế toán, sổ kế toán và các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính Kế toán trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra công tác kế toán và lập báo cáo kế toán theo chế độ quy định hiện hành, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các phần hành kế toán trong Công ty Phân tích, đánh giá... - Công ty hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp KKTX nên không sử dụng TK611,631; - Công ty không có các nghiệp vụ đầu tư vào công ty con, góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết nên không sử dụng TK221 “Đầu tư vào công ty con”, TK222 “Vốn góp liên doanh”; 20 2.2.4 Tổ chức hệ thống sổ sách (1a) Chứng từ gốc (1b) Bảng tổng hợp CT gốc (3) (2) Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ (4a) (1c) Sổ kế toán. .. Giám đốc công ty về công tác quản lý tài chính, công tác quản lý vốn và tài sản đơn vị, nhằm đảm bảo việc hạch toán thống kê đúng quy định của Nhà nước + Phòng chính trị hành chính Là phòng dưới sự điều hành trực tiếp của Phó Giám đốc chính trị, có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng Chức năng chính của phòng là tổ chức điều hành công tác Đảng, công tác chính trị của toàn bộ Công ty, chỉ đạo công tác đoàn . I: Tổng quan về Công ty Thanh Sơn Phần II: Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Thanh Sơn Phần III: Đánh giá thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Thanh. tập kết theo lô. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất Xi măng tại Công ty Thanh Sơn. PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THANH SƠN 2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế. của Bộ Tài chính để hạch toán Kế toán. Công ty Thanh Sơn hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kỳ hạch toán tại Công ty Thanh sơn theo tháng. Kế toán tính và nộp thuế

Ngày đăng: 17/04/2015, 08:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w