1. ĐẤT ĐỎ BAZAN: Tại huyện Định Quán, Đồng Nai, đất đỏ có diện tích là 13.050 ha, chiếm 13,4% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở các xã Phú Túc, Phú Cường, La Ngà và phần phía bắc xã Thanh Sơn. Đất đỏ bazan bao gồm đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan, có tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên tơi xốp, giàu mùn, đạm và lân, các cation trao đổi cao, là loại đất tốt nhất tại huyện. Đất đỏ bazan thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như cây cao su, cà phê, tiêu, cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. 1.1 Đặc điểm hình thành: Đất nâu đỏ bazan Đất nâu đỏ trên đá bazan là đất có quá trình feralit mạnh và quá trình tích lũy mùn bề mặt với lớp vỏ phong hóa dày. Về hình thái phẫu diện đất có hai dạng cơ bản: Đất nâu đỏ trên đá bazan có tầng đất dày: đồng nhất suốt dọc phẫu diện đất, cấu tượng viên hạt, tơi xốp, tầng đất mặt khá nhiều mùn và có màu nâu đậm, càng xuống sâu mức độ tơi xốp càng cao. Đất nâu đỏ trên đá bazan trong tầng đất có nhiều kết von: kết von xuất hiện ngay trên tầng đất mặt 1015%, với các hạt kết von có đường kính 0.2 – 0.7 cm, tỷ lệ kết von tăng theo chiều sâu phẫu diện. Tuy vậy, các hạt kết von không dính kết lại với nhau thành khối rắn chắc mà trộn lẫn với các hạt đất mịn nên cây có khả năng xuyên qua tầng kết von và hút các chất dinh dưỡng. Đất nâu vàng bazan: Đất hình thành trên tàn tích đá mẹ bazan, có quá trình feralit mạnh mẽ, cùng với quá trình tích lũy mùn bề mặt, quá trình hình thành kết von khá phổ biến, hình thái đất có dạng điển hình ABC. Tầng A: có độ dày khoảng 20 cm, màu nâu sẫm, nhiều hữu cơ, nhiều kết von hạt đậu (4045% trọng lượng), có thành phần cơ giới nặng, tơi xốp, cấu tượng viên hạt. Tầng B: là một tầng kết von tương đối dày đặc, tỷ lệ kết von có xu hướng tăng dần theo chiều sâu phẫu diện (4080%), có màu nâu vàng điển hình. 1.2 Tính chất đất đỏ bazan: Đất đỏ bazan có thành phần cơ giới nặng, trong phần đất mịn < 2 mm thì cấp hạt sét < 0.002 mm chiếm ưu thế (5567%), có cấu trúc viên hạt bền vững, có hiện tượng rửa trôi sét theo độ sâu khá rõ. Đất đỏ có trị số pH (H2O) = 5 5.5 và pH (KCl) = 4.2 – 4.4, có hàm lượng mùn và đạm tổng số khá và giảm chậm theo chiều sâu phẫu diện. Hàm lượng lân tổng số cao hơn các loại đất khác (chỉ thua đất đen bazan) nhưng lân dễ tiêu lại rất nghèo. Đất đỏ bazan nghèo cả kali tổng số và dễ tiêu. Đất đỏ bazan là loại đất tốt nhất trong các đất tại vùng Đông Nam Bộ, tuy nhiên đất có hạn chế là đất chua, nghèo kali, nghèo các cation kiềm trao đổi. 2. CÂY QUÝT: 2.1 Tình hình sản xuất cây quýt: Quýt là một trong các loại cây có múi chiếm diện tích khá lớn ở Việt Nam, thường được dùng để ăn tươi. Ở miền Đông Nam Bộ, quýt là cây trồng đang được nông hộ ưu tiên phát triển vì mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tổng diện tích cam quýt hiện có trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trên 4.400ha, trồng trên các huyện như Tân Phú, Định Quán, Nhơn Trạch, Xuân Lộc… Trong đó, tại huyện Định Quán diện tích trồng quýt năm 2006 là 1.735 ha, trong đó, diện tích trồng mới: 276 ha, 1.029 ha cho sản phẩm với năng suất bình quân 132 tạha, sản lượng 13.583 tấn. Doanh thu đạt 74.342.000đha, lợi nhuận bình quân 44.000.000đha. Quýt được trồng tập trung ở khu vực ấp 7, ấp 8 xã Thanh Sơn hiện cho năng suất khá cao 132 tạha, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cây trồng khác, với diện tích khoảng 1.000 ha. Hiện toàn xã có hơn 200 hộ trồng quýt theo hướng thâm canh được đầu tư bài bản. Hàng năm, Thanh Sơn cung cấp cho thị trường khoảng 12 ngàn tấn quýt. Nhiều hộ nông dân trồng quýt giàu kinh nghiệm ở xã Núi Tượng (huyện Tân Phú), Thanh Sơn (huyện Định Quán) đã chuyển hẳn từ trồng quýt chính vụ sang trái vụ hoặc luân phiên thực hiện trái vụ theo cách: cứ một năm trái vụ, một năm chính vụ đều cho năng suất khoảng từ 30 đến 40 tấn trái ha, nhưng lợi nhuận từ trồng quýt trái vụ tăng 2 lần, trong khi mức đầu tư chỉ tăng gấp rưỡi.
CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU, MÔI TRƯỜNG ĐẤT, KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY QUÝT TRÊN NỀN ĐẤT ĐỎ BAZAN 1. ĐẤT ĐỎ BAZAN: Tại huyện Định Quán, Đồng Nai, đất đỏ có diện tích là 13.050 ha, chiếm 13,4% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở các xã Phú Túc, Phú Cường, La Ngà và phần phía bắc xã Thanh Sơn. Đất đỏ bazan bao gồm đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan, có tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên tơi xốp, giàu mùn, đạm và lân, các cation trao đổi cao, là loại đất tốt nhất tại huyện. Đất đỏ bazan thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như cây cao su, cà phê, tiêu, cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. 1.1 Đặc điểm hình thành: Đất nâu đỏ bazan Đất nâu đỏ trên đá bazan là đất có quá trình feralit mạnh và quá trình tích lũy mùn bề mặt với lớp vỏ phong hóa dày. Về hình thái phẫu diện đất có hai dạng cơ bản: - Đất nâu đỏ trên đá bazan có tầng đất dày: đồng nhất suốt dọc phẫu diện đất, cấu tượng viên hạt, tơi xốp, tầng đất mặt khá nhiều mùn và có màu nâu đậm, càng xuống sâu mức độ tơi xốp càng cao. - Đất nâu đỏ trên đá bazan trong tầng đất có nhiều kết von: kết von xuất hiện ngay trên tầng đất mặt 10-15%, với các hạt kết von có đường kính 0.2 – 0.7 cm, tỷ lệ kết von tăng theo chiều sâu phẫu diện. Tuy vậy, các hạt kết von không dính kết lại với nhau thành khối rắn chắc mà trộn lẫn với các hạt đất mịn nên cây có khả năng xuyên qua tầng kết von và hút các chất dinh dưỡng. Đất nâu vàng bazan: Đất hình thành trên tàn tích đá mẹ bazan, có quá trình feralit mạnh mẽ, cùng với quá trình tích lũy mùn bề mặt, quá trình hình thành kết von khá phổ biến, hình thái đất có dạng điển hình ABC. - Tầng A: có độ dày khoảng 20 cm, màu nâu sẫm, nhiều hữu cơ, nhiều kết von hạt đậu (40-45% trọng lượng), có thành phần cơ giới nặng, tơi xốp, cấu tượng viên hạt. - Tầng B: là một tầng kết von tương đối dày đặc, tỷ lệ kết von có xu hướng tăng dần theo chiều sâu phẫu diện (40-80%), có màu nâu vàng điển hình. 1 1.2 Tính chất đất đỏ bazan: - Đất đỏ bazan có thành phần cơ giới nặng, trong phần đất mịn < 2 mm thì cấp hạt sét < 0.002 mm chiếm ưu thế (55-67%), có cấu trúc viên hạt bền vững, có hiện tượng rửa trôi sét theo độ sâu khá rõ. - Đất đỏ có trị số pH (H 2 O) = 5- 5.5 và pH (KCl) = 4.2 – 4.4, có hàm lượng mùn và đạm tổng số khá và giảm chậm theo chiều sâu phẫu diện. Hàm lượng lân tổng số cao hơn các loại đất khác (chỉ thua đất đen bazan) nhưng lân dễ tiêu lại rất nghèo. Đất đỏ bazan nghèo cả kali tổng số và dễ tiêu. - Đất đỏ bazan là loại đất tốt nhất trong các đất tại vùng Đông Nam Bộ, tuy nhiên đất có hạn chế là đất chua, nghèo kali, nghèo các cation kiềm trao đổi. 2. CÂY QUÝT: 2.1 Tình hình sản xuất cây quýt: Quýt là một trong các loại cây có múi chiếm diện tích khá lớn ở Việt Nam, thường được dùng để ăn tươi. Ở miền Đông Nam Bộ, quýt là cây trồng đang được nông hộ ưu tiên phát triển vì mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tổng diện tích cam quýt hiện có trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trên 4.400ha, trồng trên các huyện như Tân Phú, Định Quán, Nhơn Trạch, Xuân Lộc… Trong đó, tại huyện Định Quán diện tích trồng quýt năm 2006 là 1.735 ha, trong đó, diện tích trồng mới: 276 ha, 1.029 ha cho sản phẩm với năng suất bình quân 132 tạ/ha, sản lượng 13.583 tấn. Doanh thu đạt 74.342.000đ/ha, lợi nhuận bình quân 44.000.000đ/ha. Quýt được trồng tập trung ở khu vực ấp 7, ấp 8 xã Thanh Sơn hiện cho năng suất khá cao 132 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cây trồng khác, với diện tích khoảng 1.000 ha. Hiện toàn xã có hơn 200 hộ trồng quýt theo hướng thâm canh được đầu tư bài bản. Hàng năm, Thanh Sơn cung cấp cho thị trường khoảng 12 ngàn tấn quýt. Nhiều hộ nông dân trồng quýt giàu kinh nghiệm ở xã Núi Tượng (huyện Tân Phú), Thanh Sơn (huyện Định Quán) đã chuyển hẳn từ trồng quýt chính vụ sang trái vụ hoặc luân phiên thực hiện trái vụ theo cách: cứ một năm trái vụ, một năm chính vụ đều cho năng 2 suất khoảng từ 30 đến 40 tấn trái/ ha, nhưng lợi nhuận từ trồng quýt trái vụ tăng 2 lần, trong khi mức đầu tư chỉ tăng gấp rưỡi. 2.2 Đặc điểm thực vật học: Rễ: Rễ thuộc loại rễ nấm (Micorhiza). Nấm Micorhiza ký sinh trên lớp biểu bì của rễ cung cấp nước và muối khoáng và một lượng nhỏ các chất hữu cơ cho cây. Do đặc điểm này, quýt không ưa trồng sâu và do đó bộ rễ quýt phân bố rộng và dày đặc ở tầng đất mặt. Khi cây con được chuyển từ vườn ươm tới nơi sản xuất, rễ thường bị đứt nên chúng sẽ cho 2-3 rễ cái lớn. Các rễ này phân nhánh nhiều lần đến khi có rễ sợi (đường kính < 0,5 mm). Hệ thống rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất từ 0-50 cm, nhất là với cây chiết có đến 80% số rễ nằm ở tầng đất mặt và có thể lan rộng gấp đôi hình chiếu tán lá. Thân cành: Có dạng thân trụ hay tán bụi, có thể có gai. Tán cây có nhiều dạng tùy giống và cách tạo tỉa, có loại tán rộng, có loại tán thưa; phân cành hướng ngọn hoặc phân cành ngang. Cành cây sinh trưởng theo kiểu hợp trục, mỗi năm có 3-4 đợt lộc cành, tuy nhiên ở vùng Nam Bộ do nóng quanh năm nên các đợt lộc cành chồng chất lên nhau. Đợt cành đầu mùa mưa cho cành quả và cành dinh dưỡng, đợt cành giữa và cuối mưa là cành mẹ của cành quả năm tới. Lá: Lá có hình dạng thay đổi theo mùa, thường có hình ellip, dày, có tuyến tinh dầu, mặt dưới có khoảng 500 cái khẩu bào/mm 2 . Số lượng lá trên cây rất quan trọng trong việc tạo quả nên cần có biện pháp làm cho số lá xanh nhiều và tốt. Hoa: 3 Hoa đơn hoặc chùm mọc ở nách lá, thơm, thường có màu trắng, nhiều nhị đực kết thành bó. Sự phân hóa mầm hoa thường xảy ra từ sau thu hoạch đến khoảng tháng 2-3 dương lịch. Hoa đầy đủ cánh dài màu trắng, mọc thành chùm hoăc đơn độc. Nhị có thể có phấn hoặc không có phấn. Số nhị thường gấp 4 lần số cánh hoa, xếp thành 2 vòng . Hoa dị hình là hoa phát triển không đầy đủ, cuống và cánh ngắn. Hình thù khác hẳn với hoa đủ và có số lượng ít hơn (10-20%). Quả: Trái quýt có hình cầu dẹp, màu sắc vỏ quả thay đổi tuỳ theo giống và loài cùng các điều kiện sinh thái. Có loại vỏ màu xanh, hơi có vệt vàng. Mặt ngoài vỏ có lớp tế bào sừng và có nhiều túi dầu tinh để bảo vệ, nhờ đó cam quýt có khả năng cất giữ và vận chuyển tốt. Lớp giữa vỏ ngoài và vách muối là lớp vỏ trắng xốp. Vỏ quả có thể dễ dàng tách khỏi thịt quả. Phần ruột chia làm nhiều múi, trong mỗi múi các lông của nội quả bì mọng nước biến thành con tép, có hình dạng và màu sắc thay đổi theo loài. Dịch trái chứa nhiều chất bổ dưỡng, hương vị và các enzym. Một đời cam quýt có thể chia thành các thời kì sau: − Thời kì cây con là thời kì cơ bản: tính từ khi trồng đến khi bắt đầu thu quả − Thời kì mới thu hoạch: những năm đầu mới thu quả − Thời kì cho sản lượng cao: cây ổn định về sinh trưởng và cho thu hoạch cao − Thời kì suy yếu và tàn lụi. 2.3 Giống quýt: Các loại quýt được trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ là quýt King (thường gọi cam sành), quýt đường và quýt tiều. Quýt King: 4 Việt Nam gọi là cam sành, có cành mọc đâm thẳng, tương đối ít lá, có khuynh hướng ra trái quá nhiều làm cành hay gãy. Trái cũng hay bị cháy nắng, có nhiều hột, mùi vị rất ngon, nhưng vỏ không láng làm giảm giá trị khi xuất khẩu. Cam sành để lâu trên cây được và tồn trữ dễ dàng. Quýt đường Vùng đồng bằng sông Cửu Long trồng khá nhiều, những năm gần đây được trồng khá nhiều ở Đồng Nai (vùng Tân Phú, Định Quán). Quýt đường rất ngọt, vỏ mỏng, múi rất mềm, trái có ít hột, trái chín không nên để lâu trên cây vì sẽ lạt. Quýt tiều Không được ngọt lắm, nhưng vỏ có màu đỏ như son, rất được ưa chuộng để cúng kỵ vào giỗ Tết. 2.4 Đặc điểm sinh thái: Đất đai: Cây quýt có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, đất trồng quýt tốt là đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, là những chân đất bằng phẳng và hơi dốc, nhiều mùn, thoáng khí, giữ ẩm tốt, khi cần dễ tháo nước và có tầng đất dày (hơn 1m càng tốt). Phần lớn đất đai ở miền Đông Nam bộ đều thỏa mãn các yêu cầu của cây quýt. pH thích hợp cho quýt là 5-6, pH > 6 cây quýt sẽ có dấu hiệu thiếu sắt và kẽm. Nếu trồng trên đất sét nặng phải bón vôi nhiều năm. Nhiệt độ: Do có nguồn gốc vùng nhiệt đới nóng ẩm nên có tính thích ứng tương đối rộng, nhiệt độ thích hợp ở khoảng 25-26 o C. Ánh sáng: Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây quýt, trong điều kiện cây đang cho trái nếu gặp ánh sáng chiếu mạnh dễ làm cho quả quýt bị nám. Mưa và ẩm độ: Quýt là cây ưa ẩm trung bình, ẩm độ cao làm trái ít tươi hơn. Nếu để tự nhiên không có tưới, đến đầu mùa mưa, cuối tháng 4 đầu tháng 5 dương lịch nếu gặp mưa, có 5 nước quýt ra lộc, cành mới đồng thời với nụ hoa. Giai đoạn cây ra lộc non, hoa đang nở và trái đang đậu, nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất. Gió: Gió nhẹ có lợi cho sinh trưởng và phát triển vì làm cho không khí luân chuyển, gió to làm cho cành, quả, lá cọ sát vào nhau gây vết thương cơ giới tạo cửa ngõ cho sâu bệnh xâm nhập, cành có thể gãy, cây đổ… Khí hậu tại Định Quán, Đồng Nai theo trạm khí tượng Long Khánh: Chỉ tiêu Đơn vị tính Trạm Long Khánh 1. Nhiệt độ - Trung bình o C 25.4 - Tối thấp o C 12 - Tối thấp trung bình o C 21.4 - Tối cao trung bình o C 31.4 2. Lượng mưa mm/năm 2139 3. Số tháng mưa tháng/năm 5.6 4. Ánh sáng giờ/năm 2096 5. Ẩm độ - Mùa khô % 72-83 - Mùa mưa % 84-90 6. Tốc độ gió m/s 2.6 Huyện Định Quán, Đồng Nai có khí hậu tương đối thích hợp cho cây quýt sinh trưởng và phát triển: lượng mưa dồi dào, nền nhiệt cao, tổng tích ôn lớn. Nhiệt độ trung bình là 25,4 0 C, nhiệt độ cao nhất vào khoảng 31 – 34 0 C (tháng 2, 3), nhiệt độ thấp nhất vào khoảng 12 – 17 0 C (tháng 11, 12). Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 – 2000 mm, mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Ẩm độ không khí trong mùa khô từ 72 – 83% và mùa mưa từ 84 – 90%. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất về khí hậu tại huyện Định Quán là sự phân bố mưa không đều giữa các vùng nên đòi hỏi phải có các biện pháp kỹ thuật và canh tác thích hợp. 2.5 Kỹ thuật nhân giống quýt: Do đặc tính đa phôi nên có giống quýt trước đây được nhân giống bằng hột, tuy nhiên, cây trồng từ hột không đồng nhất, lâu cho trái và nhiều gai. Hiện nay quýt thường được nhân giống bằng phương pháp ghép, tuy có nhiều lợi điểm nhưng có một nhược điểm quan trọng là dễ nhiễm bệnh do vi sinh vật như: nấm, vi khuẩn, virus. 6 2.5.1 Gieo hạt: Ưu điểm của gieo hạt: Đơn giản, nhanh chóng, dễ vận chuyển, dễ bảo quản do đó ít tốn kém về cây giống. Cây con từ hạt khỏe, có bộ rễ ăn sâu, cành lá phát triển mạnh, sống lâu. Nhược điểm chính của cây giống nhân từ hạt: nhiều biến dị, cây mẹ tốt nhưng cây con có thể xấu, những cây con nhân từ một cây mẹ rất khác nhau, sản lượng và chất lượng không đồng đều. Cây lâu cho trái, chiếm nhiều đất do kích thước lớn. Kỹ thuật gieo - Thử sức nảy mầm của hạt trước khi gieo: để vài chục hạt trong cái đĩa trên để một lớp cát ẩm dày 1cm bọc giữa hai mảnh vải màu. Nếu tỉ lệ mọc dưới 50% thì bỏ hạt đi vì những hạt này mọc lên thường nhiễm bệnh, phát triển xấu.Từ tỉ lệ nảy mầm ta có thể điều chỉnh lượng hạt khi gieo. Ví dụ: hạt mọc 90% thì gieo 2-3 lấy 1 cây, tỉ lệ mọc 60-70% phải gieo tới 3-4 hạt để lấy 1 cây. - Đỉều kiện để hạt nảy mầm tốt: đủ ôxy (đất phải tơi xốp), đủ nước (độ ẩm 60-70%), đủ nhiệt (25 0 C), không có sâu bệnh, côn trùng phá hại hạt Gieo hạt: - Gieo hạt vào những luống ương, gieo hàng dày, khi có một hai lá thật đem cấy riêng vào từng bịch PE. Đến khi cây đạt được kích thước thích hợp thì đem di trồng hay ghép. 2.5.2 Chiết (bó): Ưu điểm: cây giống phát triển nhanh, mau ra trái. Nhược điểm: tốn công, được ít cây giống, tổn thương cây mẹ. Chọn cành chiết: - Tuổi cây chiết, tuổi cành chiết: Chiết ở những cây tơ chưa ra trái, cành chiết dễ ra rễ. Cây ra trái rồi khó chiết hơn và những cây đã già, ra trái nhiều năm đã kiệt sức 7 thì rất khó chiết. Cành chiết dù có sống đi chăng nữa, cây giống cũng xấu. Khó có sản lượng cao, chất lượng tốt. - Dù cây còn trẻ cũng phải chọn cành để chiết. Xấu nhất là những cành già, đường kính nhỏ ở phía thấp, bị tán che hết ánh sáng, ít chất đường bột trong thân lá. Cành mọc đứng gần ngọn tuy tốt hơn một chút nhưng quá nhiều đạm, ít đường bột trong thân lá nên chưa phải là lý tưởng. Tốt nhất nên chọn những cành mọc hướng lên trên, chênh chếch so với đường quả dọi. Đường kính to bằng ngón tay cái trở lên không quá già hoặc quá non khoảng 2 năm tuổi, màu sắc vỏ không quá xanh cũng không quá sậm. Những cành này ở chổ nhiều ánh sáng, quang hợp tốt, dinh dưỡng đầy đủ, lóng ngắn, cành mập, ra rễ nhanh chóng là những cành chiết lý tưởng nhất. Mùa chiết: Nên chiết vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 5, 6 ở miền Nam vì các lý do sau: - Về mùa mưa, cây lên nhựa, cành, ra rễ mạnh. - Về mùa mưa, nhiệt độ không quá cao, nắng ít soi vào bầu chiết, đất trong bầu không bị khô thuận tiện cho việc ra rễ. Kỹ thuật chiết: - Khoanh vỏ bóc đi ít nhất phải có chiều dài 3-4 cm tùy theo cành to nhỏ. Bó vỏ xong, lấy sống dao cạo hết chất nhờn trên mặt gỗ ở dưới vỏ tầng sinh gỗ, để khô 2- 3 ngày rồi mới lấy đất đắp lên. Đắp đất ngay, tầng sinh gỗ còn sống sẽ hình thành một cầu dinh dưỡng mới, không thể ra rễ. - Đất đắp lên chỗ vỏ bị bóc là đất bùn phơi khô, đập nhỏ sau đó đổ nước nhào vào rơm, trấu, mùn cưa… cho xốp rồi đắp quanh chỗ bóc vỏ, thành như 1 nắm cơm, giữa phình to, hai đầu nhỏ. Sau đó buộc bên ngoài một mảnh ni lông, tốt nhất là màu đen, nều là màu trắng thì buộc thêm bên ngoài một lượt giấy báo, giấy bìa, mo cau, bẹ… để che ánh sáng. Phía trên, phía dưới bầu chiết buộc 2 vòng đay để giữ chặt bầu quanh chỗ khoanh vỏ đã bị bóc, buộc lỏng vòng dưới phòng khi nước mưa lọt vào trong bầu không thoát ra được và làm thối rễ. 8 - Trường hợp dự kiến khó ra rễ (cây già, cành to…) có thể dùng kích thích tố IAA, IBA, NAA Ví dụ muốn dùng chất kích thích IBA 5000ppm… thì cần lấy 1g IBA nguyên chất pha trong 100cc cồn sau đó pha thêm 100cc nước cất, trộn đều rồi dùng bút lông quét lên trên vỏ với chiều dài 2-2,5 cm. Bôi chất kích thích xong mới bó lại Cắt cành chiết, hạ thổ Sau khi chiết 6-8 tuần lễ thì cành chiết bắt đầu ra rễ, đợi khoảng vài tuần lễ nữa khi rễ ra nhiều thì cắt cành đem giâm bịch. Che nắng và năng tưới, giữ ẩm khoảng 5- 6 tuần lễ nữa, khi cành ra rễ thứ sinh mới đem trồng. 2.5.3 Ghép: Ưu điểm : - Nhân được nhiều cây giống và không có biến dị lớn. - Lợi dụng được tính chống chịu của gốc ghép để trồng những loài cây có giá trị nhưng không có tính chống chịu. - Muốn thay giống mới: bằng cách cưa sát gốc, đợi nhánh mới bật lên, ghép giống mới lên nhánh mới bật lên thì ta sẽ thu hoạch sớm hơn là phá và trồng lại. Nhược điểm: Phải nắm vững đặc tính của gốc ghép cũng như cành ghép, thao tác không khó nhưng đòi hỏi phải có kinh nghiêm. Chọn cây gốc ghép có các tiêu chuẩn - Đạt đa phôi. - Thích hợp tốt với gỗ ghép. - Thích nghi với nhiều loại đất. - Mức kháng bệnh cao. - Chịu hạn và chịu gió bão tốt. Phương pháp ghép Phổ biến hiện nay là ghép chữ T hay ghép mắt nhỏ có gỗ. Thời vụ ghép Thích hợp nhất là đầu và cuối mùa mưa. Chú ý cây con trong vườn ươm phải được tạo tán để có 2-3 cành cấp 1, chiều cao thân chính phải từ 45-60 cm tùy giống và phải được phòng chống sâu vẽ bùa, bệnh loét, tốt mới đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Trong thực tế 9 sản xuất, hiện nay giống quýt đường do các đại lý cây giống bán ra thường được ghép lên gố chanh hay cam và có thể trên một vài loại gốc ghép khác. 2.6 Kỹ thuật trồng quýt: 2.6.1 Thiết kế vườn trồng: Thiết kế vườn quýt phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Thoát nước tốt trong mùa mưa. - Hạn chế và ngăn chặn các sâu bệnh hại xâm nhiễm từ bên ngoài. - Chống xói mòn để giữ độ phì cho đất. - Đảm bảo vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh gây hại. 2.6.2 Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm, đầu hoặc cuối mùa mưa ( nếu trồng trong mùa nắng mà đủ nước tưới cây sẽ phát triển tốt hơn và ít bị sâu bệnh). 2.6.3 Đào hố: Hố trồng có kích thước 60x60x60 cm, trộn đều với đất mặt với 0,3-0,5 kg vôi bột + 20-30 kg phân chuồng hoai mục + 0,2 kg phân lân Văn Điển, lấp hố trước khi trồng ít nhất 15 ngày. Khi đặt cây, đào 1 hố nhỏ sâu và rộng hơn bầu cây một chút, đặt cây thẳng và lấp đất ngang mặt bầu, nén chặt đất và tưới nước. Giữ độ ẩm thường xuyên 70% trong khoảng 10 ngày. Sau đó, tùy loại đất mà tưới 3-5 ngày/lần. Mật độ, khoảng cách: quýt đường thường được trồng với khoảng cách 3,5m x 4m, 4m x 4m. 2.7 Kỹ thuật chăm sóc quýt: 2.7.1 Tạo tán: Tạo cho cây có tàn thấp, ra trái sớm dễ dàng phun thuốc, xén cành, cắt tược những năm sau, dễ hái trái, thân và cành không bị cháy nắng. 10 [...]... sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng cây phủ đất để tránh bị xói mòn đất, ứng dụng trong các vườn quýt có khoảng cách trồng thưa (bằng hoặc > 4m x 4m) Trong khoảng thời gian từ năm 1 đến năm 3 có thể trồng xen canh với một số loại cây họ đậu, bắp, rau, màu hay trồng cỏ phục vụ chăn nuôi 11 Trong điều kiện không trồng các loại cây kể trên thì nhà vườn... tích trồng quýt vào loại lớn của tỉnh, thì giá quýt chính vụ bao giờ cũng phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác của thị trường như: trái cây khác được mùa; cạnh tranh với quýt miền Tây và các vùng khác Chính vì vậy, giá quýt chính vụ hầu như luôn thấp, trong khi đó, giá quýt trái vụ luôn nằm ở mức từ gấp đôi quýt chính vụ Quýt trái vụ giá cao, tiêu thụ lại dễ, song không phải hộ nông dân trồng quýt nào cũng... trồng các cây kiểng họ cam quýt như nguyệt quế, cần thăng, kim quýt gần vườn quýt, nhất là vườn ươm sản xuất cây giống - Nếu có trồng các cây kiểng trên thì phải thường xuyên phun thuốc để trừ rầy nhất là đối với nguyệt quế - Trồng cây chắn gió bao chung quanh vườn để ngăn chặn rầy từ nơi khác bay đến, vành đai chắn gió có thể là các loại cây như: dương, bình linh lá - Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt... 490 760 1.305 Lân (gr /cây) 441 1.029 1.617 2.205 Kali (gr /cây) 100 200 300 400 Chú ý bón thêm vôi cho vườn hàng năm Sau thu hoạch trái bón toàn bộ phân hữu cơ và phân lân theo hốc, rãnh … rồi lấp đất lại Thời kỳ cho quả ổn định: Ở thời kỳ này, năng suất của quýt đi dần vào ổn định Những thay đổi vể năng suất chịu tác động chủ yếu của các yếu tố bên ngoài (khí hậu, sâu bệnh, kỹ thuật chăm bón, v.v…)... quýt nào cũng "ép" được cây quýt ra trái nghịch mùa Lý do là vì trồng quýt trái vụ đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng, kinh nghiệm dày dạn và không ngại tiền đầu tư Theo Hội Nông dân xã Thanh Sơn (huyện Định Quán) cho hay, tổng số 1.000 hecta quýt của xã cũng chỉ có khoảng từ 18 - 20% diện tích cây quýt được nông dân áp dụng các phương pháp kỹ thuật để cho ra trái nghịch mùa Muốn trồng quýt trái vụ phải đảm... trừ vào chỗ tàn cây bị trống trải, còn lại phải cắt bỏ Xén tỉa chăm sóc hàng niên Cần xén tỉa bớt các cành, nhánh lớn mọc quá rậm rạp bên trong cây để cho cây thoáng đãng, nắng chiếu vào bên trong cây Nếu chỉ xén tỉa các cành nhánh nhỏ sau đó tược đâm ra lại và bên trong cây cũng sẽ rậm rạp như cũ 2.7.2 Trồng cây chắn gió và cây che mát: Quýt thích hợp ánh sáng tán xạ, do đó phải trồng cây che mát ven... điểm : Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu trong thời gian không tưới nước, cây mau già cỗi 2.7.7 Bón phân: Quýt là các cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta Với năng suất 20 tấn quả quýt lấy đi từ đất 34kgN,10kg P2O5, 64kg K2O Tính trung bình 1 tấn quả, quýt cây lấy từ đất 1,7kg N, 0,5kg P2O5, 3,2kg K2O Kali là yếu tố quýt lấy từ đất nhiều nhất Vì vậy, bón kali có thể làm tăng năng suất quýt 10-46%,... Kinh nghiệm từ nhiều hộ nông dân cho thấy, đầu tư quýt trái vụ phải làm đến nơi đến chốn, chăm sóc cây thật tốt Do đó, mặc dù biết rõ rằng quýt trái vụ cho năng suất cao, giá bán cao lại dễ tiêu 16 thụ, song mô hình này cho đến nay vẫn chưa được nhân rộng, vì nhiều nông dân trồng loại cây này vẫn lo ngại về mặt kỹ thuật và chi phí đầu tư Kỹ thuật cho ra quýt nghịch vụ Có thể sử dụng chất kích thích ra... cộng sinh và phát triển Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây có múi • Phòng trị: Phun thuốc định kỳ các đợt lộc của cây như :Supracide 40EC (10-15 cc/bình 8 lít),Polytrin P 440EC(8-15cc/bình 8 lít) Rầy chổng cánh • Tác hại của rầy chổng cánh - Là côn trùng truyền bệnh vàng lá greening trên cam quýt 23 - Trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non làm đọt non bị chết • Thiên... ngoài tác dụng làn tăng năng suất quýt còn làm tăng chất lượng quả quýt, như tăng hàm lượng đường và giảm lượng axit Quýt là cây ăn quả lâu năm, cho nên hàng năm cần được bón phân và lượng phân thay đổi theo tuổi cây Nhu cầu các khoáng trung-vi lượng rất cần thiết cho quýt để tăng năng suất và chất lượng Tùy mật độ cây trồng, chất lượng đất trồng, tuổi cây, mức độ sinh trưởng phát triển của cây, sản . CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU, MÔI TRƯỜNG ĐẤT, KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY QUÝT TRÊN NỀN ĐẤT ĐỎ BAZAN 1. ĐẤT ĐỎ BAZAN: Tại huyện Định Quán, Đồng Nai, đất đỏ có diện tích là 13.050 ha,. (chỉ thua đất đen bazan) nhưng lân dễ tiêu lại rất nghèo. Đất đỏ bazan nghèo cả kali tổng số và dễ tiêu. - Đất đỏ bazan là loại đất tốt nhất trong các đất tại vùng Đông Nam Bộ, tuy nhiên đất có. thành: Đất nâu đỏ bazan Đất nâu đỏ trên đá bazan là đất có quá trình feralit mạnh và quá trình tích lũy mùn bề mặt với lớp vỏ phong hóa dày. Về hình thái phẫu diện đất có hai dạng cơ bản: - Đất