Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
203,5 KB
Nội dung
GV hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Biều Sáng kiến kinh nghiệm LỜI NÓI ĐẦU Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, cho nên việc dạy và học phải gắn liền với thí nghiệm. Vì vậy thực hành thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy và học. Đối với lớp 8, lần đầu tiên học sinh làm quen với bộ môn hóa học. Nên trong quá trình dạy – học, việc tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với dụng cụ thí nghiệm, hóa chất và thao tác cơ bản trong thí nghiệm là rất cần thiết. Tạo nền tảng vững chắc cho những năm sau học tốt môn hóa học. Để dạt được kết quả như mong đợi đòi hỏi người giáo viên phải nổ lực rất lớn, phải phát huy những sáng tạo và đặc biệt phải có tâm với nghề. Như chúng ta đã biết đặc thù bộ môn và tiết thí nghiệm thực hành đòi hỏi phải có sự thành công, có phản ứng hóa học xảy ra tương tự như lí thuyết học trên lớp. Để học sinh hứng thú học tập bộ môn này và khắc sâu kiến thức hơn khi các em được tự tay thực hiện các thí nghiệm hóa học. Thời gian thực hiện đề tài không quá dài với vốn kiến thức còn nhiều hạn chế, do đó sự thiếu sót là không thể tránh khỏi. Xin chân thành nhận mọi sự đóng góp từ phía các thầy - cô, các anh - chị và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. Cơ sở lý luận. Trong những năm qua, việc trang bị dụng cụ thí nghiệm và hóa chất ở các trường phổ thông còn hạn chế, dẫn đến việc tổ chức các loại thí nghiệm hóa học ở các trường , các lớp còn gặp nhiều khó khăn. Vậy “làm thế nào để có tiết thí nghiệm thực hành thành công?một giờ dạy hay?một lớp học sinh động?một giáo án tốt? ”. Đó là một số băn khoăn trăn trở của người giáo viên dạy hóa như tôi. Để dạt được kết quả như mong đợi đòi hỏi người giáo viên phải nổ lực rất lớn, phải phát huy những sáng tạo và đặc biệt phải có tâm với nghề. Như chúng ta đã biết đặc thù bộ môn và tiết thí nghiệm thực hành đòi hỏi phải có sự thành công, có phản ứng hóa học xảy ra tương tự như lí thuyết học trên lớp. Để học Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Trang - 1 - GV hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Biều Sáng kiến kinh nghiệm sinh hứng thú học tập bộ môn này và khắc sâu kiến thức hơn khi các em được tự tay thực hiện các thí nghiệm hóa học. II. Cơ sở thực tiễn. Có rất nhiều thí nghiệm thực hành và hàng trăm các phản ứng xảy ra với vô vàng điều đặc sắc thú vị riêng khác nhau. Song ở đây tôi chọn một trong những phần của các bài thực hành của lớp 9, mà tôi cho là tâm đắc và ưng ý nhất như bài sản xuất rượu etylic, bài sản xuất xi măng…. Tôi muốn đóng góp một vài kinh nghiệm nhỏ được rút ra sau nhiều năm giảng dạy, đồng thời tôi muốn góp phần chia sẽ kinh nghiệm với các thầy cô bộ môn, và các bạn đồng nghiệp. Đây cũng chính là cơ hội quý báo giúp tôi củng cố và ôn luyện vốn kiến thức đã được học, đồng thời tạo điều kiện tích lũy kinh nghiệm cho bản thân để áp dụng vào công tác giảng dạy sau này, và đó là lí do tôi chọn viết về đề tài này. III. Hạn chế đề tài. - Sự nổ lực của bản thân để đạt cả về số lượng cũng như chất lượng trong công việc giảng dạy. Cho nên tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu để tìm ra phương pháp dạy phù hợp để các em đam mê học tốt bộ môn này. - Đòi hỏi học sinh có thể ứng dụng vào thực tế, bổ sung kiến thức cho đời sống gia đình cũng như xã hội…liệu các em có làm được những công việc như: sản xuất rượu etylic, sản xuất đường glucozo và fructozo và sản xuất xi măng … - Riêng tiết thí nghiệm thực hành khác tiết học lí thuyết ở chổ là không phải nghe giảng rồi rút ra kết luận và ghi. Mà các em phải tự tay làm thành công thí nghiệm theo yêu cầu của bài. Điều đó đòi hỏi học sinh phải thuộc lí thuyết có liên quan để dự đoán kết quả xảy ra. - Các em được quan sát thực tế một trong những quá trình sản xuất các chất trên theo yêu cầu của giáo viên khi tham quan thực tế. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Trang - 2 - GV hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Biều Sáng kiến kinh nghiệm Chương 2: BIỆN PHÁP ĐỂ TIẾT THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH ĐẠT KẾT QUẢ CAO I. Mục tiêu của tiết thí nghiệm thực hành. - Nhằm giúp các em khắc sâu được các lý thuyết đã học bằng phương pháp trực quan thể hiện qua tiết thí nghiệm thực hành. Biết sử dụng các hoá chất đúng liều lượng, phù hợp với dụng cụ. Ví dụ như thí nghiệm : Phản ứng este hoá giữa rượu êtylic và axit axêtic phải có mặt chất xúc tác là axit sunfuric đặc, nóng (H 2 SO 4 ) và nhiệt độ thì phản ứng mới xảy ra thu được este (etyl axetat). Kết hợp với dụng cụ cần có để tiến hành là: kẹp gỗ, ống nghiệm, ống hút hoá chất, ống dẫn khí, đèn cồn, - Bên cạnh đó, đòi hỏi kỹ năng cũng rất quan trọng: yêu cầu học sinh lắp ráp một hệ thống dụng cụ thật chính xác, tỉ mỉ. Và ý thức được việc học thí nghiệm thực hành hoá, yêu khoa học thích sự tìm tòi, sáng tạo. - Để đạt được điều đó đòi hỏi: Đối với giáo viên: phải biết phối hợp nhịp nhàng giữa phương pháp và nội dung. Nghĩa là trong quá trình giảng dạy phải chú ý phát triển tư duy cho học sinh, biết tìm tòi học hỏi, đầu tư cho soạn giảng, phải tiến hành thí nghiệm thành công. Để từ đó khích lệ sự tin tưởng và say mê hứng thú học tập của các em hơn. Đối với học sinh: phải nắm vững lí thuyết gắn liền với nội dung bài thí nghiệm thực hành, xem bài trước ở nhà , dự đoán kết quả xảy ra khi thực hiện thí nghiệm. Quan sát, giải thích và tiến hành đúng kỹ năng của bài. II. Những thuận lợi và khó khăn - Biện pháp giải quyết. 1. Thuận lợi. - Được sự quan tâm thường xuyên, sâu sắc của trường , tổ chuyên môn kết hợp với sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Trang - 3 - GV hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Biều Sáng kiến kinh nghiệm - Sự nổ lực của bản thân để đạt cả về số lượng cũng như chất lượng trong công việc giảng dạy. Cho nên tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu để tìm ra phương pháp dạy phù hợp để các em đam mê học tốt bộ môn này. - Riêng tiết thí nghiệm thực hành khác tiết học lí thuyết ở chổ là không phải nghe giảng rồi rút ra kết luận và ghi. Mà các em phải tự tay làm thành công thí nghiệm theo yêu cầu của bài. Điều đó đòi hỏi học sinh phải thuộc lí thuyết có liên quan để dự đoán kết quả xảy ra. - Vì thế cho thấy, học sinh phải có sự nổ lực tích cực của bản thân. Các em cũng đã hiểu được mục đích của việc học, không phải để đối phó mà phải thực sự thu hoạch được kiến thức, để làm nền tảng học lên các lớp trên. 2. Khó khăn. - Bên cạnh những thuận lợi, thì có một số khó khăn như sau. Dung cụ và hóa chất còn hạn chế như không có benzen, hoặc brom thì quá ít, mà để trong vài ngày trong không khí thì sẽ mất tác dụng… Rồi bài cũ học sinh không thuộc, lười xem bài trước. Dẫn đến các thao tác thực hành còn chậm chạp, thí nghiệm chưa thành công… - Cụ thể qua bài thực hành “ Tính chất của phi kim và hợp chất của chúng”. Có thí nghiệm 1 dùng cacbon để khử CuO ở nhiệt độ cao, phản ứng xảy ra làm đục nước vôi trong nhưng sản phẩm còn lại chưa có màu đỏ của đồng. Đó là khó khăn của tôi. - Và cũng có một số em học yếu một môn học nào đó, cũng dễ gây mất cảm hứng khi học bộ môn tiếp theo. Điều này cũng gây không ít khó khăn cho người giảng dạy. - Nói đến khó khăn tiếp theo, đó là khó khăn của trường, thì phòng thí nghiệm thực hành chưa bố trí nước rửa, vòi nước tự động. Hoá chất và dụng cụ chưa có kho riêng nên nhìn chung diện tích lớp học tiết thí nghiệm thực hành còn hẹp. 3. Biện pháp giải quuyết. - Trước tiên giáo viên phải nhiệt tình, phải thật sự tha thiết với vai trò, say mê với nghề nghiệp bằng tình cảm và cả tâm huyết của mình. Có như vậy thì giáo viên mới đem hết năng lực ra sức giảng dạy, vượt qua mọi cản trở khó khăn và nhẫn nại, chịu khó đầu tư soạn giảng, đổi mới phương pháp cho thich hợp với trình độ các em. Tạo sự lôi cuốn hấp dẫn, kích thích các em ham học và chịu khó tư duy. - Để thực hiện tiết thí nghiệm thực hành thành công không thể thiếu sự chuẩn bị của cán bộ phòng thí nghiệm, phải đầy đủ, phải chu đáo để giáo Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Trang - 4 - GV hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Biều Sáng kiến kinh nghiệm viên và học sinh yên tâm vào tính chất của phản ứng thành công, đặt biệt là tự tay các em làm thí nghiệm. - Bên cạnh đó giáo viên trực tiếp dạy là người chuẩn bị chính, có nghĩa là giáo viên không trực tiếp soạn dụng cụ và hoá chất, nhưng giáo viên là người kiểm tra sự chuẩn bị của phòng thực hành có đáp ứng và phù hợp với tiết thực hành sắp tới chưa? Thông thường trước khi tiến hành thí nghiệm giáo viên yêu cầu học sinh phải nghiên cứu kỹ bài ở nhà và tự chuẩn bị giấy để viết bảng tường trình. - Trong quá trình tiến hành, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát giải thích hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học nếu có, biết dự đoán được sản phẩm trước khi xảy ra phản ứng. Hoặc có thể yêu cầu các em đặt câu hỏi có liên quan trong thực tế quanh các em. Qua đó có thể phát hiện được hai loại học sinh là khá giỏi và yếu kém. Đối với học sinh khá giỏi: giáo viên phải chọn câu hỏi khó mang tính tư duy vượt trội. Đối với học sinh yếu kém: các em dễ nhàm chán học, cho nên để kích thích các đối tượng này, giáo viên phải quan tâm khen ngợi, động viên để các em tự tin thí nghiệm, thao tác mạnh dạn chính xác, kích thích các em đam mê và thực hiện thành công hơn. - Từ đó giáo viên chia nhóm phải đan xen giữa học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, nhằm để tạo thành nhóm học tập tốt hơn. Các bạn khá giỏi sẽ giúp các bạn yếu kém, để các bạn tự tin hơn và không tạo cảm giác phân chia trong nhóm thực hành. - Việc không thể thiếu trong tiết thực hành đó là khâu vệ sinh, ngăn nắp đồ dùng của nhóm. Cho nên cuối tiết học sinh phải tự dọn dẹp lau chùi sạch sẽ, rồi viết bài thu hoạch.bài thực hành nào cũng đòi hỏi tính chính xác, khoa học, tỉ mỉ tạo cho các em đức tính cần cù, chăm chỉ, tư duy tự giác, yêu khoa học. III. Những yêu cầu chủ yếu trong tiết thực hành thí nghiệm. Sau đây tôi xin đưa ra một số phần chi tiết cũng như một vài thí nghiệm trong các tiết thí nghiệm thực hành đã vận dụng phương pháp nhằm giúp học sinh hứng thú học và hiểu bài tốt hơn. Muốn thực hiện thành công điều đó, tôi phải tiến hành theo các bước soạn giảng như sau: 1. Phân loại thí nghiệm hóa học: Thông thường thí nghiệm hóa học được phân chia thành hai loại như sau: thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm của học sinh. Nếu trong thí nghiệm biểu diễn, giáo viên là người thực hiện các thao tác, điều khiển các quá trình biến đổi của chất, học sinh chỉ theo dõi quan sát Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Trang - 5 - GV hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Biều Sáng kiến kinh nghiệm những quá trình đó, thì ở thí nghiệm của học sinh, các em theo dõi, quan sát những thay đổi và các quá trình do chính bản thân mình thực hiện lấy. Đó là sự khác nhau giữa hai loại thí nghiệm. Tùy theo mục đích của việc sử dụng trong quá trình học tập mà thí nghiệm học sinh được chia thành ba dạng khác nhau: Thí nghiệm học sinh để nghiên cứu bài mới còn gọi là thí nghiệm học tập đồng loạt. Thí nghiệm thực hành là củng cố những kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội trong các giờ học trước đó, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo và kĩ thuật tiến hành thí nghiệm. Thí nghiệm ngoại khóa là những thí nghiệm ở ngoài nhà trường, quan sát ở nhà, tự kiếm vật liệu ,dụng cụ hóa chất cần thiết phù hợp với đề tài giáo viên yêu cầu. Thí nghiệm này có tác dụng tăng cường hứng thú học tập, nâng cao vai trò giáo dục, gắn liền với kiến thức đời sống thực tế. 2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm hóa học ở trường. 2.1. Thí nghiệm biểu diễn: khi tiến hành cần phải chú ý các nội dung: 2.1.1 Bảo đảm an toàn thí nghiệm. Trước hết giáo viên phải xác định ý thức trách nhiệm cao về sức khỏe và tính mạng của học sinh. Mặt khác giáo viên cần nắm chắc kĩ thuật và phương pháp tiến hành thí nghiệm, ví dụ như khi đốt khí hodro, metan, axetilen… đều phải thử độ tinh khiết của chúng. Hoặc khi làm việc với chất độc hại phải có biện pháp bảo hiểm, không dùng quá liều lượng hóa chất dễ cháy và dễ nổ. 2.1.2 Đảm bảo kết quả thí nghiệm. Kết quả tốt và thành công của thí nghiệm tác động trực tiếp đến chất lượng dạy – học và củng cố niềm tin của học sinh vào khoa học. Muốn đảm bảo kết quả thí nghiệm trước hết giáo viên phải nắm vững kĩ thuật tiến hành, phải thử nghiệm nhiều lần trước khi biểu diễn trên lớp. Nếu chẳng may thí nghiệm không thành công, giáo viên cần bình tĩnh kiểm tra lại các bước tiến hành, tìm nguyên nhân và giải thích cho học sinh. 2.1.3 Đảm bảo tính trực quan là một trong những yêu cầu cơ bản của thí nghiệm biểu diễn. Để đảm bảo tính trực quan, khi chuẩn bị thí nghiệm giáo viên cần lựa chọn các dụng cụ và hóa chất thích hợp. Phương pháp để nâng cao chất lượng các thí nghiệm biểu diễn cần chú ý như sau: - Số lượng thí nghiệm trong một bài nên lựa chọn vừa phải. Cần chọn thí nghiệm phục vụ trọng tâm bài học phù hợp với thời gian trên lớp. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Trang - 6 - GV hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Biều Sáng kiến kinh nghiệm - Trong thí nghiệm nên sử dụng các hóa chất học sinh đã quen biết. - Chọn các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, đảm bảo tính khao học, sư phạm, mĩ thuật. - Để giúp học sinh tập trung cao vào các phản ứng hóa học diễn ra trong các dụng cụ thí nghiệm. Trong quá trình tiến hành cần có biện pháp tích cực thu hút sự chú ý của học sinh vào việc quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra. 2.2 Thí nghiệm của học sinh. 2.2.1 Thí nghiệm để nghiên cứu bài mới. Khi học sinh được trao dụng cụ tận tay và được thực hiện lấy thí nghiệm thì việc làm quen với dụng cụ, hóa chất và quá trình sẽ đầy đủ hơn. Ở đây học sinh tự tay điều khiển quá trình làm biến đổi các chất nên có sự phối hợp giũa hoạt động trí óc và hoạt động chân tay trong quá trình nhận thức của học sinh. Điều này giúp học sinh phát triển một cách tốt nhất về năng lực trí tuệ của mình. - Thực hiện bằng hai cách: toàn lớp cùng làm một thí nghiệm hoặc từng nhóm làm những thí nghiệm khác nhau.Điều đó phụ thuộc vào tình trạng cơ sở vật chất của mỗi trường. - Chẳng hạn để nghiên cứu tính khử của hidro, có thể tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm khử đồng ( II ) oxit nhờ khí hidro bằng hai phương pháp sau: Phương pháp minh họa. Giáo viên cho học sinh biết rằng hidro không những chỉ hóa hợp với oxi tự do mà còn có thể chiếm oxi có trong một số hợp chất, ví dụ oxit. Nếu cho hidro đi qua bề mặt đồng II oxit nung nóng thì đồng II oxit màu đen trở thành đồng đơn chất màu đỏ.Học sinh thành lập phương trình hóa học, sau đó giáo viên cho học sinh tiến hành thí nghiệm mà giáo viên vừa mô tả và hướng dẫn phương pháp tiến hành. Sau khi làm thí nghiệm học sinh thấy những điều giáo viên trình bày được khẳng định về mặt thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu. Sau khi học sinh nhắc lại tính chất hóa học của hidro, giáo viên đặt vấn đề: hidro có thể chiếm oxi của các oxit không?, và tiến hành thí nghiệm để giải quyết vấn đề đó. Thí nghiệm : Hidro khử oxit kim loại. Luồn đầu ống dẩn khí hidro nguyên chất vào gần đáy ống nghiệm. Ở đáy ống nghiệm này đã để một ít bột đồng II oxit bằng nửa hạt ngô. Thí nghiệm được lắp như hình vẽ. Hơ nóng nhẹ dọc phía dưới thành ống nghiệm nằm ngang. Sau đó cho ngọn lửa tập trung đốt nóng phần ống nghiệm có chứa đồng II oxit.Trong khi tiến hành thí nghiệm giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng xảy ra trong dụng cụ, đặc biệt là quan sát màu sắc của đồng II oxit nung nóng và các giọt nước động trên Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Trang - 7 - GV hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Biều Sáng kiến kinh nghiệm thành ống nghiệm. Sau thí nghiệm bằng đàm thoại cho học sinh thấy là đồng II oxit màu đen biến thành đồng màu đỏ và trên thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước. Học sinh viết phương trình phản ứng và rút ra kết luận rằng hidro hóa hợp với oxi bằng cách chiếm oxi của đồng II oxit, tạo thành nước và đồng được giải phóng ra dưới dạng đồng kim loại màu đỏ. - Thực tiễn cho thấy tiến hành thí ngiệm bằng phương pháp nghiên cứu, kích thích hoạt động tích cực của học sinh trong giờ hóa học hơn và tạo điều kiện phát triển kỹ năng làm việc độc lập. 2.2.2 Thí nghiệm thực hành. Một trong những điều kiện giúp thực hiện thành công các thí nghiệm thực hành là học sinh phải chuẩn bị trước về mục đích thí nghiệm. Giáo viên cần xác định nội dung và phương pháp thực hiện giờ thực hành sao cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian cho phép và cơ sở vật chất thiết bị dạy- học có liên quan. Thông thường giờ thực hành được thực hiện theo trình tự sau đây. Đầu giờ giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, giải thích ngắn gọn quá trình tiến hành thí nghiệm, cách quan sát và ghi chép để làm tường trình sau thí nghiệm. Giáo viên cần lưu ý học sinh những quy tắc kỹ thuật cơ bản trong phòng thí nghiệm, đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo an toàn trong thí nghiệm. Khi học sinh tiến hành, giáo viên theo dõi việc làm của các nhóm học sinh, uốn nắn những sai xót khi cần thiết nhưng tránh không làm thay học sinh. Cuối giờ thực hành mỗi học sinh phải hoàn thành bản tường trình thí nghiệm. Mẫu tường trình thí nghiệm bao gồm những nội dung chính sau đây: Tên thí nghiệm. Mô tả cách tiến hành thí nghiệm. Mô tả những hiện tượng đã quan sát được. Nhận xét. Giải thích và kết luận. Viết các phương trình phản ứng có liên quan. Sau cùng giáo viên hướng dẫn học sinh rửa sạch các dụng cụ thí nghiệm, sắp xếp ngăn nắp các hóa chất và dụng cụ vào nơi đã được quy định. 2.2.3 Thí nghiệm ngoại khóa hóa học. Bao gồm các thí nghiệm ngoài lớp học thực hiện ở trường dưới hình thức các tổ chức ngoại khóa hóa học và thí nghiệm thực hành quan sát ở nhà. Thí nghiệm ngoài lớp học thực hiện ở trường bao gồm: - Các thí nghiệm hóa học vui, giúp học sinh hứng thú áp dụng áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sinh động, các cuộc thi hóa học vui, sinh hoạt chuyên đề hóa học. Học sinh học thí nghiệm hóa học nắm được nhiều thí nghiệm lí thú và bổ ích, như thí nghiệm “ trứng chui vào lọ” minh họa phản ứng mạnh mẽ giữa natri hidroxit và khí cacbonic, thí Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Trang - 8 - GV hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Biều Sáng kiến kinh nghiệm nghiệm “ mực bí mật” dung dịch axit sufuric loãng, thí nghiệm “ sự cháy không cần diêm” của tờ giấy tẩm dung dịch phot pho trắng trong cacbon sufua… - Các thí nghiệm đòi hỏi thời gian nhất định mà trong giờ học các em học sinh không có điều kiện thực hiện, như làm giấm ăn, nấu xà phòng từ xút và dầu thực vật, chế tạo các chất thơm… - Thí nghiệm thu hồi các hóa chất từ các sản phẩm phụ của các thí nghiệm trong lớp học. Chẳng hạn thu hồi mangan đioxit đã dùng làm xúc tác trong thí nghiệm điều chế oxi từ kaliclorat, thu hồi đồng kim loại (dạng bột mịn) sau thí nghiệm điện phân các dung dịch muối đồng, thu hồi đồng hidroxit, sau phản ứng giữa đồng sufat và natri hidroxit, thu hồi bạc kim loại sau phản ứng tráng gương … - Thí nghiệm nhận biết và tính chất của các chất, như nhận biết các hợp chất polime, phân hóa học, cao su, tơ lụa hóa học,… Thí nghiệm thực hành và quan sát ở nhà: Tiến hành thí nghiệm thực hành ở nhà cũng là một hình thức làm việc độc lập, tích cực của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú đối với môn hóa học Sử dụng các dụng cụ và hóa chất đơn giản, có sẵn trong đời sống hàng ngày, học sinh có thể tiến hành nhiều thí nghiệm loại này, như sản xuất vôi sống, chế tạo vữa xây nhà, sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn, những thí nghiệm nhận biết và chuyển hóa của gluxit,… 2.3. Cải tiến hệ thống thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông 2.3.1 Tăng cường đảm bảo an toàn trong thí nghiệm Trong thí nghiệm hóa học, giáo viên và học sinh thường xuyên tiếp xúc với hóa chất; thường xuyên quan sát, nhận xét sự biến hóa từ chất này thành chất khác và những hiện tượng kèm theo sự biến hóa đó. Để đảm bảo an toàn cho thí nghiệm, trước hết ta cần loại bỏ các thí nghiệm trong đó phải sử dụng các hóa chất rất độc hại như phot pho trắng, thủy ngân. Các thí nghiệm với chất độc ( clo, hidro sunfua, hidro clorua…) phải được thực hiện trong hệ thống thiết bị kín và phải có biện pháp bảo hiểm. 2.3.2 Đáp ứng yêu cầu cơ bản của chương trình mới và phát huy trí lực của học sinh. Thí nghiệm hóa học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận thức, phát triển và giáo dục. Thí nghiệm có thể sử dụng hiệu quả trong các bước của giờ lên lớp. Các thí nghiệm cần được sử dụng trong mối quan hệ hợp lí, với việc sử dụng các loại thiết bị dạy - Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Trang - 9 - GV hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Biều Sáng kiến kinh nghiệm học khác như tranh ảnh, mô hình,…Vì vậy cần lựa chọn các thí nghiệm có nội dung và phương pháp tiến hành đáp ứng yêu cầu cơ bản của chương trình. Những thí nghiệm hóa học cần được đặc biệt quan tâm, nghiên cứu về tính chất vật lí và hóa học của các chất, điều chế các chất và một số ứng dụng quan trọng của chúng trong thực tiễn cuộc sống, lao động sản xuất: thí nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh (quan sát, phân tích, so sánh…) Mặt khác, nội dung các thí nghiệm phải góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, kích thích hứng thú học tập và sự phát triển tư duy cho các em như thí nghiệm biểu diễn về định luật bảo toàn khối lượng, thí nghiệm xác định thành phần của không khí, điện phân dung dịch muối ăn… 2.2.3 Tăng cường thí nghiệm mang tính trực quan. Là một trong những yêu cầu quan trọng của thí nghiệm. Tính trực quan của một thí nghiệm hóa học sẽ được tăng lên chẳng những dùng lượng hóa chất nhiều hơn, dùng dụng cụ thí nghiệm có kích thước lớn hơn đặt chúng vào vị trí trung tâm, sử dụng ánh sáng, màu sắc thích hợp mà còn có thể dùng phương pháp so sánh, đối chứng các hiện tượng, các quá trình và sự vật. Chẳng hạn, ta nung nóng 2 lượng kali clorat như nhau trong hai ống nghiệm, trong một ống có mangan đioxit làm chất xúc tác Từ đó ta có thể cải tiến một số thí nghiệm ở trường như sau: Thí nghiệm về tinh thể hidrat hóa, nước tác dụng với kali kim loại, sự hòa tan thu nhiệt, khí cacbonic nặng hơn không khí… 2.2.4 Gắn với thực tiễn cuộc sống và sản xuất. Điều đó giúp học sinh nắm kiến thức hứng thú hơn, sâu sắc hơn, kích thích học sinh vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống, góp phần giáo dục hướng nghiệp thông qua môn học. Việc gắn thí nghiệm với thực tiễn cuộc sống và sản xuất là biện tích cực thực hiện phương chăm giáo dục lí luận, đi đôi với thực tiễn, học đi đôi với hành. 2.2.5 Lựa chọn thí nghiệm để thực hiện, tiết kiệm thời gian trên lớp. Trong tình hình hiện nay, giáo viên phải bố trí thật hợp lí thời gian mới thực hiện có hiệu quả được các bước của giờ lên lớp. Vì vậy việc thực hiện các thí nghiệm phức tạp, cồng kềnh, tốn kém nhiều thời gian trên lớp là điều không thực hiện được. Chúng ta cần cải tiến một số thí nghiệm theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, nhưng vẫn thành công, và đảm bảo tính trực quan, như thí nghiệm điều chế và nhận biết tính chất của clo trong ống hình trụ có đế, thí Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Trang - 10 - [...]... nghiệm hoàn thành tốt một tiết dạy 45 phút.Tôi tạm hài lòng với bài giảng trên, vì kết quả cho thấy đa số học sinh hiểu và vận dụng bài để thực hành 3/ Kết luận chung Với phương pháp này giáo viên đã chắt lọc được kiến thức trong bài giảng tiết thí nghiệm thực hành Học sinh ham thích học tiết thực hành, trong chờ đến tiết thực hành và hoàn thành thí nghiệm thực hành nhanh chóng và thành công Bình Dương,... sunfuric H2SO4 12- Cách lọc dung dịch 7- Cách lấy hóa chất rắn PHẦN KẾT LUẬN VẤN ĐỀ I/ Kết quả thực tế của việc áp dụng đề tài Giáo viên tổ chức tiết thực hành thí nghiệm theo đúng định kì và thương xuyên nghiên cứu chuyên đề của bộ môn Học sinh ham thích học tiết thực hành thí nghiệm và tham gia thực hành đầy đủ, đạt hiệu quả cao II/ Kinh nghiệm rút ra 1/ Đối với thầy Giống như những môn học tự nhiên khác,... thành tường trình theo mẫu - nộp STT Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích – Viết PTHH 1 2 3 7 Đánh giá của giáo viên:(3 phút) Nhận xét Điểm Thao tác thí Kết quả thí Kết quả giải Ý thức thái Tổng số nghiệm( 3đ) nghiệm (3đ) thích (3đ) độ (1đ) (10đ) Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Trang - 16 - GV hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Biều Sáng kiến kinh nghiệm 4 Phương pháp tiến hành một số thí nghiệm. .. kiến kinh nghiệm nghiệm điều chế hỗn hợp nổ của oxi và hidro bằng phương pháp điện phân nước, thí nghiệm xác định thành phần của không khí… 3 Một số phương pháp tiến hành hóa học thực hành ở trường, lớp Sau đây tôi xin đưa ra bài soạn chi tiết cho việc vận dụng phương pháp trong tiết thí nghiệm thực hành, nhằm gây hứng thú học và hiểu bài tốt hơn Và cũng chính nhờ phương pháp này, tôi mới thực hiện... tính chất của 3 muối trên - Lựa chọn chất dùng để nhận biết ( Thuốc thử ) Lặp sơ đồ nhận biết dự đoán hiện tượng tương ứng và kết luận về chất được nhận ra - Chuẩn bị dụng cụ hoá chất cho thí nghiệm nhận biết - Thứ tự các thao tác khi tiến hành thí nghiệm và phân công trong nhóm - Tiến hành thí nghiệm nhận biết (giải bằng thực nghiệm ) - Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã chọn ( Sơ đồ nhận biết... thuyết 2, Làm thí nghiệm nhận biết: tiến hành thí nghiệm, quan sát, kết luận 3, Trình bày kết quả quá trình giải: tiến hành thí nghiệm, hiện tượng, giải thích bằng phương trình phản ứng, kết luận 2 Hoạt động 2: ( 7phút) Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Trang - 12 - GV hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Biều Sáng kiến kinh nghiệm Thí nghiệm 1: C khử CuO ở nhiệt độ cao + Hoạt động của nhóm học sinh: - Quan sát màu... phải có thí nghiệm, nên tôi đã vận dụng những kiến thức chắt lọc trong trường sư phạm, cũng như kinh nghiệm trong thực tế, mà tôi đã trình bày ở trên 2/ Đối với trò Kết quả cho thấy học sinh đam mê giờ học hóa, cũng như trong chờ đến tiết thực hành Tôi nhận thấy với phương pháp này tôi cũng Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Trang - 17 - GV hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Biều Sáng kiến kinh nghiệm hoàn thành... đặc trưng của muối cacbonat, muối clorua III Một số lưu ý khi thực hành: - Trước khi thực hành thí nghiệm giáo viên dùng bài tập hoặc câu hỏi để hướng dẫn lý thuyết cho học sinh Ví dụ như nhắc lại tính chất hóa học chung của phi kim và tính chất hóa học của cacbon… - Để học sinh nhận rõ thí nghiệm xảy ra nên làm song song các thí nghiệm để đối chứng: một phản ứng xảy ra, một không có phản ứng - Bột... làm thí nghiệm ở nhà Thông thường để khâu thực hành thành công thì việc giới thiệu những thao tác cơ bản trong phòng thí nghiệm hóa học 1- Cách châm và tắt đèn cồn 8- Cách trộn hóa chất lỏng trong 2- Cách châm đèn dầu hỏa cải tiến ống nghiệm 3- Cách đun chất lỏng trong ống nghiệm 9-Cách rót chất lỏng vào ống 4- Cách đun chất lỏng trong cốc thủy tinh nghiệm 5- Cách đun hóa chất rắn trong ống nghiệm. .. số thí nghiệm thực hành quan sát ở nhà Học sinh có thể tự làm thí nghiệm ở nhà như: lọc nước đục, tính tan của các chất,chứng minh không khí là hỗn hợp,tính hấp phụ của than gỗ,… Học sinh thực hành ở nhà do chính tay mình thực hiện thì sẽ thích thú hơn, cụ thể qua thí nghiệm đơn giản như: Vùi it mẩu tham gỗ khô và sạch vào nồi cơm khê Sau một thời gian mở vun nồi và có nhận xét Giải thích hiện tượng . kinh nghiệm Chương 2: BIỆN PHÁP ĐỂ TIẾT THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH ĐẠT KẾT QUẢ CAO I. Mục tiêu của tiết thí nghiệm thực hành. - Nhằm giúp các em khắc sâu được các lý thuyết đã học bằng phương pháp trực. cầu chủ yếu trong tiết thực hành thí nghiệm. Sau đây tôi xin đưa ra một số phần chi tiết cũng như một vài thí nghiệm trong các tiết thí nghiệm thực hành đã vận dụng phương pháp nhằm giúp học. Học sinh ham thích học tiết thực hành, trong chờ đến tiết thực hành và hoàn thành thí nghiệm thực hành nhanh chóng và thành công. Bình Dương, ngày 18 tháng 12 năm 2015 Giáo viên thực hiện. Nguyễn