1. ĐẤT ĐỎ BAZAN: Tại huyện Định Quán, Đồng Nai, đất đỏ có diện tích là 13.050 ha, chiếm 13,4% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở các xã Phú Túc, Phú Cường, La Ngà và phần phía bắc xã Thanh Sơn. Đất đỏ bazan bao gồm đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan, có tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên tơi xốp, giàu mùn, đạm và lân, các cation trao đổi cao, là loại đất tốt nhất tại huyện. Đất đỏ bazan thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như cây cao su, cây cà phê, tiêu, cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. 1.1 Đặc điểm hình thành: Đất nâu đỏ bazan Đất nâu đỏ trên đá bazan là đất có quá trình feralit mạnh và quá trình tích lũy mùn bề mặt với lớp vỏ phong hóa dày. Về hình thái phẫu diện đất có hai dạng cơ bản: Đất nâu đỏ trên đá bazan có tầng đất dày: đồng nhất suốt dọc phẫu diện đất, cấu tượng viên hạt, tơi xốp, tầng đất mặt khá nhiều mùn và có màu nâu đậm, càng xuống sâu mức độ tơi xốp càng cao. Đất nâu đỏ trên đá bazan trong tầng đất có nhiều kết vón: kết vón xuất hiện ngay trên tầng đất mặt 1015%, với các hạt kết vón có đường kính 0.2 – 0.7 cm, tỷ lệ kết vón tăng theo chiều sâu phẫu diện. Tuy vậy, các hạt kết vón không dính kết lại với nhau thành khối rắn chắc mà trộn lẫn với các hạt đất mịn nên cây có khả năng xuyên qua tầng kết vón và hút các chất dinh dưỡng. Đất nâu vàng bazan: Đất hình thành trên tàn tích đá mẹ bazan, có quá trình feralit mạnh mẽ, cùng với quá trình tích lũy mùn bề mặt, quá trình hình thành kết vón khá phổ biến, hình thái đất có dạng điển hình ABC. Tầng A: có độ dày khoảng 20 cm, màu nâu sẫm, nhiều hữu cơ, nhiều kết vón hạt đậu (4045% trọng lượng), có thành phần cơ giới nặng, tơi xốp, cấu tượng viên hạt. Tầng B: là một tầng kết vón tương đối dày đặc, tỷ lệ kết vón có xu hướng tăng dần theo chiều sâu phẫu diện (4080%), có màu nâu vàng điển hình. 1.2 Tính chất đất đỏ bazan: Đất đỏ bazan có thành phần cơ giới nặng, trong phần đất mịn < 2 mm thì cấp hạt sét