1. ĐẤT ĐAI 1.1. Đất đen bazan Diện tích 22.707 ha, chiếm 23,4% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung dọc hai bên bờ sông Đồng Nai thuộc các xã Phú Lợi, Phú Tân, Phú Vinh và Thanh Sơn. Đất được hình thành từ đá bọt Bazan, giàu kiềm nên thường có màu đen, rất giàu đạm (0,12 – 0,35%), mùn (2,0 – 4,0%), lân (0,1 – 0,4%). Mặt khác dung lượng trao đổi chất dinh dưỡng trong đất và độ no bazơ rất cao (đạt 30 – 40me100g sét và 50 – 80%) nên rất thuận lợi để khai thác trồng nhiều loại cây ăn quả. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số trong đất đen tương đối cao và giảm chậm theo chiều sâu phẫu diện. Ở độ sâu 80 – 100cm hàm lượng chất hữu cơ vẫn đạt 1,6 – 1,7%, đạm tổng số từ 0,10 – 0,11%, lân tổng số rất giàu. Riêng kali tổng số nghèo (0,5 – 1,0%) là do bản chất của đá bazan nghèo kali.Vì hàm lượng kali trong đất thường nghèo (chỉ đạt 0,06 – 0,5%), lại ở các dạng địa hình cao nên rất dễ bị rửa trôi, cần chú trọng đến các biện pháp làm đất và che phủ đất chống xói mòn. Khả năng sử dụng: đây là loại đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng và cây ăn trái nhưng việc bố trí cây ăn trái phải tùy thuộc vào địa hình và độ dày tầng đất. Tuy nhiên, hạn chế chính của nhóm đất này trên địa bàn huyện là trên 52% diện tích có tầng rất mỏng < 30cm (11.807 ha) và 38% diện tích có tầng mỏng từ 30 – 50cm (8.628 ha), ít thích hợp cho cây trồng lâu năm, kể cả các loại cây ăn trái. Hiện trạng trên đất tầng mỏng người dân đang trồng bắp, đậu nành, thuốc lá và trên đất tầng dày trồng cà phê, cây ăn trái. Nhìn chung về hình thái đất đen trên bazan đều có đặc điểm chung là tầng đất rất mỏng, trong phẫu diện lẫn rất nhiều mảnh đá vụn hoặc kết von, nhiều nơi tầng đất mịn chỉ sâu vài cm và trên bề mặt đất có rất nhiều đá lộ đầu, có nơi tạo thành cụm dày đặc. Những thuận lợi: độ phì nhiêu rất cao, các chất dinh dưỡng rất cân đối ngoài trừ kali, cấu trúc đoàn lạp tơi xốp. Những hạn chế: tầng đất thường rất mỏng, lẫn nhiều đá và kết von, nhiều đá lộ đầu. 1.2. Đất phù sa ven sông Đồng Nai, đất phù sa (chiếm khoảng 9.32%) phân bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Đây là loại đất tốt, có độ phì nhiêu cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả… Tính chất đất phù sa ven sông: Đất phù sa có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, trong đó cấp hạt sét là chủ yếu (4555%), cấp hạt cát gần gấp đôi cấp hạt limon. Đất phù sa là đất chua đến rất chua, đặc biệt đất phù sa gley rất chua, có trị số pH (KCl) xấp xỉ 3,2 – 3,7. Đất phù sa có cation trao đổi tương đối cao (Ca2+, Mg2+, Na+), có CEC tương đối cao. Đất phù sa gley rất giàu chất hữu cơ, giàu kali, đạm nhưng lại nghèo lân tổng số và lân dễ tiêu. 2. CÂY XOÀI 2.1. Giới thiệu Xoài là cây ăn trái của vùng nhiệt đới, dễ trồng, ít kén đất, giá trị kinh tế cao. Xoài có tên khoa học Mangifera indica, thuộc họ Anacardiaceae có nguồn gốc từ Ấn Độ và các vùng giáp ranh như Miến Điện, Việt Nam, Malaysia. Trên thế giới hiện nay có 87 nước trồng xoài với diện tích khoảng 1,8 – 2,2 triệu ha. Vùng Châu Á chiếm 23 diện tích trồng xoài trên thế giới, trong đó đứng đầu là Ấn Độ (chiếm gần 70% sản lượng xoài thế giới với 9,3 triệu tấn), Thái Lan, Pakistan, Philippin, và Miền Nam Trung Quốc, Zimbabuê, Ghinê, Cônggô, Nam Phi, Keynia, Modămbích, Mali, Ai Cập, Brazin, Mêhicô, Hoa Kỳ. Ngoài ra, xoài còn được trồng ở vùng ven biển nước Úc. Ở Việt Nam xoài được trồng từ Nam chí Bắc, vùng trồng xoài tập trung là từ Bình Định trở vào nhiều nhất là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Tiền Giang (trên 6.000ha, trong đó đang cho trái 4.000ha), Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ….Xoài chính là một trong 3 loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh Đồng Nai. Tình hình cây xoài ở huyện Định Quán Đồng Nai Hiện nay xoài trở thành cây trồng chính của nông dân các xã La Ngà, Phú Ngọc, Ngọc Định (huyện Định Quán, Đồng Nai), cây xoài đã làm thay đổi diện mạo và cuộc sống của người dân nơi đây. Đây là vùng đất đồi có pha sỏi đá. Loại đất vùng này có vẻ khô cằn nhưng thật ra có pha bùn, giàu độ ẩm phù hợp cho cây xoài sinh trưởng. Trước đây với 1 ha xoài, nông dân chỉ thu hoạch từ 35 tấn quả, đến nay có hộ đã thu tới 20 30 tấnha, chi phí đầu tư khoảng 20 triệu đồng; giá bán từ 2.000 – 3.000 đồngkg, thu nhập 60 triệu 100 triệu đồngha, lãi ít nhất 40 triệu 50 triệu đồng. Nông dân hiện đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật nên cây xoài có thể cho quả trái quanh năm, năng suất tăng lên rõ rệt, có thời điểm giá bán lên tới 5.000 đồng 6.000 đồngkg. Hiện tại, Xoài ba mùa mưa được trồng nhiều ở xã La Ngà, huyện Định Quán. Giống xoài này có nguồn gốc ở miền tây, đây là giống xoài dễ trồng và không đòi hỏi nhiều công chăm sóc với đặc điểm cho trái rất sai và hiếm khi mất mùa.. Đây là giống cây cho năng suất cao, mỗi 1 hecta đất có thể trồng được gần 400 cây và chỉ bốn năm sau cây đã cho một lượng trái khá lớn. Với 6 hecta xoài, 1 năm đầu tư tiền phân bón và tiền công cho một hecta xoài hết 10 triệu đồng, bù lại năng suất đạt khoảng 25 tấn tráihecta, bán theo giá thị trường trung bình 3.000 đồngkg, thu lãi được khoảng 60 triệu đồnghecta. Hàng năm từ 6 hecta xoài, thu lãi trên 300 triệu đồng. Cây xoài ba mùa mưa có đặc điểm cho trái rất sai và hiếm khi mất mùa. Loại xoài này có thể ăn từ lúc xanh nên đầu mùa các thương lái đã tới hỏi mua rất đông, vì thế đầu ra của loại trái cây này tương đối ổn định. Ngoài tiêu thụ trong nước, xoài ở La Ngà còn được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Đài Loan.
CHUYÊN ĐỀ : CÂY XOÀI CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU, MÔI TRƯỜNG ĐẤT, KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI TRÊN NỀN ĐẤT ĐEN BAZAN, ĐẤT PHÙ SA VEN SÔNG 1. ĐẤT ĐAI 1.1. Đất đen bazan Diện tích 22.707 ha, chiếm 23,4% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung dọc hai bên bờ sông Đồng Nai thuộc các xã Phú Lợi, Phú Tân, Phú Vinh và Thanh Sơn. Đất được hình thành từ đá bọt Bazan, giàu kiềm nên thường có màu đen, rất giàu đạm (0,12 – 0,35%), mùn (2,0 – 4,0%), lân (0,1 – 0,4%). Mặt khác dung lượng trao đổi chất dinh dưỡng trong đất và độ no bazơ rất cao (đạt 30 – 40me/100g sét và 50 – 80%) nên rất thuận lợi để khai thác trồng nhiều loại cây ăn quả. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số trong đất đen tương đối cao và giảm chậm theo chiều sâu phẫu diện. Ở độ sâu 80 – 100cm hàm lượng chất hữu cơ vẫn đạt 1,6 – 1,7%, đạm tổng số từ 0,10 – 0,11%, lân tổng số rất giàu. Riêng kali tổng số nghèo (0,5 – 1,0%) là do bản chất của đá bazan nghèo kali.Vì hàm lượng kali trong đất thường nghèo (chỉ đạt 0,06 – 0,5%), lại ở các dạng địa hình cao nên rất dễ bị rửa trôi, cần chú trọng đến các biện pháp làm đất và che phủ đất chống xói mòn. Khả năng sử dụng: đây là loại đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng và cây ăn trái nhưng việc bố trí cây ăn trái phải tùy thuộc vào địa hình và độ dày tầng đất. Tuy nhiên, hạn chế chính của nhóm đất này trên địa bàn huyện là trên 52% diện tích có tầng rất mỏng < 30cm (11.807 ha) và 38% diện tích có tầng mỏng từ 30 – 50cm (8.628 ha), ít thích hợp cho cây trồng lâu năm, kể cả các loại cây ăn trái. Hiện trạng trên đất tầng mỏng người dân đang trồng bắp, đậu nành, thuốc lá và trên đất tầng dày trồng cà phê, cây ăn trái. Nhìn chung về hình thái đất đen trên bazan đều có đặc điểm chung là tầng đất rất mỏng, trong phẫu diện lẫn rất nhiều mảnh đá vụn hoặc kết von, nhiều nơi tầng đất mịn chỉ sâu vài cm và trên bề mặt đất có rất nhiều đá lộ đầu, có nơi tạo thành cụm dày đặc. 1 CHUYÊN ĐỀ : CÂY XOÀI Những thuận lợi: độ phì nhiêu rất cao, các chất dinh dưỡng rất cân đối ngoài trừ kali, cấu trúc đoàn lạp tơi xốp. Những hạn chế: tầng đất thường rất mỏng, lẫn nhiều đá và kết von, nhiều đá lộ đầu. 1.2. Đất phù sa ven sông Đồng Nai, đất phù sa (chiếm khoảng 9.32%) phân bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Đây là loại đất tốt, có độ phì nhiêu cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả… Tính chất đất phù sa ven sông: - Đất phù sa có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, trong đó cấp hạt sét là chủ yếu (45-55%), cấp hạt cát gần gấp đôi cấp hạt limon. - Đất phù sa là đất chua đến rất chua, đặc biệt đất phù sa gley rất chua, có trị số pH (KCl) xấp xỉ 3,2 – 3,7. - Đất phù sa có cation trao đổi tương đối cao (Ca 2+ , Mg 2+ , Na + ), có CEC tương đối cao. - Đất phù sa gley rất giàu chất hữu cơ, giàu kali, đạm nhưng lại nghèo lân tổng số và lân dễ tiêu. 2. CÂY XOÀI 2.1. Giới thiệu Xoài là cây ăn trái của vùng nhiệt đới, dễ trồng, ít kén đất, giá trị kinh tế cao. Xoài có tên khoa học Mangifera indica, thuộc họ Anacardiaceae có nguồn gốc từ Ấn Độ và các vùng giáp ranh như Miến Điện, Việt Nam, Malaysia. Trên thế giới hiện nay có 87 nước trồng xoài với diện tích khoảng 1,8 – 2,2 triệu ha. Vùng Châu Á chiếm 2/3 diện tích trồng xoài trên thế giới, trong đó đứng đầu là Ấn Độ (chiếm gần 70% sản lượng xoài thế giới với 9,3 triệu tấn), Thái Lan, Pakistan, Philippin, và Miền Nam Trung Quốc, Zimbabuê, Ghinê, Cônggô, Nam Phi, 2 CHUYÊN ĐỀ : CÂY XOÀI Keynia, Modămbích, Mali, Ai Cập, Brazin, Mêhicô, Hoa Kỳ. Ngoài ra, xoài còn được trồng ở vùng ven biển nước Úc. Ở Việt Nam xoài được trồng từ Nam chí Bắc, vùng trồng xoài tập trung là từ Bình Định trở vào nhiều nhất là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Tiền Giang (trên 6.000ha, trong đó đang cho trái 4.000ha), Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ….Xoài chính là một trong 3 loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh Đồng Nai. Tình hình cây xoài ở huyện Định Quán - Đồng Nai Hiện nay xoài trở thành cây trồng chính của nông dân các xã La Ngà, Phú Ngọc, Ngọc Định (huyện Định Quán, Đồng Nai), cây xoài đã làm thay đổi diện mạo và cuộc sống của người dân nơi đây. Đây là vùng đất đồi có pha sỏi đá. Loại đất vùng này có vẻ khô cằn nhưng thật ra có pha bùn, giàu độ ẩm phù hợp cho cây xoài sinh trưởng. Trước đây với 1 ha xoài, nông dân chỉ thu hoạch từ 3-5 tấn quả, đến nay có hộ đã thu tới 20- 30 tấn/ha, chi phí đầu tư khoảng 20 triệu đồng; giá bán từ 2.000 – 3.000 đồng/kg, thu nhập 60 triệu - 100 triệu đồng/ha, lãi ít nhất 40 triệu - 50 triệu đồng. Nông dân hiện đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật nên cây xoài có thể cho quả trái quanh năm, năng suất tăng lên rõ rệt, có thời điểm giá bán lên tới 5.000 đồng - 6.000 đồng/kg. Hiện tại, Xoài ba mùa mưa được trồng nhiều ở xã La Ngà, huyện Định Quán. Giống xoài này có nguồn gốc ở miền tây, đây là giống xoài dễ trồng và không đòi hỏi nhiều công chăm sóc với đặc điểm cho trái rất sai và hiếm khi mất mùa Đây là giống cây cho năng suất cao, mỗi 1 hecta đất có thể trồng được gần 400 cây và chỉ bốn năm sau cây đã cho một lượng trái khá lớn. Với 6 hecta xoài, 1 năm đầu tư tiền phân bón và tiền công cho một hecta xoài hết 10 triệu đồng, bù lại năng suất đạt khoảng 25 tấn trái/hecta, bán theo giá thị trường trung bình 3.000 đồng/kg, thu lãi được khoảng 60 triệu đồng/hecta. Hàng năm từ 6 hecta xoài, thu lãi trên 300 triệu đồng. Cây xoài ba mùa mưa có đặc điểm cho trái rất sai và hiếm khi mất mùa. Loại xoài này có thể ăn từ lúc xanh nên đầu mùa các thương lái đã tới hỏi mua rất đông, vì 3 CHUYÊN ĐỀ : CÂY XOÀI thế đầu ra của loại trái cây này tương đối ổn định. Ngoài tiêu thụ trong nước, xoài ở La Ngà còn được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Đài Loan. Thấy được giá trị của cây xoài, xã La Ngà và huyện Định Quán đã vận động người dân ở đây chuyển dần sang thâm canh cây xoài để phát triển kinh tế gia đình. Tính đến thời điểm này, toàn xã La Ngà đã có khoảng 600 hộ trồng xoài với diện tích lên đến 770 hecta. Hàng năm, sản lượng xoài của La Ngà lên đến gần 20 ngàn tấn. Nhiều hộ dân ở đây đã trở lên khá giả nhờ cây xoài này. Để đảm bảo chất lượng và số lượng xoài hàng năm ở La Ngà, Hội Nông dân huyện đã vận động xã cho thành lập CLB xoài năng suất cao nhằm thu hút các hộ trồng xoài tham gia để thường xuyên được hỗ trợ về kỹ thuật và nguồn vốn. Thông qua CLB, các hội viên và các hộ trồng xoài ở La Ngà đã được Trung tâm khuyến nông tỉnh và Trạm khuyến nông huyện định kỳ tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp chăm sóc, xử lý ra hoa sớm, tưới tiết kiệm và giảm công lao động. Từ năm 2005, đa số những hộ trồng xoài ở La Ngà đều biết cách xử lý ra hoa để xoài cho trái sớm và giá bán cao gấp rưỡi giá giữa mùa. Các biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng, phương pháp bón phân, tưới, xử lý để hoa ra sớm theo đúng quy trình trạm khuyến nông hướng dẫn nên đã rút ngắn thời gian làm trái khoảng 15 ngày. Trước đây, khi chưa sử dụng phương pháp tưới tiết kiệm và xử lý ra hoa, mỗi năm có hộ chỉ thu được 20 tấn/hecta, nhưng từ khi áp dụng phương pháp xử lý ra hoa thì kết quả thu được gần 30 tấn /hecta và xoài thu hoạch sớm hơn và giá bán cao. Trước lợi nhuận thu được từ cây xoài nhiều hộ dân xã Phú Ngọc ào ạt phá mía chuyển sang trồng xoài vì trồng xoài cho năng suất cao và đầu ra luôn ổn định. Đến nay toàn xã La Ngà đã có trên 600 hộ trồng mía chuyển qua trồng xoài với diện tích lên đến 770 hecta, còn diện tích cây mía đếm đủ bàn tay. Hàng năm, sản lượng xoài của xã La Ngà có gần 20 ngàn tấn. Nhiều hộ dân ở đây trở lên khá giả nhờ cây xoài chứ không phải từ cây mía. Hai năm lại đây, những hộ trồng xoài đã biết cách xử lý ra hoa để xoài cho trái sớm và giá bán cao gấp rưỡi giá giữa mùa. Trước đây, khi chưa sử dụng phương pháp 4 CHUYÊN ĐỀ : CÂY XOÀI tưới nước tiết kiệm và xử lý ra hoa, mỗi năm có hộ nông dân chỉ thu hoạch được 20 tấn/ha, nhưng từ khi áp dụng phương pháp xử lý ra hoa thì kết quả thu được gần 30 tấn/ha và xoài thu hoạch sớm hơn cũng như bán giá cao hơn. Hiện nay, xã này cũng đang khuyến khích người dân chuyển dần những vùng trồng cây mía kém hiệu quả, vận chuyển khó khăn sang trồng xoài. Tuy không tạo ra bước đột phá lớn, nhưng hàng năm năng suất một số loại cây trồng ở Đồng Nai đều tăng là do nông dân ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) vào trong sản xuất. Ứng dụng CNSH tập trung vào những lĩnh vực chính như chuyển gen mang những tính trạng tốt vào giống cây trồng tạo ra những giống có năng suất cao, thích nghi hạn hán, dịch bệnh hoặc tạo ra các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng … đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Như dùng các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh, kích thích cây ra hoa sớm, đồng loạt đậu trái, cho năng suất gấp 1,5 - 4 lần so với cách chăm sóc truyền thống. Cụ thể, cây xoài ở HTX xoài Suối Lớn (huyện Xuân Lộc) ứng dụng CNSH cho ra hoa nghịch vụ và trái sớm, giá bán cao gấp 2 lần chính vụ. Quả xoài chín có màu vàng hấp dẫn, có vị chua ngọt, mùi thơm ngon được nhiều người ưa thích và được xem là một loại quả quí. Trái xoài chứa nhiều vitamin A, B 2 , C, đường (15,4%), các acid hữu cơ và muối khoáng Ca, K, Cl, S… nên xoài được sử dụng rộng rãi cả lúc còn xanh và lúc chín. Xoài chín được ăn tươi, đóng hộp, làm nước trái cây, mứt kẹo, kem, sấy khô để tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu. 5 CHUYÊN ĐỀ : CÂY XOÀI 2.2. Đặc tính sinh học Rễ: xoài có bộ rễ ăn rất sâu và khỏe, nhất là hệ thống rễ cọc. Rễ có thể ăn sâu 5- 6m nhưng phần lớn tập trung ở tầng đất 0-50 cm. Nhờ có hệ thống rễ ăn sâu và phân bố rộng mà cây xoài được coi là cây có khả năng chịu hạn rất tốt, ở nhiều vùng có thời gian hạn dài tới 4-5 tháng cây vẫn phát triển tốt. Thân: cây xoài thuộc loại đại mộc sinh trưởng khỏe nên cây to, tán lớn, tán hình bầu dục, hình tháp hoặc hình cầu tùy giống. Thông thường cây cao từ 10-15 m có đường kính tán tương tự, xoài ghép thường có chiều cao thấp và có tán rộng so với cây xoài trồng bằng hạt. Lá: lá đơn, có hình dạng khác nhau tùy giống, dài, thon, bầu…. Tuổi thọ của lá có thể đến 3 năm. Tùy tuổi cây, điều kiện khí hậu thời tiết và chế độ dinh dưỡng cây có thể có thể ra 4-5 đợt đọt trong năm. Lá non ra trên các chồi mới, mọc theo chùm, mỗi chùm có từ 7-12 lá. Màu sắc lá non là một đặc trưng của giống, có thể lá màu đỏ, tìm hoặc hồng phơn phớt nâu. Hoa: Hoa mọc thành từng chùm ở ngọn cành, chùm hoa dài khoảng 30 cm, có 200 – 400 hoa. Mỗi chùm thường có 2 loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đực. Tỉ lệ hoa đực và hoa lưỡng tính trên cây phụ thuộc vào giống và điều kiện khí hậu ở địa điểm trồng. Thường thì hoa lưỡng tính chiếm từ 1 – 36% và thường nằm ở ngọn phát hoa, hoa nhỏ có 5 cánh màu trắng tím hay hồng, 5 đài hoa màu xanh và một bầu noãn có tiểu noãn. Hoa đực có 5 nhị gồm 1 phấn và 4 bất thụ. Xoài là cây thụ phấn chéo, hạt phấn dính, khó tung nên chỉ thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Tỷ lệ thụ phấn cao khi điều kiện thời tiết nóng và khô. Thời gian tiếp nhận hạt phấn của nhụy rất ngắn, chỉ sau vài giờ. Ở xoài nhụy thường chín trước, thời gian tốt nhất để nhụy tiếp nhận hạt phấn là lúc mặt trời mọc, trong khi đó nhụy đực tung phấn chỉ vào khoảng 8 – 10 giờ sáng. Sự không trùng hợp này là nguyên nhân cản trở sự thụ phấn và thụ tinh của xoài. Những nguyên nhân khác làm xoài đậu quả kém là do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như: vào thời gian hoa nở gặp mưa, lạnh, độ ẩm và nhiệt độ không khí cao. 6 CHUYÊN ĐỀ : CÂY XOÀI Quả: Sau khi thụ tinh thì quả phát triển. Thời gian từ thụ tinh đến chín là 2 tháng đối với giống chín sớm, 2 – 3,5 tháng đối với giống chín trung bình, 4 tháng đối với giống chín muộn. Hột xoài có vỏ cứng, bên trong chứa 2 tử điệp và phôi mầm. Các giống xoài ở Việt Nam thường đa phôi, có từ 2-12 phôi vô tính và có thể có từ 1 hoặc không có phôi hữu tính. Do vậy, hột xoài khi gieo có thể cho từ 1-5 cây con vô tính giữ nguyên đặc điểm di truyền từ cây mẹ. Nếu có cây con hữu tính thì cây mọc yếu ớt, dễ bị lấn át. 2.3. Yêu cầu về sinh thái 2.3.1. Khí hậu Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình thích hợp cho xoài là 25 o C. Nhiệt độ trung bình tối thấp là 21 o C, vì vậy xoài thường được trồng từ bình nguyên tới cao độ < 600m. Từ 1000 đến 1200m xoài vẫn phát triển tốt nhưng không nên làm các vườn kinh doanh. Trên 42 o C xoài sinh trưởng phát triển kém. Ẩm độ: xoài thích hợp với những vùng có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, trong đó mùa khô phải ít nhất kéo dài tới 3 tháng, mùa mưa không kéo dài quá 7 tháng. Vũ lượng mưa hữu hiệu là 150 mm/tháng. Khi có mưa nhiều hoặc sương nhiều lúc trổ bong thì thụ phấn kém. Gió mạnh cũng làm hoa rụng nhiều. Ánh sáng: xoài là cây ưa sáng, nếu trồng dày, cây yếu ốt, cành dài và nhỏ, lá mỏng, những cành giáp nhau sẽ không ra trái. 2.3.2. Đất đai Xoài mọc được trên nhiều loại đất, nhưng nên tránh những đất có đá nhiều. Tốt nhất là loại đất cát hay đất thịt pha cát, thoát nước tốt. Mực thủy cấp sâu 3-4 m là có lợi. Tuy thế, nhiều giống xoài chịu úng rất cao như xoài Bưởi. Nếu trồng trên đất nhẹ, kém màu mỡ, xoài thường cho nhiều hoa và đậu nhiều trái. Ngược lại, nếu trồng trên đất màu mỡ, đủ nước chỉ giúp cây phát triển tốt nhưng cho trái ít hơn. 7 CHUYÊN ĐỀ : CÂY XOÀI Xoài thích hợp với loại đất có pH từ 5,5 – 7,5. Trên 7,5 sẽ có hiện tượng thiếu sắt và kẽm. Còn nếu trồng xoài ngay trên đất phèn (pH = 3,5 – 4,5) cây vẫn phát triển được nhưng kém hơn. 2.4. Những giống xoài triển vọng ở Việt Nam và kỹ thuật nhân giống 2.4.1 Giống Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 50 giống xoài. Các giống cho năng suất cao và phẩm chất ngon được trồng phổ biến nhất đó là: Xoài Cát Hoà Lộc: xuất phát từ Cái Bè (Tiền Giang) và Cái Mơn (Bến Tre), đây là giống xoài có chất lượng tốt nhất Việt Nam do có các đặc điểm như trái to (trọng lượng trung bình 600-700gr/trái), dạng bầu tròn, thịt vàng, dày cơm, dẻ, không có xơ, hột nhỏ, mỏng, hương vị ngọt và rất thơm. Tuy nhiên giống xoài này có một số nhược điểm là: ra hoa không đồng loạt, tỉ lệ đậu trái thấp. Vỏ trái mỏng nên khó bảo quản và vận chuyển đi xa. Thời gian từ trổ bông đến chín trung bình 3,5 – 4 tháng. Xoài Cát Chu: có hai loại Chu Đen và Chu Trắng. Đây là giống xoài chủ lực của vùng thị xã Cao Lãnh - Đồng Tháp. Trọng lượng trái trung bình khoảng 550gr (Chu Trắng), 450gr (Chu Đen), có cơm dày, hột nhỏ, không xơ, ngọt và hương vị ngon. Đây là giống xoài ra hoa rất tập trung và dễ đậu trái, năng suất rất cao. Xoài Khiểu Sa Vơi: là giống xoài Thái Lan được nhập về Đồng Nai vài năm nay đã cho trái và chất lượng ngon. Đặc điểm: lá xanh đậm, lóng dài, khó ra hoa trong điều kiện tự nhiên. Ở Thái Lan cũng như ở Miền Đông Nam Bộ phải áp dụng chất ức chế sinh trưởng là Paclobutrazol thì cây mới ra hoa. Vỏ trái có màu xanh đậm và rất dày, trọng lượng trái trung bình 300-350gr, khi trái vừa cứng bao đầu đã có vị ngọt, khoái khẩu. Xoài ĐT-X15: giống xoài xanh của Thái Lan, có chất lượng ngon, đang được thị trường TPHCM ưa chuộng. Tỉ lệ đậu trái cao, cây 5 tuổi cho 60-70 kg/cây. Trọng lượng trung bình 350-400 gr/trái. Trái tròn dài, hơi cong ở phần đuôi, vỏ xanh đậm, trái có thể ăn xanh và ăn chín, chất lượng cao. 8 CHUYÊN ĐỀ : CÂY XOÀI Ngoài ra còn một số giống xoài như: Xoài Hòn, xoài Châu, xoài Thanh, xoài Thanh Ca… dễ trồng cho trái ổn định, năng suất cao 2.4.2. Nhân giống Nhân giống hữu tính • Chọn cây mẹ có phẩm chất ngon, năng suất cao, cho trái ổn định. • Chọn trái già, bao hạt cứng hoàn toàn. • Cách ương: Lột bỏ bao cứng của hạt, xếp úp mặt bụng của hạt xuống mặt đất nhuyễn, sau đó phủ lên cho kín hạt bằng tro trấu hoai, phân hữu cơ hoai mục và tưới nước giữ ẩm sau 1 – 2 tuần cây con sẽ mọc lên (một hạt có 2 – 5 cây). Khi cây con cao 20 – 25 cm, lá đã xanh đậm, tiến hành tách cây con đưa ra liếp ương, nên chọn những cây phát triển đồng đều nhau, loại bỏ những cây phát triển quá nhanh, những cây ốm yếu. Liếp ương phải được vun cao 20 – 30 cm để cho đất thoát nước, kích thước liếp ương: ngang 1 – 1,5 m, chiều dài tùy ý. Khoảng cách đặt cây con 20 – 25 cm. Có thể đặt cây con thẳng vào bầu nylon ( kích thước bầu 10 x 20 cm ) thay cho liếp ương. Để cây con phát triển nhanh, khi cây con còn trong liếp ương hoặc trong bầu nylon cần phải bón phân, tưới nước và phòng trị sâu bệnh kịp thời, nhất là các bệnh ở gốc, rễ làm chết cây. Sau 6 tháng có thể đem đi trồng ngoài vườn, cây con đem trồng cần loại bỏ những cây có thân lá khác với đặc tính cây giống đã chọn để tránh cây có khả năng biến đổi giống. Nhân giống vô tính Xoài là cây khó ra rễ nên phương pháp chiết không phổ biến. Ngày nay, xoài thường được nhân giống bằng phương pháp ghép thay cho ương hột vì cây mọc nhanh cho trái tốt. + Chuẩn bị mầm ghép: thu thập từ vườn cây đầu dòng đã được cơ quan chức năng xác nhận, chọn từ cây cho nhiều trái, có phẩm chất ngon. Chọn nhánh tốt, ngắt bỏ lá 1-2 tuần trước khi lấy mầm để có mầm mạnh. Nhánh mang mầm nếu chở đi xa 9 CHUYÊN ĐỀ : CÂY XOÀI phải giữ ẩm để bảo quản. Khi ghép cành nên chọn cành da còn xanh, mọc mạnh, dễ tróc vỏ khi tách. + Cây làm gốc ghép: • Đường kính gốc ≥ 1cm (ngay tại vị trí ghép). • Chiều cao cây > 50 cm (tính từ mặt bầu cây); cây có trên 3-4 tầng lá. • Kích thước bầu đất 15x25 cm (phần thể tích nuôi cây giống). • Tiêu chuẩn cây giống mang đi trồng: cây phải đúng giống, khỏe mạnh, sạch bệnh và không có dấu hiệu phá hoại của côn trùng. Thân thẳng, lá xanh tốt, bộ rễ phát triển tốt. Vị trí ghép cách gốc 15-20 cm. Chiều cao 50-70 cm (tính từ mặt bầu); cây có trên 2 tầng lá. 2.5. Kỹ thuật canh tác cây xoài 2.5.1. Chuẩn bị đất Đất trồng cây phải xẻ mương lên liếp để chủ động tưới nước trong mùa nắng và thoát nước trong mùa mưa. Kích thước của mương liếp phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: - Mực thủy cấp trong mương vườn - Độ dày tầng đất mặt - Độ sâu của tầng phèn - Giống cây trồng và chế độ nuôi xen trong vườn Những vùng đất có độ dày tầng mặt mỏng, tầng phèn cạn thì thiết kế liếp đơn 4 – 5m thích hợp cho lối độc canh. Đất có độ dày tầng mặt sâu, thì thiết kế liếp đôi 8 – 10m để thuận tiện cho việc trồng xen các loại cây khác. Tùy theo độ cao của đất mà chuẩn bị đào hố hay lên liếp. Đào hố có kích thước: 0,6m x 0,6m sâu 0,5, bón 10kg phân chuồng + 0,2-0,3kg DAP xuống hố, sau đó gom hỗn hợp đất phân này thành mô và trồng cây lên mô. 10 [...]... giấy, báo cũ Có thể xếp xoài vào giỏ tre chứa khí đá (đất đèn), sau 10 ngày có thể tiêu thụ MỤC LỤC 1 ĐẤT ĐAI .1 1.1 Đất đen bazan 1 1.2 Đất phù sa ven sông 2 2 CÂY XOÀI 2 2.1 Giới thiệu 2 2.2 Đặc tính sinh học .6 2.3 Yêu cầu về sinh thái 7 2.3.1 Khí hậu 7 2.3.2 Đất đai ... dù xoài là cây có sản lượng rất cao trong số các cây ăn quả, nhưng lại là cây chưa được nghiên cứu nhiều về nhu cầu dinh dưỡng Xoài ưa đất có tầng sâu, nhưng lại không kén đất về mặt hóa học Độ pH đất thích hợp cho xoài là 5,5-7,5 Tuy 11 CHUYÊN ĐỀ : CÂY XOÀI nhiên, xoài có thể trồng được cả ở những đất chua hơn và kiềm hơn miễn là không có tầng đá hoặc đá ong quá nông và có tầng nước ngầm đủ sâu Xoài. .. 1,5-2,5kg/gốc, cách bón như trên - Lần 3: khi cây đậu trái được 2-3 tuần, lúc này trái xoài bằng hạt bắp, bón phân 16-16-8 với lượng 1-1,5kg/gốc Một số vấn đề cần lưu ý khi bón phân cho xoài: Nên gia tăng lượng phân bón ở năm trúng mùa để cây đủ sức nuôi trái cho năm sau Trên đất màu mỡ, cây cho nhiều lá, nên giảm bớt lượng phân đạm để cây ra nhiều hoa hơn Ở giai đoạn ra lá non, để cây phát triển tốt,... hao dinh dưỡng của cây Giai đoạn cây con Giai đoạn cây con rất quan trọng trong việc tạo dáng bước đầu cho cây Tạo một dáng cây tốt có nhiều khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, hạn chế được sâu bệnh hại và tiện lợi cho quá trình chăm sóc sau này.Thường các giống xoài có ưu thế ngọn rất mạnh, cây con thường cao 1m mới bắt đầu phân cành Để cây được khoẻ mạnh, khi thân chính cao trên 1m thì tiến... giúp xoài dễ ra hoa + Ngập úng: Là một dạng sốc; ở vùng lũ, một số xoài bưởi ra hoa sau khi ngập 30 ngày + Sự khô hạn: Có ảnh hưởng nhưng không lớn 15 CHUYÊN ĐỀ : CÂY XOÀI Giống xoài: + Nhóm dễ ra hoa: Xoài Thanh Ca, xoài Hòn, xoài Bưởi + Nhóm tương đối khó ra hoa: Cát Hòa Lộc, Cát Chu, Cát Trắng + Nhóm khó ra hoa: Xoài Thơm, xoài Cát Bồ, xoài Tượng Tuổi cành: + Tuổi cành 4 – 6 tháng cho ra hoa tốt,... chiếu tán cây, sâu 10-15 cm, rộng 15-20 cm + Ở giai đoạn cây trưởng thành Phân bón là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiện tượng cho trái cách năm của xoài Sau năm cho trái nhiều (năm trúng mùa), nếu thiếu phân và nước (mùa khô) thì xoài ra hoa ít và rụng nhiều vào năm sau (năm thất mùa) Vì vậy ở giai đoạn này lượng phân tối thiểu cần phải bón cho cây như sau: Phân N-P-K (16-16-8): 5 kg /cây Chia... Đất đai 7 2.4 Những giống xoài triển vọng ở Việt Nam và kỹ thuật nhân giống 8 2.4.1 Giống 8 2.4.2 Nhân giống 9 2.5 Kỹ thuật canh tác cây xoài 10 2.5.1 Chuẩn bị đất 10 2.5.2 Thời vụ 11 2.5.3 Cách trồng 11 2.5.4 Chăm sóc 11 20 CHUYÊN ĐỀ : CÂY XOÀI 21 ... thích xoài ra hoa, thời gian xông kéo dài 1-2 tuần cho đến khi cây ra chồi phát hoa thì ngưng Phương pháp này ít tốn kém nhưng hiệu quả thấp Giống như một số cây ăn quả, hun khói có tác dụng kích thích cho xoài ra hoa trái vụ Cách làm: lấy rơm rạ ẩm, cỏ rác hoặc cành cây còn tươi vun thành đống dưới các gốc xoài rồi đốt và để cháy âm ỉ trong 2 tuần liền Cách làm này thường xử lý trước hai tháng khi cây. .. xen canh với một số loại cây họ đậu, bắp, rau màu, một số nơi có thể trồng một số loại cỏ để chăn nuôi Thu nhập từ loại cây này góp phần rút ngắn thời gian thu hồi vốn cho đầu tư sản xuất Trong điều kiện không trồng các loại cây kể trên thì vườn có thể trồng các loại cỏ phủ đất như cỏ lá gừng, hay các loài cỏ họ đậu thấp cây khác 2.5.4.7 Thu hoạch và bảo quản Khoảng 3-3,5 tháng sau khi hoa nở (xoài. .. cho đất + Giai đoạn cây cho trái ổn định: năm thứ 6 trở đi bón 3 lần trong năm 12 CHUYÊN ĐỀ : CÂY XOÀI - Lần 1: bón ngay sau khi cây thu hoạch trái, lượng phân: 1,5-2kg Urea + 1kg Super lân, cuốc rãnh hay đào lỗ cách gốc 1-2 m, bỏ phân và lấp đất, tưới nước, nếu cây cho năng suất càng cao thì lượng phân cần phải tăng thêm - Lần 2: vào khoảng tháng 11 khi các lá đã xanh, lúc này cần bón phân cho cây . CHUYÊN ĐỀ : CÂY XOÀI CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU, MÔI TRƯỜNG ĐẤT, KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY XOÀI TRÊN NỀN ĐẤT ĐEN BAZAN, ĐẤT PHÙ SA VEN SÔNG 1. ĐẤT ĐAI 1.1. Đất đen bazan Diện tích 22.707 ha,. hạn chế: tầng đất thường rất mỏng, lẫn nhiều đá và kết von, nhiều đá lộ đầu. 1.2. Đất phù sa ven sông Đồng Nai, đất phù sa (chiếm khoảng 9.32%) phân bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai,. : CÂY XOÀI vật hút ẩm như: vải, giấy, báo cũ. Có thể xếp xoài vào giỏ tre chứa khí đá (đất đèn), sau 10 ngày có thể tiêu thụ. MỤC LỤC 1. ĐẤT ĐAI 1 1.1. Đất đen bazan 1 1.2. Đất phù sa ven sông